T́m hiểu về Ải Nam Quan qua một vài tài liệu nước ngoàigreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
T́m hiểu về Ải Nam Quan qua một vài tài liệu nước ngoài Trương Nhân Tuấn
Ải là hẻm núi; là đường hẹp đi giữa hai trái núi hay đồi. Ngày xưa khi lưu thông chỉ c̣n là đi bộ, hay đi ngựa, hàng hoá được người gánh gồng hay chở bằng xe ngựa, xe trâu ... muốn vượt qua núi th́ người ta chỉ có hai cách: hoặc là leo núi để vượt qua; hoặc nếu núi cao, không vượt được, th́ t́m cách len lỏi theo các chân núi t́m hẻm núi để đi qua. Các đường hẻm núi người ta gọi là ẢI (passe). Những con đường (ải) này nhiều khi đi ṿng vo rất dài. Ngày hôm nay với cơ khí nặng, người ta có thể thu ngắn đoạn đường bằng cách đục núi làm hầm thông qua (tunnel), hay ủi những con đường đi lượn quanh trên sườn núi để vượt qua núi. Đường này gọi là ĐÈO (col). Giống nhau giữa đèo và ải là cả hai cùng là con đường qua núi. Khác nhau giữa đèo và ải là đường đèo leo lên lưng chừng núi, hay vượt thẳng qua núi, c̣n đường ải th́ len lỏi dưới chân núi để qua núi mà không leo lên núi. Chiều dài của đèo và ải có thể dài ngắn khác nhau.
Ải được dân ta gọi quen thuộc hiện nay dưới tên ải Nam Quan, thông thương giữa châu Bằng Tường bên Tàu với xă Đồng Đăng, thuộc châu Lộc B́nh, tỉnh Lạng Sơn có chiều dài là bao nhiêu? Ải này bắt đầu từ đâu và chấm dứt ở đâu ? Phần ải của Việt Nam tới đâu và của Tàu tới đâu ? Ải đă có các tên do Tàu đặt như Trấn Nam Quan, Trấn Di Quan, Đại Nam Quan hoặc Mục Nam Quan .... nhưng tên Việt của nó là ǵ, ngoài cái tên Hữu Nghị Quan mà CSVN đă đặt ?
Tác giả qua bài viết này dựa trên vài tài liệu nói về các lộ tŕnh thông thương giữa Quảng Tây và An Nam, hay các tài liệu nói về Nam Quan và vùng chung quanh, để thử t́m lại cái tên gọi nguyên thuỷ của ẢI Nam Quan, xác định chủ quyền của vùng đất quanh ải, cũng như xác định vị trí cùng chiều dài của ải.
Không t́m thấy tài liệu nào ghi lại một cách chính xác các đường thông thương giữa Trung Hoa và Việt Nam trước thế kỷ thứ XV. Ta chỉ biết một cách sơ sài rằng vào thời nhà Tiền Hán (năm 41 dương lịch), lần đầu tiên quân Tàu xâm chiếm nước ta, do Phục Ba Tướng Quân Mă Viện cầm binh. Ông nầy dẫn thuỷ quân vào Việt Nam qua ngả Quảng Đông. Nếu suy luận hợp lư th́ có lẽ đoàn thuỷ binh này đi đường biển. Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí, quyển 348, tờ 8 và tờ 15, th́ vào năm 74 dương lịch, quân Tàu vượt qua núi Phân Mao để tiến vào châu Tiên Yên, An Nam (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Tuy nhiên, vị trí núi Phân Mao (Phân Mao Lĩnh) th́ hiện nay không biết chính xác ở chỗ nào. Cũng theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí th́ núi này ở về phía Tây phủ Khâm Châu, tỉnh Quảng Đông. Theo một tài liệu khác th́ núi này cách phủ Khâm Châu 360 lư về hướng Tây. Đến triều nhà Tống (1052), quân Tàu mới vào nước ta theo đường bộ qua ngả Quảng Tây. Không thấy chú thích đoàn quân này đă vượt qua các ải nào. Và chỉ dưới thời nhà Minh (1406) đường vào nước ta từ Trung Hoa qua ngả Vân Nam mới được mở.
-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 23, 2005
Ghi chú :- Lư: đơn vị đo chiều dài, có nhiều trị số khác nhau. Đơn vị lư được Pháp dùng với Tàu để phân định biên giới Việt Trung có chiều dài 560 mét. Lư “b́nh thường”, dùng trong các sử sách như Đại Thanh Nhứt Thống Chí có chiều dài là 400 mét. Nhưng trong các bản đồ do các nhà truyền giáo Jésuites thiết lập th́ họ sử dụng đường kinh tuyến Bắc Kinh (114° 49’ 30’’), đơn vị lư được tính theo hải lư (mille marin, dặm biển), mỗi hải lư dài 10 lư. Tức 1 lư vào khoảng 185 mét.
- Khoảng cách đo được từ hai địa phương trên một lộ tŕnh là là đoạn đường mà người bộ hành đă đi qua, tính theo thời gian nhân với vận tốc trung b́nh. V́ thế các đoạn đường đèo hay ải đi quanh co trong núi th́ thường dài hơn rất nhiều so với khoảng cách tính theo đường chim bay.
1/ Tài liệu 1: Bản đồ Itinéraires De Chine en Annam (đính kèm) “Các Lộ Tŕnh từ Trung Hoa đến An Nam” được thiết lập dưới triều Nguyên (Mông Cổ), và được Tschou Sse Peun chú giải thêm và công bố vào năm 1579.
