To goi la " Chien tranh y thuc he " . Cham het, co gi ma phai ban cai nhieu!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

30 Năm Sau C̣n Tranh Luận: Chiến Tranh Của Mỹ Hay Chiến Tranh VN? Lê Xuân Khoa Viết ở Maryland, Xuân Ất Dậu (2005)

Bài viết bàn về câu hỏi cuộc chiến vừa qua nên đặt tên gì Cuộc chiến 1945-1954 giữa thực dân Pháp và các phong trào kháng chiến giành độc lập của các dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào thường được các nhà viết sử gọi chung là chiến tranh Đông Dương. Đối với từng quốc gia Đông Dương, cuộc chiến này c̣n mang những tên khác nhau nhưng cùng một ư nghĩa.

Chẳng hạn trong trường hợp Việt Nam, đây là chiến tranh giành độc lập, chiến tranh chống đế quốc Pháp hay ngắn gọn hơn, chiến tranh Việt-Pháp. Tất cả những cách gọi tên này đều đúng và không có ǵ cần phải tranh luận. Khi cuộc chiến 1955-1975 tiếp diễn trên lănh thổ Đông Dương được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai th́ cách gọi không sai nhưng nội dung của nó không đơn giản như lần trước, v́ thành phần tham chiến và thời gian chiến tranh ở mỗi quốc gia Đông Dương không giống nhau. Trên chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ thay thế Pháp nhưng chỉ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam từ 1965 đến 1972 và hỗ trợ những lực lượng chống cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia. Ngay cả những cuộc dội bom ở hai quốc gia này cũng không ngoài mục đích chính là ngăn chặn Bắc Việt sử dụng lănh thổ hai nước láng giềng làm căn cứ tiếp viện cho bộ đội côïng sản ở miền Nam.

Điện Biên Phủ báo hiệu sự kết thúc của cuộc chiến Đông Dương lần một

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất được giải quyết chính thức và toàn bộ bởi Hiệp định Genève 1954 với Việt Nam là trọng điểm. Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, t́nh trạng ba nước Lào, Việt Nam và Cam-pu-chia đuợc quốc tế giải quyết vào ba thời điểm cách xa nhau: Lào bằng Hiệp định Genève năm 1962, Việt Nam bằng Hiệp định Paris năm 1973, và Cam-pu-chia bằng Hiệp định Paris năm 1991. Mặc dù những đặc tính khác biệt đó, gọi cuộc chiến tranh 1955-1975 là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai cũng vẫn đúng trong ư nghĩa tổng quát của chiến trường.

Trong trường hợp Việt Nam, vấn đề gọi tên cuộc chiến sau hiệp định Genève 1954 đă được tranh căi dai dẳng cho đến nay, ba mươi năm sau chiến tranh, vẫn chưa đạt được đồng thuận. Những quan điểm bất đồng được xoay quanh nhiều tên gọi: chiến tranh chống cộng, chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, nội chiến, chiến tranh của Mỹ, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh ủy nhiệm. Bỏ qua một bên chiến tranh "chống cộng" và "chống Mỹ-Ngụy" chỉ thích hợp trong thời chiến, ở đây chỉ cần thảo luận về bốn tên gọi c̣n lại thường được tranh căi nhiều nhất.

Vấn đề gọi tên cuộc chiến sau hiệp định Genève 1954 đă được tranh căi dai dẳng cho đến nay.

Cuộc chiến 1955-1975 ở Việt Nam được gọi là nội chiến v́ sau khi đất nước bị chia đôi, chính quyền miền Bắc đă để lại cán bộ, chôn dấu vũ khí và hoạt động bí mật đàng sau các phong trào tranh đấu ở miền Nam; trong khi đó, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm cũng phát động chiến dịch tố cộng sâu rộng và mănh liệt. Đảng cộng sản phản công bằng những hành động khủng bố và ám sát các viên chức Việt Nam Cộng Hoà. Đầu năm 1959 th́ miền Bắc bắt đầu mở đường xâm nhập bộ đội và vũ khí vào miền Nam qua đường ṃn Hồ Chí Minh và phát động công cuộc đấu tranh vũ trang với phong trào "Đồng khởi".

