Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Giáo sư Lê Xuân Khoa Maryland, Hoa Kỳ, viết vào Xuân Ất Dậu (2005)

Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?

Cuộc chiến 1945-1954 giữa thực dân Pháp và các phong trào kháng chiến giành độc lập của các dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào thường được các nhà viết sử gọi chung là chiến tranh Đông Dương.

Đối với từng quốc gia Đông Dương, cuộc chiến này c̣n mang những tên khác nhau nhưng cùng một ư nghĩa.

Chẳng hạn trong trường hợp Việt Nam, đây là chiến tranh giành độc lập, chiến tranh chống đế quốc Pháp hay ngắn gọn hơn, chiến tranh Việt-Pháp. Tất cả những cách gọi tên này đều đúng và không có ǵ cần phải tranh luận. Khi cuộc chiến 1955-1975 tiếp diễn trên lănh thổ Đông Dương được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai th́ cách gọi không sai nhưng nội dung của nó không đơn giản như lần trước, v́ thành phần tham chiến và thời gian chiến tranh ở mỗi quốc gia Đông Dương không giống nhau.

Trên chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ thay thế Pháp nhưng chỉ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam từ 1965 đến 1972 và hỗ trợ những lực lượng chống cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia. Ngay cả những cuộc dội bom ở hai quốc gia này cũng không ngoài mục đích chính là ngăn chặn Bắc Việt sử dụng lănh thổ hai nước láng giềng làm căn cứ tiếp viện cho bộ đội côïng sản ở miền Nam.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất được giải quyết chính thức và toàn bộ bởi Hiệp định Genève 1954 với Việt Nam là trọng điểm. Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, t́nh trạng ba nước Lào, Việt Nam và Cam-pu-chia đuợc quốc tế giải quyết vào ba thời điểm cách xa nhau: Lào bằng Hiệp định Genève năm 1962, Việt Nam bằng Hiệp định Paris năm 1973, và Cam-pu-chia bằng Hiệp định Paris năm 1991. Mặc dù những đặc tính khác biệt đó, gọi cuộc chiến tranh 1955-1975 là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai cũng vẫn đúng trong ư nghĩa tổng quát của chiến trường.

Trong trường hợp Việt Nam, vấn đề gọi tên cuộc chiến sau hiệp định Genève 1954 đă được tranh căi dai dẳng cho đến nay, ba mươi năm sau chiến tranh, vẫn chưa đạt được đồng thuận. Những quan điểm bất đồng được xoay quanh nhiều tên gọi: chiến tranh chống cộng, chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, nội chiến, chiến tranh của Mỹ, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh ủy nhiệm. Bỏ qua một bên chiến tranh "chống cộng" và "chống Mỹ-Ngụy" chỉ thích hợp trong thời chiến, ở đây chỉ cần thảo luận về bốn tên gọi c̣n lại thường được tranh căi nhiều nhất.

Cuộc chiến 1955-1975 ở Việt Nam được gọi là nội chiến v́ sau khi đất nước bị chia đôi, chính quyền miền Bắc đă để lại cán bộ, chôn dấu vũ khí và hoạt động bí mật đàng sau các phong trào tranh đấu ở miền Nam; trong khi đó, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm cũng phát động chiến dịch tố cộng sâu rộng và mănh liệt. Đảng cộng sản phản công bằng những hành động khủng bố và ám sát các viên chức Việt Nam Cộng Hoà. Đầu năm 1959 th́ miền Bắc bắt đầu mở đường xâm nhập bộ đội và vũ khí vào miền Nam qua đường ṃn Hồ Chí Minh và phát động công cuộc đấu tranh vũ trang với phong trào "Đồng khởi".

Năm 1960, Mặt trận Giải phóng miền Nam ra đời được miền Bắc hỗ trợ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ở các tỉnh miền Nam. Năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, t́nh h́nh chính trị và quân sự ở miền Nam càng ngày càng tồi tệ dẫn đến việc Mỹ quyết định đưa quân vào yểm trợ quân đội VNCH nhưng thực tế nắm vai tṛ chủ động. Đây là giai đoạn "Mỹ hoá" cuộc chiến cho tới năm 1969 th́ chính quyền Nixon trở lại chương tŕnh "Việt Nam hoá" chiến tranh và bắt đầu rút quân về nước. Trận chiến quốc-cộng tiếp tục cho tới khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ vào tháng Tư 1975.

Cuộc nội chiến v́ lư tưởng khác biệt, cộng sản và không cộng sản, có mầm mống từ những năm cuối thập kỷ 1920 khi Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu được thành lập năm 1927 và Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Hong Kong năm 1930. Sự khác biệt ban đầu về chủ trương chỉ trở thành đối nghịch (nhưng chưa giết hại nhau) sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ bị thất bại năm 1930 và phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh của ĐCSVN bị Pháp dẹp tan năm 1931 khiến những người c̣n sống sót của hai đảng đều phải bỏ chạy sang Tàu.

V́ sống chung dưới chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, các đảng viên cộng sản Việt Nam đều phải hoạt động âm thầm trong khi các lănh tụ không cộng sản th́ hoạt động công khai với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ), một số c̣n được đào tạo tại trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và lên đến cấp tướng trong quân đội Trung Hoa.

Nhược điểm của các đảng phái quốc gia là không có tổ chức qui củ và đường lối minh bạch, chỉ trông cậy vào sự che chở của THQDĐ để chống Pháp trong khi Trung Hoa dù không ưa Pháp nhưng đang là đồng minh của Pháp chống Nhật ở Đông Dương. Các lănh tụ quốc gia lại không đoàn kết được với nhau trong khi không có hoạt động ǵ đáng kể ở trong nước.

T́nh trạng đó kéo dài cho đến khi THQDĐ quá thất vọng với các phe nhóm quốc gia nên đă giúp cho Hồ Chí Minh đại diện Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội đưa người về Việt Nam tăng cường hoạt động chống Nhật năm 1944. Nhân dịp này Hồ Chí Minh củng cố được Mặt Trận Việt Minh thành lập từ năm 1941.

Cuộc tranh chấp giữa các đảng phái quốc gia và Việt Minh trở thành những cuộc thanh toán đẫm máu giữa đôi bên trong năm 1946 và lực lượng quốc gia đă bị tiêu diệt gần hết trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ trên toàn quốc vào cuối năm đó. Việt Minh hoàn toàn lănh đạo cuộc chiến chống Pháp và cuộc xung đột quốc-cộng chỉ tái diễn chính thức và qui mô sau khi đất nước bị chia đôi và chính thể Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập ở miền Nam.

Mặc dù cuộc xung đột 20 năm giữa những người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đă rơ ràng là một cuộc nội chiến có gốc rễ sâu xa, tên gọi này vẫn không được giới lănh đạo miền Bắc chấp nhận. Để xây dựng và bảo vệ chính nghĩa của ḿnh, nhà nước cộng sản đă gọi cuộc chiến này là chiến tranh chống Mỹ cứu nước hay chiến tranh chống Mỹ-Ngụy. Sau chiến tranh, v́ nhu cầu bang giao, th́ gọi là chiến tranh của Mỹ hay do Mỹ gây ra (American war), nhất là trong trường hợp sử dụng tiếng Anh. Cách gọi "American war" c̣n có ngụ ư nhắc nhở lỗi lầm của Hoa Kỳ và phủ nhận cách gọi của người Mỹ là "Vietnam war" (chiến tranh Việt Nam).

Trong một cuộc trao đổi ư kiến gần đây giữa một số học giả quốc tế gồm cả người Mỹ và Mỹ gốc Việt, có người đă dùng tên gọi "American war" để chỉ định cả hai cuộc chiến trong thời gian từ 1945 đến 1975, v́ ngoài việc viện trợ và tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến lần thứ hai, chính phủ Mỹ đă viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp trong suốt cuộc chiến lần thứ nhất. Nhưng nếu đặt tên chiến tranh bằng tên của quốc gia viện trợ th́ cũng phải gọi tên cuộc chiến này là chiến tranh của Liên Xô và Trung Quốc v́ hai nước này đă viện trợ kinh tế và quân sự rất quan trọng cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

Cũng hiểu theo cách rộng răi như thế th́ cuộc chiến lần thứ hai phải được gọi là chiến tranh của Mỹ và các đồng minh Úc, Tân Tây-Lan, Đại Hàn, Phi- Luật-Tân và Thái Lan. Bởi vậy không nên đặt tên chiến tranh bằng tên của những quốc gia viện trợ hay dự phần vào cuộc chiến, mặc dù có lư do chính đáng để gọi giai đoạn Mỹ hoá chiến tranh (1965-1972) là "American war".

