NHỚ ĐẾN VIỆT NAM

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

NHỚ ĐẾN VIỆT NAM

Lewis Sorley

LTS.Sau đây là bài nói chuyện của ông Lewis Sorley tại National Archives Washington D.C. ngày 30 tháng 4 năm 2002. Chúng tôi cố gắng sơ lược bài nói chuyện này hầu bạn đọc một quan điểm khác của một người Mỹ về chiến tranh tại Việt Nam. Ông Lewis Sorley đă phục vụ tại Việt Nam với tư cách Tiểu Đoàn Phó một đơn vị Thiết Giáp Mỹ. Ông cũng là tác giả quyển “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam.”Tarin65. =============================================================================================================================================================================================================================================

Tôi rất vinh hạnh được mời nói chuyện tại đây, National Archives, vào ngày này, 30-4-2002, là ngày kỷ niệm Saigon thất thủ và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

Người Mỹ biết rất ít về cuộc chiến này, tuy chỉ vừa kết thúc một phần tư thế kỷ qua. Một phần là v́ những người phản chiến, hoặc ít nhất họ không muốn tham gia vào cuộc chiến, những người đó đă mô tả mọi khía cạnh của cuộc chiến dai dẳng càng tệ hại chừng nào càng có lợi cho họ chừng nấy, và đôi khi họ không ngại nói sai sự thật. Như Jane Fonda chẳng hạn, chỉ v́ muốn làm sao mang tù binh Mỹ về nước, cô đă không ngại phỉ báng chế độ miền Nam Việt Nam trước kia và sự chiến đấu gian khổ của họ. Thật là láo khoét và hèn hạ. Không ai có thể nói hết về cuộc chiến phức tạp tại Việt Nam, nên chúng tôi chỉ hài ḷng đưa ra những nét chính yếu. Sơ Lược: Trong thời gian quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, nhận thấy có nhiều khác biệt quan trọng trong hai thời kỳ, thời kỳ đầu và thơi kỳ cuối. Trong thời kỳ đầu (tiếp theo sau một thời gian khá dài cố vấn quân sự cho miền Nam Việt Nam), người Mỹ đă đưa quân bộ vào trực tiếp tham chiến bắt đầu mùa xuân và mùa hạ năm 1965 măi cho đến sau Tết Mậu Thân th́ có thay đổi cấp chỉ huy tối cao quân đội Mỹ tại Việt Nam. Thời kỳ sau là từ đó cho đến khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm 1973. Trong giai đoạn đầu, dưới quyền chỉ huy của Tướng William C. Westmoreland, quân đội Mỹ tiến hành gạt quân đội Việt Nam Cộng Ḥa qua một bên và nhất định một ḿnh chiến thắng cộng sản bằng chiến tranh tiêu hao. Nghĩa là càng giết được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Họ nghĩ như vậy sẽ làm cho địch mất đi tinh thần chiến đấu và chấm dứt xâm lược miền Nam Việt Nam. Người ta đánh giá cuộc chiến bằng con số thương vong của địch đă đếm được (body count) trên chiến trường. Chiến thuật ông Westmoreland sử dụng được mệnh danh “Search and Destroy”, nghĩa là t́m và tiêu diệt địch. Ông chú trọng đến vùng giáp giới với Cambodia và Lào, sâu trong các vùng rừng núi, xa dân cư, và tung ra đại bộ phận lực lượng Mỹ theo trận địa chiến. Ông đă thành công lớn v́ đă tiêu diệt rất nhiều Việt Cộng, một số lớn khủng khiếp, thật sự như vậy, nhưng kết quả mà ông mong ước lại chẳng đạt được. Địch chẳng hề nao núng, chẳng hề giảm cường độ xâm lược miền Nam, trái lại càng lúc càng đưa thêm quân vào chiến trường. V́ ông chỉ khăng khăng hoàn thành chiến tranh tiêu hao của ông, ông quên đi vấn đề hệ trọng là “b́nh định” và “cải tiến quân đội VNCH”. Ông lại càng đ̣i hỏi chính phủ Mỹ tăng cường quân Mỹ tham chiến, cho nên cao điểm là Mỹ đă có mặt đến 543,400 quân. Ngay sau Tết Mậu Thân th́ thay thế cấp chỉ huy tối cao quân đội Mỹ tại Việt Nam. Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland và chiến thuật chiến lược hoàn toàn thay đổi. Theo Tướng Abrams th́ mọi việc phải được tiến hành song song:hành quân diệt địch của quân Mỹ, b́nh định, cải tiến quân đội VNCH và giao phó thêm nhiệm vụ hành quân tiêu diệt địch cho QLVNCH. Lề lối hành quân cũng thay đổi. Thay v́ “T́m và Diệt”(Search and Destroy) địch th́ nay trở thành “Làm Sạch và Chiếm Giữ”(Clear and Hold). Có nghĩa là sau khi ta đuổi được địch rời xa dân chúng trong những vùng trù phú th́ phải làm sao bảo vệ được dân chúng, cấm đoán địch trở lại khuấy rối sau này. Vùng kiểm soát của QLVNCH càng lúc càng lớn. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh cho rằng “sự bành trướng và nâng cấp cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân là đóng góp quan trọng nhất của Mỹ từ trước đến nay”. Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những lực lượng đó mới là “chỗ tựa chính của guồng máy chiến tranh”, là những ấp đă được b́nh định, là số dân sống được dưới sự bảo vệ của Chính Phủ VNCH, là những trục giao thông mà ngày đêm đều tùy thuộc vào sự canh giữ của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005

Answers

Tính chất điều quân vào những năm sau đó cũng thay đổi hoàn toàn. Ta không tung những lực lượng lớn vào các khu rừng sâu nước độc như trước mà chỉ hành quân với đơn vị nhỏ, phục kích và tuần tiểu, ngày cũng như đêm, và như vậy lùa địch ra khỏi những vùng đông dân cư. B́nh định là chính sách cần coi trọng để làm sao địch không c̣n khủng bố dân chúng, giải tỏa áp lực địch trên xă ấp.

