ma.i dzo ^...ma.i dzo ^ ....gai re tre ddep

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chuyện “lấy chồng xa” Bài 1: Những phiên dịch ngoại hạng 23:25', 23/2/ 2005 (GMT+7) Những năm gần đây, số các công ty môi giới hôn nhân lấy vợ Việt Nam tại Hàn Quốc tăng nhanh vùn vụt, trong khi giá dịch vụ trọn gói rớt ào ào – từ 16.000 USD/cuộc môi giới trọn gói năm 2003, năm 2004 c̣n 12.000 USD, thậm chí có công ty chỉ c̣n 10.000 USD/cuộc hôn nhân. Cạnh tranh hơn, có một số công ty môi giới hôn nhân lấy vợ nước ngoài tại Hàn Quốc c̣n quảng cáo chế độ hậu măi rất hấp dẫn - Chung sống 6 tháng, nếu chồng cảm thấy không hài ḷng, có thể đổi vợ khác (?!).

Thực tế Theo chân Phi Long, sinh viên năm thứ ba khoa công nghệ thông tin Đại học Hanseo, tôi đến khu Tangchin, tỉnh Chungnam, nơi có nhiều cô dâu VN sinh sống. Trên xe, trong nhiều câu chuyện về quê nhà, Long nói giọng chua chát: “Ở Tây Ninh, quê cháu bây giờ con gái vừa qua tuổi 17 là có bà mối đến nhà “làm việc” với gia đ́nh vụ lấy chồng ngoại quốc ngay. Sau Đài Loan bây giờ là Hàn Quốc; thanh niên nông thôn VN đành nh́n các bạn gái thuở nhỏ của ḿnh lên… máy bay đi làm vợ ông nông dân xứ khác!”.

Băng rôn quảng cáo lấy vợ Việt treo trên phố Hàn. Ảnh: T.L. Đào Bích Huệ, cô sinh viên Việt Nam vừa làm xong luận án thạc sĩ về ngôn ngữ Hàn Quốc, nói với vẻ khó chịu khi chỉ cho tôi mấy cái băng rôn màu xanh treo giữa phố Seoul: “Tại sao phụ nữ Việt Nam không biết giữ giá trị người phụ nữ để họ rao bán như món hàng giữa chợ, kia cô xem – Hăy cưới vợ Việt Nam. Dù bạn góa vợ, dù bạn tàn tật, dù bạn đă đứng tuổi - bạn vẫn có thể lấy những cô gái VN c̣n trinh nguyên. Thật xấu hổ!!”.

Bích Huệ c̣n kể tôi nghe với giọng vừa phẫn nộ vừa thương hại cho các cô gái VN được gọi vào pḥng để đàn ông Hàn Quốc đăng kư “t́m vợ” chọn lựa không phải bằng tên cha sanh mẹ đẻ mà bằng những con số, giống như “những người tù” trong một phóng sự được phát trên đài truyền h́nh ở Hàn Quốc.

H. là một sinh viên VN từng đi về VN phiên dịch cho một số đám cưới Hàn - Việt. Trước hôm tôi sang Hàn Quốc không lâu, đang đi học th́ một chú rể mà H. đă đi phiên dịch trong đám cưới ở Hà Nội đă gọi điện giọng gấp gáp: “Vợ tao nó bỏ ăn hai ngày, nằm bẹp rồi, nó nói ǵ tao không hiểu, mày xuống nói nó ăn cơm đă rồi muốn ǵ sẽ bàn thêm, nhanh nhé kẻo vợ tao chết đói…”. Th́ ra cô dâu này phản ứng vụ “ăn kim chi” liên tục. H. đến nơi, cô bảo ngay: “Tưởng lấy chồng Tây ăn ngon lành muỗng nĩa thịt ḅ,cá chiên bưa (bơ) chứ ăn kim chi th́ tệ hơn ăn dưa chua cà pháo ở quê tôi rồi. Lấy chồng Tây kiểu ǵ mà – sáng kim chi, trưa kim chi, tối kim chi. Nếu cực khổ vầy mà tiền bạc ít ỏi tui về VN ăn dưa chua nói tiếng Việt búa xua c̣n ngon hơn…”.