Cũng nên ghi nhận là Mỹ bắt đầu rút quân từ 1969, và tên gọi "Vietnam war" chỉ có nghĩa là chiến tranh ở Việt Nam chứ không phải là "Vietnamese war" tức là chiến tranh của Việt Nam hay do Việt Nam gây ra.

Đáng chú ư là phần lớn các tổ chức chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không chấp nhận tên gọi cuộc chiến 1955-1975 là "nội chiến", khẳng định rằng đây là cuộc chiến của dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa và chế độ cộng sản độc tài.

Như trên đă nói, đây là cách gọi tên theo lập trường chính trị chẳng khác ǵ phía cộng sản đă gọi đây là cuộc chiến tranh nhân dân chống ngụy quân ngụy quyền. Những tên gọi này chỉ có giá trị nhất định đối với mỗi bên trong những năm đang có chiến tranh mà thôi.

Sau hết, cần bàn về "chiến tranh ủy nhiệm". Tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu.

Gọi là ủy nhiệm v́ từ cuộc xung đột về ư thức hệ, hai phe Việt Nam đă bị các cường quốc lănh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ đă dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm và tiêu thụ các loại vũ khí kể cả chất độc da cam, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đă nhiệt t́nh giúp đỡ và thúc giục Bắc Việt tận lực hi sinh và chiến đấu trường kỳ.

Các quan sát viên quốc tế hồi đó đă có một nhận xét rất đúng về dụng ư của Trung Quốc khi viện trợ cho Việt Nam: "Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."

Quả thật, giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận.

Các nhà ngoại giao Hà Nội tại những phiên họp hậu chiến Việt-Mỹ từ 1995 đến 1998 cũng như các sách vở lịch sử ở Việt Nam đều xác nhận điều này. Cố ngoại trưởng Trần Văn Đỗ cũng than phiền rằng tại hội nghị Genève 1954, Pháp đă không cho phái đoàn quốc gia biết cuộc thảo luận của các nước lớn về việc chia cắt Việt Nam và ông đă được Phạm Văn Đồng mời họp riêng để t́m giải pháp giữa hai bên người Việt với nhau nhưng không thực hiện được. Nhờ mâu thuẫn Liên Xô-Trung Quốc, nhờ phong trào phản chiến rầm rộ của dân chúng Mỹ và lợi thế chính trị đặc biệt sau khi Tổng thống Johnson tuyên bố không tái ứng cử năm 1968, Việt Nam cộng sản đă tránh được sự áp đặt của "các nước bạn" trong tiến tŕnh hội nghị "hai phe bốn phái đoàn" ở Paris (1968-1973).

Như vậy, sau khi đă gạn lọc lập trường chính trị của mỗi bên để xác định bản chất thật sự của nó trong lịch sử, cuộäc chiếán 1955-1975 phải được gọi là một cuộc nội chiến đồng thời là chiến tranh ủy nhiệm.

Con dân một nước cùng một ḍng giống-thực tế th́ hầu như gia đ́nh nào cũng có bà con gần hay xa ở phía bên này hay/và bên kia-đă tàn sát lẫn nhau ít nhất là trong hai mươi năm, v́ lư tưởng khác nhau mà không hoàn toàn do ḿnh chủ động.

Tổng số người Việt Nam thiệt mạng riêng trong cuộc chiến này, kể cả quân và dân của cả hai bên, lên tới gần bốn triệu người. Riêng bộ đội cộng sản c̣n có khoảng 300,000 người chưa t́m được xác. Đất nước và tài sản của dân chúng cả hai miền đều bị chiến tranh tàn phá đến mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, cho đến nay vẫn c̣n những di hại của bom, ḿn chưa nổ và chất thuốc khai quang.

Trong chiến tranh ủy nhiệm, phía Việt Nam quốc gia phải chịu sức ép của đồng minh Hoa Kỳ cho tới những ngày chót của hội nghị Paris. Từ 1965, Hoa Kỳ hoàn toàn lănh đạo cuộc chiến cho tới 1969 mới bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp Việt Nam hoá chiến tranh, nhưng vẫn nắm quyền định đoạt các phương tiện chiến đấu, không theo nhu cầu của giới chỉ huy quân sự Việt Nam.

Từ sau hiệp định Paris 1973 th́ Quốc Hội Hoa Kỳ lại mạnh tay cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự khiến cho miền Nam phải sụp đổ mau chóng hơn cả kế hoạch dự liệu của các chiến lược gia Hà Nội.

Trong khi đó, mặc dù khéo khai thác mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc để được cả hai đồng minh lớn đua nhau viện trợ, Việt Nam cộng sản cũng không tránh khỏi áp lực của mỗi "nước bạn", nhất là sự kiểm soát và ngăn chặn của Trung Quốc đối với những toan tính ngoại giao độc lập của Việt Nam. Hà Nội dứt khoát đi với Liên Xô khi kư Hiệp ước Hợp tác và Hữu Nghị với Aleksei Kosygin vào tháng Mười Một năm 1978 và gần như hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Liên Xô cho đến khi Mikhail Gorbachev và những chính quyền kế tiếp không c̣n có mối quan tâm chiến lược ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đều đă có quá nhiều kinh nghiệm về quan hệ hợp tác với các đồng minh của ḿnh để thấy rằng đồng minh nào cũng chỉ ủng hộ một nước bạn chừng nào sự ủng hộ ấy phù hợp với lợi ích riêng của họ chứ không phải v́ cùng theo đuổi một lư tưởng chung.

Sau chiến tranh, bài học ấy có thể là một động cơ cho phe thắng trận tập hợp được khả năng của toàn dân vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước thời hậu chiến. Nhưng chính sách sai lầm của các nhà lănh đạo miền Bắc đối với miền Nam đă làm tê liệt những đóng góp quan trọng của một nửa dân số toàn quốc trong mười mấy năm cho đến đầu thập kỷ 1990 mới thực sự chuyển hướng.

Riêng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhà cầm quyền trong nước đă sớm nhận ra khả năng đóng góp to lớn của tập thể này vào công cuộc phục hồi kinh tế cũng như những tiềm năng trí tuệ có thể đẩy mạnh tiến tŕnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Thái độ đối với tập thể này thay đổi hẳn, từ việc kết tội người tị nạn là "những kẻ phản bội" đến sự công khai nh́n nhận họ là "một nguồn lực phát triển quan trọng của dân tộc." Tuy nhiên, trong khi kêu gọi cộng đồng hải ngoại dẹp bỏ quá khứ, hướng tới tương lai để cùng chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương, Nhà nước vẫn chỉ ban hành những biện pháp cởi mở hạn chế nhằm đáp ứng lợi ích vật chất nhỏ nhặt mà chưa thật t́nh ḥa giải trong tinh thần b́nh đẳng.

V́ thế những đóng góp chất xám của công dân ngoại quốc gốc Việt chưa vượt qua mức tối thiểu và các phong trào chống đối chính quyền trong các cộng đồng ở hải ngoại vẫn c̣n rất mạnh.

Lịch sử Việt Nam là một thiên hùng sử của một dân tộc hàng ngàn năm tranh đấu chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Cho đến đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của Tây phương, các đảng phái quốc gia và cộng sản ra đời cũng đều hoạt động chống đế quốc thực dân để giành lại độc lập. Biết bao nhà cách mạng, cộng sản hay không cộng sản, trí thức hay lao động, đă bị chính quyền Pháp bắt bớ, tù đày và sát hại. Chỉ đến khi tranh giành quyền lănh đạo dân tộc th́ hai bên mới lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn và bị các nước lớn sử dụng trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

Trong cuộc chiến này, phe cộng sản v́ nhiều lư do đă thắng phe quốc gia nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có kẻ thắng trận mới là người yêu nước. Gần đây, một nhà sử học ở Hà nội đă nhắc đến những nhân vật yêu nước không cộng sản như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và đă có những nhận định xác đáng: "Chủ nghĩa yêu nước th́ khác nhau nhưng ḷng yêu nước th́ ai cũng có. . . . Tôi nghĩ rằng con người rất phức tạp, hoàn cảnh lịch sử càng phức tạp. Nếu chúng ta không đánh giá ḷng yêu nước rạch ṛi, chúng ta sẽ ngộ nhận, chúng ta sẽ độc quyền yêu nước."

Ba mươi năm sau chiến tranh, đă đến lúc chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại cần phải nhận ra thực chất của cuộc chiến, ôn lại những bài học quá khứ và nh́n nhận nhau với những trao đổi b́nh đẳng hai chiều để có thể cùng góp công xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ, hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới và có đủ khả năng đối phó với những đe dọa mới từ phương Bắc.

Giữa hai bên, những bước đầu tiên cần phải được thực hiện bởi chính quyền trong nước một cách thật t́nh và cụ thể. Một khi thiện chí ấy đă được chứng tỏ, cộng đồng hải ngoại cũng cần phải đáp ứng tích cực.

Trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến 1955-1975, để các phe liên hệ có thể vượt lên khỏi những ám ảnh tiêu cực của quá khứ và chấm dứt những cuộc tranh luận do t́nh cảm chủ quan, cuộc chiến này nên được gọi đơn giản là "chiến tranh Việt Nam" với ư nghĩa khách quan phi chính trị là chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nội dung phức tạp của nó sẽ được lịch sử ghi chép một cách đầy đủ và trung thực.

........................................................................................



-- (Hoan Chinh @ TuDoCho.VN), February 18, 2005

Answers

Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Về tác giả: Giáo sư Lê Xuân Khoa là cựu Chủ tịch Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (SEARAC) và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C.

Tác phẩm nghiên cứu của ông, "Việt Nam 1945 - 1995: Chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử", đã ra mắt tập Một vào năm ngoái. Địa chỉ email của GS. Lê Xuân Khoa: Lxkhoa@hotmail.com

Ý kiến thính giả về bài viết của giáo sư Lê Xuân Khoa xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên tay phải.

...................................................................... ...................

Lam Sơn, Pháp Theo cảm nghĩ că nhân tôi. Vấn đề đảng CSVN công và tội với đất nước như thế nào đó là do lịch sử 100 năm sau sẽ phán xét công bằng. Vấn đề chính hiện nay là khả năng lănh đạo, đường lối chính trị như thế nào để có thể đưa đất nước và dân tộc biết hoà giải và đoàn kết với nhau trong ư nghĩa thực sự của nó, hầu cùng nhau đưa đất nước thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và lạc hậu là điều tiên quyết. Chứ không phải dựa trên cơ sở lịch sử chưa được minh bạch cho lắm. Dùng quyền lực, sức mạnh để mà trấn áp để được độc quyền lănh đạo theo ư tùy tiện của đảng "chưa muốn hay không muốn ".

Đảng CS Nga và Hồng quân Nga trong thời đệ nhị thế chiến chẳng có công trong việc chiến thắng quân đội Đức quốc xă hay sao? Nhưng ngày nay đảng CS Nga và người dân Nga và các nước Đông Âu họ đă thấy được chủ nghĩa CS không c̣n là nền tảng, và là cứu cánh để đưa đất nước đến phú cường trong thời đại mới. Nên họ đă can đảm từ bỏ CNCS. Nếu các bạn cảm thấy tin được người hàng xóm đă 1 lần giúp bạn đánh được kẻ trộm cướp nhà bạn. Rồi qua công ơn ông hàng xóm đó mà bạn tin tưởng có thể giao luôn ch́a khoá nhà bạn cho người hàng xóm đó và đặt mọi sự tín nhiệm của bạn trên ông hàng xóm đó. Nếu bạn làm được điều đó th́ bạn hăy cứ tiếp tục tin vào DCSVN sẽ làm được mọi chuyện mầu nhiệm. Và tiếp tục hy vọng DCSVN trong tương lai sẽ đưa VN trở thành con thằn lằn Châu Á.

An, Vinh, Nghệ An Cảm ơn bài viết của giáo sư, tôi có đồng ư một số quan điểm và sự chân thành của giáo sư muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển. Tuy nhiên có một số điểm cần phải tranh luận thêm. Có 2 vấn đề sau tôi muốn quí vị cùng nhận định

1. Vai tṛ lănh đạo của ĐCSVN trong chiến tranh chống Pháp Chắc người VN yêu nước nào, với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta đều thừa nhận người Pháp đến VN là xâm lược, bóc lột và đô hộ nhân dân ta, và đều có tinh thần bảo vệ tổ quốc đánh đuổi ngoại xâm. Đă có rất nhiều chiến sỹ yêu nước đứng lên, một trong những số đó là Nguyễn Ái Quốc -HCM. Có các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh với đường lối, chủ trương khác nhau đă thất bại. C̣n HCM và các đồng chí đă lănh đạo cách mạng thành công v́ trong bối cảnh đó, CNXH đă phát triển mạnh trên thế giới đối lập với phương Tây, HCM đă t́m đến để nhận được sự ủng hộ giúp đỡ từ các nước XHCN để thực hiện cuộc cách mạng cứu nước thành công, đây cũng là lư do tại sao CNCS du nhập vào VN. Một Lư do nữa là ĐCS do HCM lănh đạo đă biết tập hợp huy động quần chúng cùng làm cách mạng, phần lớn toàn thể người dân VN hồi ấy đă ủng hộ và đứng về ĐCS, đây cũng là nhân tố quan trọng, nhiều vị lănh đạo VN hay nhắc đến với cụm từ "Chiến tranh nhân dân" để nói đến lư do thành công cách mạng. Như vậy chắc nhiều người đồng ư với tôi rằng ĐCSVN đă giải phóng VN khỏi ách nô lệ thực dân Pháp và đảng xứng đáng lănh đạo đất nước? lịch sử sẽ thừa nhân điều đó. Nếu không đồng ư quí vị hăy đưa ra lập luận thuyết phục để tranh luận dựa trên những bằng chứng xác thực được lịch sử ghi nhận.

2. Người Mỹ đến Việt Nam đúng hay sai? Đảng CSVN lănh đạo cách mạng thành công, đảng giành được uy tín và sự ủng hộ đông đảo nhân VN, đảng lănh đạo VN là xứng đáng và đúng đắn. Trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh chống Pháp nhiều đau thương và khổ cực, đất nước cần thanh b́nh và kiến thiết. Người Mỹ v́ lư do ǵ đă nhảy vào VN mang đến cuộc chiến tranh tàn phá và nhiều đau thương khốc liệt hơn? Người Mỹ có đúng không? Theo quan điểm của tôi, v́ bất kể lư do ǵ Mỹ mang quân đội và súng đạn đến VN mà không được sự ủng hộ của phần lớn người dân VN là hành động xâm lược. Nh́n nhận thực tế, nước Mỹ là một hùng cường, họ vào VN không hoàn toàn để đô họ, bóc lột VN như Pháp trước đây, Mỹ muốn gây ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới, họ muốn ngăn chặn sự lan rộng mạnh mẽ CNCS hồi đó nên đă tham chiến ở VN.

Đối với tôi hành động này của người Mỹ cũng không thân thiện, v́ ĐCS đă dành được sự ủng hộ rộng răi của nhân dân sau khi đă giải phóng họ khỏi ách đô hộ Pháp, Mỹ gây ra chiến tranh VN với đau thương chết chóc của hàng triệu người VN, ảnh hưởng của nó bây giờ vẫn c̣n, nếu bạn nh́n thấy các nạn nhân chất độc màu da cam bạn nghĩ đó là tội ác của Mỹ không? Với lư do mang đến tự do cho VN th́ Mỹ vào VN cũng không hoàn toàn đúng. Sau Pháp rút đi chính thể ở miền nam do Diệm đứng đầu. Diệm do Pháp dựng lên, không dược người dân VN tín nhiệm nên Diệm không thể là đại diện cho VN, không xứng đáng lănh đạo VN nếu không nói là kẻ tay sai. Thời gian đó không thấy có những nhà yêu nước không theo CS có được uy tín và sự ủng hộ rộng răi của nhân nhân. Khi mà VN vừa mới giành được độc lập từ Pháp, th́ thêm một quân đội nước ngoài nhảy vào sẽ làm trong suy nghĩ của nhiều người dân VN đây là hành động xâm lược. Nếu v́ tự do, v́ những chính kiến khác với ĐCS th́ những nhà chính trị có thể t́m cách đấu tranh khác, tập hợp ủng hộ quần chúng hơn là đi theo người Mỹ. Người VN theo Mỹ gây ra chiến tranh VN sẽ không ! được lịch sử ghi nhận là hành động chính nghĩa. Tôi nghĩ rằng đây không là cuộc nội chiến, là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc VN đáng được ghi vào trang sử. Đây là những suy nghĩ của riêng tôi, nhưng rất mong được quí vị tranh luận trên tinh thần xây dựng.

NCS, HCMC Rất hay, cám ơn GS. Có lẽ nên BBC nên lọc bớt vài độc giả kém học thức. V́ họ đọc mà chẳng hiểu ḿnh đọc cái ǵ.

Anh Quan, Hàn Quốc Bài viết này là một nghiên cứu khá hay, nhưng không mới, thực ra chỉ là gộp đánh giá của hai phía: VNCH va VNDCCH. Tuy nhiên, cách đặt tên ở cuối bài viết là "chiến tranh Việt Nam" th́ quả thật chưa chuẩn xác. Bây giờ phải đánh giá chính xác tác động của các nước lớn đối với cuộc chiến tranh này, từ đó mới có cái tên chính xác cho cuộc chiến đó được. Về cá nhân tôi ủng hộ tên "American War".

