VẤN ĐỂ VIỆT NAMgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
VẤN ĐỂ VIỆT NAM Cựu Tù Vấn đề Việt Nam thật là một vấn đề trọng đại, không thể nói một ai có thể quả quyết ḿnh đúng hay sai. Nhưng v́ đó là một vấn đề, như một cục đá đang đè nặng tâm tư từng người Việt, trong cũng như ngoài nước, nên chi mọi người trong chúng ta không dễ vứt bỏ đi được. Tuy người viết bài này chưa đủ tŕnh độ để giải quyết nó, nhưng cũng muốn nói ra những ǵ ḿnh nghĩ, hay là chỉ muốn vất đi tảng đá nặng nề đang làm chúng ta mất ăn mất ngủ.
Chiến tranh tại Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Tại sao sau khi Hiệp Định Geneva được kư kết hồi 1954, cả triệu người miền Bắc di chuyển vào Nam khi đất nước chia đôi? Tại sao phải đảo chính Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để mở đường cho quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam? Tại sao Hiệp Định Paris được kư kết, và tại sao Kissinger và Lê Đức Thọ được giải Nobel Ḥa B́nh? Tại sao những kẻ chiến bại sau 30-4-1975 phải vào tù? Tại sao có chương tŕnh HO? Và ai mới thật sự thương yêu nhân dân Việt Nam?
Đó là những vấn đề mà chúng ta nên b́nh tâm suy nghĩ và phải nắm cho được một giải đáp cho từng vấn đề. Được như vậy, chúng ta đỡ thắc mắc khi bước lên một bước nữa trong tiến tŕnh phát triển đất nước thân yêu của chúng ta.
Chiến tranh Việt Nam bắt nguồn từ đâu?
Chiến tranh Việt Nam là một va chạm mạnh giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản.
Ngay sau Thế Chiến Thứ II, Mỹ đă thấy được Liên Sô mở rộng ảnh hưởng của ḿnh khi chiếm được vùng Đông Âu rộng lớn. Mỹ đă khuyên Anh và Pháp trả lại độc lập cho các thuộc địa và nâng đỡ các tân quốc gia phát triển, giàu mạnh, để giữ các tân quốc gia đó nằm trong ảnh hưởng của khối Tự Do, thay v́ để họ lọt vào ảnh hưởng cộng sản. Chính Hồ Chí Minh là người mà đảng cộng sản quốc tế đă trao nhiệm vụ mở đường tấn công vào Thế Giới Thứ Ba theo phong trào “giải phóng dân tộc”, để thu thập các nước cựu thuộc địa vào phe cộng sản.
Cộng sản nhanh chóng bành trướng sang Trung Quốc để vào năm 1949, Mao Trạch Đông lănh đạo đất nước đông dân nhất thế giới theo chủ nghĩa vô gia đ́nh, vô tôn giáo, vô tổ quốc.
Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953 chận đứng sự bành trướng của cộng sản ở vĩ tuyến 38. Tại Việt Nam, Pháp đă bại trận Điện Biên Phủ đưa đến Hiệp Định Geneva năm 1954, chia hai đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, miền Bắc nằm trong sự kềm kẹp của cộng sản, miền Nam nằm trong ảnh hưởng của thế giới Tự Do.
Tóm lại, đất nước chúng ta bất hạnh. Tuy cùng một dân tộc, đều tha thiết có được độc lập sau bao nhiêu năm chống ngoại xâm, khi có độc lập rồi th́ một bên theo phe này, một bên theo phe đối lập. Và từ đó, bên nào cũng trở thành tiền đồn của phe ḿnh. Và từ đó, bên nào cũng có quyết tâm thống nhất đất nước, giải phóng trọn vẹn cho quê hương. Và từ đó, bên nào cũng từ từ đi vào con đường bị ngoại bang chi phối để thực hiện mộng thống nhất đất nước của ḿnh.
Miền Bắc th́ củng cố lực lượng, đặt chương tŕnh khuấy rối, lũng đoạn, tấn công thẳng bằng quân sự vào miền Nam với hậu thuẫn mạnh mẽ của Liên Sô và Trung Cộng.