Năm 1960, Mặt trận Giải phóng miền Nam ra đời được miền Bắc hỗ trợ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ở các tỉnh miền Nam. Năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, t́nh h́nh chính trị và quân sự ở miền Nam càng ngày càng tồi tệ dẫn đến việc Mỹ quyết định đưa quân vào yểm trợ quân đội VNCH nhưng thực tế nắm vai tṛ chủ động. Đây là giai đoạn "Mỹ hoá" cuộc chiến cho tới năm 1969 th́ chính quyền Nixon trở lại chương tŕnh "Việt Nam hoá" chiến tranh và bắt đầu rút quân về nước. Trận chiến quốc-cộng tiếp tục cho tới khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ vào tháng Tư 1975.

Cuộc nội chiến v́ lư tưởng khác biệt, cộng sản và không cộng sản, có mầm mống từ những năm cuối thập kỷ 1920 khi Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu được thành lập năm 1927 và Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Hong Kong năm 1930. Sự khác biệt ban đầu về chủ trương chỉ trở thành đối nghịch (nhưng chưa giết hại nhau) sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ bị thất bại năm 1930 và phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh của ĐCSVN bị Pháp dẹp tan năm 1931 khiến những người c̣n sống sót của hai đảng đều phải bỏ chạy sang Tàu.

V́ sống chung dưới chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, các đảng viên cộng sản Việt Nam đều phải hoạt động âm thầm trong khi các lănh tụ không cộng sản th́ hoạt động công khai với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ), một số c̣n được đào tạo tại trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và lên đến cấp tướng trong quân đội Trung Hoa.

Nhược điểm của các đảng phái quốc gia là không có tổ chức qui củ và đường lối minh bạch, chỉ trông cậy vào sự che chở của THQDĐ để chống Pháp trong khi Trung Hoa dù không ưa Pháp nhưng đang là đồng minh của Pháp chống Nhật ở Đông Dương. Các lănh tụ quốc gia lại không đoàn kết được với nhau trong khi không có hoạt động ǵ đáng kể ở trong nước.

T́nh trạng đó kéo dài cho đến khi THQDĐ quá thất vọng với các phe nhóm quốc gia nên đă giúp cho Hồ Chí Minh đại diện Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội đưa người về Việt Nam tăng cường hoạt động chống Nhật năm 1944. Nhân dịp này Hồ Chí Minh củng cố được Mặt Trận Việt Minh thành lập từ năm 1941.

Cuộc tranh chấp giữa các đảng phái quốc gia và Việt Minh trở thành những cuộc thanh toán đẫm máu giữa đôi bên trong năm 1946 và lực lượng quốc gia đă bị tiêu diệt gần hết trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ trên toàn quốc vào cuối năm đó. Việt Minh hoàn toàn lănh đạo cuộc chiến chống Pháp và cuộc xung đột quốc-cộng chỉ tái diễn chính thức và qui mô sau khi đất nước bị chia đôi và chính thể Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập ở miền Nam.

Mặc dù cuộc xung đột 20 năm giữa những người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đă rơ ràng là một cuộc nội chiến có gốc rễ sâu xa, tên gọi này vẫn không được giới lănh đạo miền Bắc chấp nhận. Để xây dựng và bảo vệ chính nghĩa của ḿnh, nhà nước cộng sản đă gọi cuộc chiến này là chiến tranh chống Mỹ cứu nước hay chiến tranh chống Mỹ-Ngụy. Sau chiến tranh, v́ nhu cầu bang giao, th́ gọi là chiến tranh của Mỹ hay do Mỹ gây ra (American war), nhất là trong trường hợp sử dụng tiếng Anh. Cách gọi "American war" c̣n có ngụ ư nhắc nhở lỗi lầm của Hoa Kỳ và phủ nhận cách gọi của người Mỹ là "Vietnam war" (chiến tranh Việt Nam).