Chiến tích không c̣n là đếm xác địch. Theo Abrams, “không cần biết bao nhiêu quân địch bị giết, điều đó không quan trọng”. Trong một hội nghị các đại sứ Mỹ trong vùng, ông nói “nh́n tổng thể cuộc chiến, các trận đánh không cho ta ǵ to lớn”. Chỉ có dành lại được thanh b́nh cho dân chúng mới là chỉ dấu thành công.

Theo cái nh́n đơn giản của tôi, ngược lại với những ǵ người khác tin tưởng, cách tiếp cận này mới mang lại thành công đáng kể. Và khi quân Mỹ dần dần rút khỏi chiến trường, chính QLVNCH là thành phần chủ chốt mang lại thành công này.

QLVNCH TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU:

Trong thời gian Mỹ đưa quân tham chiến càng lúc càng nhiều vào Việt Nam th́ QLVNCH như thế nào? Đó là thời kỳ tư 1965 cho đến tháng 1- 1968, Tết Mậu Thân.

Trong thời kỳ này, QLVNCH bị cho “ra ŕa” và được giao cho nhiệm vụ b́nh định nên không được cấp chỉ huy quân Mỹ coi trọng và cũng thấy không cần phải trang bị thích hợp cho họ, hay cho họ một ưu tiên yểm trợ nào.

Có rất nhiều người Mỹ, kể cả những người Mỹ đă có mặt tại Việt Nam, có cái nh́n không đúng về QLVNCH. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của họ: họ chỉ được trang bị thô sơ bằng vũ khí lỗi thời đời Thế Chiến Thứ Hai, nhất là khẩu súng trường M-1 quá nặng so với tầm vóc của phần đông lính Việt. Trong khi đó th́ Việt Cộng đă dùng AK-47 do Liên Sô hay Trung Cộng chế tạo.

Theo tường tŕnh của Tướng James L. Collin, Jr. th́ “Khi Việt Cộng vào năm 1964 đă có súng AK-47 th́ QLVNCH vẫn c̣n trang bị mấy loại súng hồi Thế Chiến II”...Ông c̣n thêm:”Và khi quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam th́ vấn đề tân trang cho QLVNCH càng đi vào quên lăng”. Do đó, QLVNCH luôn luôn “lép vế” về hỏa lực khi đối đầu với địch. Tướng Fred Weyand trong chuyến du hành quan sát ở Vùng 2 Chiến Thuật vào năm 1968 nhận xét rằng: “Nếu cứ chần chừ không trang bị thích hợp cho QLVNCH, ít nhất cũng ngang như Việt Cộng, th́ đừng nói sao QLVNCH không có hiệu năng chiến đấu.”

Măi cho đến khi Tướng Abrams đến Việt Nam làm phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Mỹ vào tháng 5 năm 1967 th́ QLVNCH mới được chú ư nhiều hơn. Ngay sau khi nhậm chức, Tướng Abrams đă điện về cho Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, Tướng Harold K. Johnson, và ông nói rằng: ”Đối với tôi th́ thật rơ ràng, Lục Quân Mỹ ở đây và cả bên nhà đều nghĩ rằng chỉ có lính Mỹ đánh nhau và cần yểm trợ lực lượng Mỹ”. Do đó “chẳng những phải xúc tiến việc tiếp vận điền khuyết nhu cầu cho quân Mỹ một cách khẩn cấp và rốt ráo, mà chính QLVNCH, chúng tôi cũng trách nhiệm lo cho họ v́ chính họ là thành phần trách nhiệm chính trên chiến trường.” Abrams nói rơ rằng “công tác tham mưu chúng ta phải làm phải bắt đầu từ đây. Và tôi đang theo dơi sát việc này.”

Abrams dành phần lớn thời gian của ông để lo nâng cấp cho QLVNCH, kể cả việc cung cấp súng M-16. Vào kỳ Tết Mậu Thân, ông đă thực hiện được trang bị M-16 cho một số lực lượng Dù và một số đơn vị thiện chiến khác, nhưng không được trang bị tốt như phía địch. Như Tướng Đồng Văn Khuyên mô tả “trong kỳ Tết Mậu Thân, nghe tiếng pháo ṛn ră của AK-47 trên vùng trời Saigon, thật đáng thương cho tiếng súng “ập ùng” của Garands và Carbines của quân ta”.

Ấy vậy mà QLVNCH đă đẩy lui được Việt Cộng “với sự ngỡ ngàng của nhiều người Mỹ và sự kinh ngạc của Cộng Sản” theo tường tŕnh của tuần báo Times, “QLVNCH đă đứng vững một cách hào hùng trước mũi dùi tấn công của địch, thật không ai có thể ngờ”. Chẳng ai để ư rằng QLVNCH đă thành công tuy với vũ khí thô sơ đang được trang bị, so với quân địch họ kém rất nhiều về hỏa lực.