Trái lại, miền Nam chủ trương ḥa b́nh, xây dựng nền độc lập thực sự trên căn bản dân chủ, dân giàu nước mạnh, và hy vọng dân chúng cả nước thấy được sự sung túc, ḥa b́nh, dân chủ của lối sống miền Nam mà noi theo. V́ thế, miền Nam luôn luôn trong thế thụ động về quân sự, chỉ có bảo vệ miền Nam tự do trước sự xâm lược hung hảng của miền Bắc.
Và cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, tạo ra một cuộc di tản bỏ nước ra đi khổng lồ của nhân dân miền Nam, tạo ra một cảnh tang thương cho nhiều gia đ́nh vào tù “cải tạo”, đi vùng kinh tế mới. Măi cho đến bây giờ, nhà cầm quyền cộng sản vẫn không thấy được ḷng dân nên luôn luôn chủ trương hà khắc với dân, đặc biệt với các giáo dân, chụp mũ những ai không theo đảng hay có ư kiến khác lại với đảng là phản động để duy tŕ cường quyền độc tôn của đảng cộng sản.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005
Tóm lại, chiến tranh tại Việt Nam chỉ là một sự va chạm mạnh của hai thế lực lớn thế giới, một bên là Tư Bản, một bên là Cộng Sản, và người dân Việt Nam ở hai bên đều bị ngoại bang chi phối trầm trọng. Cộng sản đă thắng trong chiến tranh này cũng là do một sự dàn xếp của quốc tế.Tại sao có cả triệu người dân miền Bắc di tản vào Nam sau Hiệp Định Geneva?
Ngay vào năm 1945, khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập cho Việt Nam, nhân dân miền Bắc đă phải chịu những cảnh tàn sát khủng khiếp trong chương tŕnh đấu tố. Địa chủ, tư sản, giáo dân đều là có tội với đất nước. Rồi các tuần lễ vàng lễ bạc đă vơ vét cạn túi người dân. Người dân đă có những kinh nghiệm đau thương đó, cho nên khi cộng sản chiếm được quyền cai trị trọn vẹn miền Bắc th́ cả triệu người phải bỏ nước ra đi. Bỏ nước ra đi t́m tự do. Bỏ nước ra đi v́ họ muốn sống như trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống”, sống theo mộng ước của ḿnh, chứ không phải sống v́ đảng cho phép sống.
Ở miền Nam, sau khi Hiệp Định Paris được kư kết, những người dứt khoát bỏ nước ra đi một lần nữa là thành phần đă bỏ nước miền Bắc ra đi vào Nam hồi 1954. V́ những người đó đă hiểu được không thể sống chung với cộng sản. Thậm chí khi c̣n trong tù, chúng tôi c̣n được nghe chính quyền cộng sản sau 1975 đă phân tích các thành phần phản động theo thứ tự như sau:”Nhất kết, nh́ cư, tam tôn, tứ ngụy”.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
“Nhất kết” là những người đă từng tập kết ra Bắc sau 1954. Thành phần này đă từng bị cấp lănh đạo của họ dằn dật cho nhừ tử khi họ ra Bắc để họ xác định được sự phục tùng tuyệt đối của chính đảng viên miền Bắc.Khi tung họ vào Nam để tạo thế “miền Nam nổi dậy” th́ họ đă lập công ở miền Nam. Nay th́ chuyện đă thành, những người miền Nam tập kết ra Bắc trước kia là thành phần trước tiên phải được đưa vào trại cải tạo để họ không c̣n tranh dành quyền lực hay kể công của họ khi đă chiến thắng. Các vị trí quan trọng ở miền Nam đều do cán bộ miền Bắc chính cống đưa vào chỉ huy. V́ thế có người đă bảo, “miền Bắc xăm lược và cai trị miền Nam” th́ chẳng có ǵ sai cả.
“Nh́ cư” là đồng bào từng di cư từ Bắc vào Nam hồi 1954. Thành phần này đă không sống được với cộng sản nên phải một lần bỏ nước ra đi. Nếu sau 1975, thành phần này c̣n ở lại đây mà không di tản ra nước ngoài, th́ cộng sản cho rằng họ là những người nằm vùng do CIA cài lại để sau này tổ chức phản động. Đó là ư nghĩ “suy bụng ta ra bụng người của họ”.