Trong một cuộc trao đổi ư kiến gần đây giữa một số học giả quốc tế gồm cả người Mỹ và Mỹ gốc Việt, có người đă dùng tên gọi "American war" để chỉ định cả hai cuộc chiến trong thời gian từ 1945 đến 1975, v́ ngoài việc viện trợ và tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến lần thứ hai, chính phủ Mỹ đă viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp trong suốt cuộc chiến lần thứ nhất. Nhưng nếu đặt tên chiến tranh bằng tên của quốc gia viện trợ th́ cũng phải gọi tên cuộc chiến này là chiến tranh của Liên Xô và Trung Quốc v́ hai nước này đă viện trợ kinh tế và quân sự rất quan trọng cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

Có người đă dùng tên "American war" để chỉ định cả hai cuộc chiến từ 1945 đến 1975

Cũng hiểu theo cách rộng răi như thế th́ cuộc chiến lần thứ hai phải được gọi là chiến tranh của Mỹ và các đồng minh Úc, Tân Tây-Lan, Đại Hàn, Phi- Luật-Tân và Thái Lan. Bởi vậy không nên đặt tên chiến tranh bằng tên của những quốc gia viện trợ hay dự phần vào cuộc chiến, mặc dù có lư do chính đáng để gọi giai đoạn Mỹ hoá chiến tranh (1965-1972) là "American war".

Cũng nên ghi nhận là Mỹ bắt đầu rút quân từ 1969, và tên gọi "Vietnam war" chỉ có nghĩa là chiến tranh ở Việt Nam chứ không phải là "Vietnamese war" tức là chiến tranh của Việt Nam hay do Việt Nam gây ra.

Đáng chú ư là phần lớn các tổ chức chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không chấp nhận tên gọi cuộc chiến 1955-1975 là "nội chiến", khẳng định rằng đây là cuộc chiến của dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa và chế độ cộng sản độc tài.

Như trên đă nói, đây là cách gọi tên theo lập trường chính trị chẳng khác ǵ phía cộng sản đă gọi đây là cuộc chiến tranh nhân dân chống ngụy quân ngụy quyền. Những tên gọi này chỉ có giá trị nhất định đối với mỗi bên trong những năm đang có chiến tranh mà thôi.

Sau hết, cần bàn về "chiến tranh ủy nhiệm". Tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu.

Gọi là ủy nhiệm v́ từ cuộc xung đột về ư thức hệ, hai phe Việt Nam đă bị các cường quốc lănh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ đă dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm và tiêu thụ các loại vũ khí kể cả chất độc da cam, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đă nhiệt t́nh giúp đỡ và thúc giục Bắc Việt tận lực hi sinh và chiến đấu trường kỳ.

Giải pháp chấm dứt chiến tranh đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận.

Các quan sát viên quốc tế hồi đó đă có một nhận xét rất đúng về dụng ư của Trung Quốc khi viện trợ cho Việt Nam: "Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."

Quả thật, giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận.

Các nhà ngoại giao Hà Nội tại những phiên họp hậu chiến Việt-Mỹ từ 1995 đến 1998 cũng như các sách vở lịch sử ở Việt Nam đều xác nhận điều này. Cố ngoại trưởng Trần Văn Đỗ cũng than phiền rằng tại hội nghị Genève 1954, Pháp đă không cho phái đoàn quốc gia biết cuộc thảo luận của các nước lớn về việc chia cắt Việt Nam và ông đă được Phạm Văn Đồng mời họp riêng để t́m giải pháp giữa hai bên người Việt với nhau nhưng không thực hiện được. Nhờ mâu thuẫn Liên Xô-Trung Quốc, nhờ phong trào phản chiến rầm rộ của dân chúng Mỹ và lợi thế chính trị đặc biệt sau khi Tổng thống Johnson tuyên bố không tái ứng cử năm 1968, Việt Nam cộng sản đă tránh được sự áp đặt của "các nước bạn" trong tiến tŕnh hội nghị "hai phe bốn phái đoàn" ở Paris (1968-1973).