Theo bản đồ th́ thông thương giữa Quảng Tây và thủ đô An Nam là Hà Nội có ba lộ tŕnh. Hà Nội lúc đó tên gọi là Đông Kinh; Bắc Ninh tên gọi là Kinh Bắc; Thanh Hoá tên gọi là Tây Kinh, Huế là Phú Xuân ...
Lộ tŕnh thứ nhứt: Từ châu Bằng Tường (Ping shiang tcheou), qua cửa ải phía Nam (tức ải Nam Quan), đến Pha Luỹ Dịch thuộc châu Văn Uyên, hoặc đi về phía Bắc châu Thoát Lảng, hai ngă cùng đến phủ Lạng Sơn trong một ngày đường. Từ đây đi về hướng Bắc Châu Ôn, một ngày đường th́ đến Quỉ Môn Quan. Từ đây đi về hướng Nam Châu Ôn, qua thôn Tân Lê, vượt Nhị Thập Giang, đi một ngày đến huyện Bảo Lộc. Đi thêm nửa ngày đường th́ đến Xương giang (Thọ Xương ?), vượt sông; một ngày th́ đến cầu sông Thị Kiều ở phía Nam huyện An Việt (Kinh Bắc). Huyện này ở trên nhánh bắc ngạn của sông (Thị Kiều).
(Có lẽ sông Thị Kiều là sông Cầu, cách Bắc Ninh khoảng 5 hay 6 Km về hướng Bắc. Sông rộng không hơn 200 m, nước chảy không mạnh, có thể vượt sông dễ dàng bằng phà.)
Lộ tŕnh thứ hai: Đi từ Tử Minh Châu, vượt qua núi Ma Thiên Lănh, đến Tử Lăng Châu; từ đây, trong một ngày đường, qua Biên Cương Ải đến châu Lộc B́nh; phía Tây huyện này có đường dẫn đến phủ Lạng Sơn trong một ngày.
Nếu đi về hướng Đông th́ phải vượt qua sông Thiên Lư (tức sông Kỳ Cùng). Con sông này dưới thời vua Yong Lô (1403 1425) đă bị lấp dưới lệnh của vua Lê Lợi nhằm mục đích cản đường đi của quân Tàu. Nhưng quân Tàu đă được báo trước nên tháo gỡ vật chướng ngại và vượt qua.
Từ sông Thiên Lư đi một ngày rưỡi th́ đến châu An Bác; từ đây đi một ngày rưỡi th́ tới núi Hao Quân Động. Con đường qua lối này rất hiểm trở. Sau một ngày đường th́ tới huyện Phong Nhân; từ đây có hai ngă: Ngả thứ nhứt đi một ngày qua sông Xương và đến huyện Bảo Lộc. Ngả thứ hai xuyên qua phủ Lạng Sơn và trong một ngày đường th́ đến cầu Thị Kiều ở phía Nam huyện An Việt. Tại đây hai ngả đường gặp lại nhau.
Lộ tŕnh thứ ba: Vào Long Châu đi một ngày đường tới B́nh Nhi Ải và một ngày nữa th́ tới châu Thất Uyên (Cao Bằng). Từ đây đi hai ngày đến xă B́nh Gia thuộc Văn Lang. Từ nơi này có hai đường đi khác nhau để đến huyện An Việt.
Đường thứ nhứt đi một ngày từ Văn Lang, xuyên qua rặng núi phía bắc huyện Hữu Lũng, qua Quỉ Môn Quan; thêm 40 lư đường bằng phẳng, sau đó băng qua sông Xương, phía Nam Hữu Lũng, kế tiếp đi xuống nam ngạn của sông, trong một ngày tới huyện An Đồng. Từ huyện Thế An đường sá bằng phẳng. Từ huyện An Đồng mất một ngày đường th́ đến cầu trung tâm chợ huyện An Việt, trên phía bắc ngạn của sông.
Đường thứ hai từ Văn Lang đi một ngày rưỡi đường phía Tây ải B́nh Nhi, xuyên qua châu Vô Ngạn; đây là một đường núi. Đi tiếp hai ngày đến huyện Tú Nộng, đường bằng phẳng. Từ đây đi một ngày rưỡi đường th́ đến cầu Thị Kiều , phía bắc huyện An Việt, bên bờ bắc ngạn thượng nguồn sông Thị Kiều. Con sông này chảy phía Nam của sông Xương Giang và xuyên qua trung tâm huyện An Việt; huyện này ở phía Nam của sông Thị Kiều. Tất cả các đường đều tụ tập nơi đây, và những con đường này đều có thể vận chuyển quân binh.
Từ huyện An Việt đi một ngày đường th́ tới phủ Từ Sơn, kế tiếp là đến huyện Đông Ngàn, huyện Gia Lăm và các huyện khác. Sau đó qua sông Phú Lường để vào đến Giao Châu.
Ghi nhận 1:
• So sánh bản đồ này và các chi tiết ba lộ tŕnh của nó với các bản đồ và lộ tŕnh hiện nay, ta nhận thấy đă có nhiều sai biệt, nhất là ư niệm về khoảng cách, tỉ lệ. Nhưng việc liên hệ đến bài viết này là các địa danh mà theo đó chúng có khả năng giúp ta soi sáng một vài điểm mờ của địa lư và lịch sử: châu Bằng Tường, Nam Quan, Pha Luỹ Dịch, Văn Uyên Châu, Thiên Lư Giang ....