Vào tháng 2-1968, Tướng Westmoreland có mời một vị Tướng Lục Quân hồi hưu là Bruce C. Clarke sang thăm Việt Nam. Khi về nước, Tướng Clarke tŕnh lên Tổng Thống Lyndon B. Johnson nhờ Tướng Earle Wheeler chuyển giao. Ông nói QLVNCH đang ở thế hạ phong về trang bị, kể cả vũ khí, và v́ thế ảnh hưởng rất lớn trên tinh thần chiến đấu và hiệu năng của họ. “Người lính họ hiểu và cảm nhận được khi họ không được trang bị đàng hoàng.” Sau khi đọc tờ tŕnh, LBJ gọi Clarke tŕnh diện Ṭa Bạch Ốc để thảo luận vấn đề vừa t́m thấy. Và ông Clarke nhớ rằng, “chỉ vài tuần sau khi viếng Ṭa Bạch Ốc về, th́ một nhân viên Ṭa Bạch Ốc gọi tôi để cho biết Tổng Thống đă cho lệnh giao 100,000 súng M-16 cho QLVNCH.” Tổng Thống Johnson cũng đă đề cập vấn đề này trong diễn văn của ông đọc ngày 31-3- 1968.”Chúng ta phải xúc tiến gắp việc trang bị thích ứng cho QLVNCH để đáp ứng nhu cầu hỏa lực so với địch.” Thật là đúng lúc.



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Clarke đi Việt Nam một chuyến nữa vào tháng 8-1969, khi đó ông đă thấy QLVNCH đă được trang bị 713,000 súng M-16 và những quân dụng khác nữa, và đă có nhiều tiến bộ đáng kể từ Tết Mậu Thân đến nay. Bây giờ, chẳng những họ được trang bị súng cá nhân thích hợp, họ c̣n có súng M-79 phóng lựu, đại liên M-60, và máy vô tuyến AN/PRC-25 mà quân Mỹ đă có từ lâu.

Các sư đoàn lính Mỹ chẳng những được trang bị tốt hơn mà c̣n có quân số cao hơn các sư đoàn VNCH. Khi c̣n ở chức Chỉ Huy Phó, Tướng Abrams để thời gian đánh giá đơn vị Mỹ so với đơn vị VNCH. Th́ ra, sư đoàn Mỹ có hỏa lực 16 lần hơn một sư đoàn VNCH. Dựa vào đó, Tướng Abrams đ̣i tăng thêm hỏa lực cho đơn vị VNCH.Trong thời kỳ Mỹ vừa tham chiến, QLVNCH chưa được yểm trợ bằng B-52, chưa có được trực thăng hay vận tải cơ vơ trang, pháo binh và phương tiện chuyển vận cần thiết như đơn vị Mỹ. Tuy vậy, trong đợt tấn công lần thứ ba của Việt Cộng sau Tết Mậu Thân, QLVNCH đă giết địch nhiều hơn tất cả quân đồng minh hợp lại. Ông cũng lưu ư rằng QLVNCH tuy họ cũng bị nhiều tử thương (KIA), nhưng tỷ lệ địch chết vẫn cao hơn bạn rất nhiều, nhưng so với Mỹ th́ tỷ lệ ấy không cao bằng, là v́ QLVNCH không được yểm trợ tốt , về lượng như về phẩm, như lính Mỹ, như pháo binh, không trợ, trực thăng vơ trang và trực thăng đổ bộ.

Từ t́nh huống thiếu trang bị, bị bỏ rơi ngoài cuộc chiến một thời gian, nay nhập cuộc lại với trang bị thích nghi, QLVNCH đă tăng khả năng chiến đấu rất nhiều.

Chính ông Robert McNamara, nguyên Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ, đă toàn quyền xử lư việc đưa quân nhập cuộc ở Việt Nam đă viết không đúng về người Việt. Theo William Colby,”Ông (McNamara) không nên phỉ bán người Việt đă từng cố gắng đấu tranh và hy sinh mạng sống của họ để dành lại tự do trước áp lực Cộng Sản, nhưng họ đă tận mắt thấy đồng minh lớn của họ phủi tay ra đi chỉ v́ chính sách của McNamara đă thất bại.” Chính nghĩa thuộc về ta. Nhưng dưới thời McNamara, Mỹ đă chiến đấu theo một đường lối sai lầm, và sai lầm đó, phần lớn là do ông McNamara.

QLVNCH TRONG NHỮNG NĂM SAU CÙNG:

Đây là giai đoạn quân Mỹ dần dần rút lui. Sự kiện xảy ra ngay sau Tết Mậu Thân 1968, liền sau khi có thay đổi cấp chỉ huy tối cao quân đội Mỹ, nhưng sự chuyển quân thật sự chỉ bắt đầu vào mùa hè năm sau.

Khi Tướng Creighton Abrams lên nắm quyền chỉ huy Quân Mỹ ở Việt Nam, ông thay đổi bất cứ ǵ ông có thể làm. Thay v́ “T́m và Diệt” (search and destroy)địch th́ nay trở thành “Làm sạch và Chiếm giữ”(clear and hold). Thay v́ dùng đại đơn vị th́ nay đổi thành rất nhiều đơn vị nhỏ tuần tiễu và phục kích. Thay v́ chú trọng “đếm xác” địch th́ mục tiêu là b́nh định và bảo vệ được bao nhiêu thôn ấp.