Như vậy, sau khi đă gạn lọc lập trường chính trị của mỗi bên để xác định bản chất thật sự của nó trong lịch sử, cuộäc chiếán 1955-1975 phải được gọi là một cuộc nội chiến đồng thời là chiến tranh ủy nhiệm.

Con dân một nước cùng một ḍng giống-thực tế th́ hầu như gia đ́nh nào cũng có bà con gần hay xa ở phía bên này hay/và bên kia-đă tàn sát lẫn nhau ít nhất là trong hai mươi năm, v́ lư tưởng khác nhau mà không hoàn toàn do ḿnh chủ động.

Tổng số người Việt Nam thiệt mạng riêng trong cuộc chiến này, kể cả quân và dân của cả hai bên, lên tới gần bốn triệu người. Riêng bộ đội cộng sản c̣n có khoảng 300,000 người chưa t́m được xác. Đất nước và tài sản của dân chúng cả hai miền đều bị chiến tranh tàn phá đến mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, cho đến nay vẫn c̣n những di hại của bom, ḿn chưa nổ và chất thuốc khai quang.

Trong chiến tranh ủy nhiệm, phía Việt Nam quốc gia phải chịu sức ép của đồng minh Hoa Kỳ cho tới những ngày chót của hội nghị Paris. Từ 1965, Hoa Kỳ hoàn toàn lănh đạo cuộc chiến cho tới 1969 mới bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp Việt Nam hoá chiến tranh, nhưng vẫn nắm quyền định đoạt các phương tiện chiến đấu, không theo nhu cầu của giới chỉ huy quân sự Việt Nam.

Từ sau hiệp định Paris 1973 th́ Quốc Hội Hoa Kỳ lại mạnh tay cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự khiến cho miền Nam phải sụp đổ mau chóng hơn cả kế hoạch dự liệu của các chiến lược gia Hà Nội.

Trong khi đó, mặc dù khéo khai thác mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc để được cả hai đồng minh lớn đua nhau viện trợ, Việt Nam cộng sản cũng không tránh khỏi áp lực của mỗi "nước bạn", nhất là sự kiểm soát và ngăn chặn của Trung Quốc đối với những toan tính ngoại giao độc lập của Việt Nam. Hà Nội dứt khoát đi với Liên Xô khi kư Hiệp ước Hợp tác và Hữu Nghị với Aleksei Kosygin vào tháng Mười Một năm 1978 và gần như hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Liên Xô cho đến khi Mikhail Gorbachev và những chính quyền kế tiếp không c̣n có mối quan tâm chiến lược ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Di sản chiến tranh để lại không chỉ là các bãi mìn

Người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đều đă có quá nhiều kinh nghiệm về quan hệ hợp tác với các đồng minh của ḿnh để thấy rằng đồng minh nào cũng chỉ ủng hộ một nước bạn chừng nào sự ủng hộ ấy phù hợp với lợi ích riêng của họ chứ không phải v́ cùng theo đuổi một lư tưởng chung.

Sau chiến tranh, bài học ấy có thể là một động cơ cho phe thắng trận tập hợp được khả năng của toàn dân vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước thời hậu chiến. Nhưng chính sách sai lầm của các nhà lănh đạo miền Bắc đối với miền Nam đă làm tê liệt những đóng góp quan trọng của một nửa dân số toàn quốc trong mười mấy năm cho đến đầu thập kỷ 1990 mới thực sự chuyển hướng.