Ngay hôm sau, riêng cô được ăn canh sườn, cá kho dù giá cả ở Hàn Quốc rất mắc - một bữa cơm gồm tô canh hai miếng sườn bằng 2 lóng tay nấu với lá tảo, hai lát trứng chiên, một ít cá khô ḷng tong kho mặn và 4 dĩa kim chi giá 7.000 won (khoảng 90.000 đồng VN). Nhà chồng chạy sấp ngửa để đáp ứng những yêu sách tiền bạc của cô v́ chồng Ngọc đă 47 tuổi, lại ngọng nghịu, tính t́nh thất thường tưởng phải ở giá suốt đời nay có vợ trẻ và “nghe nói” ông ta sắp làm cha nên cả nhà ông đành nghiến răng chiều để “chờ nó sanh xong sẽ dạy lại”!?

Ai buồn nấy chịu Vượt gần 200km chúng tôi đến văn pḥng môi giới hôn nhân Hàn –Việt tại Kwanaku, gần vùng nông thôn. Leo qua cái cầu thang hẹp, tối om tôi chạm mặt vào tấm poster với h́nh ảnh hai cô người mẫu xinh như mộng của VN mặc áo dài cầm quạt che rất duyên trước khi đến cửa văn pḥng. Đợi măi đến hơn 13 giờ, cửa văn pḥng vẫn đóng im ỉm, nhưng lác đác trước khu nhà có vài người đàn ông lớn tuổi vẻ quê mùa, quần ống thấp ống cao đang đứng hút thuốc chờ đợi…

H. nói chuyện bằng tiếng Hàn với chủ văn pḥng môi giới theo số điện thoại ghi trên poster rằng, có bà chị ở VN sang t́m cháu gái lấy chồng ở ChungNam lâu quá không thấy thông tin ǵ về nhà. Bà chủ văn pḥng môi giới bảo bà không nhớ nổi đâu v́ bà giúp hàng trăm cô gái Việt sang làm vợ đây rồi…, bà lên giọng hờn trách: “Ăn ở hạnh phúc đâu đến thăm cám ơn văn pḥng, nên nó buồn, không hạnh phúc hay bỏ trốn đi đâu sao tao biết được?”. Tóm lại, sau khi tổ chức đám cưới xong là văn pḥng môi giới hết trách nhiệm! Đón vợ từ Việt Nam sang do nhà trai tự lo. Ăn ở vui buồn ra sao, nhà gái tự chịu!

Để lấy “người vợ VN trẻ tuổi, sức khỏe tốt và c̣n trinh nguyên (?)” các chú rể Hàn Quốc sẽ đến văn pḥng môi giới xem ảnh các cô gái đăng kư t́m chồng, ảnh chụp toàn thân mặc áo dài. Nếu thấy hạp nhăn ai th́ chú rể đóng cho văn pḥng môi giới giá dịch vụ lấy vợ trọn gói từ 10.000 tới 12.000 USD gồm: vé máy bay cho chú rể sang Việt Nam, tiệc cưới cho mỗi đám hai bàn, thuê veste, soirée cho dâu rể và tiền “hồi môn” từ 200 USD đến 400 USD.

Phiên dịch cỡ...… ngoại hạng Các bà mối thường nghĩ ra những mỹ từ để diễn đạt các công việc làm không mấy cao sang của các chú rể nhà quê. Chú rể làm nghề dọn dẹp vệ sinh ở phố, chợ th́ bà bảo chú rể là nhân viên môi trường (?). Chú rể làm việc vệ sinh ở nhà xác th́ bà bảo là nhân viên y tế. Chú rể làm nông th́ bảo chủ trang trại. Chú rể đi giao hàng thuê bằng xe gắn máy th́ bà bảo là nhân viên tiếp thị…

Sau khi đóng tiền, văn pḥng môi giới sẽ định ngày sang VN để chú rể lựa vợ. Các cô được tập trung tại một pḥng khách sạn hoặc nhà hàng cho đàng trai xem mặt. Các cô phải đi lại có giày cao gót (để xem chân có tật không), đi lại chân không (để xem chiều cao thật), xoay tới xoay lui, ngồi xổm đứng lên nhiều lần (để thử sức bền) và phải há miệng xem răng (nếu có yêu cầu của chú rể), bởi giá cả chữa răng ở Hàn Quốc là cực mắc.