Abrams chủ trương ba công tác chính, tuy ba nhưng là một:hành quân tiêu diệt địch, b́nh định, và cải tiến QLVNCH. Cái nào cũng có ưu tiên của nó, không được làm cái này quên cái nọ. Do đó, súng M-16 được trang bị cho toàn thể QLVNCH, và lần này ưu tiên cho lực lượng mà lâu nay bị bỏ quên là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, v́ họ lănh trách nhiệm “chiếm giữ” trong cái gọi là “Làm sạch và chiếm giữ”

Khi quân ta lấn dần về phía địch th́ rất nhiều địch quân bỏ hàng ngũ về với chúng ta. Quan trọng nhất là trong năm 1969, có đế 47, 000 chiêu hồi, và đến 37,000 người vào năm 1970. Nếu một sư đoàn Bắc Việt có 8,689 người th́ chỉ trong ṿng hai năm đó thôi, địch đă bỏ hàng ngũ tới chín sư đoàn.



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Tính như vậy nên người ta đă nghĩ rằng sẽ thắng trận. Tuy chưa chấm dứt chiến tranh nhưng đă thắng trận rồi. Thắng v́ lẽ Nam Việt Nam bấy giờ đă có khả năng duy tŕ độc lập lănh thổ và tự do hành động, (giống như Tây Đức và Nam Hàn), dưới sự viện trợ của Mỹ. Đó là những ǵ VNCH đă làm được.

Thành công lớn nhất của VNCH là đánh bật hạ tầng cơ sở Việt Cộng ở xă ấp qua chiến dịch Phượng Hoàng, mà những kẻ chống chiến tranh Việt Nam gọi đó là một chương tŕnh ám sát thường dân. Sự thật hoàn toàn trái hẳn.

Trước tiên, những người bị bắt sống hiểu biết nhiều về hạ tầng cơ sở của Cộng Sản nằm vùng là một nguồn tin t́nh báo đáng giá. V́ thế phải t́m bắt cho bằng được để khai thác nguồn tin sống ấy. Phái đoàn điều tra của Quốc Hội Mỹ đă được gửi đến tận chỗ để đánh giá chiến dịch(thật là điều hy hữu ngay vào giữa thời kỳ chiến tranh c̣n nóng hổi). Họ đă chứng kiến thấy được khoảng 15,000 thành phần Việt Cộng nằm vùng bị hóa giải vào năm 1968, trong số đó có khoảng 15 % bị giết, 13% chiêu hồi, và 72 % bị bắt sống. William Colby sau này tiết lộ rằng phần đông họ đều bị giết, nhưng thật sự th́ “phần lớn” đều “bị giết trong những trận chiến thường nhật”, do tường tŕnh của các đơn vị chiến đấu đă giết chết họ trên chiến trường.

Trong khi đó, các đơn vị Mỹ lần lượt rút quân khỏi Việt Nam trên đường hồi hương. Đơn vị Việt Nam, ngoài việc thay Mỹ để tiếp nhận trách nhiệm hành quân trong vùng liên hệ, họ c̣n phải đáp ứng nhu cầu thay đổi đường lối chính sách theo sự đ̣i hỏi của Tướng Abrams càng lúc càng nhiều hơn ở đơn vị QLVNCH. Từ năm 1968, ông dự trù rằng QLVNCH sẽ thanh toán trọn vẹn cộng phỉ vào năm 1974. Từ đó, họ soạn ra những kế hoạch theo các bước nhảy vọt, rút ngắn thời gian chiến tranh xuống c̣n một phần ba hay một phần tư, kinh qua các giai đoạn. Trong nhu cầu đốt giai đoạn của Abrams lại nẩy ra thêm “giới hạn hoạt động của Mỹ trong nội vi Việt Nam mà thôi” cũng được xét lại, v́ tại sao cộng sản có thể lợi dụng vùng biên giới có lợi cho chúng mà chúng ta lại tự kiềm chế hoạt động của chúng ta. Giống như trong cuộc chiến Cao Ly,đây là một thay đổi lớn về đường lối hành quân của Mỹ.

Sau ba năm vắng bóng ở Việt Nam, Thomas J. Barnes trở lại làm việc trong chương tŕnh b́nh định vào mùa thu năm 1971 “Tôi rất ngạc nhiên trước ba tiến bộ vượt bực thấy được ở nông thôn. Đó là sự trù phú của nông dân, là thành công vững chắc của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong vấn đề ǵn giữ an ninh, và sự tự túc tự cường của làng xă”, đó là lời ông nói với Tướng Fred Weyand. “Điều đóng góp lớn lao cho công cuộc b́nh định là sự tái lập một chế độ truyền thống của làng xă Việt Nam với tự lực cánh sinh và tương đối tự trị. “

Vào tháng Giêng năm 1972, một chuyên viên cựu trào của chương tŕnh b́nh định nông thôn là ông John Paul Vann nói với các bạn ông rằng:”Chúng ta đang làm một công việc có h́nh thức chiến đấu thấp nhất trong chiến tranh. Bây giờ ta thấy được cảnh trù phú trên khắp nông thông miền Nam Việt Nam, và điều đó không thể chối căi được. Bây giờ đường sá được thông, cầu được xây lại, xe Honda và xe Lambretta ba bánh chạy cùng đường. Và ông Vann cho rằng đó là thắng lợi lớn của chương tŕnh Việt Hóa Chiến Tranh, ngoài sự tưởng tượng của ông. Đó là công lao hoàn toàn của VNCH”.