V́ vậy, đồng bào di cư 54 được coi như đối tượng kềm kẹp ưu tiên hai.
“Tam tôn” là thành phần tôn giáo. Có tôn giáo là trái với chủ thuyết vô thần, dứt khoát phải đề cao cảnh giác. Họ cho rằng Công Giáo là thành phần có tổ chức qui cũ nhất nên sẽ được chú ư triệt để nhất. Kế đó là Phật Giáo Ḥa Hảo v́ cộng sản đă tàn sát họ trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Long Xuyên là một tỉnh hoàn toàn không có cộng sản trong kế hoạch b́nh định của VNCH. Về Long Xuyên trong kế hoạch kiểm tra b́nh định, chúng ta có thể mặc quân phục, lội bô trong các đường làng xă mà không ngại VC phục kích. Những giáo dân Ḥa Hảo đă từng chặt ngón tay ăn thề không đội trời chung với cộng sản.
V́ những lư do trên, cộng sản không thể nào cho tự do tôn giáo, v́ chúng sợ tôn giáo lănh đạo tinh thần giáo dân mà chúng không làm sao kiểm soát được.
Nay th́ chúng ta đă biết cộng sản thành lập các giáo hội quốc doanh là nhằm mục đích ǵ rồi.
“Tứ nguỵ” là các quân dân cán chính của chính phủ VNCH trước kia. Chúng ta chỉ được xếp vào hàng thứ tư mà thôi, v́ cộng sản cho rằng chúng ta chỉ là tay sai, ai bảo ǵ làm đó, giống như trong tổ chức quân đội của miền Bắc trước kia, chính ủy mới quan trọng, c̣n cấp chỉ huy điều quân chỉ là tay sai của đảng mà thôi.
Dài ḍng kể lễ để các bạn hiểu được thành phần di cư 54 là thành phần cộng sản ngại vào hàng thứ nh́. Tất nhiên thành phần này, tuy rất sợ sống chung với cộng sản, nhưng ai cũng có bà con ruột thịt c̣n lại miền Bắc sau 1954. Cũng có nhiều quân nhân cũ trong số chúng ta cũng đă phải di chuyển theo đơn vị vào Nam mà gia đ́nh vẫn c̣n kẹt ngoài Bắc. Sau 1975, có nhiều gia đ́nh đoàn tụ, ai cũng lo cho nhau. Người miền Bắc vào Nam, mang theo vài cái áo lót hiệu Đồng Xuân để làm quà khi gặp lại gia đ́nh, tưởng đâu ở Nam nghèo khó khổ sở hơn ḿnh v́ nhân dân bị bóc lột. Nhưng khi họ gặp lại nhau th́ thêm ngỡ ngàng v́ chính dân miền Nam cưu mang họ, cho họ ăn ở không mất tiền, hy vọng được họ che chở. Có người c̣n chửi mắng bọn cháu sao không chịu nhanh chân ra nước ngoài mà sống, ở lại thế nào cũng bị “cải tạo” mọt gông.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
Khi ở tù tại Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, được tiếp xúc với dân dịa phương bị chỉ định cư trú từ 1954 đến nay, họ than rằng:”Cứ ngỡ các anh ra Bắc giải phóng chúng tôi, ai ngờ!” Tóm lại, ai đă từng sống trong chế độ cộng sản sau 1945 đều hiểu được không thể sống chung với quỷ đỏ. Bỏ của ra đi là điều tất nhiên. Cây cột đèn nếu biết đi th́ cũng đă đi rồi, huống hồ là con người.V́ thế, cả triệu đồng bào chúng ta đă rời bỏ miền Bắc sau Hiệp Định Geneva 1954.
Tại sao phải đảo chính Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm...?
Dưới thời Tổng Thống Mỹ J.F. Kennedy, vụ Vịnh Con Heo đă làm cho cả nước Mỹ sửng sốt nâng cao t́nh trạng nguy cập lên mức độ cao, v́ hỏa tiển tầm trung của Liên Sô đă bố trí sẵn sàng ở Cuba, chỉa vào đất Mỹ. Lúc đó, Mỹ chưa có khả năng ABM, nghĩa là hỏa tiển chống hỏa tiển. Sau vụ này, t́nh h́nh Lào nguy cập, và theo Ngoại Trưởng Foster Dulles, với thuyết domino của ông, Mỹ phải dùng mọi cách để chặn đứng đà bành trướng của khối cộng trong vùng Đông Nam Á Châu.
