A Lesson Thien an mon

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) được coi như là quảng trường lớn nhất thế giới với kích thước 800m x 500m, có sức chứa một triệu người. Nằm giữa ḷng thành phố Bắc Kinh, Thiên An Môn là tâm điểm mọi sinh hoạt chính trị của người dân thủ đô. Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Đông, phía tây là Sảnh Đường Nhân dân (nơi Quốc Hội nhóm họp), phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng, và ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.

Chữ Thiên An Môn có nghĩa là "Cổng Trời B́nh An - Heavenly Peace Gate." Thế nhưng "Cổng Trời" đă không c̣n b́nh an nữa. Năm 1989 nơi đây xảy ra một biến cố được cả thế giới biết đến. Nó làm thay đổi đời sống chính trị của người dân Trung Quốc và góp phần làm thay đổi nước Trung Hoa hiện đại.

Người bí thư bạc mệnh

Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc c̣n là tổng bí thư ông đă cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ĐCSTQ trong xă hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Đảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lănh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng.

Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lănh đạo đă ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Đảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nh́n nhận "sai lầm" của ḿnh - ư nói ông đă từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất b́nh trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ. Để chứng tỏ sự ủng hộ của ḿnh, một nhóm sinh viên trường Đại Học Bắc Kinh đă gửi một ṿng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Đêm đó giới lănh đạo ra lệnh lấy ṿng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:

1. ĐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nh́n nhận sai lầm đă ép ông từ chức. 2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản". 3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận. 4. Tăng ngân sách giáo dục. 5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu t́nh ôn ḥa. 6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lănh đạo và hồ sơ thuế. 7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.

Thiên An Môn dậy sóng

Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất măn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền. Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ĐCSTQ trao ṿng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lănh đạo Đảng. Đám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đă đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.

Đêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lănh tụ sinh viên biết rằng đă đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Đoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Đán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đă biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu t́nh được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, băi khóa, và biểu t́nh ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu t́nh bất bạo động.

Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu t́nh, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đă giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu t́nh.

Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu t́nh, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đă vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu t́nh ôn ḥa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có tin đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu t́nh.

Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đă đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đă vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đă bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu t́nh.

Tháng Năm, cuộc biểu t́nh càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đ̣i hỏi chính đáng của sinh viên. Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu.

Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Đài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu t́nh.

Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Đoàn cũng tham gia. Đến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đă phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. Thủ tướng Lư Bằng đồng ư đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lư Bằng lại gặp các lănh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Đán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.

Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lư Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động "không chính thức." Để tỏ lập trường của ḿnh, Lư Bằng đă ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự." Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu t́nh. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có tin đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.

Trước sức ép tăng dần, lănh tụ sinh viên Quang Đán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu t́nh. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.

Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm h́nh Mao Trạch Đông treo trước cổng Thiên An.

Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát ch́m ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Đến ngày 2/6 đă có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố. Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại. Các sinh viên vẫn bám trụ.

Máu nhuộm Thiên An Môn

Ngày 3 tháng 6 năm 1989, thủ tướng Lư Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nă súng vào đoàn biểu t́nh. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.

Lệnh của chính quyền: 1. Bắn bỏ ai kháng cự. 2. Quăng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ c̣n lại các vết máu). 3. Tất cả những người lănh đạo cuộc biểu t́nh đều phải bị bắt.

Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nă súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lănh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nă. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nă của chính quyền, khoảng phân nửa đă lần lượt trốn ra nước ngoài. Hai trong số những người thoát được là Chai Ling và Quang Đán. (Cả hai hiện đang sống tại Hoa Kỳ.)

Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đă bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền. Các phóng viên nước ngoài ước lượng số người chết là 3,000. Số người bị thương, theo thông tin chính thức của nhà cầm quyền, là 7,000.

Phản ứng của Hoa Kỳ

Quốc Hội Hoa Kỳ đă cấp tốc họp và biểu quyết với tỉ lệ 418-0 quyết định trừng phạt chính quyền Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt gồm có: ngưng giao thương; cấm bán các trang bị cho cảnh sát, các dụng cụ kỹ thuật cao và vũ khí; ngưng các chương tŕnh thăm viếng quân sự. Hoa Kỳ cũng gia hạn thời hạn tạm cư cho các sinh viên Trung Quốc đang du học tại HK, cho phép họ được ở lại HK sau khi măn khóa. Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc tố cáo rằng HK can thiệp vào nội bộ TQ khi ṭa đại sứ HK tại Bắc Kinh giúp những người bị truy nă thoát ra nước ngoài. Tuy bị sức ép của Quốc Hội, tổng thống Bush vẫn cố duy tŕ đối thoại với TQ một cách không chính thức.

