Nạn Kỳ Thị Của Bắc Cộnggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Nạn Kỳ Thị Của Bắc Cộng Vạng Lộc
Trước khi miền Nam bị chiếm cứ, do tuyên truyền nhồi sọ, dân miền Bắc cứ tưởng đồng bào của mình ở trong Nam bị bọn đế quốc bóc lột, nghèo xơ nghèo xác đến độ không có bát chén để ăn cơm. Đến khi không thể tiếp tục bưng bít kiểu lấy thúng úp voi nữa, người dân miền Bắc nhận ra tình trạng thực tế hoàn toàn trái ngược, miền Nam phồn thịnh hơn hẳn miền Bắc, mức sống nhân dân miền Nam vượt trội hẳn mức sống đồng bào miền Bắc, ai cũng mong muốn được "xuất ngoại" vào Nam để viếng thăm hay sinh cơ lập nghiệp.
Nhưng chuyện đâu có dễ dàng như tuyên truyền hay mơ tưởng một cách ngây thơ "khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm ... tôi sẽ đi không ngừng, Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam, tôi đi chung cuộc mừng, và mong sẽ quên chuyện non nước mình ...", sơ khởi chỉ có những thành phần đáng tin cậy hay tưởng thưởng công lao mới được phép vào Nam, dĩ nhiên trong số đó có đám con ông cháu cha, chúng lũ lượt kéo vào miền Nam để tha hồ vơ vét một cách tự nhiên đến độ dân chúng miền Nam tưởng đó là đặc tính của dân miền Bắc: 97; liễu rồi, người dân bình thường nào cũng nhận thấy, họ hiện diện trong mọi cơ quan, ngành nghề, từ thành thị tới tận thôn quê, từ đồng bằng đến cao nguyên trong các vai trò then chốt và quyết định, thậm chí họ còn "mang hia đội mão" đại diện cả nhân dân một số vùng "thâm sơn cùng cốc", nói theo danh từ hiện nay là "vùng sâu, vùng xa", những nơi mà chắc không mấy khi họ đặt chân tới như một số chức sắc quan trọng liệt kê dưới đây:
- Bộ trưởng y tế Đỗ Nguyên Phương gốc Hà Nội, đại diện cho dân Đồng Xoài, Bù Đăng (Bình Phước)
- Bộ trưởng nông nghiệp Lê Huy Ngọ, người Hà Nội đại biểu đồng bào thiểu số cao nguyên Krông Bông, Krông Pắc (Darlac)
- Bộ trưởng tư pháp Uông Chu Lưu, gốc Hà Tĩnh, vào tận Sóc Trăng ứng cử
- Tổng thanh tra nhà nước Tạ Hữu Thanh, gốc Phú Thọ đại diện cho dân Mang Thít, Vũng Liêm (Vĩnh Long)
- Tổng giám đốc kho bạc Đặng Văn Thanh, gốc Hà Nam đại biểu quốc hội huyện Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ)
- Vụ trưởng bộ Lao động Đặng Như Lợi, gốc Hà Tĩnh, thường trú ở Hà Nội lại đắc cử ở Đầm Dơi (Cà Mau)
- bà Đại sứ ở Bỉ Tôn Nữ Thị Ninh, gốc Huế đang sống ở ngoại quốc lại đại diện cho dân quê vùng Xuyên Mộc, Long Đức (Bà Rịa)
- Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị xây dựng sông Đà, gốc Hà Nội thay mặt dân thiểu số Chư Prông, Chư Sê (Pleiku)
- Lê Quang Bình, gốc Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh quốc hội đại biểu cho đồng bào thiểu số Đắk Tô, Đắk Glei (Kontum), ...
Trên đây không phải là một số trường hợp đơn lẻ, nếu kiểm điểm toàn bộ thành phần 498 đại biểu quốc hội gồm 240 đại biểu cho dân miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) và 258 thuộc các tỉnh từ Quảng Trị trở vào: có 55 nhân vật gốc Bắc đắc cử ở miền Nam, chiếm tỷ lệ 21 % (55/258) trong khi chỉ có 4 nhân vật gốc Nam (*) đắc cử ở miền Bắc, chiếm tỷ lệ 2 % (4/240).
Riêng 2 thành phố lớn tiêu biểu cho 2 miền, Sài Gòn có 6 đại biểu gốc Bắc trên tổng số 26, chiếm tỷ lệ 23 % trong khi Hà Nội chỉ có 1 đại biểu gốc Nam trên tổng số 21. Đặc biệt mức độ xâm nhập Bắc cộng rất cao ở một số tỉnh miền Nam, tỷ lệ cao nhứt là 50 % ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Kontum, kế đến Darlac (40 %), Lâm Đồng (38 %), Cà Mau (29 %), Đồng Tháp và Tiền Giang (22 %).
Nhìn qua số Ủy viên trung ương đảng trong Quốc hội, trong số 86 ứng cử viên đều đắc cử có 59 Bắc cộng, chiếm tỷ lệ 68 % (59/86), nếu tạm coi đó cũng là tỷ lệ chung cho tổng số 150 Ủy viên trung ương thì rõ ràng Nam cộng bị Bắc cộng lấn át hẳn, nói cách khác là thành phần Nam cộng không đáng tin cậy.