Theo Mỹ, phải đưa đại quân vào Việt Nam thay v́ viện trợ cho Việt Nam về mọi mặt, kinh tế như quân sự, v́ họ cho rằng không đạt kết quả mong muốn. Trái lại, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm khẳng định rằng, nếu đưa quân Mỹ vào Việt Nam th́ chính nghĩa chống cộng của miền Nam sẽ tiêu tan, do đó sẽ đưa đến thất bại v́ mất ḷng dân.
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă từng chuẩn bị tự lực cánh sinh, mua máy đúc đạn của Đài Loan để tự túc về đạn dược tại Cát Lái, trồng cây giá tỵ ở quanh vùng núi Chứa Chan, Xuân Lộc, để làm bá súng. Vườn cây này, vào khoảng 1988, chúng ta đă thấy tốt tươi. Dân chúng vùng Gia Rai đă gọi rừng giá tỵ này là rừng Bà Nhu.
V́ sự cương quyết không chịu cho đại quân Mỹ tham chiến, nên Mỹ đă dứt khoát bỏ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để thi hành chính sách mới, nên cho tổ chức đảo chính ông. Ngày 1-11-1963, đảo chính ông Diệm. Ngày 22-11-1963, Tổng Thống Kennedy bị ám sát tại Dallas, Texas. Và L.B. Johnson, Phó Tổng Thống lên thay thế. Người ra ứng cử vào năm 1964 là Barry Goldwater là đại biểu Diều Hâu của Mỹ. Chính đảng Cộng Ḥa do Goldwater lănh đạo thời bấy giờ muốn mở mang cuộc chiến tại Việt Nam theo chiều hướng đại qui mô, và phải do Mỹ lănh đạo cuộc chiến này. V́ thế, đảo chính ông Diệm, thay vào đó một chính quyền nghe theo đường lối chính sách của Mỹ hoàn toàn để bảo đảm thắng lợi.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
Khi phải đem đại quân của Mỹ vào th́ phải bảo đảm pḥng vệ từ xa. V́ thế ta thấy khởi đầu đă có oanh tạc Bắc Việt do KQVN khởi sự lót đường cho đại bộ phận máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc. Mỹ cần có sự cầm chân Bắc Việt không cho bộ binh của họ tự do xâm nhập miền Nam.Mỹ cũng cần phá hủy hạ tầng cơ sở Không Quân Bắc Việt để bảo đảm tự do hành động của quân đội Hải Lục Không Quân Mỹ trên chiến trường miền Nam. Mỹ không hề có ư định đổ bộ ra miền Bắc như dưới thời Mac Arthur trong chiến tranh Cao Ly. Và Mỹ tuyên bố hẵn chính sách “chiến tranh giới hạn”(limited War) để làm cho Trung Cộng yên ḷng.
Cũng v́ chính sách này mà cộng sản lợi dụng sử dụng lănh thổ Lào và Cambodia trong chiến lược của họ qua “Đường Ṃn Hồ Chí Minh”. Mỹ mang sang Việt Nam đến mức cao nhất là 500,000 quân, trong số đó phần lớn là hệ thống tiếp vận khổng lồ. Trong khi đó, đơn vị chiến đấu chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn. Cùng với quân đội Mỹ c̣n có vài sư đoàn Đại Hàn, các đơn vị Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, ...nhưng chỉ là tượng trưng cho sự đóng góp của Khối Tự Do mà thôi. Nhưng bên phía Khối Cộng, chúng ta dù không thấy được với óng kiếng truyền h́nh như các hăng thông tấn đă từng chụp ảnh ở miền Nam, miền Bắc có những ai tham gia vào cuộc chiến?
Phi đoàn Sao Đỏ lái MIG-21 chỉ được thành lập vào năm 1965, trong khi đó th́ khóa sinh Việt Nam đang được gửi theo học tại Liên Sô để bay MIG-21. Vậy th́ ai đă bay MIG-21 vào những năm đầu trong các cuộc không chiến trên vùng trời Bắc Việt?