Bài học Thiên An Môn

Cuộc biểu t́nh ở Thiên An Môn không phải là lần đầu tiên. Trừ những năm tháng xáo trộn bởi cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong thập niên 1960, các cuộc biểu t́nh do sinh viên khởi xướng đă diễn ra từ năm 1985. Tuy lẻ tẻ và không quy mô nhưng nó cũng cho thấy rằng các sinh viên dám mạnh dạn bày tỏ thái độ của ḿnh.

Cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn đă bị dập tắt nhưng dư âm của nó không bao giờ tắt. Nó măi măi khắc ghi vào lịch sử Trung Quốc như một cuộc tranh đấu hào hùng của những người trẻ tuổi cho dân chủ. Ngày nay dù các thông tin về biến cố Thiên An Môn bị chính quyền cấm phổ biến, nhưng trong ḷng mỗi người dân Trung Quốc, kể cả những người lănh đạo, nó vẫn nhắc nhở rằng có những người đă đổ máu cho dân chủ. Trung Quốc đă không c̣n như xưa kể từ sau biến cố Thiên An Môn. Trung Quốc đă thực sự thay đổi, và sẽ c̣n tiếp tục thay đổi.

-- (XTC@shotmail.com), February 24, 2005

Answers

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ M̉N

SONG CHÂN LƯ ẤY, THẰNG PHẠM VĂN ĐỒNG CÚI MẶT XUỐNG

KƯ GIẤY DÂNG ĐẤT CHO BỌN TẦU

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 24, 2005.


Than gui? anh VAS-Moderator,

Anh noi' dung', mo^.t nha` ngoa.i giao ta^y phuong da~ nha^.n din.h rang`, trong cuo^.c chie^n' tranh VN, ca? Nam va` Ba(c' kho^ng co' mo^.t nguoi` lanh~ da.o na`o xu*ng' dang', chi? co' nhu*ng~ nguoi` linh' la` anh hung` (ca? Nam va` Ba(c').

- Mie^`n Nam, ra^t' tie^c', da so^' nguoi `lanh~ da.o de^`u do Phap' thuo^.c de^? la.i. Mo^.t dam' gia` quan lie^u, lo^i~ tho*`i. Nhu*ng~ nguoi` tre? co' ta`i chu*a co' co* ho^.i ca^`m quye^`n.

- Mie^n` Bac', ta^t' ca? de^`u la` lu~ "da^`u tra^u ma(.t ngu*.a", mo^.t dam' "ba^`n cung` lie^`u tha^n". Da^m da^`u va`o cho^~ che^t' thi` gioi?, ngoa`i ra chang? bie^t' gi`, nhu*ng ra^t' tu*. to^n tu*. da.i !!!

Che^' do^. CS na`y da~ ta.o ra mo^.t lu~ u me^, nhu* con ngu*.a keo' xe, da~ bi. bi.t hai ma(t', chi? bie^t' nhin` bo' lua' ao? tu*o*ng? truoc' ma(.t va` da^m da^`u cha.y !!!

Da^y cung~ la` cai' ho.a cho da^n Vie^.t min`h !!!!

-- nguoidan (nguoidan@yahoo.com), February 24, 2005.


Dau nam xu que:Dat nuoc Trung Cong se bi be ra nhieu manh de tra lai lanh tho cho cac dan toc khac da bi bon CS TQ chiem bang bao luc.Mot nuoc Trung Hoa duoc cai tri trong DAN CHU TU DO se song trong hoa binh thinh vuong voi cac dan toc lan bang khac.Cac nha lanh dao TC hien nay cung chua rut ra duoc bai hoc lich su cua lien bang Xo-Viet.

-- Lucius Nguyen (Luciu@hotmail.com), February 24, 2005.

Cam on XTC viet rat xuc tich nhung da noi len rang:

Nhin mot hien thuc, ma ket luan la sai. Phai nhin vao nhung dot song do con so'ng do dua ra

-- (aaa11111@yahoo.com), February 24, 2005.


Moderation questions? read the FAQ