Le Hoang Nguyen, Brussels, Bỉ Vóng dáng của dân tộc Việt Nam nhỏ bé từ ngàn đời nay, nhưng sức mạnh của dân tộc Việt Nam không ở vóc dáng mà là ở trong sự sống mănh liệt trước bao mưu toan đồng hóa, xâm lược. Hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, chúng ta, những người Việt Nam hiểu rơ ràng thế nào là xâm lược và đứng lên chống quân xâm lược. Tôi đă đọc hết bài viết của ông Khoa và các ư kiến của quư vị. Tôi không thể hiểu được các vị gọi phát súng đầu tiên của người Pháp và đến khi người Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam là ǵ? Cũng như sự hiện diện 500000 lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam, sự tàn phá của bom, đạn Mỹ trên đất nước của người Việt Nam là ǵ? Và nếu người Việt Nam mang súng đạn sang Pháp, sang Mỹ th́ người dân các nước ấy sẽ gọi là ǵ? Tất cả chỉ có duy nhất là xâm lược! và các cuộc chiến tranh đó chỉ có duy nhất là chống xâm lược. Hơn tất cả các âm mưu, toan tính của các nước lớn, các chủ nghĩa cao siêu.

Khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam đă vượt qua mất mát xương máu, sự tàn phá của chiến tranh. Hàng ngàn năm rồi chúng ta vẫn đứng lên thế và sẽ tồn tại kiên trường như thế! C̣n quan hệ của người Việt với người Việt trong chiến tranh, tôi cho rằng lịch sử của dân tộc sẽ công bằng đánh giá ai là người cứu nước hay ai là kẻ bán nước. Chúng ta chưa có quền phát xét công bằng chuyện đó, cho dù đă 30 năm. Đừng cố gắng làm cái việc không phải của ḿnh! Nhưng tôi tin rằng hiện nay chúng ta, những người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đă nh́n thấy sự mất mát, tụt hậu của đất nước. Lương tri của dân tộc Việt Nam sẽ mách bảo chúng ta t́m đến, đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước, cùng nhau mang đến một xă hội phát triển với đậm nét truyền thống Việt Nam.

Thế vừa rồi là ư kiến của tôi về bài viết của ông Khoa. C̣n sau đây thưa quư đài, ban Việt ngữ! Là một khán giả hàng ngày, tôi hâm mộ tiêu chí của quư đài là sự tự do ngôn luận, tin tức khách quan. Nhưng tôi cho rằng trong các chương tŕnh, sự lựa chọn nội dung, mối liên quan tŕnh tự các bài viết khách quan, đang phản ánh một mục đích KHÔNG khách quan. Ví dụ: Loạt vấn đề nhạy cảm với người Việt Nam, được ban Việt ngữ cho đăng tải song song hiện nay là: "Từ khảo cổ đến chủng tộc và bản sắc người Việt" và "Ba mươi năm gọi tên ǵ cho cuộc chiến". ..v...v... Tôi cho rằng dụng ư xâu xa của ban biên tập sẽ làm cho những người như tôi sẽ dần không c̣n muốn nghe quý vị. Hơn nữa sẽ công bằng hơn nhiều nếu tin tức phản ánh được mặt xấu, mặt tốt của xă hội Việt Nam thay v́ liên tục đưa các tin về dân tộc, tôn giáo hay chia rẽ dân tộc..v..v.. như hiện nay. Hay chăng quư vị mong muốn Việt Nam có bất ổn, có chiến tranh, người dân Việt Nam phải cực khổ hơn nữa?

Đại Việt Phải công nhận, Giáo Sư Lê Xuân Khoa đă có một bài viết rất hay. Thông qua cách gọi tên của cuộc chiến, ta có thể diễn tả được bản chất cuộc chiến. Các thông tin và cách nh́n nhận của Giáo sư rất khách quan. Trải qua 30 năm sau cuộc chiến tranh, chắc mọi người đều nhận thấy sự lợi dụng của các Cường Quốc trong cuộc chiến, biến Việt Nam thành băi thử vũ khí và sự đấu đá trong chiến tranh lạnh.

Người Việt Nam chúng ta đều yêu nước,chỉ khác nhau ở chủ nghĩa yêu nước. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bắt tay xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Vậy mọi người Việt Nam bất kể sống ở Việt Nam hay nước ngoài hay trong nước sao không chung sức xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh để chống lại các áp lực từ phương bắc.

C̣n nói về chế độ Cộng sản hay đa nguyên chính trị, đây là 1 vấn đề rất lớn và khó giải quyết, không thể giải quyết một sớm một chiều được,vậy nên chúng ta không nên tranh căi nhiều. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đă có những bước thay đổi tích cực không thể phủ nhận ( tuy c̣n chậm) về các vấn đề kinh tế và hoà giải dân tộc ( với người Việt ở nước ngoài). Tôi nghĩ, thông qua quá tŕnh hội nhập, ư thức về dân chủ và chính trị của người dân sẽ ngày 1 cao lên, sẽ tác động tích cực đến Đảng cộng sản, dẫn đến những thay đổi tích cực hơn trong tương lai.

Cũng do Việt Nam trải qua thời ki phong kiến dài, rồi lại bước vào chế độ cộng sản, người dân chưa bao giờ sống trong không khí dân chủ, nên khi xây dựng chính phủ, không theo xu hướng dân chủ đa nguyên.

Thành, Đà Nẵng Thưa Giáo sư Khoa, Tôi không biết ông có phải là Giáo sư hay không mà lại viết một bài vớ vẫn đến như vậy. Dân tộc Vệt Nam chúng tôi là một Dân tộc Anh hùng được thế giới công nhận. Không nhẽ ông là Người Việt mà ông không biết được điều đó ư. Mặt khác ông c̣n là một vị Giáo sư kia mà, sao ông không phân biệt được tên gọi của cuộc chiến tranh ở Việt Nam chống Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ xâm lược.

Lê Huy, TP. HCM Người VN bắn giết nhau bằng vũ khí, xăng dầu được nước ngoài cung cấp hào phóng. Tại sao họ lại "tốt bụng" như vậy? Tất cả chỉ v́ quyền lợi của họ thôi. Hoa Kỳ từng có học thuyết Domino, e ngại cộng sản từ VN sẽ lan ra Đông dương, Đông Nam Á rồi cả châu Á và toàn thế giới. Trung Quốc th́ muốn dùng VN làm bức tường đệm cho an ninh của họ và cũng để mặc cả với Mỹ vê vấn đề Đài Loan.

Đến khi cả 2 nước này bắt tay với nhau hồi đầu thập niên 70 th́ họ dễ dàng bỏ rơi cái anh chàng nhược tiểu VN này. Mỹ th́ rút quân, cắt giảm viện trợ, để mặc đồng minh VNCH chiến đấu một cách tuyệt vọng với Trung Quốc ở Hoàng Sa và thất trận hoàn toàn năm 1975.

Người Cộng sản cũng chẳng khá hơn. Sau bao nhiêu năm ca tụng "Mối t́nh thắm thiết Việt Hoa - Vừa là đồng chí vừa là anh em" bỗng nhiên bị đồng chí đàn anh trở mặt, đấm cho một cái sặc máu mũi. Vậy cuộc chiến từ 1955-1975 là cuộc chiến v́ tự do, chống bá quyền cộng sản theo cách nghĩ của những người quốc gia hay là cuộc chiến tranh giải phóng, chống Mỹ cứu nước của người cộng sản? Có ai nghĩ đến việc nếu Mỹ, Liên Xô, Trung quốc không cung cấp vũ khí, nhiên liệu, lương thực th́ người VN ta có đủ sức đánh nhau không?

Chúng ta đă làm nhiều điều ḿnh tưởng là vô cùng đứng đắn nhưng hóa ra lại nằm trong âm mưu, ư đồ của nước ngoài. Không biết mọi người nghĩ sao chứ tôi thấy rất xót xa cho thân phận của người dân Việt. Giá mà chúng ta có thể bắt tay vào xây dựng đất nước từ năm 1955 thay v́ bắn giết lẫn nhau. Nếu được như vậy th́ chắc bây giờ dù VN không bằng Nam Hàn th́ cũng không thể nghèo hơn Thái Lan, Mă Lai, con cháu chúng ta không phải đi làm đầy tớ ở các nước để ky cóp từng đồng gửi về nhà.

Kim Lai, Ottawa Theo tôi đề tài của GS Lê Xuân Khoa hoàn toàn là xác thực. Tây phương có câu "Never take the obvious evidence as the truth". Những bằng chứng hiển nhiên của một bên nào đó đưa ra chưa chắc nó là sự thiệt. Bàng quang hay khách quan mà xét, đề tài của GS Lê Xuân Khoa là đúng sự thực.