Ai đă sử dụng SAM-2 tầm cao để bắn phi cơ. Ai đă sử dụng đại bác pḥng không? Ai đă điều hành cả 600 đài GCI của Bắc Việt? Chúng ta đều biết Bắc Việt chưa được chuẩn bị để đối phó với sự oanh tạc qui mô của Mỹ trên lănh thổ Bắc Việt, giống như Bắc Hàn đă không thể nào lái được MIG-15 để đối đầu với F-86 của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Nghiêm trọng hơn hết là sự xâm nhập của đại quân Bắc Việt vào Nam theo ngă Đường Ṃn Hồ Chí Minh. Họ như được bật đèn xanh để xâm nhập. Vừa vượt vĩ tuyến 17 th́ các huy hiệu trên mũ họ được thay từ cờ đỏ sao vàng bằng cờ Mặt Trận Giải Phóng, trên đỏ dưới xanh, có ngôi sao vàng ở giữa.
Đại quân Mỹ dành nhiệm vụ lùng bắt và tiêu diệt địch, nhằm vào quân đội chính qui Bắc Việt, như vậy họ sẽ chuyên về vận động chiến. Nhiệm vụ b́nh định được giao cho quân đội VNCH, v́ quân đội ta đă quen với chiến thuật chống du kích và tự ḿnh ǵn giữ các khu đông dân cư. Chiến tranh cứ tiếp diễn từ khi Mỹ đổ quân vào năm 1965 cho đến Tết Mậu Thân, cái Tết mà Bắc Việt nghĩ rằng đă tạo được chiến thắng vào năm 1968.
Tại sao Hiệp Định Paris được kư kết?
Năm 1968, đối với Mỹ là năm bầu cử tổng thống và phần lớn trong quốc hội. Năm đó, L.B. Johnson dù có thể ra ứng cử lần thứ nh́, nhưng ông tuyên bố không ra ứng cử nữa. Về phía đảng Cộng Ḥa th́ Richard Nixon ra ứng cử lại sau lần thất bại với J.F. Kennedy hồi 1960. Hai chính đảng Mỹ muốn có phiếu phải thi đua giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Những luận cứ của họ có thể cho Khối Cộng hiểu rằng Mỹ không c̣n cương quyết chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam, v́ phe nào (chính đảng Cộng Ḥa hay Dân Chủ Mỹ) cũng t́m cách triệt thoái quân Mỹ về nước.
Đó là một chỉ dấu quan trọng làm cho cộng sản càng phấn khởi gia tăng cường độ áp đăo miền Nam, trong lúc VNCH càng thêm lúng túng trước sức ép từ mọi phía, của Mỹ và Khối Cộng. Sau khi Nixon thắng cử, phải tính ngay chương tŕnh Việt Hóa Chiến Tranh để làm vừa ḷng cử tri.
Cho đến bây giờ, những ǵ bí mật trong Hội Đàm Paris chưa được bạch hóa. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ măi không ra tại sao Kissinger và Lê Đức Thọ lại được giải Nobel Ḥa B́nh. Cứ nh́n vào luận điệu của hai bên mà thấy rằng, Mỹ và Bắc Việt đều gạt VNCH để xử lư làm sao cho Hội Đàm Paris đạt đến một kết quả mong chờ, là dân chúng Mỹ mong chờ, là quân Mỹ triệt thoái về Mỹ, không tham chiến nữa. Người nước ngoài nh́n vào cuộc chiến, cứ tưởng rằng đó là cuộc đánh nhau giữa hai anh em một nhà, nhà Việt Nam.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
Và có ǵ tốt đẹp hơn là sự giảng ḥa giữa hay anh em. Và chính họ đă dàn xếp được sự giảng ḥa ấy. Chỉ có được như vậy th́ họ mới được giải thưởng Nobel về ḥa b́nh.Và trong các chương điều của Hiệp Định Paris, người ta có thể đọc được chữ “Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc” Nói theo tiếng Pháp hay Mỹ là “Reconciliation”. Nhưng thật sự có ḥa giải hay không là chuyện khác sau khi Mỹ rút quân trong năm 1973.
Chúng ta đă bị tràn ngập bằng pháo đủ loại, kể cả pháo pḥng không. Liên Sô và Trung Cộng đă không ngưng viện trợ cho Bắc Việt mà c̣n viện trợ gắp đôi trước kia.