Nạn kỳ thị Bắc Nam lại càng thể hiện rõ hơn nữa trong thành phần chính phủ, kể từ hàng Bộ trưởng trở lên gồm 30 người, trong số 25 người kiểm chứng được gốc gác có 19 người miền Bắc, 6 người miền Nam, Bắc cộng chiếm 76 % (19/25). Cũng trong thành phần nội các này, có 23 người là đại biểu quốc hội gồm 17 Bắc và 6 Nam, không có Bộ trưởng Nam nào ứng cử ở miền Bắc trong khi có 8 Bộ trưởng Bắc đắc cử ở miền Nam, họ xâm nhập vào tận các tỉnh xa xôi như Darlac (Lê Huy Ngọ), Bình Phước (Đỗ Nguyên Phương), Sóc Trăng (Uông Chu Lưu), Đồng Tháp (Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà).
Những dữ kiện trên xác minh một thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì guồng máy tuyên truyền thường rêu rao là phân phối đồng đều quyền hạn lãnh đạo đất nước cho Việt cộng thuộc ba miền Nam Trung Bắc, kỳ thật Bắc cộng đã lấn át Nam cộng, các quyền hành phân chia chỉ có tính cách biểu kiến để lòa mắt thiên hạ, để xoa dịu tánh tự ái hão của những tên Nam cộng "mất gia phả".
Có lẽ một thiểu số chịu hết nổi nguy cơ này nên cố ngo ngoe như nhóm Câu lạc bộ kháng chiến miền Nam hay tiết lộ một vài tin mật như thành phố Sài Gòn bị chèn ép, không được tự do phát triển như mong muốn là do tỷ phần đóng góp quá cao cho trung ương.
Hiện thì Bắc cộng đã nắm thực quyền chính trị, về mặt kinh tế thì nhân dân miền Nam còn được phần nào nới lỏng, nhưng thử hỏi ân huệ này kéo dài bao lâu nữa? Biết bao gương tày liếp còn sờ sờ đó:
- thuở trốn chui trốn nhũi ở hang Cốc Bó (xóm Pác Bó, Cao Bằng), nhờ dân tộc thiểu số chở che thì Hồ Chí Minh hứa cho họ hưởng qui chế vùng tự trị,
- muốn móc túi tiền của dân thì phát động "tuần lễ vàng" (1945) kêu gọi các nhà giàu có đóng góp,
- lúc cần ve vuốt giới nông dân thì tung ra chính sách "cải cách ruộng đất, người cày có ruộng",
- để lừa mị thiên hạ thì tự tuyên bố giải tán đảng Cộng sản (1945),
- khi cần được toàn dân ủng hộ thì Hồ Chí Minh mời mọi đảng phái gia nhập Chính phủ liên hiệp (1946),
- muốn xâm chiếm miền Nam thì dựng lên các bình phong Mặt trận giải phóng miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam với các con rối Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, ..., tạo ra thành phần thứ ba, ...
Trăm lần như một, một khi gom trọn quyền hành thì Bắc cộng trở lại nguyên hình là phường "ăn cháo đái bát".
Với đà xâm thực này thì vài ba nhiệm kỳ quốc hội nữa, Bắc cộng sẽ đại diện cho toàn miền Nam, lần hồi dân miền Nam sẽ làm tôi mọi cho đám tư bản đỏ Bắc cộng chẳng khác nào dân mộ phu các đồn điền Cờ Đỏ, Lộc Ninh, Hớn Quản của mấy chủ nhân ông da trắng thời thực dân, xin nhớ là đồng bào miền Bắc chẳng hưởng lợi lộc gì mấy trong cuộc xâm thực này mà chỉ có các quan lại miền Bắc cùng thân bằng quyến thuộc của họ hưởng gần như trọn gói.
Trước quốc nạn nầy, xin đừng chờ đến lúc hết chịu đựng nổi mới chống đối để mang tiếng kỳ thị Bắc Nam, hoặc giả là sẽ đi đến tình trạng dân tộc phân ly vô phương hàn gắn. Thời gian là kẻ thù thâm độc, nếu không phản ứng kịp thời thì dân miền Nam sẽ không kịp hối.
Phải chăng đã đến lúc đất nước cần một quy chế mới như hình thức "bang liên", mọi miền đều có quyền quản trị nội bộ một cách rộng rãi, chấm dứt tình trạng xâm thực kỳ thị hiện nay.
Đây là một nan đề cần được các bậc thức giả quan tâm.
Vạng Lộc, 9-2002
-------------------------
(*) chỉ có 4 trường hợp được ghi nhận là:
( Họ tên Chức vụ- Sinh quán- Trú quán - Đắc cử tại)
-Tôn Thất Bách, Hiệu trưởng Đại học y khoa Hà Nội Huế- Hà Nội -Hà Nội
-Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban bảo vệ chính trị Trung Ương- Đà Nẳng-Đà Nẳng- Hà Tây
-Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc công ty điện lực- Đà Nẳng -Hà Nội -Sơn La
-Trần Đức Lương, Chủ tịch nước- Quảng Ngãi- Hà Nội- Hải Phòng
-- (Viet Nhan @ Filsons.Net), February 22, 2005