Riêng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhà cầm quyền trong nước đă sớm nhận ra khả năng đóng góp to lớn của tập thể này vào công cuộc phục hồi kinh tế cũng như những tiềm năng trí tuệ có thể đẩy mạnh tiến tŕnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Thái độ đối với tập thể này thay đổi hẳn, từ việc kết tội người tị nạn là "những kẻ phản bội" đến sự công khai nh́n nhận họ là "một nguồn lực phát triển quan trọng của dân tộc." Tuy nhiên, trong khi kêu gọi cộng đồng hải ngoại dẹp bỏ quá khứ, hướng tới tương lai để cùng chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương, Nhà nước vẫn chỉ ban hành những biện pháp cởi mở hạn chế nhằm đáp ứng lợi ích vật chất nhỏ nhặt mà chưa thật t́nh ḥa giải trong tinh thần b́nh đẳng.

V́ thế những đóng góp chất xám của công dân ngoại quốc gốc Việt chưa vượt qua mức tối thiểu và các phong trào chống đối chính quyền trong các cộng đồng ở hải ngoại vẫn c̣n rất mạnh.

Lịch sử Việt Nam là một thiên hùng sử của một dân tộc hàng ngàn năm tranh đấu chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Cho đến đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của Tây phương, các đảng phái quốc gia và cộng sản ra đời cũng đều hoạt động chống đế quốc thực dân để giành lại độc lập. Biết bao nhà cách mạng, cộng sản hay không cộng sản, trí thức hay lao động, đă bị chính quyền Pháp bắt bớ, tù đày và sát hại. Chỉ đến khi tranh giành quyền lănh đạo dân tộc th́ hai bên mới lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn và bị các nước lớn sử dụng trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

Trong cuộc chiến này, phe cộng sản v́ nhiều lư do đă thắng phe quốc gia nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có kẻ thắng trận mới là người yêu nước. Gần đây, một nhà sử học ở Hà nội đă nhắc đến những nhân vật yêu nước không cộng sản như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và đă có những nhận định xác đáng: "Chủ nghĩa yêu nước th́ khác nhau nhưng ḷng yêu nước th́ ai cũng có. . . . Tôi nghĩ rằng con người rất phức tạp, hoàn cảnh lịch sử càng phức tạp. Nếu chúng ta không đánh giá ḷng yêu nước rạch ṛi, chúng ta sẽ ngộ nhận, chúng ta sẽ độc quyền yêu nước."

Ba mươi năm sau chiến tranh, đă đến lúc chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại cần phải nhận ra thực chất của cuộc chiến, ôn lại những bài học quá khứ và nh́n nhận nhau với những trao đổi b́nh đẳng hai chiều để có thể cùng góp công xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ, hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới và có đủ khả năng đối phó với những đe dọa mới từ phương Bắc.

Giữa hai bên, những bước đầu tiên cần phải được thực hiện bởi chính quyền trong nước một cách thật t́nh và cụ thể. Một khi thiện chí ấy đă được chứng tỏ, cộng đồng hải ngoại cũng cần phải đáp ứng tích cực.

Trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến 1955-1975, để các phe liên hệ có thể vượt lên khỏi những ám ảnh tiêu cực của quá khứ và chấm dứt những cuộc tranh luận do t́nh cảm chủ quan, cuộc chiến này nên được gọi đơn giản là "chiến tranh Việt Nam" với ư nghĩa khách quan phi chính trị là chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nội dung phức tạp của nó sẽ được lịch sử ghi chép một cách đầy đủ và trung thực.

........................................................................................

Về tác giả: Giáo sư Lê Xuân Khoa là cựu Chủ tịch Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (SEARAC) và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C. Tác phẩm nghiên cứu của ông, "Việt Nam 1945 - 1995: Chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử", đã ra mắt tập Một vào năm ngoái.

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), February 16, 2005

Answers





-- Nong Bi Dai (Vietnamcongsans@yahoo.com), February 16, 2005.






-- Ho Chi Minh Dam Tac (Vietnamcongsans@yahoo.com), February 16, 2005.
Chuc vu bay gio cua ong Le xuan Khoa la giao su dai hoc,nhung xin anh Viet Cuong co the cho moi nguoi biet so qua ve qua trinh hoat dong cua ong nay truoc nam 1975 va sau 1975 lam gi? O dau? Co nhung hoat dong chinh tri gi dac biet khong ? Xin thanh that cam on.