Vào tháng ba năm 1972, địch quân đă đưa vào miền Nam khoảng hai mươi sư đoàn nâng cường độ chiến tranh một cách khốc liệt. Dù vậy, theo Douglas Pike, chúng ta đă đánh bại họ nhờ dồn nỗ lực phi pháo vào những điểm tập trung quân của chúng, và nhất là nhờ sự anh dũng và kiên tŕ của các đơn vị VNCH. Sự thiệt hại về phía Bộ Đội Bắc Việt (NVA) rất quan trọng, kể cảø hệ thống chuyển vận của chúng. Nhưng quan trọng hơn cả là các đơn vị QLVNCH và các lực lượng địa phương của họ có thể đứng vững được và chiến đấu dũng cảm.

Có người cho rằng, sở dĩ QLVNCH đẩy lui được NVA là nhờ có sự yểm trợ của Không Lực Mỹ. Nhưng Abrams lư luận rằng, nếu các đơn vị QLVNCH không chận đứng được NVA của miền Bắc th́ Không Lực Hoa Kỳ đâu có dịp thi thố tài năng để chận đứng quân thù, dù với một hỏa lực mười lần lớn hơn thế nữa. [ required boots on ground ]

Có người c̣n gièm pha rằng Miền Nam Việt Nam phải cần đến sự trợ giúp của Mỹ mới có thể sống c̣n. Tại sao người ta dễ quên rằng phải cần có đến 300,000 quân Mỹ trú đóng tại Tây Đức v́ người Đức không thể tự lo liệu cho họ trước lực lượng hùng hậu của Khối Varsaw. Cũng như ta đừng quên rằng ở Nam Hàn phải có 50,000 quân Mỹ để chống Bắc Hàn tràn xuống áp đảo. Và không ai giám bảo rằng Tây Đức hay Nam Hàn quá khôi hài và nhục nhă v́ họ c̣n cần đến viện trợ của Mỹ. Để so sánh th́ Việt Nam Cộng Ḥa lúc này chỉ cần không yểm mà thôi, chứ không cần đến lực lượng dưới bộ như ở Đông Đức hay Nam Hàn th́ đă thấy ta đối xử không công bằng rồi.

Nếu có ai muốn biết QLVNCH chiến đấu thế nào th́ cứ hỏi cố vấn của họ, v́ các cố vấn đă chính mắt họ trông thấy và chết sống với họ, dù là đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh hay Thiết Giáp. Họ chiến đấu với tinh thần trách nhiệm, với quyết tâm cao, và với sự kiên nhẫn hơn ai hết. [ Su can dam va long Dzung cam cua Nam Quan = QLVNCH dda ddanh bai bon Cong San Bac Viet ]



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


QLVNCH đă anh dũng và sẵn sàng hy sinh xương máu cho tổ quốc họ, đă dành lại chiến thắng vẻ vang trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”(Easter Offensive, 1972). Tướng Abrams nói với Tổng Thống Thiệu rằng nhờ cấp chỉ huy chiến trường giỏi nên kết quả mới được như vậy. Họ đă tạo được thành tích diệt cộng ngang với trong kỳ Tết Mậu Thân, nhưng lần này họ đă giết rất nhiều quân chính qui Bắc Việt vừa vào Nam. Cũng v́ thế sẽ có những thay đổi bất lợi sau này.

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:

Tổng Thống Thiệu lănh đạo quốc gia vào thời điểm cực kỳ khó khăn. Ông phải đối diện với quá nhiều vấn đề cùng một lúc. Nào là phải đương đầu với đại quân xâm lược từ Bắc chuyển vào qui mô, nào là làm sạch nông thôn đang bị Việt Cộng từ trong đánh ra. Mà các lực lượng đó đều được Liên Sô và Trung Cộng tiếp tế hết ḿnh. Nào là xây dựng một cơ sở chính trị từ thượng tầng đến hạ tầng, từ chính phủ Saigon đến cấp xă ở nông thôn. Nào là nâng cấp cho quân đội chính qui và huấn luyện b́nh định cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, trong chương tŕnh thay thế quân đội Mỹ trong khắp các mặt trận. Nào là ổn định ḷng dân qua chương tŕnh Người Cày Có Ruộng, tặng không cho 400,000 nông dân có đất để trực canh, gồm tất cả 2.5 triệu acres. Khi có của rồi, nông dân phải có phương tiện vơ trang để giữ của của ḿnh, v́ thế Nhân Dân Tự Vệ cũng đượng trang bị lên tới 600,000 súng đủ loại.

Người hiểu ông Thiệu nhiều nhất là ông đại sứ Ellsworth Bunker:”Ông Thiệu giải quyết mọi vấn đề một cách khéo léo. Là một người có tiềm lực trí tuệ, từ đầu đă lấy mọi quyết định mà đường lối hiến pháp đă vạch ra, chứ không phải cai trị theo ư của một nhóm tướng lănh bám sát vào ông để gây ảnh hưởng. Càng lúc ông càng tỏ ra một chính trị gia [Bunker nói thế là có ư khen ngợi], ông đi vào dân để xem t́nh h́nh, giám sát kết quả b́nh định, nghe dân nói, và nh́n dân xem họ muốn ǵ ở nơi ông.” Bunker nhận xét về ông Thiệu rất kỹ, và để so sánh với ḱnh địch của ông Thiệu về phương diện lănh đạo chính trị th́ Bunker cho rằng:”Tôi nghĩ rằng ông Thiệu khôn ngoan hơn và vững chắc hơn nhiều.”

Ông Thiệu thực tế công nhận với đại sứ Bunker rằng “t́nh thật th́ chúng tôi chưa được nhiều tướng lănh có khả năng chỉ huy trên một sư đoàn”, trong số đó có cả ông.