Không nên v́ tư lợi như có công hay lập được công với cách mạng để xóa bỏ sự thực. Tôi cũng hoan nghênh BBC đă đưa ra đề tài này một cách khách quan để cho toàn thể dân Việt Nam nhận xét.



-- (Hoan Chinh @ TuDOCho.VN), February 18, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

LonelyBug, HCMC Xin chân thành cảm ơn GS Khoa đă có một bài viết khá hay, thẳng thắng và khách quan về cuộc chiến này. Chúng tôi thuộc thế hệ sau này nên sẽ không bao giờ biết được chính xác về sự thật của cuộc chiến bằng những kênh thông tin "bị kiểm soát" ở trong nước nếu như chế độ độ đảng vẫ tồn tại.

Tôi cũng hoàn toàn đồng ư với cách gọi tên cuối cùng cho cuộc chiến. Theo tôi, đất nước và dân tộc chúng ta lúc đó như một "sàn đấu vơ đài" cho mấy "ông lớn" chơi!?

C̣n một điểm nữa trong bài viết mà tôi rất tâm đắc là: Chúng ta làm sao để phát triển mạnh về kinh tế, làm cho đất nước thật sự giàu mạnh và hội nhập nhanh, từ đó tạo được nguồn lực to lớn để chống lại "kẻ thù lớn phương Bắc kế cận" như tổ tiên chúng ta đă từng làm. Minh chứng là hàng loạt sự việc đè nén và dồn ép chúng ta gần đây như: tranh chấp và gây hấn ở QĐ Trường Sa, chiếm QĐ Hoàng Sa, và mới đây là bắn giết ngư dân Vietnam ở vịnh Bắc Bộ!

Hong, Hà Nội Tôi cho rằng đây là một bài được BBC chủ tâm đặt sẫn, nhằm lung lạc ý chí những người nhẹ dạ. Chiêu bài diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ đã quá rõ. Chỉ có những người kém hiểu biết mới tin những bài như thế. BBC đã quá lộ liễu khi đăng một bài viết như thế này. Cần phải tuyển dụng những nhân viên thông minh hơn để đạt được mục đích của mình.

Lily Phan, Brisbane, Australia Nhân đọc bài này, tôi chợt nhớ trước đây có có ông Bác đi tập kết, theo lời kể lại, các con em cán bộ tập kết ra Bắc, được sự ân cần chăm sóc của phía Trung quốc, điển h́nh như được cung cấp thau bằng men xanh, b́nh thủy, chén bát … của Trung quốc và nhất là Mặt trận GiảI phóng Miền nam được Trung quốc quan tâm một cách đặc biệt. Gần đây,tôi có đọc một cuốn sách đề cập đến gần ngày 30/4/1975, phía Trung quốc tỏ ư không muốn cho V.N được thống nhất, những chi tiết trên cho ta thấy lúc nào Trung quốc cũng muốn V.N suy yếu và chia rẽ. Trong cuộc chiến V.N, Trung quốc chính là "ngư ông thủ lợi", v́ người bị thua thiệt nhiều nhất là dân tộc Việt nam, kế đến là nước Mỹ.Tôi chỉ mong sao cho các bạn ở trong nước được đọc bài viết này của G.S. Lê Xuân Khoa.

Văn Hiếu, Copenhagen, Đan Mạch Tôi hoàn toàn đồng ý với giáo sư. Tôi nghĩ nếu bài này được nhiều người trong nước biết, thì thật bổ ích.

Hi vọng tương lai sáng sủa cho VN là có tự do, dân chủ, đa nguyên đa đảng. Bởi vì việc xây dựng nước là quyền của mọi người dân Việt, chứ không phải của riêng đảng phái nào.

Nguyễn Trường, TP. HCM Tôi đang sống trong nước. Tôi đọc bài viết này, và đồng ý với GS. Khoa về nhiều điểm. Tôi đồng ý cuộc chiến VN là cuộc chiến tranh giành giữa hai thế lực hùng mạnh trên thế giới lúc đó. Tôi cho rằng cụm từ có thể mô tả cuộc chiến này là "Trung Quốc sẽ chiến đấu với Mỹ đến người VN cuối cùng."

Tôi cũng đồng ý cần phải đánh giá lại cho đúng lòng yêu nước của người VN một cách khách quan, để có chính sách cởi mở hơn với người Việt hải ngoại.

Tuy nhiên, tôi chống lại việc cho rằng VN cần đa nguyên, đa đảng bây giờ vì lúc này chưa thích hợp. Chỉ có thể làm dần dần với phát triển kinh tế ngày càng tốt hơn. Khi đến mức độ nhất định, tôi dự đoán ít nhất là 40 năm nữa, VN mới đa nguyên đa đảng hoàn toàn. Mà điều này còn phụ thuộc sự phát triển kinh tế.

Tôi đồng ý điều cấp bách bây giờ là phải tạo điều kiện tối đa cho đồng bào hải ngoại đóng góp vào sự phát triển đất nước. Còn nếu bảo về sự tham gia lãnh đạo của Việt kiều, thì còn phải đợi đến khi nền kinh tế VN có thích ứng gần như kinh tế các nước, thì khi đó nếu như có sự lãnh đạo VN từ một người sống ở nước ngoài, thì mới tránh được cú sốc về đường lối, cách làm việc.

Nói chung đây là bài viết hay, nhiều nghiên cứu công phu và rất đáng để đọc.

Mỵ, Hải Phòng Tôi thật sự xúc động với bài viết. Bởi vì tôi đã được biết những điều mà có lẽ không thể đến với bạn đọc trong nước thông qua các kênh thông tin chính thức ở VN hiện nay. Phải có một sự nhìn nhận đúng về lịch sử mới có thể đi đúng hướng trong tương lai - đó là điều mà Đảng cộng sản cần làm lúc này.

Xuân Hưng, Hà Nội Bài viết sâu sắc và khách quan. Hi vọng mọi người đều có cái nhìn khách quan về lịch sử, từ đó định hướng đúng cho hành động trong tương lai.

An Nam Đây là một bài viết hay và có những nhận xét rất khách quan về cuộc chiến tại VN, nh́n vào bài viết cho tôi thấy rơ ràng được những giai đoạn lịch sử một cách có hệ thống.



-- (Hoan Chinh @ Tu Do Cho.Vn), February 18, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Cuộc chiến VN thực sự là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc mà đằng sau đó là hai khối XHCN và TBCN đang cố gắng tạo ảnh hưởng và phân chia để trở thành hai cực của thế giới. V́ vậy, “Giải pháp chấm dứt chiến tranh đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận.” và cuộc chiến phải kết thúc theo ư đồ của các nước lớn là nguyên nhân chính. Nhưng cái mà phe thắng thế lại coi đó như một thắng lợi vẻ vang của ḿnh và hành xử không nhân đạo sau cuộc chiến do đó đă không tập hợp được sức mạnh của toàn dân trong việc khôi phục lại đất nước. Từ đây, nhà cầm quyền đă dùng cương lĩnh của chủ nghĩa cộng sản kết hợp với tư duy phong kiến để đẩy lên để trở thành chủ nghĩa độc tài trong đường lối cai trị nhưng vẫn lệ thuộc về mặt ngoại giao và mô h́nh quản lư do ảnh hưởng quá lớn từ nước láng giềng TQ.

Việc sai lầm trong quá tŕnh khôi phục đất nước do mô h́nh của chủ nghĩa cộng sản đă làm phân hóa sâu sắc hơn nữa những vết thương trong chiến tranh của quá khứ. Sau 30 năm, nhưng chưa bao giờ nhà cầm quyền cộng sản chịu nh́n lại một cách đúng đắn về ư nghĩa của cuộc chiến để từ đó xác định lại vai tṛ lănh đạo cũng như “sự ḥa hợp và ḥa giải” của những con người cộng sản và không cộng sản để cùng nhau xây dựng lại đất nước.

Nuối tiếc sự thống trị khi không c̣n phù hợp cũng có nghĩa là đi ngược lại quy luật và lợi ích của dân tộc th́ việc đào thải là tất yếu. Vai tṛ của ĐCS VN sẽ được nhân dân đánh giá đúng đắn hơn nếu như nhà cầm quyền hiện nay hiểu rằng trách nhiệm xây dựng đất nước thuộc về dân tộc Việt Nam và chấp nhận sự dân chủ hóa đa nguyyên, đa đảng. Qua đó, cũng là cách thức để ĐCS ḥan thiện hơn chính ḿnh trong đường lối cũng như cương lĩnh.

