"The Unwanted"

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

The Unwanted là hồi kư kể lại những năm thơ ấu và mới lớn của một thanh niên ra đời tại Nha Trang, Việt Nam. Tác giả là một người mang hai ḍng máu Việt Nam và Mỹ. Thân mẫu là một phụ nữ Việt và cha là một người Mỹ. Trong hơn hai mươi năm qua, độc giả tiếng Việt đă được đọc hồi kư của rất nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau. Các tướng lănh, các nhân vật chính trị, các thành phần dân sự nắm giữ những chức vụ quan trọng, cũng như không quan trọng. Có cuốn để giải thích, bào chữa, có cuốn để nói lên một số chuyện chưa thể nói được trước đây cũng như ngày nay ở trong nước.

The Unwanted là hồi kư của một người thuộc thành phần độc giả Việt ngữ chưa bao giờ được đọc.

Tác giả Nguyễn Kiên là một Amerasian, một American Asian, một người Việt lai Mỹ hay một người Mỹ lai Việt cũng được. Trong tiếng Việt, chữ lai không mang ư nghĩa độc địa, xấu xa, đầy dè bỉu, khinh miệt như chữ halfbreed mà tác giả dùng trong sách.

Chữ halfbreed gần với chữ tạp chủng hơn, v́ trong danh từ halfbreed, chữ breed nghĩa là giống, sự gây giống, sự lấy giống. Half là một nửa, một nửa giống nọ, một nửa giống kia. Chữ lai, danh từ trong tiếng Việt nhẹ hơn, ít sống sượng hơn là chữ halfbreed. Nhưng đó chỉ là một chi tiết nhỏ của cuốn sách.

Nguyễn Kiên viết lại những ngày thơ ấu của ông ở Nha Trang với gia đ́nh gồm ông bà ngoại, mẹ, người đàn ông sống chung với mẹ, và đứa em trai cũng lai Mỹ trước năm 1975.

Năm 1975, tai họa bắt đầu giáng xuống gia đ́nh của Kiên cùng lúc với mấy chục triệu người Việt khác. Nhưng mức độ khủng khiếp của tai họa mà gia đ́nh Kiên gánh lấy th́ kinh khủng hơn những tai họa của nhiều gia đ́nh khác.

Cường độ của những bất hạnh đó đặc biệt lớn hơn, kinh khủng hơn v́ Kiên, mầu da của cậu bé, của em cậu, những liên hệ với hai người đàn ông Mỹ của mẹ cậu cùng với những thảm kịch nhỏ không kém ở ngay trong gia đ́nh của Kiên: người đàn ông tên là Lâm sống với mẹ cậu, ông bà ngoại đă lớn tuổi, gia đ́nh d́ ruột, em gái của mẹ Kiên, những đứa em họ. Và cái xă hội tàn độc cùng với lối đối xử vốn đă không mấy tốt đẹp với những đứa bé mang hai ḍng máu, lại thêm ḍng máu thứ hai là của kẻ thù cũ của những người chủ mới.

Kiên bị đối xử không chỉ là một đứa trẻ lai, mà những đứa trẻ như Kiên sớm chiều trở thành một thứ pariah, một thứ untouchable, một tập cấp thấp nhất trong xă hội tập cấp, tiếng Anh gọi là caste, không phải là class, c̣n tệ hơn cả ở Ần độ, xứ sở của những người pariah.

Độc giả, nếu không cầm cuốn sách lên th́ thôi. Nhưng nếu đă cầm lên, th́ không thể bỏ xuống được. Nguyễn Kiên đă giữ người đọc lại ở ghế để nghe ông kể câu chuyện hết sức lư thú của ông. Tập hồi kư như một củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, lại có một lớp vỏ khác ở trong , như chiếc hộp Pandora, những thảm kịch được gói trong những thảm kịch khác của nhân loại mà thần Zeus đă khuyên đừng mở ra, như những con búp bê Nga, con nọ ở trong con kia, măi măi.

Hồi ức xưa nhất và cũng là kỷ niệm vui và đẹp nhất là sinh nhật thứ 5 của cậu bé Kiên. Gia đ́nh Kiên là một gia đ́nh khá giả nhờ tài kinh doanh của người mẹ. Biệt thự của họ Nguyễn do chính tay mẹ Kiên xây lên ở Nha Trang, một dinh cơ 3 tầng với 24 pḥng. Nhà có vườn trước vườn sau đầy cây cảnh, người làm trong nhà mấy người để lo nấu nướng, vườn tược.