V́ cả guồng máy cai trị đất nước dựa vào guồng máy quân sự của QLVNCH, và cả thế lực chính trị miền Nam cũng vậy, nên ông Thiệu gặp nhiều trở ngại khi cần phải thay thế các cấp chỉ huy tham ô hay bất lực ở các chức vụ cao, cho nên ông chỉ hài ḷng với điều kiện trung thành với ông là đủ. Từ những năm đầu cầm quyền, ông Thiệu đă nhức đầu với nhu cầu thanh lọc hàng ngũ chỉ huy của ông, v́ lẽ quân đội không thể không liên can đến chính trị. Quân đội là chỗ tựa duy nhất của ông Thiệu và cũng là lực lượng đoàn kết nhất của cả nước trong nhiệm vụ chống cộng. Đại sứ Bunker và Tướng Abrams biết rơ điều này, nhưng họ cũng vẫn chỉ cho ông Thiệu biết ai làm được việc, c̣n ai thuộc thành phần bất lực. Thường th́ ông Thiệu đều nghe lời khuyên của họ. Nhưng những cuộc thay đổi cấp chỉ huy tùy thuộc biến đổi chiến sự, nghĩa là nhân cơ hội người nào đó thất trận hay làm sai một việc ǵ trong guồng máy hành chánh th́ mới có biện pháp, bằng không, không có vụ tiến hành đồng loạt các biện pháp khai trừ, v́ trên thực tế cũng chẳng có người để thay. Mà muốn đào tạo người th́ chắc phải cần thời gian rất dài..

Trước kia, tôi đă có lần khơi màu đến một sự so sánh với cấp lănh đạo Hoa Kỳ. Chẳng hạn so với Lyndon B. Johnson th́ ông Thiệu lương thiện hơn nhiều, c̣n có thể nói là hữu hiệu hơn là đằng khác. Cùng thời gian đó, người ta cho rằng chính ông Thiệu trong hoàn cảnh thực tế của ông, ông c̣n có nhiều tự do chọn lựa hơn LBJ ở Hoa Kỳ.



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Các giới chức cao cấp Hoa Kỳ công nhận thành tích b́nh định của ông Thiêu. Tướng Abrams cho rằng “ông Thiệu hiểu nhiều về b́nh định hơn bất cứ người Việt nào khác” và ông William Colby gọi ông “sĩ quan b́nh định số một”. Trong quân sử của Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ có đề cập đến ông Thiệu như một đóng góp lớn cho chương tŕnh b́nh định nông thôn, nhất là sự đặt để guồng máy cai trị đến hạ tầng cơ sở ở nông thôn.”

Nhiều lần, ông Thiệu đă đưa đại sứ Bunker thăm viếng nông thôn, nơi đó, ông Thiệu nhấn mạnh đến công tác tái lập guồng máy cai trị, tổ chức bầu cử cấp xă ấp, huấn luyện chuyên viên ở địa phương và tiến hành cải cách ruộng đất. Tại Vũng Tàu, 1,400 xă trưởng , đại diện cho ba phần tư số xă của cả miền Nam Việt Nam đă xuyên qua một khóa huấn luyện trong những tháng đầu năm 1969. Khóa nào cũng có mặt ông Thiệu, và tất cả các xă trưởng khi về xă đều có câu đầu môi chót lưỡi “Tổng Thống Thiệu đă nói với tôi như vậy...” Vào cuối năm 1969, t́nh h́nh sáng sủa hơn nhiều, đến độ John Paul Vann, người đóng góp rất nhiều trong chương tŕnh b́nh định nong thôn, đă phát biểu với cử tọa ở Princeton rằng:”Hoa Kỳ đă thắng về quân sự, và nhờ Thiệu, đă thắng luôn về chính trị.”

Trong tháng Tư năm 1968, Tổng Thống Thiệu bắt đầu trang bị cho lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, ngược lại với tất cả cố vấn của ông. Ông nói rằng:”nếu Chính Phủ hoàn toàn lệ thuộc sự hỗ trợ của dân, tại sao không giám vơ trang cho họ.” Do đó, gần bốn triệu người đă sung vào lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, v́ họ quá già hoặc quá trẻ để phục vụ trong quân đội. Và 600,000 khẩu súng đă trao cho NDTV để chính họ ǵn giữ nông thôn, đánh bọn Cộng Sản xâm lược.

Theo tài liệu có được th́ địch cứ kêu gọi nhân dân nổi dậy chống chính quyền tại miền Nam Việt Nam, nhưng trên thực tế chẳng có nhân dân miền Nam nào đứng lên chống chính quyền. Đối với những quan sát viên khách quan một tí th́ dù VC đă từng bắt cóc, ám sát, cài bom khủng bố, pháo kích loạn xạ vào dân chúng tại miền Nam Việt Nam, nhưng khó mà mua ḷng nhân dân miền Nam.

Vào năm 1971, Tổng Thống Thiệu tái đắc cử ngay trong thời kỳ chiến tranh c̣n khốc liệt. Nhiều người cho rằng chiến thắng đó chẳng có ǵ vẻ vang v́ ông độc diễn. Nhưng trong kỳ bầu cử đó, tuy địch đă hô hào tẩy chay và đe dọa người dân không cho họ đi bầu, đă có 87.7% cử tri đi bầu, và 91.5% bỏ phiếu cho ông Thiệu.(khoảng 5.5% số phiếu bất hợp lệ). Đó là những tỷ lệ cao nhất trong lịch sử bầu cử tại VN. Chẳng có lư do nào khác hơn là toàn thể dân chúng đă ủng hộ ông Thiệu một nhiệm kỳ khác.