Nước VN là của dân tộc VN, v́ vậy, việc xây dựng một chế độ dân chủ và pháp quyền để nhân dân có thể lựa chọn cho ḿnh một mô h́nh thích hợp ứng với từng giai đoạn lịch sử và quy luật phát triển chung của nhân loại th́ khi đó Việt Nam mới có cơ hội sánh vai với các cường quốc năm châu. Đánh giá đúng đắn và trân trọng lịch sử của dân tộc là trách nhiệm của cả dân tộc.

Phan Phi, TP. HCM Bài viết thật nhảm nhí. Định dùng diễn biến ḥa b́nh kiểu mới để chia rẽ dân tộc Việt nam hay sao Hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chỉ có tên gọi chung :"chống quân xâm lược". Nếu muốn gọi tên từng cuộc kháng chiến th́ đó là: "chống thực dân Pháp xâm lược" và chống đế quốc Mỹ xâm lược".

BBC nên nhảm nhí vừa vừa thôi. Mấy cái tṛ hề "nội chiến" không ai ở trong nước thèm quan tâm đâu. Hàng triệu con người đă đổ máu để giành lấy tự do độc lập như ngày nay. Vậy mà định dùng mấy chữ "nội chiến" để xóa nḥa công lao và vinh quang của họ ư? Đó là vinh quang của cả mấy thế hệ, của cả dân tộc Việt Nam này. Đừng có mơ đến chuyện ngụy biện mà dụ dỗ người ta được.

Andrew Phan, Brisbane, Úc Bài viết này thật có giá trị. Nhân đọc bài này, tôi nhớ trước đây có đọc quyển " Giữa hai gọng kềm "của Ông Bùi Diễm, có nói hồi gần hiệp định Geneve 54, Ông Chu ân Lai,Thủ tướng Trung quốc có ư định gặp ông Ngô đ́nh Luyện, em Ông Ngô đ́nh Diệm. Nhưng một phần bị phía Mỹ cản trở, cuối cùng sự gặp gỡ đó không xẩy ra. Điều đó chứng tỏ, thân phận một nước nhược tiểu thật hẩm hiu,chẳng có quyền định đoạt ngay vận mạng của dân tộc ḿnh.

Thành thật cảm ơn yác giả đă dầy công nghiên cứu, đồng thời cũng cảm ơn Ban Việt ngữ Đài B.B.C đă cho đăng bài một bài viết có giá trị như vậy. Ước mong các bạn trẻ trong nước đọc được bài này.

Chí Cường, Hà Nội Rất cảm ơn tác giả. Theo tôi, bài này rất chính xác và khách quan. Chúng ta phải nhận thức được rằng đã tới lúc xóa bỏ hận thù dân tộc, cùng chung sức xây dựng VN giàu mạnh.

Thắng, TP. HCM Bài này cũng hay đấy!

Đỗ Thuận, Hoa Kỳ Tôi đồng tình, chia sẻ lập luận của giáo sư Lê Xuân Khoa. Bài viết làm tôi nhớ một quyển sách, hình như tên là ''Hiệp định Geneve'', của một giáo sư lịch sử ĐH Sorbonne. Tôi khó khi đọc cuốn đó. Tác giả đã trình bài tài liệu của các nước để miêu tả các nước lớn đã mặc cả, mua bán vận mệnh người Việt thế nào. Tôi hi vọng bài viết của GS. Lê Xuân Khoa có thể giúp một số trong hàng triệu người VN, trong ngoài nước, đã và vẫn còn mắc căn bệnh cuồng tín, hẹp hòi.

Lâm Cường, Hà Nội Đã lâu tôi mới được đọc một bài hay như vậy. Rất cảm ơn giáo sư Khoa. Đã đến lúc chúng ta nên bỏ qua hận thù, cùng nhau xây dựng VN tốt đẹp hơn.

Ẩn danh Tôi là một cựu Việt Cộng. Bài viết rất công phu, sâu sắc, hệ thống, hợp lư, rất đáng xem. Tôi đồng ư 95 % quan niệm và phương pháp luận bài viết này.

X Không hiểu vì sao ông Lê Xuân Khoa lại nghĩ như vậy. Thật vớ vẩn. Cuộc chiến mà nhân dân VN đánh là chống lại quân xâm lược, không cho phép kẻ nào chia rẽ dân tộc. Thế thì tại sao lại gọi là cuộc nội chiến.

Long, Hà Nội Cảm ơn bài viết rất khách quan của giáo sư. Cháu là một người Việt sinh ra sau cuộc chiến, quan tâm đến sự hưng thịnh của dân tộc VN. Đã quá nhiều tư tưởng, ý kiến chống đối nhau, mà người ta quên rằng một nửa dân số VN bây giờ sinh ra sau 1975. Chúng cháu không muốn thấy hận thù anh em. 30 năm trôi qua, có thể chưa đủ để mọi vết thương lành vết, nhưng cũng là lúc mọi người hi vọng là sẽ xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai. Hãy làm điều đó vì thế hệ trẻ chúng cháu.



-- (Hoan Chinh @ Tu Do Cho.VN), February 18, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Thoi ky chong Phap phai cong nhan la co nhieu nguoi ung ho HCM vi han nup duoi chu nghia quoc gia. Bay gio cs lo nguyen mat ma van ung ho la hai dan hai nuoc.

Bài trên có câu hay:

"Nguyễn Trường, TP. HCM: Tôi đang sống trong nước. Tôi đọc bài viết này, và đồng ý với GS. Khoa về nhiều điểm. Tôi đồng ý cuộc chiến VN là cuộc chiến tranh giành giữa hai thế lực hùng mạnh trên thế giới lúc đó. Tôi cho rằng cụm từ có thể mô tả cuộc chiến này là "Trung Quốc sẽ chiến đấu với Mỹ đến người VN cuối cùng."

Câu nói này hay. Cái ngu cua cs đă được thể hiện: mang dân tộc ra thí mạng v́ nghe lời Trung Quốc.

Hồi năm 80, tôi có nghe một vài đảng viên cs nói muốn VN phát triển nhanh nhất th́ hăy thành bang thứ 51 của Mỹ. Nói cho vui chuyện thôi nhưng họ hiểu rằng Mỹ không phải là kẻ thù của VN. Đấy là tầng lớp cấp tiến và khi có cơ hội để tạo dựng dân chủ, họ sẽ đứng lên.

-- (GetReal@GetReal.com), February 18, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

QUOTE:

Trên chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ thay thế Pháp nhưng chỉ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam từ 1965 đến 1972 và hỗ trợ những lực lượng chống cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia. Ngay cả những cuộc dội bom ở hai quốc gia này cũng không ngoài mục đích chính là ngăn chặn Bắc Việt sử dụng lănh thổ hai nước láng giềng làm căn cứ tiếp viện cho bộ đội côïng sản ở miền Nam. ==================================

***

Trong khoảng thời tiền Điện Pie^n Fu? , HCM xin các OSS của Mỹ giúp chống Pháp nhưng O giải quyết được vấn đề chỉ v́ HCM đă đi qua USSR và China nên vào lúc trận chiến DBP, Mỹ đă tham gia chính thức, các khí cụ, thực phẩm, AC-47 và C-119 BoxCar Aircraft do Mỹ giúp thả dù vào DBP, trong số này, thành phần lính Quốc gia (hiện thân của VNCH) đă tham dự vào để đánh nhau với Vietminh/CS

Sau trận DBP, số lính QG chết cũng khá và đào ngũ cũng khá nhiều v́ sợ CS/Vietminh trả thù (nếu muốn xem h́nh, please ask :)

That's is WHY hoChiMe'n hate USA :))))

-- Cheers :) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 18, 2005.



Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Trích bài trên:

Long, Hà Nội: Cảm ơn bài viết rất khách quan của giáo sư. Cháu là một người Việt sinh ra sau cuộc chiến, quan tâm đến sự hưng thịnh của dân tộc VN. Đã quá nhiều tư tưởng, ý kiến chống đối nhau, mà người ta quên rằng một nửa dân số VN bây giờ sinh ra sau 1975. Chúng cháu không muốn thấy hận thù anh em. 30 năm trôi qua, có thể chưa đủ để mọi vết thương lành vết, nhưng cũng là lúc mọi người hi vọng là sẽ xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai. Hãy làm điều đó vì thế hệ trẻ chúng cháu. “

Cậu Long này có suy nghĩ giống của nhiều bạn trẻ. Cái đúng là đă hiểu một chân lư: cuộc chiến tranh VN không phải là do đế quốc Mỹ xâm lược VN, v́ thế không nói một câu kém hiểu biết như cậu X (ngay phía trên). Nhưng cái c̣n thiếu là hướng tới tương lai ǵ? Chế độ hiện nay là chế độc tài nên tất cả những ǵ họ làm là để bảo vệ chế độ. Dân ḿnh không giáo điều như dân Bắc triều tiên nên cs phải đổi mới, nếu không đổi mới chế độ sụp đổ ngay. Tuy nhiên có một câu hỏi rất đơn giản là tại sao không cho phép dân chủ? CS không ai dám trả lời. Vậy có phải họ lo dân dốt quá không biết tự quyết định tương lai nên để cho chính phủ lo giùm. Thế không phải khinh thường dân th́ là ǵ?