-- Lucius Nguyen (Lucius@hotmail.com), February 16, 2005.

Chiến tranh Việt Nam nói cho đúng phải là 4 cuộc chiến :

1 Người Việt Nam và Pháp đo hộ đó là thời kỳ Cần Vương .

2 Sự xuất hiện của Hồ chết x́nh mang chủ thuyết cộng sản vào Việt Nam . Đó là thời kỳ đen tối nhất lịch sử VN v́ Pháp trở lại VN qua chiêu bài đánh cộng sản ,người quốc gia chưa hiểu cộng sản nên liên kết với cộng sản đánh Pháp ,cộng sản ngầm liên lạc với Pháp diệt người quôc gia .Tóm lại đó là thời kỳ chưa phân biệt quốc gia và cộng sản nên cộng sản đă lợi dụng ḷng yêu nước của người Việt chân chính bành trướng thế lực .Nên gọi là thời kỳ trăng sáng trăng tối .

3 Sau khi CSHN cướp chánh quyền MBVN cướp công của người Việt yêu nước th́ v́ áp lực của Mỹ Pháp trao cho người Việt yêu nước không cộng sản MNVN ,từ đó chiến tranh tiếp diễn theo thế quốc gia và cộng sản .

4 Đây là thời kỳ cuối của chiến tranh VN ,người Việt hải ngoại sẽ liên kết người Việt trong nước lật đổ cộng sản dưới sự yểm trợ của thế giới gọi là dứt điểm chủ thuyết cộng sản trên thế giới .

Tóm lại trận đánh sau cùng sẽ xẩy ra một ngày rất gần ,nhiệm vụ của người Việt hải ngoại là :

1 Tạo niềm tin cho những người Việt trong nước .

2 Yểm trợ tài lực tối đa khi chiến cuộc khởi sự .

3 Người Việt trong nước phải nhận diện ai là người yêu nước ai là người can tâm làm tôi mọi cho ngoại băng phá hoại đất nước .

4 Người Việt trong nước phải chuẩn bị ,phải chấp nhận v́ thế chiến sự không do tất cả người Việt quyết định mà do thế lực toàn cầu .

5 Người Việt trong và ngoài nước cố gắng thuyệt phục thành phần lầm đường lạc lối quay về với tổ quốc ,số này càng đông th́ sự chết chốc và sự tàn phá quê hương càng giảm thế thôi .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 16, 2005.


anh thich đủ thứ ơi, đọc bài viết của anh nhận định rằng người việt hải ngọai của ta sẽ về VN đánh đuổi bọn cộng sản, tôi nghe mà sướng cả 2 cái lổ mủi. Nhưng ai sẽ là minh chủ, và đường lối cụ thể như thế nào, chứ nói cho sướng cái mỏ ḿnh th́ được tích sự ǵ . Mong anh hồi âm cho

-- thacmac (thacmacbiethoiai@yahoo.com), February 17, 2005.


Hồi thời 68 tôi nói chuyện với bạn bè "Mỹ sẽ bỏ VN cho cộng sản " nhưng không ai tin . ( tài liệu quốc tế cho biết là nếu đến năm 80 VC không chiếm được MNVN sẽ chết đói ,MBVN sẽ tan ră ,chắc chắn Mỹ cũng biết điều này) Anh bạn thử suy đoán sẽ thấy :

1 Nếu Mỹ giúp MNVN thắng CS ,tiền chi phí tái kiến trúc 2 miền Mỹ sẽ không đủ vả lại khối cộng sẽ nổi lên ở điểm khác .

2 MNVN mất ,cảnh tỵ nạn đă làm cho thế giới kinh hoàn ,không c̣n nước nào ngă theo CS ,cộng sản mất chủ nghĩa CS để lộ ra là quân ăn cướp , Liên Sô bị xa lầy ( chi phí cho CHXHCN và QĐND khoảng 100 triệu /ngày ) và chính sự này làm cho Liên Sô sụp đổ với A Phú Hăn là viên đạn cuối cùng .Ngoài ra c̣n làm Liên Sô và TC chia rẽ .