Sau màn “xem và lựa” vợ, đến hỏi – đáp. Và thường những chuyện cười ra nước mắt xảy ra ở công đoạn này với những mẩu đối thoại kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”. Nh́n chú rể già tương đương cha ḿnh, cô dâu hỏi “Anh tuổi con ǵ?”. Người dịch: “Nó hỏi mày có thích nó không?”. Chàng rể gật đầu bẽn lẽn xổ một tràng tiếng Hàn. Người dịch: “Nó bảo tuổi tác hơn nhau bao nhiêu đâu đáng kể, do làm việc tích cực để nhiều tiền lo cho vợ nên già trước tuổi; có điều vừa nh́n cô ông đă thấy… muốn yêu rồi”. Cô dâu: “Nhà anh có đông anh em không, họ có gia đ́nh chưa?”.

Người dịch: “Nó bảo nh́n ông hiền lành, nó rất quí đàn ông hiền lành. Nó nói nếu được mày chọn làm vợ nó sẽ làm lụng cực khổ v́ nhà chồng”. Chú rể cười sung sướng, gật đầu lia lịa “Ye, ye, cam-sa-mi-ta “(Vâng, vâng, xin cám ơn). Cô dâu nói: “Em là chị lớn, phải nuôi mấy đứa em đi học, nếu anh thương em lo cho mấy đứa em ăn học với nhé”. Người dịch: “Cô ấy bảo, giàu nghèo không quan trọng, miễn sao vợ chồng thương nhau, cùng lo cho gia đ́nh ḿnh, con cái ḿnh mai sau học hành, khỏe mạnh…”. Chú rể nghe thế nh́n cô dâu đôi mắt biết ơn và nói rất nhiều. Người dịch: “Em của em cũng là em của tôi, chúng ḿnh là người một nhà mà. Đừng lo” (?!).

Thế là xong một mối.

Ở một đám khác. Chàng rể chân dài chân ngắn nên đến nơi chàng chỉ ngồi một chỗ, người môi giới nói: “Ông này hơi lớn tuổi nên nghiêm trang ngại đi lại, nên em ngồi xuống chúng ta nói chuyện thôi”. Bà môi giới ngồi giữa dâu – rể. Một cuộc “ông nói gà, bà nói vịt”mới bắt đầu. Cô dâu: “Anh làm nghề ǵ?”. Bà mối: “Cô ấy bảo nh́n mày biết là người tốt!”. Chú rể: “Cám ơn bà nói tốt cho tôi trước đó”. Bà mối: “Ổng bảo ổng chủ trang trại”. Cô dâu: “Nhà em có 4 người, nhà anh có đông anh chị em không?”. Bà mối: “Cô ấy hỏi từ nhà ông lên Seoul xa không, ông có hay lên phố chơi không?”.

Người đàn ông cười che miệng nói cái ǵ đó một tràng dài. Bà mối: “Nhà ông ấy cũng có ba anh em, nhưng họ đă có gia đ́nh hết, ông ấy ở chung với cha mẹ già và cậu em út cùng với nhiều người làm trong trang trại…”. Cô dâu: “Nông trại anh chắc là to lắm, đẹp giống như trong phim Hàn Quốc chiếu trên tivi không?”. Bà mối: “Cô ấy nói cô không thích ồn ào lại yêu thiên nhiên nên ông làm nông là phù hợp lắm rồi!” Để giữ bí mật cho đôi chân không b́nh thường, bà mối tiễn cô dâu ra về trong khi chú rể nhúc nhích cố nhướn người nh́n theo cô vợ tương lai trẻ và khỏe mạnh đi ơng ẹo ra về với vẻ hài ḷng ra mặt…



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), February 28, 2005


Moderation questions? read the FAQ