Ba năm sau tiệc sinh nhật thứ năm linh đ́nh đó, thảm kịch bắt đầu đổ xuống đầu của tất cả những người trong gia đ́nh Kiên.

Biến cố tháng Tư, năm 1975 là khởi đầu cho tất cả những bất hạnh giáng xuống đầu chú nhỏ 8 tuổi ấy.

Gia đ́nh Kiên, sau khi Nha Trang thất thủ, tài sản một sớm một chiều tiêu tán hết, t́m cách vào Sài G̣n để kiếm đường ra khỏi Việt Nam. Chuyến đi thất bại, gia đ́nh phải trở lại Nha Trang. Nhưng trước đó, người đàn ông sống với mẹ của Kiên cũng tặng cho hai người đàn bà trong nhà, mẹ Kiên và Loan người làm công trẻ tuổi , những món quà khủng khiếp. Lâm tiết lộ những liên hệ với cả hai người và cả hai cùng lúc đang mang thai của người đàn ông này.

Trong cơn khốn khó, cả hai người đàn bà thay v́ đường ai nấy đi, đă ở lại với nhau để t́m cách chung lưng đối phó với những tai họa lớn hơn ở ngoài. Về lại Nha Trang, mọi chuyện đă đổi khác. Căn biệt thự của gia đ́nh đă bị phá gần như tan nát. Người đọc không thể không nghĩ đến hoàn cảnh của Yuri Zhivago khi trở lại Mạc Tư Khoa hay của vua Phổ Nghi trong phim The Last Emperor, hay Kiều vừa mới hôm trước c̣n phong gấm rủ là (mà) giờ sao tan tác như hoa giữa đường...

Không c̣n tiếp tục ở lại trong căn nhà cũ, gia đ́nh Kiên phải dọn về một nơi cách Nha Trang hơn mười cây số trong căn nhà của người mẹ lúc ấy đang cho gia đ́nh người em sử dụng.

Sau khi bán hết nữ trang, tài sản c̣n dấu được, gia đ́nh Kiên phải đổ ra ngoài kiếm sống bằng đủ mọi cách. Người mẹ, trong một chuyến đi Sài g̣n để t́m cách buôn bán, để lại ba đứa con nhỏ. Và đó cũng là những xui xẻo đầu tiên xẩy ra cho ba anh em Kiên. Người mẹ bị bắt ở Sài G̣n, tiền bạc vốn liếng mất hết, Kiên và hai em ở nhà không c̣n ǵ ăn phải dẫn nhau lếch thếch đi xin ăn. T́m sang nhà người d́ ruột ở bên cạnh, tưởng có thể xin được dăm ba miếng đỡ ḷng cho hai em c̣n bé, Kiên bị đánh một trận thừa sống thiếu chết. Cả ba lại dắt díu lết đến nhà Loan người làm công cũ, ở cách hơn một chục cây số, cả ba cũng không được sự giúp đỡ v́ người chồng cán bộ của Loan không cho Loan giúp.

Những bi thảm trong Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam cũng không thể kinh khủng đến như thế.

Tai nạn cứ tiếp tục giáng xuống đầu cậu nhỏ, chuyến vượt biên không thành , Kiên bị bắt bỏ vào tù, và người mẹ đă phải làm những hy sinh lớn nhất của người đàn bà để xin cho con được thả. Trong đoạn này, người đọc thấy ra những thảm kịch của Anh Phải Sống thực sự đă diễn ra trước mắt của cậu bé 12 tuổi.

Gia đ́nh bắt đầu chấp nhận cuộc sống lam lũ khó nhọc mới. Việc học hành bị lỡ dở phải đẩy sang một bên để lo kiếm sống. Chú nhỏ Nguyễn Kiên chưa qua được tuổi lên mười bao nhiêu đă phải đóng vai người đàn ông trong gia đ́nh, lo gánh vác cho hai em nhỏ. Kiên vẫn t́m cách đi ra khỏi cái miền đất hung hiểm khó sống ấy. Cuối cùng, chương tŕnh cho các trẻ có cha là người Mỹ đă giúp Kiên ra khỏi cái đáy của địa ngục đó.