Năm 75 khi nói với bạn bè " Mỹ sẽ trở lại VN " cũng chẳng ai tin .Các bạn hăy suy nghĩ các dự kiện sau :

1 Đài phát thanh "Á Châu tự do " do Mỹ trả tiền với mục đích ǵ ?

2 Mỹ dồn nổ lực phát triển thông tin điện toán làm ǵ ?

3 Tại sao Mỹ không giúp Ấn Độ mà giúp Chệt Cộng phát triển kinh tế ?

4 Tại sao Mỹ t́m mọi cách băng giao với CHXHCN và cho người Việt tự do gởi tiền cùng thăm viếng trong khi Cuba th́ không ?

5 Hiện nay nhiều nhà phân tích thế giới đă nhận thấy sự ḱnh chống Mỹ ,Chệt cộng không thể tránh được ,Mỹ đă dự đoán điều này chưa ?

6 Chệt cộng đang muốn hất cẳng Mỹ khỏi Á Châu và bao vây Mỹ từ Phi Châu qua Châu Mỹ Latin (Nam Mỹ) .Mỹ lại ngồi yên chờ chết ?

7 Chuyện Chệt cộng chiếm Ải Nam Quan , VC xây xa lộ Lào ,Trường Sơn ,nâng cấp đường ṃn HCM ,VC lập xưởng lọc dầu ở nơi không thuận thương măi ,Chệt cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH và Trường Sa của VC . . . với mục đích ǵ ? Mỹ biết không ?

8 Chệt cộng giết ngư dân Thanh Hoá có phải tạo cho dân sợ không đi đánh cá cho Chệt có thể chuyển quân một cách bí mật ?

9 Hiên nay trên tất cả thế giới tự do số thanh niên VN 100% đi lính có đáng kể không ? có đủ để làm một chuyện đại sự nếu thời cơ cho phép không ?

10 TT BUSH đă nói " Thế giới thực sự ḥa b́nh là không có khủng bố và độc tài " với dụng ư ǵ ? .

11 Hăy nh́n lịch sử nước Mỹ ,Mỹ đă tham chiến bao nhiêu nước thế có nước nào số tỵ nạn kỷ lục như VN ? Đây có phải kế hoạch hy sinh mẹ (VN ) cứu con (người tỵ nạn VN) ?

12 Lịch sử VN trên 4000 năm đă chứng minh chỉ có người VN mới có thể chống lại chệt ,Mỹ biết không ?

13 Ngoại trừ Chệt tấn công trước hay tấn công Đài Loan ,Mỹ sẽ không tấn công Chệt .Vậy Mỹ sẽ làm ǵ để lôi kéo Chệt để có cớ diệt Chệt ?

14 Sau 30 năm nuôi nấng những người tỵ nạn Mỹ đă đủ tạo dựng một số người am tường về kinh tế ,xă hội ,quân sự có thể đảm đương lănh đạo VN chưa ? .

15 Các bọn CSHN đang cho con em du học ,chuyển tiền và làm giá thú gỉa để có biến động là dọt , chúng lúc này tham nhũng trắng trợn như kiểu úp hụi chót để dọt .

16 Hiện nay những phong trào ,mặt trận ,đoàn tổ chức " Hoà giả ,hoà hợp ,quên hận thù . . . " nổi lên như nấp tại sao ?

Và c̣n rất nhiều điều khác kể không hết .

Người Việt nhất là người trong nước phải sáng suốt nhận định VN là nhược tiểu phải nhận một nước đỡ đầu cứ coi Nhật Bàn ,Đại Hàn . . . vẫn cần Mỹ .

Hăy coi gương Iraq ,người dân càng hiểu càng ít chết chóc ,tàn phá ,thành phần lầm đường thờ ma cộng sản hăy mau quay về với dân tộc .