• Bản đồ cho thấy có sự khác biệt rơ rệt giữa Nam Quan và Pha Luỹ Dịch. Theo bản đồ th́ đi từ châu Bằng Tường trước hết phải qua Nam Quan, đến châu Văn Uyên (Đồng Đăng) rồi mới đến Pha Luỹ Dịch. Pha Luỹ Dịch ở trên bờ bắc ngạn sông Thiên Lư, tức sông Kỳ Cùng. Nh́n lên bản đồ hiện nay th́ thị trấn ở bên bờ bắc ngạn sông Kỳ Cùng là Kỳ Lừa. Phủ Lạng Sơn ở phía nam ngạn sông Kỳ Cùng. Phải chăng Pha Luỹ Dịch chính là Kỳ Lừa ?
2/ Tài liệu 2: Lộ tŕnh từ Hà Nội qua ngả Lạng Sơn, Quảng Tây, sông Tây giang để đến Canton (năm 1837) theo “Itinéraire de Hanoi à Canton par Lang Son, le Kouang Si et la rivière Si kiang” tác giả Tsai Tin Lang:.
Tác giả Tsai Tin lang, bị đắm tàu tại vùng biển An Nam; đi đến Huế và không muốn gặp lại nguy hiểm nữa cho nên quyết định trở về cố hương bằng đường bộ. Ông bắt đầu đi từ Huế đến Quảng Tây và sau đó từ đây đi Canton bằng thuyền trên sông Tả Giang. Toàn bộ bút kư liên hệ đến cuộc du hành này được đăng trọn trong bộ sách của Ecole De Langues Orientales Vivantes Trường Sinh Ngữ Đông Phương , quyển có tên Recueil d’itinéraires et de voyages dans l’Asie centrale et dans l’Extrême Orient (E. Leroux, 1887) Sưu Tập về các hành tŕnh và du hành ở Trung Á và Viễn Đông.
Từ Hà Nội đến Bắc Ninh.
Tsai tin lang rời Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1837. Ông tính khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Ninh là 130 lư.
Từ Bắc Ninh đến Lạng Sơn:
Ngày 17 tháng 3, ông Tsai qua đêm tại phủ Lưỡng Giang.
Ngày 18 ông đến đồn quân sự Tsin in chung, gần chỗ đó, trên vùng giáp ranh của huyện Vyng tsyiang (Vân Uyên?), là hồ Hou lou hai, nơi đây người ta lấy rất nhiều chất thần sa (son đỏ).
Ngày 19, ông nghỉ đêm tại trạm Huan lang (Văn Lang ?) sau khi đi qua 7 trạm khác có quan quân canh gác.
Ngày 20, sau khi đi được 13 lư, ông Tsai đến Quỉ Môn Quan. Truyền thuyết của dân địa phương cho rằng mười người đi vào cửa Quỉ Môn Quan th́ chỉ có một người sống sót đi ra. Dân chúng vẫn tin rằng ngày hôm nay tại đó vẫn c̣n một khu chợ ma. Các hồn ma đêm hôm tụ tập ở đó để mua bán, người nào đến quấy rầy họ th́ sẽ bị trù mà sinh bịnh. Ông Tsai ngừng chân tạm nghỉ dưới tường của Quỉ Môn Quan. Nhưng th́nh ĺnh cả người ông run lên bần bật, tóc trên đầu dựng đứng. Ông Tsai phải vội vă đứng dậy.
Kế bên Quỉ Môn Quan là đền thờ Phục Ba, biệt danh của tướng Mă Viện. Viên tướng này đă cầm quân xâm chiếm Giao Chỉ vào năm 41. Tất cả các viên quan triều đ́nh đi qua đền thờ nổi tiếng là linh thiêng này đều vào để thắp nhang khấn vái. Phía ngoài đền thờ có loại lương thảo Y dze (bo bo) mọc. Loại lương thảo bo bo được quân lính của Mă Viện đem làm lương thực. Nó có hiệu lực trừ được chướng khí và nước nôi độc địa. Dân địa phương gọi loại lương thảo đó là cỏ của đời sống và sức khoẻ. (Theo tự điển của W. Williams, cho rằng tên Y dze được dịch từ Pearl barley from de coix; là một loại lúa mạch có hạt như ngọc trai. C̣n theo Ông Legrand de la Liraye th́ cắt nghĩa vấn đề này như sau: Người ta t́m thấy trong sử sách của Kouang Vou rằng Mă Viện đau bệnh v́ do phong thổ độc địa không thích hợp. Để chửa trị, Mă Viện đă ăn một lượng lớn Y dze, mà ta đă biết dưới một tên (Ấn Độ) là Nước Mắt của Job (larmes de Job). Loại này người An Nam gọi là bo bo. Khi Mă Viện trở về Tàu th́ có cho xe kéo chở theo một số lượng lớn. Nhưng tướng Mă Viện bị trách tội v́ không đem nó dâng lên cho nhà Vua. Ông phải chết v́ việc này và vợ ông không dám làm lễ an táng cho ông.)
Đi về khoảng 2 lư về phía Đông Nam của đền thờ người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi ấy có một trụ đồng tương tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân Mao, thuộc địa phận Khâm Châu (Kin tcheou), Canton (Quảng Đông). Trụ đồng cao khoảng 10 trượng và dày khoảng 10 phân. Từ xa màu sắc của đồng trụ giống như màu đá, v́ bao phủ bởi phân chim. Dân địa phương kể rằng người ta thường thấy những con chim thần đậu trên trụ đồng ...