Theo John Paul Vann th́ trong tháng Giêng năm 1972, khoảng 95% dân số miền Nam VN đều chọn chính quyền miền Nam hơn bất cứ chính quyền Cộng Sản nào khác.

Trong mùa Phục Sinh 1972, quân đội dưới quyền ông Thiệu đă đẩy lui được sự tấn công ồ ạt theo chiến tranh qui ước từ miền Bắc vào, với sự yểm trợ phi pháo rất hùng mạnh của quân lực Hoa Kỳ.



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.



Nhưng vào mùa xuân 1975 th́ cục diện thay đổi quá nhiều tại miền Nam Việt Nam. Chẳng những Quốc Hội Hoa Kỳ cấm đoán sự can thiệp trở lại trên bán đảo Đông Dương của quân đội Mỹ mà c̣n cắt mọi viện trợ cần thiết mà Hoa Kỳ đă hứa giúp miền Nam Việt Nam. [ The game plan was changed for new strategy ]

Rất buồn là ngày nay, có nhiều người miền Nam Việt Nam trách cứ ông Thiệu. Tôi đă nói chuyện nhiều lần với họ tại Hoa Kỳ này. Có một người bạn của tôi tuy rất thông minh và học nhiều hiểu rộng đă làm tôi bất nhẫn khi ông cho rằng Tổng Thống Thiệu lừa dối nhân dân miền Nam VN. Tôi hỏi tại sao. Ông bảo rằng:”Ông Thiệu biết rơ người Mỹ bỏ rơi chúng tôi, nhưng ông lại không cho chúng tôi biết điều đó.”

Tôi thấy điều đó có thể tranh cải. Đại sứ Ellsworth Bunker c̣n nhớ đă trao cho Tổng Thống Thiệu ba bức thơ từ Tổng Thống Nixon, trong đó “ông đă hứa” sẽ giúp đỡ miền Nam Việt Nam “nếu có trường hợp vi phạm hiệp định của phe bên kia.” Nhưng ông Bunker thêm rằng:”Quốc Hội...đă làm mọi cách để hủy bỏ những hứa hẹn vừa nêu.” Kết quả là “một sự phản bội”. Thật là khó cho tôi có thể hiểu được Tổng Thống Thiệu có thể đoán trước được t́nh huống có thể xảy ra như vậy về phía Hoa Kỳ.

Ông Thiệu từ chức chỉ có mấy ngày trước khi Saigon thất thủ, mong rằng sự vắng mặt của ông có thể làm dễ dàng hơn cho một cuộc thương lượng sau đó. Trong diễn văn từ biệt của ông, ông tỏ ra chua xót trước kết cuộc như vậy sau nhiều năm đấu tranh gian khổ. Điều đó cho thấy tâm trạng choáng váng của ông, hay của bất cứ ai khác, trước sự khủng hoảng như vậy mà đồng minh Mỹ của ḿnh lại xuây mặt làm ngơ.

Đối với tôi th́ ông Nguyễn Văn Thiệu đă anh dũng đương đầu với cuộc chiến dai dẳng và khó khăn, dù muốn dù không, đối với những người từng muốn cho miền Nam Việt Nam được tốt hơn, tất cả đều nên kính trọng ông và biết ơn ông.

-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Sau Hiệp Định Paris:

T́nh h́nh sau khi Hiệp Định Paris được kư vào tháng Giêng năm 1973. Trước những điều cho phép quân đội Bắc Việt lưu lại miền Nam sau hiệp định thật là khó chấp nhận, Tổng Thống Nixon nói với Tổng Thống Thiệu rằng, “nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định và tiếp tục xâm chiếm miền Nam th́ Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng quân sự để trừng trị chúng. Và Nixon tiếp tục, nếu cuộc chiến tiếp diễn măi th́ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chi viện cho miền Nam Việt Nam trên nguyên tắc một-đỗi- một. Và sau cùng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chi viện cho miền Nam Việt Nam về mặt tài chánh. Cả ba điều hứa hẹn đó, Hoa Kỳ đă không giữ được điều nào.

Trong khi đó th́ miền Bắc Việt Nam nhận viện trợ gắp bội từ các ông chủ của họ. Từ tháng Giêng đến tháng Chín năm 1973, nghĩa là chín tháng ngay sau khi Hiệp Định Paris được kư kết, số lượng quân viện chuyển từ Bắc vào Nam lên bằng bốn lần trong suốt năm trước, đớ là theo một sử liệu phổ biến ở Hà Nội vào năm 1994. Nói vậy chứ cường độ đó có thấm tháp ǵ so với trong năm 1974 cho đến khi chiến tranh chấm dứt vào tháng Tư năm 1975, v́ số lượng quân viện chuyển vào Nam lên đến 2.6 lần so với tất cả đă chi viện vào Nam từ mười ba năm trước đó. [ chi bua an CS Agent is an Idiot Military Commentator a trained robot with a pea brain ]

Nếu VNCH đă lẩn tránh không kư vào Hiệp Định Paris, chẳng những Hoa Kỳ cũng không thể hoàn tất được việc này một ḿnh, và cả Quốc Hội Hoa Kỳ cũng chấm dứt tức khắc mọi viện trợ cho VNCH. Khi chấp nhận kư Hiệp Định, VNCH sẽ tiếp tục nhận viện trợ, đồng thời phải chấp nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Việt tại miền Nam. Trước sự lựa chọn khó khăn trên, VNCH đă phải chấp nhận giải pháp sau, mà sau này bao nhiêu bất lợi cho VNCH đều xảy ra, địch c̣n đó mà viện trợ Mỹ th́ cũng không c̣n.