Kiên rời Việt Nam sang Hoa kỳ ngày 28 tháng Ba, năm 1985. Và những ǵ xẩy ra sau đó, nói theo một câu nói đă quen của người Mỹ: the rest is history... Mọi chuyện khác, nay đă thuộc vào lịch sử!

Kiên đă viết lại lịch sử đời ḿnh và đặt cho cuốn sách cái tên The Unwanted. Tựa sách The Unwanted đến nay, vẫn chưa có được những chữ đúng nhất, thích đáng nhất để dịch sang tiếng Việt.

Nó không là kẻ lạc loài như gợi ư của chính tác giả. Nó cũng không xuôi tai như kẻ không ai muốn mặc dù ư nghĩa là như vậy.

Thôi th́ cứ gọi là The Unwanted vậy .

Đọc cuốn The Unwanted, người khó tính có thể t́m ra được một hai chỗ mà nếu thực sự khó tính , người đọc có thể muốn tác giả Nguyễn Kiên sửa lại trong lần in tới. Thí dụ lính Cộng Ḥa , trong tiếng Anh, tác giả dùng danh từ Republican Army. Thực ra th́ phải là ARVN soldiers. Hay rơ hơn, là Army of the Republic of Vietnam, như thế đúng với danh xưng hơn. Hay ở một chỗ khác, tác giả viết lại lời nguyền rủa của người d́: A wild horse never forgets its old track. Ngựa quen đường cũ. Không cần phải là ngựa hoang, wild horse. Ngựa hoang th́ không đi theo một lối ṃn cũ bao giờ, chỉ có ngựa người nuôi, đă thuần mới thế. A horse will always remember its old track. Kế đó là câu: I wish someone would feed that slut to the elephant. Tao cầu mong có người đem con đĩ đó cho voi ăn.

Người Việt không nói như thế. Voi không phải là giống ăn thịt. Một là đem nó đi câu sấu: use her as a bait to catch crocodiles. Hai là đem nó cho voi dầy, ngựa xé: Let the elephant trample her , let her corpse be torn by the horses.

Cuốn The Unwanted là một cuốn hồi kư không được sơn phết cho đẹp. Tác giả ghi lại đầy đủ, cả nhưng nét sống sượng , thô bạo nhất về người mẹ. Cuốn sách như món hàng bán đại hạ giá với hàng chữ As Is, chịu th́ mua, không th́ thôi, với hiện trạng nguyên như thế, không một nỗ lực làm cho sạch nước cản, chữa cho khỏi hư hỏng, khách có thể muốn mua hay không muốn mua, mua rồi không trả lại, đ̣i tiền lại, đổi lấy món khác.

The Unwanted là cuốn sách như thế. Tất cả những xấu xa bỉ ổi nhất của cái xă hội đang băng hoại , mất tất cả mọi giá trị đều bị đập vỡ tan nát, trong đó, người ăn thịt người, chó ăn chó "dog eats dog society" được bầy ra đầy đủ. Cho đó là ngôn từ để nói với nhau, gọi nhau, chửi nhau, lăng mạ nhau đều được viết xuống đầy đủ.

Cạnh đó, là những con người tốt, lương hảo, nhân ái như những viên ngọc quí được vớt lên từ đống bùn đen nhơ nhớp. Loan, chị người làm giúp việc, một con người vô sản đích thực, là biểu tượng cho cái thiện, ngược lại với những cái ác của những thành phần vô sản theo cách mạng ở chung quanh.

Người ta đă nghe nói về những trẻ lai, những đời sống bất hạnh của những thành phần này, nhưng ít người được biết những bi kịch của họ. Lư do là v́ chưa có một ghi chép lại nào của chính những nạn nhân của sự kỳ thị, sự thù ghét nhắm vào các em bé Việt lai Mỹ.

Đọc The Unwanted , mới biết chính người mẹ cũng phải lo sợ khi ở cạnh những đứa con của chính ḿnh như thế nào. Như đoạn Kiên kể bị mẹ dùng thuốc nhuộm tóc để cho Kiên và em trai bớt đi những dấu tích của những người cha Mỹ. Như đoạn người d́ của Kiên, người hàng xóm nói thẳng ra rằng Kiên và Jimmy, v́ mang nửa ḍng máu Mỹ, trở thành vấn đề của mọi người chung quanh.