Cùng đêm đó (20 tháng 3), Tsai tin lang ngừng bước tại pháo đài thứ 5 (5e batterie). Ngày xưa, vào thế kỷ thứ 18, người An Nam (triều nhà Lê ?) đă dựng lên 18 pháo đài, tương tự như dàn pháo thứ 5 này để chống lại quân Tây Sơn. Người ta có thể đứng từ dàn pháo này trông thấy dàn pháo kế; nhưng chúng đă không c̣n nữa, ngoài pháo đài thứ 3 và thứ 5.
Toàn vùng này đồi cao hoang vu bao phủ , đôi lúc một con đường ṃn vắng lặng cắt ngang qua. Khắp nơi xen lẫn bụi rậm gai góc là cỏ dại mọc cao đến 10 trượng. Đường đi lúc th́ gặp núi đá hiểm trở, lúc th́ gặp vực thẳm tối tăm . Không thấy một dấu vết con người; ngoài những đám cướp hung dữ lấy vùng này làm nơi ẩn trốn. Giữa các tảng đá hay phía dưới những vực sâu là nơi chướng khí tụ tập. Hơi nước độc địa tại các nơi đây không tan hết trong ngày. Mặc dầu là mùa xuân, cây cối trong rừng đều vàng vọt và khô héo. Các tảng đá rêu mốc phủ đầy. Tuy nhiên, hai bên bờ của con sông chảy qua vùng này th́ cây cối um tùm, rậm rạp. Trên sông có những con công đang bơi lội. Trên đường ṃn mà những con công t́m đến đây cây cối che phủ dày đặc, kín mít, không một tia nắng xuyên lọt qua. Rắn rết, ḅ cạp khắp nơi, chúng nhả chất độc ô nhiễm cả ḍng sông. Những người du hành đi qua vùng này đều mang theo hạt kê rang và lương thực. Họ uống nước sông nhưng với nhiều thận trọng. Nước này được nấu sôi với thân cây bo bo, dùng như là một loại thuốc ngừa bệnh, uống như nước trà. Đối với người không quen phong thổ, phương cách này lại càng cần thiết hơn.
Gần đến Lạng Sơn, đường chân trời bao bọc vô số chóp núi lô nhô và nhọn bén. Nh́n từ xa thấy chấp chởm hàng ngàn điểm đen.Tại đây rặng núi Pang che ling bao phủ trên một vùng khoảng 20 lư. Con đường ṃn xuyên qua đi rất khó nhọc; lúc th́ phải leo qua những đỉnh cao, lúc th́ phải đi đánh ṿng rất khổ sở. Ngày 21, Tsai tin lang đi đến Lạng Sơn vào lúc xế trưa. Viên quan trấn thủ Lạng Sơn, theo như thông lệ, gởi một sứ giả sang Quảng Tây để hỏi quan phủ Thái B́nh lúc nào th́ cho phép ông Tsai đi qua cửa ải. Sứ giả trở về Lạng Sơn ngày 31 tháng 3 mang tin rằng ông Tsai được phép qua cửa ải vào ngày 8 tháng 4. Trong lúc chờ đợi, ông Tsai thăm viếng vùng chung quanh Lạng Sơn và lên đường vào ngày 3 tháng 4.
Từ Lạng Sơn đến biên giới:
Ngày 3 tháng 4 sau khi qua sông, ông Tsai đi qua chợ Tsoi moi pou (có lẽ là Kỳ Lừa), thương buôn tại đây toàn là người Tàu từ Quảng Tây và Quảng Đông. Sau khi đi được 35 lư ông đến Văn Uyên Châu (Đồng Đăng). Ông lên đường lúc 8 giờ sáng. Đường đi là đường ṃn nhỏ, đi ṿng vo quanh núi. Im lặng và cô lập. Khắp nơi không thấy bóng dáng một người nào. Không nghe tiếng gà gáy cũng như tiếng chó sủa. Đi được 45 lư, ông Tsai đến Yo ai hay Nan Kouan (Nam Quan). Người An Nam gọi ải này là Io tsong ai. Cùng ngày, quan viên Tàu ở Tả Giang và vùng Ning ming tcheou gởi người đến cửa ải để đón Tsai tin lang ...
Từ Trấn Nam Quan đến phủ Nam Ninh, bến sông Tây Giang (Si kiang hay Nei si ho)
Ngày 8 tháng 4 Tsai tin lang vượt cửa biên giới phía Nam (tức Trấn Nam Quan). Sau khi qua khỏi nơi đây, người ta cũng ít thấy nhà cửa. Đường sá cũng khó đi như phía bên kia ải. Cũng toàn là núi non hiểm trở. Đi được 25 lư, ông Tsai ngừng chân ở một trạm nghỉ ngơi thuộc huyện Hia Che . Ông lên đường cùng ngày và đến Chang Che tcheou. Đoàn người theo hộ vệ ông là dân địa phương thuộc Quảng Tây, không được dân Tàu xem là người Hán.
Ngày hôm sau, 9 tháng 4, ông này đến Ning ming tcheou sau khi đi được 70 lư. Ông Tsai ở lại đây cho đến ngày 12 tháng 4. Ngày 12, khi đi được 40 lư, ông Tsai vượt qua một trái núi, trên đó có xây một công sự có ghi chữ: Fyn ming tsziong ling (?). Sau khi đi thêm được 4 hoặc 5 lư, ông qua đêm tại làng Van sioi.