Trong khi đó th́ QLVNCH bị cắt viện trợ, và Nixon bị rớt vào bẫy Watergate nên cũng thân bại danh liệt. Nhưng nghĩ lại, trong năm 1972, nghĩa là trước khi Hiệp Định Paris được kư kết, Nixon đă sang thăm viếng Trung Cộng. Điều đó cho thấy rằng, kết quả Hội Đàm Paris đă giúp Mỹ lấy được ḷng Trung Cộng, tách Trung Cộng ra khỏi Khối Cộng do Liên Sô lănh đạo. Đó là sự khởi đầu làm cho Khối Cộng tan ră.
Tóm lại, VNCH đă bị hy sinh. Chủ thuyết Domino của Foster Dulles trước kia không c̣n được coi trọng. Một mặt, Mỹ bàn giao lại cho Liên Sô để cưu mang Việt Nam, và Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Sô trở thành nút chắn sự bành trướng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á Châu này. Mỹ tiết kiệm được một tỉ đô la hằng năm mà Mỹ đă viện trợ cho VNCH trước kia, nhưng mục tiêu chặn đứng Trung Cộng cũng được hoàn thành nhờ có Liên Sô nhảy vào. Về chiến lược, Mỹ đă thắng. Về chiến thuật, Mỹ đă thua trận tại Việt Nam trước sự vui mừng của Bắc Việt. Chỉ có những chiến sĩ VNCH cảm thấy uất ức, nhất là những người phải ở lại chịu đ̣n...”cải tạo mút mùa”.
Tại sao những kẻ chiến bại sau 30-4-1975 phải vào tù?
Từ 1973, Mỹ đă rút hết quân khỏi Việt Nam. Tại miền Nam, vẫn c̣n chiến tranh, măi cho đến 30-4-1975, chẳng có chỉ dấu những người Việt với nhau ngồi lại bàn chuyện ḥa giải.
Sau khi cưỡng chiếm trọn miền Nam bằng quân sự, sau khi toàn thể QLVNCH đă bỏ súng bàn giao từng đơn vị một, quân dân cán chính của chế độ miền Nam trước kia đều bị đưa vào tù, và họ ở tù vô hạn định. Đó là các nhà tù nhỏ khắp nước, từ Hoàng Liên Sơn, Gia Rai Kontum, cho đến Katum...C̣n bên ngoài nhà tù nhỏ, cả nước trở thành nhà tù lớn. Nhân dân miền Nam bị kềm kẹp, tài sản bị tịch thu v́ giàu là có tội, có nhà có cửa là "do bóc lột nhân dân" mà có, có đất có đai cày cấy cũng có tội, v́ đất đều do nhà nước quản lư cấp phát lại theo tiêu chuẩn lao động. Tư sản bị đánh gục. Họ mang gia đ́nh vào vùng khỉ ho c̣ gáy được mệnh danh "vùng kinh tế mới". Thành phần này coi như được tự do đi lại ngoài rừng chứ không bị nhốt trong nhà tù, nhưng từ giàu có trở thành vô sản một trăm phần trăm, sống lây lấc theo những việc mưu sinh mà họ chưa từng trải qua.
Cộng sản làm như vậy đă nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Khi chiếm được miền Nam rồi th́ dân miền Bắc tràn vào, họ đă thấy được sự trù phú của miền Nam so với miền Bắc khác xa. Họ phải biến miền Nam nghèo như miền Bắc, và cho là miền Nam chỉ là "phồn vinh giả tạo". Họ muốn thiết lập một trật tự mới. Những người của chế độ cũ có thể gây trở ngại trong công tác làm sạch xă hội của họ, để họ rảnh tay tuyên truyền xuyên tạc, chụp mũ, hăm dọa, cướp của giết người một cách êm thấm. Những cuộc nổi dậy lẻ tẻ đă bị dẹp tắt nhanh gọn và tàn bạo.
Và quân dân cán chính của chế độ VNCH ở tù mút mùa, v́ thế nào là "cải tạo tiến bộ?" Theo họ, được ở tù là may mắn lắm rồi, v́ họ ghép vào tội phản quốc đáng lẻ phải giết sạch. V́ thế, ai có thể ngờ rằng, chủ đề của Hiệp Định Paris là "Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc" đă trở thành giết sạch, lấy sạch. Các tù cải tạo được dự trù tập trung vào một khu vực thuộc Thanh Hóa, có thể đưa gia đ́nh đến đó sống cho tới chết.