Sự kỳ thị có mặt cả ở trường học. Chú nhỏ Kiên học giỏi, được cô giáo chọn để dẫn đầu đoàn diễn hành. Nhưng v́ lai Mỹ, vinh dự đó bị lấy đi tức khắc. Sự kiện lai Mỹ của Kiên c̣n đem lại những trận đ̣n thù khác ở trong xóm, từ những đứa nhỏ có liên hệ họ tộc với Kiên.

Kiên đă sống qua địa ngục trần gian.

Tất cả trở thành những ám ảnh rượt đuổi Kiên không lúc nào cho tác giả một phút nguôi ngoai. Sang đến nước Mỹ, ở New York, sau khi tốt nghiệp bác sĩ nha khoa, hồi tưởng về những cơn ác mộng này càng ngày càng trở nên khủng khiếp hơn. Cho đến khi ông sợ phải đi ngủ vào mỗi buổi tối.

Nguyễn Kiên quyết định ghi lại những đoạn hồi ức ấy. Ông viết để tự giải thoát khỏi những ám ảnh . Ḍng cuối được viết xuống ngày 22 tháng 3 năm 2000, đúng 25 năm sau ngày miền Nam thất thủ.

Những ḍng chữ Kiên viết xuống không c̣n chỉ là những hồi ức về tuổi thơ , mà c̣n là một bài học, bài học cho thấy những xung đột của cái xấu và cái tốt.

Cái tốt cuối cùng vẫn thắng!

Trong khung cảnh cùng quẫn hoàn toàn không có một lối ra đó, vẫn có Loan, cô làm công trung thành, bà Đặng, người tự trầm để Kiên sống trong chuyến vượt biên bất thành, cô giáo San, và Kim, cô gái nhỏ con một cán bộ Cộng sản đă không ngần ngại giúp đỡ Kiên trong những lúc khốn khó nhất. Chỉ trong những lúc ấy, con người tốt, bản chất lương thiện đích thực mới lộ ra.

The Unwanted, cái tựa thật khó dịch cho xuôi tai. Kẻ không ai muốn. Người không đất dung. Đă có lúc, Kiên quả thực đă coi ḿnh như thế.

Được chọn để dẫn đầu cuộc diễn hành "cháu ngoan Bác Hồ", chỉ v́ mái tóc không đen, mang dấu tích của một sự pha trộn, Kiên bị lấy đi công tác mà xă hội Cộng sản coi là "vinh dự" đó. Kiên là đứa bé không ai muốn ở gần, thân thiện, có ở cạnh.

Chuyện của Kiên có rất nhiều nét của cô bé lọ lem, của những truyện thần tiên, bao giờ vai chính cũng thoát hiểm vượt lên trên bất hạnh để t́m thấy hạnh phúc. Hoàng tử bao giờ cũng thắng mọi gian nguy, trở lực. Người con gái đẹp bao giờ cũng lấy được hoàng tử đẹp trai vào đoạn cuối. Tưởng những chuyện như thế chỉ có trong ḷng ông bà nội ngoại, nhưng ngoài đời , chuyện thần tiên hóa ra lại vẫn có. Đó là chuyện đời của Kiên!

Và hôm nay, người thanh niên này, ông nha sĩ tốt nghiệp đại học New York, tác giả cuốn sách bán chạy nhất này đă trở thành một người được rất nhiều người muốn.

The Unwanted has now become the wanted, the very wanted!

-- LeTrungNam (TrungNam@VCHC.org), March 04, 2005

Answers

Ngày xưa bọn CSHN đă đầy đọa dân MNVN nên họ bỏ nước ra đi, bọn CSHN đă dùng mọi từ ngữ để chửi rủa tốp người này. Bây giờ tốp người này trở nên khá giả và học thức th́ bọn CSHN lại o bế tâng bốc như cảnh đón Vịt kiều về hưởng thụ do những tên chủ tịch, phó chủ tịch long trọng nghinh đón.

Thật là tṛ bỉ ổi của hai kẻ: CSHN và bọn Vịt kiều.



-- thich du thu (toollovers@comcast.net), March 06, 2005.

Moderation questions? read the FAQ