Ngày 13, ông Tsai đến phủ Thái B́nh, sau khi đi được 35 lư từ Ning ming tcheou ....
Ghi nhận 2: Điểm đáng chú ư của đoạn văn trên đây là:
• Theo ông Tsai tin Lang th́ ải này có tên Việt, đọc theo lối Tàu là Yo Ai hay Io Tsong Ai.
• Theo cách tính của ông Tsai, khi biết được vận tốc trung b́nh người đi bộ và thời gian đi đường, khoảng cách Kỳ Lừa và châu Văn Uyên (Đồng Đăng) là 35 lư (14 Km). Từ Lạng Sơn đến cửa ải là 45 lư (18 Km). Sau khi qua cửa được 25 lư (10 Km) là một trạm nghỉ không biết tên, thuộc huyện Hia Che, và trong ngày th́ ông đến Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu).
-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 23, 2005.
• Cửa ải thuộc đất Tàu, có quân Tàu canh gác. Muốn qua cửa phải xin phép trước.Theo bản đồ phủ Thái B́nh (đính kèm) của các nhà truyền giáo Jésuites thiết lập năm 1718, dưới chiếu chỉ vua Khang Hi nhà Thanh năm 1708, th́ Hie Che là một châu chớ không phải huyện. Hia Che Tcheou (Hạ Thạch Châu ?).
Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí th́ Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu) cách biên giới An Nam, châu Vân Uyên là 30 lư (12 Km) về hướng Tây và 25 lư (10 Km) hướng Tây Bắc. Không có ghi chú về Hia Che Tcheou.
3/ Tài liệu 3: Đại Thanh Nhứt Thống Chí:
Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí quyển 365, tờ 17, ghi chú về châu Bằng Tường, trong mục các ải và các cửa biên giới thuộc châu này th́ Trấn Nam Quan ở về phía Tây Nam châu Bằng Tường (Ping siang tcheou), cách 45 lư. Người ta c̣n gọi nó là Đại Nam Quan. Đây là cửa chính của biên giới. Bên phải và bên trái cửa cổng là núi đá cao xuyên qua mây. Ở giữa các núi này người ta dựng lên cổng Nam Quan. Hai bên cổng là một bức tường xây chạy dọc lên núi, dài 1190 bộ (khoảng 377 mét). Cách cửa 30 lư là trạm Pha Luỹ Dịch. Tại trạm này người An Nam chuẩn bị đồ đạc triều cống để đưa sang Tàu.
Ngoài ải Nam Quan c̣n có các ải sau đây:
Pa k’eou ai: Ải này ở về phía Tây châu Bằng Tường, cách 8 lư. Có quân canh.
Kiuen tsouen ai: Ải này cách 20 lư về hướng Tây châu Bằng Tường. Có quân canh.
Ping kong ai: Ải này cách 25 lư về hướng Tây Bắc châu Bằng Tường. Có quân canh. (tờ 18)
Cũng theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí, khoảng cách biên giới An Nam với các châu thuộc phủ Thái B́nh được ghi nhận như sau:
Sse tcheou (Tử Châu): Biên giới An Nam cách 180 lư theo hướng Tây Nam và 100 lư theo hướng Đông Nam (quyển 365, tờ 4)
Sse ling tcheou (Tử Lăng Châu) : Biên giới An Nam cách 35 lư theo hướng Tây Nam và 50 lư theo hướng Đông Nam. (idem)
Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu) : Từ châu Sơn Thạch đến biên giới châu Vân Uyên là 30 lư về hướng Tây hay 25 lư theo hướng Tây Bắc. (tờ thứ 5)
Ning ming tcheou (Ninh Minh Châu): cách biên giới An Nam về phía Nam là 70 lư. Cách châu Vân Uyên , theo hướng Tây Nam, 150 lư. (tờ thứ 2).
Ping siang tcheou (Bằng Tường Châu): Từ châu Bằng Tường đến biên giới An Nam về hướng Tây là 20 lư, về hướng Nam là 30 lư. Từ đây cách châu Vân Uyên 12 lư theo hướng Đông Nam, cách 8 lư theo hướng Tây Nam. (tờ thứ 6)
Long tcheou hay Hia long se (Long Châu hay Hạ Long Tử). Biên giới An Nam cách 80 lư về hướng Tây hay 100 lư theo hướng Tây Bắc. (tờ 6)
Chang hia Tong tcheou (Sơn Hạ Đông Châu): Biên giới An Nam cách 22 lư về hướng Tây và 30 lư về hướng Tây Bắc. (tờ 6)
Ngan ping tcheou (An B́nh Châu) : Biên giới An Nam cách 60 lư về Tây. (tờ 2)
Ghi nhận 3: Điểm đáng chú ư đoạn này là:
• Hai bên cổng Nam Quan là núi đá, đỉnh cao xuyên qua mây.
• Cửa ải cách châu Bằng Tường bên Tàu 45 lư (18 Km) và cách Pha Luỹ Dịch của An Nam là 30 lư (12 Km).
• Cửa ải Nam Quan là cửa chính của biên giới. Có quân canh. Trong khoảng những năm 1884 cho tới 1895, quân số tại đây đóng trên 5 ngàn người.
4/ Tài liệu 4: “De Hanoi à la Frontière du Quang si” Từ Hà Nội đến Quảng Tây, của M. Aumotte, năm 1881.