-- (GetReal@GetReal.com), February 18, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Bài viết chỉ dành cho những người khoái đọc đọc chơi vui v́ chẳng lột trần sự thật nhất là phần cuối .

Chắc mọi người dồng ư là sau hiệp định Geneve HCM và NĐD là 2 người khởi xướng chiến tranh nên ta phải t́m hiểu họ trước .

Quá khứ : HCM đă từng xin bọn Xă Hội Pháp giúp ,bị từ chối ,HCM xin Mỹ giúp ,Mỹ từ chối ,HCM xin Liên Sô th́ Liên Sô giúp ,việc thành lập đảng cộng sản Đông Dương (tức gồm Việt ,Miên và Lào )như bị Liên Sô chống đối v́ quá lộ liễu ư đồ nên HCM đổi lại là ĐCSVN hay VNDCCH .Hăy xét gia thế và cuộc đời HCM lúc bé cùng các dự kiện trên ta sẽ kết luận : HCM chỉ dùng lá bài CS để mưu đồ quyền lực cá nhân .

Quá khứ : NĐD có người anh là Ngô Đ́nh Khôi bị VC giết , NĐD đă vận động khối công giáo Mỹ giúp về nước hất cẳng Bảo Đại lập là chánh quyền MNVN nền đệ nhứt cộng hoà .Ai sống ở ngoài Huế điều sợ Ngô Đ́nh Cẩn ,tôn giáo th́ sợ Ngô Đ́nh Thục ,làm chánh trị th́ sợ Ngô Đ́nh Nhu ,làm kinh doanh th́ sợ bà Ngô Đ́nh Nhu ,những việc sát hại những người khác phái ,nâng đỡ công giáo ,đàn áp Phật giáo . . . những dự kiện đó cho ta kết luận : NĐD dùng lá bài quốc gia chỉ phục vụ gia đ́nh ,trả thù và dâng công cho khối công giáo Mỹ ( vụ cấm treo cờ Phật Giáo là hành động lừa dối Vatican là VN có 80% công giáo để Ngô Đ́nh Thục được phong Hồng Y ).

Khởi chiến quốc cộng khởi đầu là do hai tên tội đồ đó ,chúng đă v́ tham vọng mục đích cá nhân mang chiến tranh vào VN .

Bài viết không nêu nên "tại sao HCM nhứt quyết bằng mọi giá chiếm cho được vựa lúa MNVN dù phải hy sinh đến người MBVN cuối cùng " Nhiều tài liệu cho biết chính HCM nói nếu không chiếm được MNVN cộng sản sẽ chết.

Do đó nếu nói cuộc chiến VN là "chiến tranh ăn cướp ,chiến tranh lúa gạo " th́ đúng nhứt ,hăy nh́n xem CSHN đă làm ǵ ở MNVN sau khi chúng cưỡng chiếm .

Ba mươi năm sau chiến tranh, đă đến lúc chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại . . . .nh́n nhận nhau với những trao đổi b́nh đẳng hai chiều . . .

Một kẻ cướp của giết người và một kẻ bị ăn cướp ,cha mẹ vợ con ,anh em bị giết bị hiếp dâm ,bị tù đầy th́ nh́n nhận nhau ra sao ? trao đổi cái ǵ ? và làm như thế nào là b́nh đẳng hai chiều ?.

Nhiều kẻ hô hào " hăy quên hận thù " nhưng không nêu rơ "người quốc gia hăy quên hận thù người cộng sản hay người cộng sản hăy quên hận thù " hoặc " hăy tha thứ" mà không nêu ai tha thứ ai .

Những người nhẹ dạ và kém suy nghĩ hăy nghe kỹ lời kêu gọi của VC " Các anh cứ mang tiền và chất xám về đi ,đảng và nhà nước sẽ khoan hồng "

Vâng chúng nó ăn cướp bây giờ chúng lại tha tội cho kẻ bị cướp nếu chịu mang tiền về cho chúng cướp thêm .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 19, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Bai viet cua mot giao su dai hoc nhu vay thi qua xoang ve mat chinh tri,thieu thong tin ve nhung tai lieu mat hay an y cua tac gia muon map mo danh lan con den.Xin bac va dang nen gan cho vi giao su nay mot huy chuong sao vang,cau noi bat hu cua Mao la tri thuc khong bang cuc phan van con gia tri vao thoi dai ngay nay.Muon hieu ro cau noi cua Mao hay nhin bon tri thuc bac si,ky su,luat su duoc giao chu cua DEN MAT TROI (temple solair)keu goi tu sat va ho da tu sat cung vo con de mau chong len thien dang ,se hieu sau sac ve dao CS va cac ta giao khac tren the gioi.

-- Lin Ho (Lin@hotmail.com), February 19, 2005.

Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Vâng vẹm chúng nó ăn cướp. Bây giờ chúng lại tha tội cho kẻ bị cướp nếu chịu mang tiền về cho chúng cướp thêm

  1. Một kẻ cướp của giết người và một kẻ bị ăn cướp, cha mẹ vợ con, anh em bị giết bị hiếp dâm, bị tù đầy th́ nh́n nhận nhau ra sao ? trao đổi cái ǵ ? và làm như thế nào là b́nh đẳng hai chiều ?

  2. Nhiều kẻ hô hào "hăy quên hận thù" nhưng không nêu rơ "người quốc gia hăy quên hận thù người cộng sản hay người cộng sản hăy quên hận thù" hoặc "hăy tha thứ" mà không nêu ai tha thứ ai.

  3. Những người nhẹ dạ và kém suy nghĩ hăy nghe kỹ lời kêu gọi của VC "Các anh cứ mang tiền và chất xám về đi, đảng và nhà nước sẽ khoan hồng".

Vâng chúng nó ăn cướp bây giờ chúng lại tha tội cho kẻ bị cướp nếu chịu mang tiền về cho chúng cướp thêm.

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 19, 2005.
Lư luận hay. Bọn vẹm sắp sủa ăng ẳng lên rồi ? Post lại môt phần của thich du thu (toollovers@comcast.net)

-- (test@test.test), February 19, 2005.

Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

***



-- Ve.m eat Chinese SHIT :))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 19, 2005.



Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Nội cái biểu ngữ cũng bố láo, hồi đó làm đéo ǵ có trung Quốc. Chỉ có Trung Cộng thôi rơ chó má cù đinh thiên pháo Whore Chó Minh mới nhắm mắt nhắm mũi viết khẩu hiệu kiểu tiểu tư sản, thế mà cũng đ̣i làm Kách Mệnh. này cho hỏi 1 câu đi :

Đố biết Tồng chí ḷng Thị Xuân ở cái nỗ nẻ nào ?????

C̣n thằng Ku Ḷng Đức Khu th́ ở đâu dzậy cái tồng chí ?????

-- (Sáu Bi Da France @ Sai Gềnh.Net), February 19, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

***

Vẹm Hanoi họ dùng từ "Trung quốc" c̣n VNCH th́ dùng từ "Trung cộng" , chúng ta gọi các người CS Vietnam là Vietcong chứ chính họ th́ họ O dùng , từ "Đồng chí " là dùng chung ngày xưa trong Vietnam QUỐC dân đảng và Vietminh, sau Vietminh bie^'nt thành Cộng sản th́ từ "đồng chí " có nghĩa là Vietcong :)))

Ngày c̣n chiến tranh lạnh giữa Tư bản và các nước CS th́ tư bản hay dùng từ "Red " để nói về quốc gia communist chẳng hạn như Red China, Red Army etc....

Cái h́nh tài liệu trên là tôi tri'ch ra từ Document Film do chính MTGPMN/Hanoi quay nơi vùng Tây ninh và Kampuchia , trong film này có các đoàn ca múa của China và Hanoi vào dưới sự hướng dẫn của cựu tướng VC-Nguyễn chí Thanh vào thăm các anh Vẹm và thăm các thương binh của họ trong vùng, cũng trong film, có sự xuất hiện của tướng Trần văn Trà và 1 số nhân vật khác khó nhận ra , 1 mặt họ cũng quay cảnh gần đó khoảng 2-3 miles máy bay F5 của Mỹ cũng đang oanh tạc 1 mục tiêu khác.