Tóm lại như lời trạng Tŕnh " khôn cũng chết ,dại cũng chết biết th́ sống " thế chiến đă rơ ràng ,thuận hoạ may sống nghịch chắc chắn chết .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 17, 2005.


To Lucy Nguyen.

ông Lê Xuân Khoa là anh của anh hùng Lê Anh Xuân, bà con với nhà ông Lê Duẩn, Cháu 10 đời của Lê Chiêu Thống, anh em họ với ông Lê Khả Phiêu,Em ông Lê Khả Ố, Bố ông Lê La, Hahaha. Đùa chút cho vui, VC tôi biết ǵ về ông này đâu, thấy bài đăng ở BBC news th́ post lên cho bà con xem cho vui.

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), February 17, 2005.


To anh Thich Du Thu va mot so anh.

Dân trong nước đang chờ đợi anh Chánh Bịp về làm " nănh tụ" đấy.

Đ.M anh Chánh bịp, trông cái mặt rơ là phường ăn cắp, ăn cướp, cái mặt sao mà đểu thế! Thế mà khôi người tin Chánh bịp \, vừa tổ chức đại hội VN tự do ǵ đó ở Anaheim, có cả tướng Nguyến Khánh làm Quốc trưởng. Kháng chiến mà bô bô thế bao giờ mới " phỏng dái" được CS hả mấy anh ơi! hêhhêhhe

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), February 17, 2005.


To : Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com),

Nh́n thành phần bọn này chỉ toàn bọn tham quan bán chức làm sao làm nên việc lớn ! chúng lớn mạnh chẳng qua là người Việt hải ngoại nứt ḷng muốn giải cứu quê hương nên quan niệm " Ai cũng được miễn sao lật đổ bọn ác quỷ mang lại đời sống ấm no cho người VN là được "

Anh tin tôi đi "Những nhóm về VN giải phóng sẽ là những người trẻ đầy nhiệt khuyết ,không mang gịng máu tham nhũng như những thằng lănh đạo MNVN xưa " có điều những người này sẽ lệ thuộc vào sự tài trợ của những cường quốc v́ chiến tranh bây giờ không phải chiến tranh gậy gộc tầm vông nên cần một phí tổn cao ,nhân lực dồi dào và vũ khí hiện đại .Bọn Chệt cộng là mục tiêu chính c̣n bọn CHXHCN chỉ là phụ .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 17, 2005.


ha` ha`, toi khoai cai ly luan so 2) cua thich du thu : nguoi Viet Nam bo nuoc ra di sau 1975 lam ca the gioi kinh hoang, ro rang day la cai tat thang canh vao mat bon CS tren the gioi.

-- (dancamau@yahoo.com), February 22, 2005.


To Viet Cuong,

Con co*` Nguyen Cao Ky, nhu la con ma~ di 1 nuoc vu vo* qua song, (doesn't matter who moved it) hay cho xem con phao va cac con xe,... Lan truoc to*' noi la se co 1 cai chieu tuong, xin noi them la se co lien hoan chieu, hay cho xem. Ba`n co*` lan nay se co nhieu ma`n rat thu vi, dac biet cac con co*` se thay doi mau` sac, m/k tui che^.t co^.ng dang bi. hoa mat, cai' dzu. giet ngu phu Thanh Hoa vua roi la` 1 man` nha' dao nham de tim ra nuoc ddi cua doi phuong..., viec gi den roi se den.

Con` con ma~ Nguyen Huu Chanh thi coi nhu dda~ vao cai the phai bi thi', mie^~n ba`n the^m.

Xin post lai sam Trang Trinh de ma` nga^~m:

Long Vi Xa Dau khoi chien tranh, Can qua tu xu loan dao binh, Ma De Duong cuoc anh hung tan, Than Dau nien lai kien thai binh.

-- (dancamau@yahoo.com), February 22, 2005.


Xin hỏi "người Cà Mau" bao nhiêu tuổi ? quê ở đâu ?

Có thể trả lời qua e-mail của tôi nếu muốn .Cám ơn .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 22, 2005.


Moderation questions? read the FAQ