Đồng Đăng cách cửa ải 2 cây số rưỡi. Nơi này bề ngoài cũng giống như Kỳ Lừa. Dân chúng phần lớn Tàu lai với thổ dân và sinh trưởng tại đây. Có nhiều tiệm bán lẻ (chạp phô); chỉ có 12 cửa hiệu buôn theo lối trao đổi (bông, dầu hồi, thuốc phiện, thuốc bắc)...
Từ Đồng Đăng đến biên giới con đường chỉ c̣n là một con đường ṃn nhỏ, đá lởm chởm, chạy quanh những ngọn đồi hầu như là trọc và không có người ở. Đi khỏi Đồng Đăng được 1O phút là không c̣n một bóng người. Con đường ṃn này mỗi lúc một hẹp và dẫn tới trước một cửa cổng có hai cánh bằng gỗ. Cửa được gắn với một bức tường làm bằng gạch nung, xây dài lên tới đỉnh đồi, có độ cao chừng 50 mét. H́nh thức của cổng và hai bức tường xây lên núi tạo thành như một “cuốn họng”. Đó là đường biên giới. Trên đỉnh đồi, bức tường chấm dứt và người ta có thể đi qua Quảng Tây không có trở ngại. Trên hai cánh của gỗ có vẽ rồng, phụng màu sắc rực rỡ.
Ghi nhận 4:
• Cửa ải cách Đồng Đăng 2 cây số rưỡi.
• Đường lên cửa ải là đường ṃn, mỗi ngày một hẹp , chung quanh không có người ở.
• Cửa ải làm bằng gỗ, có hai cánh, có vẽ rồng màu sắc rực rỡ. Hai bức tường làm bằng gạch nung xây (mur crénelé en briques) chạy dài lên đồi cao. Theo tác giả Aumoitte th́ bức tường là đường biên giới.
Ông Aumoitte có nhờ người vẽ lại một bức hoạ cổng Nam Quan (đính kèm)
5/ Tài liệu 5: Các tài liệu liên hệ đến việc phân giới Việt Trung và các biên bản phân giới của Công Ước Thiên Tân (1887).
Theo Dr Néis, một uỷ viên thuộc uỷ ban phân định biên giới Pháp (1886 1887), kể lại qua “Sur les frontières du Tonkin” – “Trên biên giới Bắc Việt” – đăng trong Le Tour Du Monde (1887) th́ “La Porte De Chine” , “Cổng Tàu”, được dựng trong một khe núi cạn. Các ngọn đồi có dốc đứng, chiều cao nhiều lắm 50 hoặc 60 mét, bọc quanh. Từ khi hoà b́nh th́ cổng được xây lại bằng đá đẽo (pièrre de taille) và cổng nầy được nối bằng một bức tường xây với các trại quân sự đóng chốt bao ṿng các ngọn đồi. Cũng trong tài liệu nầy, biên giới được thoả thuận là con suối nhỏ ở dưới đồi, cách cổng khoảng 150 mét.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng thực hiện trong chiến dịch 1893 1894 do ông Galliéni làm chủ tịch, cột mốc phân giới Việt Trung tại vùng Nam Quan được cắm ở trên con đường từ cửa ải về Đồng Đăng, cách cổng 100 thước. Điều đáng chú ư là việc phân giới vùng Quảng Tây gặp rất nhiều khó khăn. Vùng này ngoài lần phân định biên giới do ông St Chaffray vào năm 1886 từ ải Chí Mă tới ải B́nh Nhi, th́ trải qua thêm hai lần phân giới, lần lượt do các ông Frandin (1891 1892), Servière (1892 1893) va Galliéni (1893 1894) làm chủ tịch uỷ ban.
6/ Tài liệu 6: “Rapport Général sur la Campagne 1890 1891 de la Commission d’Abornement des Frontière Sino Annamites”
Bản tường tŕnh tổng quát về công tác 1890 1891 của uỷ ban Phân Giới trên đường biên giới Trung Việt (Chủ Tịch là Ông Frandin) và bản đồ “Itinéraire de B́nh Nhi à Long Châu par le Sông Ḱ Cùng et de Long Châu à Nam Quan par la route Mandarine” , “Lộ tŕnh B́nh Nhi đến Long Châu theo sông Ḱ Cùng và lộ tŕnh Long Châu đến Nam Quan theo đường quan lại”, của Đại Uư Chapès Trưởng Pḥng Địa H́nh, năm 1894. H́nh đính kèm.
(Công tác 1890 1891 của uỷ ban phân giới nhằm vẽ hoạ đồ trên thực địa (đồ tuyến) và cắm mốc biên giới vùng Quảng Tây. Tuy nhiên công tác cắm mốc không thành tựu v́ có những tranh chấp về lănh thổ. Phải đợi đến chiến dịch năm 1893 1894 do ông Galliéni làm chủ tịch công việc mới hoàn tất.)
Ngày 17 tháng 2 năm 1891, ông chủ tịch Frandin từ Hà Nội đến Lạng Sơn; ông lên Nam Quan vào ngày 18. Chủ tịch uỷ ban Trung Hoa là ông Siang mời phái đoàn Pháp đến Long Châu.
Phái đoàn Pháp lên đường lúc 7 giờ sáng ngày 20 tháng 2 theo ngả cổng Nam Quan.
8 giờ 30 phái đoàn đến Quan Thiên Ải, đây là một trại quân sự do ông tướng Mă chỉ huy. Tại đây tướng Mă mời phái đoàn ở lại ăn trưa.
Trại quân ở trong một vùng hẹp của thung lũng, có rất nhiều công sự chiến đấu được xây ngang để bảo vệ lối vào, nhưng những đồn này không mấy quan trọng, chúng chỉ có khả năng pḥng thủ.