Film này Vẹm bỏ lại v́ mật khu bị Mỹ truy ki'ch nên O kịp thu dọn , tôi có gạn lọc ra nhiều h́nh cất vào CDs nhưng bỏ lung tung, cái th́ CD bị crashed, cái th́ nằm trong directories đâu đó. Các tài liệu trong film này chắc chắn Hanoi O có v́ Mỹ ti.ch thu mà

H́nh này quay film từ trái sang phải nên tôi Freeze thành 2 tấm và ghép lại , nếu để ư th́ thấy rơ lá cờ Hanoi và cờ China nhưng O có cờ MTGP trong khi Hanoi cứ ăng ẳng chối là O có mà chỉ có MTGP miền Nam đ̣i lại miền Nam vv.v.v.

Trong mật khu họ cũng có ban ấn loát quay Rone'o , rửa phim và dùng đèn dầu , các thương binh th́ dùng vơng/cáng gánh vào

-- Cheers :) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 19, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Anh CTHN nói đúng, ở VN không ai dùng từ VC cả, v́ đó là từ có tính negative ( so-called). Họ tránh sử dụng các từ ngữ mà " kẻ địch" sử dụng. Do vậy đến tận bây giờ vẫn gọi là Trung Quốc. Trong khi nói chuyện với mọi người ở VN, nếu anh dùng những từ ngữ như vẫn đang dùng trên VAS này, mọi người sẽ biết ngay anh là ai, biết anh không phải phe họ.

Nhiều chú biệt kích MN ngày xưa khi đỏ bộ xuống miền bắc,thèm thuốc lá nên cứ hút Ruby rào rào rồi vứt mẩu thừa lại nên bị bắt khi chưa hiểu tái sao lại bị bắt nhanh thế. Đơn giản v́ thuốc quá thơm, cách cả km vẫn ngửi thấy. Ngoài bắc thuốc lá rất hôi nên ngửi mùi thuốc lá hoặc nh́n thấy mẩu thuốc lá Ruby là biết có thám báo liền. Đặc công CS th́ không thế. Điều đó giải thích tại sao VNCH thua :-)))

Ê, CTHN mang cái cuốn phim tư liệu về cho bảo tàng CM đi, thế nào cũng được tặng danh hiệu Công dân danh dự đó. Xem 1 ḿnh chán chết! Phải cho nhiều người xem với chứ.

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), February 19, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

***

Thật ra, tôi bỏ khá nhiều tiền t́m ṭi Doc. về VN-War dưới các ống kính của ngoại quốc và của các anh Vẹm vào Nam làm phóng viên chiến trường , dĩ nhiên các anh Vẹm phải chụp hay chụp đẹp cho họ ke?o chứ mà gởi h́nh về Hanoi, đảng chê là mất dế :)

Dường như tôi đă viết 1 vài lần trên VAS này rồi, tuy nhiên xin viết lại, các h́nh ảnh này là Propaganda để Hanoi đăng báo ngoài Bắc đồng thời gửi qua các quốc gia như East Germany, Schezlosvakia, Cuba, China, USSR vv.v.... làm quà ṿi viện trợ , nói về chiến tranh "du ki'ch" th́ các anh Vẹm quả là ch́ qua sự man rợ và giết chóc cùng sức chịu đựng bắt buộc phải có , O chịu đựng được th́ bị đ́ với các D/c chính trị viên và lại phải nhịn đói , phần thưởng của họ là cơm ăn đủ no.

Tại v́ các anh "VNCH" khác chửi tôi , chứ nếu để tự do cởi mở th́ to^i c̣n post lên nhiều h́nh khác của chính phóng viên Vẹm chụp và đă in trong sách của 1 nhóm kư giả Tây/Ta bán , ngoại quốc họ dân chủ ở chỗ giám nói và nêu ra sự thật , c̣n VNCH và Vẹm th́ giấu kỹ , trong lúc chiến tranh, cũng phải đồng ư là nên giấu những ǵ có thể làm thiệt hại nhưng ngày nay là 1 sự học hỏi , người đọc cần phải có 1 bộ óc khá hiểu biết chứ O như con ngựa bị che mắt chạy thẳng mà trong khi chúng ta VNCH muốn Hanoi hiểu cái xấu của họ nhưng O giám nói cái lỗi lầm của chính chúng ta :))))

Anh Vietcuong chim vẫn c̣n cương đấy chứ :))) M/k 1 tay sho+` chim 1 tay gơ keyboard cũng lây AIDS/SIDA đó nhe :)))

-- Cheers :) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 19, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Câu hỏi qúa đơn giản

Đó là chiến tranh do ư thức hệ khác nhau

một bên là Tự Do : ai giỏi người đó sẽ tồn tại

bên kia là Cộng lại :ai tuân lệnh người đó sẽ được bao che

tóm lại đó là Chiến tranh Việt Nam , Viet Nam war , hay chiến tranh do thế giới hệ khác nhau v́ 2 bên tham chiến gồm

Tự Do : Hoa kỳ ( USA), Úc đại lợi( AUSTRALIA ) , Nam hàn ( SOUTH KOREA ) , Việt nam ( SOUTH VIET NAM )

Cộng săn : Nga (USSR ), Cắc chú hay chệt hay 3 tàu đại khái thứ dân không tu nhưng lại khoái ăn x́ dầu(CHINA) , Triều tiên ( North Korea ) , Việt nam ( North Viet Nam )

điều buồn nhất nơi tham chiến tại sao không chọn trên đỉnh Himalayas mà lại chọn ở Việt Nam vậy Trời

đó là Việt Nam War hay Tự Do và Tự diệt đập nhau

-- cayhuong (cayhuong@vietcong.ngu), February 20, 2005.



Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

Anh CTHN ,anh bảo anh đọc nhiều tài liệu nhưng thực sự anh có suy nghĩ và hiểu không đó mới là cái chánh .Thế gian này vẹt nhiều lắm .

Anh nghĩ sao nếu một người :

1 Đi dự đám cưới th́ khóc bù lu bù loa nói vợ tôi bỏ tôi .

2 Đi đám ma th́ cười toe toét nói vợ tôi mới đẻ con trai .

3 Đi chùa hay nhà thờ th́ mặc xà lỏng chân dép mà than "ôi hôm nay nóng quá " .

Người đó nói thật ḷng nó ,nó thực thi quyền tự do ngôn luận của nó nên nó cho là nó đúng ,anh nghĩ coi nó có đúng không ? .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 20, 2005.


Response to Ba mươi năm gọi tĂªn gì cho cuĂ´̣c chiĂª́n

V́ Việt Nam và Bán Đảo Đông Dương có nhiều rừng cao su ở những thập niên 50s' và 60s' đến đầu 70s' th́ mủ cao su rất quan trọng cho kỹ nghệ quốc pḥng làm "O" Ring cho động cơ, máy móc, Thắng Xe, Bán Xe vận Tải v.v.v đó là lư do tại sao Việt-Miên-Lào, tại sao không là Thái, Diến Điện hay India ????? V́ tôm giáo đă đánh bại chủ thuyết Vô Sản Tam Vô của LeNin. Riêng Việt Nam là băi chiến trường v́ Hô (Whore ) Chó Minh đă ngoan ngoăn rước thằng chệt về làm quan Thái Thú và tàn sát nhân dân Việt Nam ở mọi tầng lớp cho mộng bá quyền trung Hoa , Mao định dùng Mạc Tư Khoa để bank roll cho cuộc chiến, nhưng STalin nào chịu thua.

Giả thử NGa+Tầu Chiếm Đông Dương ngồi trên 1 đống cao su sẽ là mối nguy :

1.-Nga SÈ Sản Xuất nguyên liệu cho Rocket tư vụ Mix mủ cao su, cho đến máy móc chế MiG, Tupolev, IL, Sukho, Mil, AK sẽ không bị chở ngạị

2.-Chệt được no v́ vưa LÚa Việt Miên và sẽ nhuộm đỏ toàn khu Đông Nam A" do khối chệt sống ở địa phương này.

Giả sử : Hồ ( whore ) chết bịnh, CS Quốc Tế thất bại tại Việt Nam. Việt Nam là tiền đồn kháng chệt cộng [ Mỹ -Pháp ] sẽ nhẩy vô tiếp sức, v́ địa thế biên giới chệt không thâm nhập Việt Nam.

Việt Nam sẽ dầu mạnh ngày hôm nay và như Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, Singapore, sẽ khai hóa sứ hủ lậu Trung Cộng ngày hôm naỵ

Giặc Hô(Whore ) đà phá hại Việt Nam theo lời chệt cộng. lư Do Hồ có cận vệ chệt không là người Việt Nam. Nếu nhân tiện sau này to6i sẽ cho dữ kiện do 1 tên phản gián TC-2 nói năm 1979.

-- (Sáu Bi Da FranCe @ Sai Gềnh.Net), February 20, 2005.


Moderation questions? read the FAQ