Nhưng nhờ sự can thiệp đúng lúc của nước ngoài, đă có những tổ chức thiện nguyện thăm viếng nhà tù, kiểm tra nhân vật nầy c̣n, nhân vật kia đă mất, nên cộng sản đă phần nào nương tay, và tiếp đó, mang tù nhân chính trị làm vật đổi chát.
Người viết bài này không biết có đúng hay không, nhưng nước "Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" vào Liên Hiệp Quốc đă được Mỹ thông qua thay v́ Veto, đó phải chăng là một sự trao đổi chính trị có lợi cho CHXHCNVN, và sau đó th́ có chương tŕnh HO.
<
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
Tại sao có chương tŕnh HO?Chương tŕnh HO giúp cho cộng sản làm sạch xă hội một cách triệt để. Vừa làm sạch, vừa vơ vét lần cuối. Nhốt tù th́ tốn kém v́ đă nhốt quá nhiều, càng mang tiếng đối với quốc tế là nhân dân VN không biết thương yêu lẫn nhau, tuy rằng đă có người viết, họ nhốt tù mà gia đ́nh tù phải tự túc nuôi tù "một trăm phần trăm".
Thả tù ra ngoài xă hội th́ cộng sản cũng không an tâm, dù trong tay họ chẳng c̣n vũ khí như trước đây nhưng đầu họ toàn là sạn, không làm sao tẩy năo họ được. Đài họ ra nước ngoài sống coi như đài biệt xứ là một h́nh phạt nặng.
Bán họ ra ngoài gây nhiều nguồn lợi cho chế độ, vừa lời khoản trao đổi chính trị như đă đề cập, vừa coi đó là cơ hội "nuôi cá hồi" như có lần nghe được phát thanh trên một đài Úc châu. Người Nhật nuôi cá hồi con thả xuống biển, khi cá lớn th́ trở về nguồn nạp thịt. Người HO mang thân phận hẩm hiu ra nước ngoài xây dựng lại cuộc đời, nhưng khi có tiền vẫn gửi về cho thân nhân c̣n sống ở VN, đương nhiên mang lợi về cho cộng sản hưởng.
Trước khi đi Mỹ, chúng tôi được tiếp xúc với một số đảng viên cộng sản cấp nhỏ. Họ bảo rằng chúng tôi sẽ có tương lai hơn họ. Lúc đó, chúng tôi chỉ nghĩ là họ nói đùa. Nhưng sau này, chúng tôi lại hiểu ẩn ư bên trong, v́ chính họ cũng muốn theo chúng tôi ra nước ngoài để sống thay v́ ở lại làm đảng viên cộng sản tại VN. V́ thế, trong các đợt đi chui, nhất là đi chui bán chính thức, biết bao nhiêu cộng sản đi theo.
Chương tŕnh HO cũng đă giúp cộng sản cấy người vào Mỹ một cách hợp pháp, v́ có ai điều tra lư lịch cho cùng tận những thành phần vợ con mà chính họ thay đổi từ trong lư lịch cho đến hộ khẩu.
V́ thế, bất cứ cái ǵ cộng sản làm đều có hai mặt, nổi và ch́m. Tất cả những ǵ cộng sản nói, nói càng hay, dả tâm càng lớn, luôn luôn bịp bợm thiên hạ, đúng với cái tên "vương quốc lừa dối". Họ bảo chương tŕnh HO là một chương tŕnh nhân đạo th́ đó là một sự đổi chát cay đắng, cay đắng đối với người HO, cay đắng đối với nước cưu mang HO.
Ai đă thương yêu nhân dân Việt Nam?
Việt Nam Cộng Ḥa trước kia, v́ muốn bảo vệ phần đất tự do c̣n lại, đă phải hy sinh xương máu ǵn giữ quê hương khỏi vào tay cộng sản. Cụ thể là miền Nam đă trù phú hơn miền Bắc, mà sau 1975, nhân dân hai miền đều thấy rơ. Nếu cả nước đă lọt vào tay cộng sản từ 1954 th́ nhân dân Việt Nam chẳng khi nào thấy được mặt thật của cộng sản như thế nào.