Đến 10 giờ 30 phái đoàn lên đường. 3 giờ sau phái đoàn đến làng Tuong Thun; tại đây đă có hai chiếc ghe của quân đội do nhà chức trách Tàu gởi tới để đón phái đoàn về Long Châu.
Sáng ngày 21 phái đoàn xuống ghe lúc 8 giờ.
Sông Ḱ Cùng vào mùa khô rất khó lưu thông v́ có nhiều chỗ nước chảy mạnh.
Thung lũng rất hẹp, có rất nhiều đỉnh núi đá cao ngất bao quanh. Trên các đỉnh núi được xây dựng những công sự và các công sự này được nối lại với nhau bàng một bức tường pḥng thủ.
Nhưng người ta có thể đi qua chân các công sự này mà không gặp nguy hiểm v́ góc chết lớn quá, từ trên không nh́n thấy hết bên dưới. Mặt khác, người ta nhận thấy một cách tổng quát, quân Tàu luôn luôn lo lắng để xây những công sự trên những đỉnh núi cao để kiểm soát hoàn toàn các thung lũng chính và bỏ lơ việc ở gần bên.
Đến 3 giờ cùng ngày phái đoàn đến Long Châu...
Từ Tuong Thun một đoàn bảo vệ dẫn ngựa của phái đoàn bằng đường bộ đến Long Châu (5 giờ đi bộ). Trong khi đi ghe th́ mất 7 giờ. Đồ tiếp tế của phái đoàn được phu khuân vác đến Long Châu không gặp khó khăn. Phu khuân vác mất 2 ngày đường và họ ngủ tại Pixiang (Bằng Tường).
Đường về th́ Commandant Tanne (cũng là người viết bản tường tŕnh) đi riêng về Lạng Sơn. Ông Frandin đi thuyền ngược sông Ḱ Cùng về B́nh Nhi.
Rời Long Châu vào lúc 11 giờ ngày 25 bằng một chiếc thuyền nhỏ. Phải ngủ đêm trên đường và đến Tuong Thun lúc 10 giờ sáng ngày 26. Phải mất 12 giờ để đi thuyền ngược ḍng nước. Lúc 1 giờ cùng ngày th́ đến Pixiang (Bằng Tường), đi bằng đường bộ và ngủ đêm tại đây trong một ngôi chùa.
Lên đường ngày 27 vào buổi sáng và đến Nam Quan 11 giờ sáng.
Ghi nhận 6 :
- Đường từ cửa ải đến Long Châu có nhiều chốt điểm quân sự được xây dựng. Những công sự này nghiêng về pḥng thủ.
- “La route Mandarine”, con đường mà sứ thần nước ta đem đồ triều cống sang Tàu chỉ là một con đường ṃn rất khó đi và có rất ít người qua lại.
- Trên bản đồ vùng Nam Quan, vừa rời khỏi Đồng Đăng, phía tay trái là núi đá cao. Và như ta biết, núi đá vùng này, từ Thất Khê, Đồng Đăng cho tới qua khỏi ải Nam Quan đều là đá vôi, đỉnh nhọn lởm chởm, tương tự như các đảo vùng Hạ Long.
7/ Kết luận: Từ các dữ kiện trên ta có thể kết luận rằng:
- Có thể ải Nam Quan đă mang một tên Việt. Theo ông Tsai tin lang th́ tên đó là Yo Ai hay Io Tsong Ai . Tài liệu này không chua thêm tiếng Tàu nên không tra được chính xác là tên ǵ. Có thể Yo Ai là cách đọc tiếng Tàu của ải Rô, là nơi cắm cột mốc số 23, ở về hướng Bắc Đông Bắc của ải Nam Quan, cách đây 5 cột mốc (cột mốc Nam Quan mang số 18). Nếu vậy th́ ông Tsai có thể đă sai lầm trong cái tên Yo Ai. Nhưng Io Tsong Ai th́ sao ? Io cũng phát âm tương tự như Yo. Tsong có thể đọc là “Tống”. Quí vị sử gia nghĩ ǵ ?
- Ải Nam Quan khó có thể mang tên là ải Pha Luỹ. Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí th́ Pha Luỹ Dịch cách ải Nam Quan là 30 lư, tức 12 Km (1 lư = 400 m). Theo lộ tŕnh đă thiết lập do nhà Nguyên, nhuận sắc năm 1579, th́ từ Nam Quan trước khi đến Pha Luỹ Dịch th́ phải qua châu Văn Uyên (Đồng Đăng). So sánh khoảng cách tương đối Pha Luỹ và Kỳ Lừa theo các tài liệu trên, rất có thể Pha Luỹ là tên cũ của Kỳ Lừa. Trong một số bài viết gởi lên Net đầu năm 2002 và trong một bài viết góp ư cùng GS Trần Huy Bích, tức nhà biên khảo Từ Mai, về các vấn đề biên giới và bài này có đăng trên các báo vào tháng 8 năm 2002, người viết đă đưa ra một giả thuyết về cái tên của ải Nam Quan. Sau khi tham khảo quyển Việt Sử Toàn Thư (Từ Thượng Cổ Đến Hiện Đại) của tác giả Phạm Văn Sơn (nxb Dainamco, P.O. 4279 Glendale, CA 91201 – USA), người viết đă cho rằng ải Nam Quan có thể mang tên là ải Pha Luỹ. Có nhiều yếu tố cho thấy việc này sai. Đọc lại tài liệu của Tsai tin lang ta thấy rằng, đoạn đường khó khăn nhất là đoạn đường trước khi đến Lạng Sơn, sau đó là đoạn Quỉ Môn Quan, cuối cùng là đoạn ải Nam Quan. Có thể ải Pha Luỹ mà sử gia Phạm Văn Sơn đề cập là ở chung quanh, gần vùng Lạng Sơn và không phải là ải Nam Quan.
- Theo bản đồ lộ tŕnh Nam Quan – Bằng Tường Long Châu và các tài liệu trên đây, ta có thể ước lượng được độ dài phỏng chừng của ải Nam Quan. Vừa ra khỏi Đồng Đăng , con đường dẫn về Nam Quan phía bên trái là núi đá vôi cao ngất, phía bên phải là đồi chập chùng. Đương nhiên, nếu quan niệm về “ải” của tác giả ở những ḍng mở đầu là đúng, th́ ải Nam Quan bắt đầu vừa khi ra khỏi Đồng Đăng. Ải chấm dứt, cũng theo bản đồ này, là nơi chấm dứt núi đá vôi phía trái. Đó là Bố Sa (không phải cửa ải Bố sa ), gần Quang Thiên Ải. Tức là chiều dài của ải ước lượng là từ 5 đến 6 cây số (từ Đồng Đăng lên cửa Nam Quan là 2,5 Km). Cổng Nam Quan được xây ở giữa ải.
- Ta thấy cách mô tả cổng Nam Quan trong Đại Thanh Nhứt Thống Chí phù hợp với h́nh vẽ cổng Nam Quan của ông Aumotte: Hai bên cổng là núi đá cao ngất. Trên bản đồ 1894, ta thấy nơi xây cổng Nam Quan bên trái có núi đá (màu nâu đậm) nhưng bên phải th́ không. H́nh vẽ của ông Aumotte vào năm 1881 cũng như sự mô tả của Đại Thanh Nhứt Thống Chí về cổng Nam Quan là lúc cổng này chưa bị tướng Négrier giật sập (năm 1884). Ta có thể cho rằng ĐTNTC viết sai, hoặc ông Aumotte vẽ sai, nhưng không thể hai tài liệu một lúc cùng sai. Cổng hiện có trên bản đồ chỉ có thể được xây lại vào các năm 1884,1885,1886. Các bức h́nh hay các carte postale có h́nh cổng Nam Quan c̣n giữ được đều cho thấy phía tay phải của cổng là đồi đất mà không phải là núi đá. Tai sao? Câu trả lời sẽ là một nghi vấn, đúng ra, là một giả thuyết: có thể khi xây cổng lại, cổng mới không c̣n ở vị trí cũ. Ta khó có thể dựa vào khoảng cách đưa ra để khẳng định về một vị trí tuyệt đối của cổng Nam Quan. V́ cách đo không chính xác. Nhưng nội dung của sử liệu ĐTNTC và bức h́nh vẽ cổng Nam Quan cho phép ta có một nghi vấn hay đặt ra một giả thuyết. Vấn đề là nếu vậy th́ cổng cũ ở chỗ nào? Câu trả lời ở trên thực địa và trong văn khố Quảng Tây. Có nghĩa là ta đi ḍ t́m trên đoạn đường từ châu Bằng Tường đến Nam Quan, đoạn nào hai bên đường là núi đá, nơi đó có khả năng là vị trí cổng Nam Quan cũ. Tuy vậy, ta cũng có thể ḍ trên các bản đồ vùng Nam Quan để nhận thấy nơi nào hai bên đường đều là núi đá, tức được vẽ bằng màu nâu đậm. Trên bản đồ đính kèm, nơi mà hai bên đường có núi đá là kề cận Bố sa, là nơi cửa vào ải. Giả thuyết này hợp lư hơn, nếu ải Nam Quan có chiều dài như trên là 5 hoặc 6 Km, th́ “cửa ải” phải là nơi bắt đầu vào ải. V́ thế, rất có thể cổng này đă bị Tàu dời vế phía Nam khi vừa bị giật sập. V́ nhu cầu pḥng phủ mà họ phải dời cổng này đi. Ta có thể kiểm chứng hay phủ nhận giả thuyết này qua các tài liệu hiện tồn trữ trong văn khố Quảng Tây (nếu Tàu có tồn trữ). Vấn đề là ai có thể làm việc này trong t́nh trạng hiện nay ?
- Nếu quan niệm về “ải” của tác giả ghi ở phần nhập đề bài này sai, có nghĩa là ải Nam Quan cũng là cổng Nam Quan, th́ rất tiếc, ải ấy thuộc Tàu. Ta sẽ không t́m ra một tài liệu nào nói ngược lại.
Tài liệu tham khảo:
Histoire Des Relations De La Chine avec l’Annam Vietnam du XVI e au XIX e Siècle – Après des Documents Chinois Lịch Sử Quan Hệ Trung Việt từ Thế Kỷ XVI đến Thế Kỷ thứ XIX – Viết theo tài liệu Trung Hoa. Tác giả G. Devéria, Paris Ernest Leroux 1880.
La Frontière Sino Annamite – Biên giới Hoa Việt, của tác giả Devéria, Paris Ernest Leroux, 1886.
Le Tour Du Monde 1887
Tài liệu phân giới Việt Trung 1886-1897
Trương Nhân Tuấn
(Pháp Quốc)
-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 23, 2005.
http://conghambannuoc.tripod.com
-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 23, 2005.