Người Việt tị nạn cộng sản ở khắp năm châu đă phải trải qua cuộc đỗi đời gian lao khổ nhọc. Nay họ ổn định cuộc sống, có nhà cửa, công ăn việc làm, họ đều nghĩ về quê hương yêu dấu đang hoằng hoại trong kiếp sống chật vật về vật chất, bực dọc về tinh thần. Có dư chút tiền, họ đều gửi về cho gia đ́nh, ngoài Bắc như trong Nam.
Mỗi khi có thiên tai, các tổ chức thiện nguyện đều kêu gọi đóng góp gửi về cứu giúp người lầm than. Họ cũng về thăm nhà, cha mẹ già yếu, trước khi không c̣n kịp nữa. Mỗi năm, họ đă đóng góp một số ngoại tệ trên 2 tỉ đô la.
Tuy vậy, họ chẳng khi nào quên được những kinh nghiệm hăi hùng đă trải qua, v́ những kinh nghiệm đó luôn luôn ám ảnh họ qua những ác mộng. Ác mộng Tết Mậu Thân ở Huế. Ác mộng của "đại lộ kinh hoàng" 1972 ở Quảng Trị. Ác mộng về cuộc di tản dưới lửa đạn pháo vào cuối tháng tư năm 1975, gia đ́nh kẻ ở người đi, con cháu lạc đàn không biết ai c̣n ai mất.
Ác mộng về các cuộc vượt biển, năm lần bảy lượt phải vào tù, có người ch́m sâu trong ḷng biển, có người bị hải tặc hảm hiếp. Ác mộng về các cảnh trong tù cải tạo, bệnh không thuốc chữa trị, thân gầy lao động đạt chỉ tiêu, nắm phân thối mà cứ tưởng như không để trở thành người nông dân chân chính.
Những ác mộng đó, có ai muốn thấy thêm đâu, nhưng nó vẫn tồn tại trong mỗi người chúng ta. Đó là những vết thương ḷng mà ta mang theo đến chết, làm sao chúng ta có thể nói quên là quên được. Nhưng ḷng yêu quê hương vẫn tồn tại.
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.
Trái lại, bên nhà, nhân dân có được nhà cầm quyền đang thời yêu mến hay không? Từ lớn chí bé, mọi đảng viên từ trung ương đến địa phương đă trở thành giàu có.Nếu nói cùng một lập luận, ai có tiền là bóc lột nhân dân mà có, th́ nay chính đảng cộng sản đă sống trên xương máu của nhân dân. V́ thế, mỗi lần đảng ra nước ngoài, họ đều bị người Việt tị nạn cộng sản "dàn chào" bằng trứng thối cà chua.
Những người Việt mà đảng cộng sản đă đài biệt xứ không lẻ phải trải thảm đỏ để tiếp đón họ? Chính họ phải cúi đầu xin lổi trước thế giới là họ đă lầm khi tiến hành chiến tranh, khi bỏ tù hằng loạt, khi giựt của giết người, khi hà hiếp dân lành trong tay chẳng c̣n ǵ.
Thay v́ làm thế họ lại "mớm" cho ta phải xin họ "giảng ḥa". Ta có tội ǵ mà xin với xỏ? Muốn xin th́ lần sau họ đến với chúng ta, họ phải lớn tiếng nói câu xin lỗi, không phải xin lỗi với chúng ta đă từng là nạn nhân của chúng, mà phải xin lỗi với nhân dân Việt Nam những việc xấu xa mà họ đă làm. Và họ phải làm được những ǵ họ nói.
Chừng đó, người Việt tị nạn cộng sản sẽ để họ yên khi họ bước ra ngoài nước để nói chuyện làm ăn.
Chừng nào đảng cộng sản Việt Nam tỏ ra "tiến bộ" đối với nhân dân th́ chừng đó người Việt tị nạn sẽ tha cho họ. Chỉ chừng đó người Việt tị nạn cộng sản sẽ xét lại việc đóng góp công sức ḿnh một cách cụ thể và lâu dài...
-- (Sáu Bi Da France @ SaiGon.Net), February 18, 2005.