Nhiều người Mỹ không thích nghe người ta nói rằng, những nước theo chế độ chuyên chính như Liên Sô và Trung Cộng đă chứng tỏ là đồng minh đáng tin cậy hơn cả nước Mỹ dân chủ, nhưng điều này đă là sự thật trong trường hợp này. Ông William Tuohy, một người viết về chiến tranh Việt Nam cho tờ Washington Post đă viết như sau:”Thật là khó tin và chắc chắn là khó tha thứ được cho một nước vĩ đại đă để đồng minh của ḿnh rơi vào tay Miền Bắc Việt Nam.”

Đại Tá William LeGro phục vụ tại Pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (Defense Attache Office) tại Saigon. Ở vị trí chính xác này, ông đă thấy mọi việc xảy ra trước mắt, và bảo rằng:”Sự giảm xuống c̣n con số không về viện trợ là nguyên nhân sụp đổ miền Nam Việt Nam. Chúng ta đă làm một việc vô cùng kinh tởm đối với họ.”

Vào giờ phút cuối cùng, ông Tom Polgar phục vụ cho cơ quan CIA tại Saigon đă đánh điện ngắn ngủi về như sau:”Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Miền Nam Việt Nam không thể tồn c̣n được khi không được chi viện, trong khi đó quân đội Bắc Việt có tiềm lực vũ băo c̣n được Liên Sô và Trung Cộng tiếp sức điều ḥa.”



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Người Việt Tỵ Nạn:

Đây là một câu chuyện vĩ đại nhưng rất ít người quan tâm đến.

Những ǵ xảy ra sau cuộc chiến thật là tàn nhẫn và đáng sợ.Theo ông Seth Mydans trong tờ New York Times, “Có hơn một triệu người miền Nam Việt Nam trốn ra nước ngoài khi chiến tranh chấm dứt. Gần 400,000 người bị lùa vào các trại tập trung cải tạo, có người trong thời gian ngắn, nhưng cũng có người ở tù đến mười bảy năm. Một triệu rưỡi người khác bị đưa đi vùng ‘kinh tế mới’, nơi đó họ sống dở chết dở v́ thiếu ăn và nghèo khổ”. [ The truth about the communist bloody crime against Humanity ]

Đại Tá Việt Cộng Phạm Xuân An phát biểu sự bất nhẫn của ông:”té ra chiến thắng của cộng sản là như vậy.” “Đó là những ǵ người ta thường lên lớp về ‘gỉai phóng hai chục năm, ba chục năm, bốn chục năm trước đây đă sản xuất được cái thứ này, một nước bần cùng, tan nát, lănh đạo bởi một băng đảng tàn nhẫn và thất học.” [ Vietnamese Communist Party = cheat and lie to achieves their goals ]

Cựu Đại Tá Bùi Tín cho rằng:”Đă là quá trễ cho thế hệ chúng tôi, thế hệ chiến tranh, chiến thắng, và bội phản. Chúng tôi thắng. Chúng tôi cũng thua.”

Cái giá mà Miền Nam Việt Nam phải trả trong cuộc chiến tự vệ dài đăng đẳng là 275,000 người tử thương. Có đến 465,000 thường dân đă mất mạng v́ bị VC thủ tiêu hay chết v́ đạn pháo kích của địch vào ngay trung tâm thành phố. Và có đến 935,000 dân thường khác bị thương tật.

Ngoài số cả triệu thuyền nhân đă tới được bến bờ tự do, không biết bao nhiêu người đă ch́m sâu dưới đáy biển Tại Việt Nam, có ít nhất 65,000 người khác đă bị hành huyết bởi những người tự xưng đă giải phóng họ. Có đến 250,000 người nữa đă chết trong tù gọi là ‘trung tâm cải tạo’. Hai triệu người rời đất tổ, và có thể phân nửa đă định cư tại Hoa Kỳ. Họ tập trung nhiều nhất ở các tiểu bang California, Texas, Virginia, Minnesota, nhưng cũng có nhiều nơi khác rải rác khắp nước Mỹ. Tại Rock Hill, South Carolina, có một tiệm ăn tên gọi ”Mary Place” do Gua Vu làm chủ, được biết với tên là Mary. Cô và gia đ́nh là những người Việt đầu tiên định cư tại đây, nhờ một vợ chồng già bảo trợ. Họ đă cố gắng thoát khỏi khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam v́ chồng của Mary đă dồn 38 người già trẻ bé lớn lên trực thăng của anh ta và bay họ ra khơi, ngoài đó họ được thủy thủ Mỹ cứu họ. Bây giờ, bà Vũ coi tiệm ăn này trong khi chồng bà làm trong một hăng IBM. Mary Vũ nói:”Chúng tôi làm việc cực nhọc, nhưng không hề chi. Chúng tôi giúp đỡ gia đ́nh c̣n ở Việt Nam để các trẻ nhỏ đi học được. Chúng tôi rất hạnh phúc ở đây. Chúng tôi rất thích nơi này.”



-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Một người tên Mary khác, Mary Nguyễn, hiện đang sống tại New Orleans, nơi đó bà sống với bảy đứa con và đi dạy học. Bà c̣n nhớ lại ngày khủng khiếp nhất của bà là nh́n đứa con mới hai tháng của bà chết trên biển khi bà vượt biên.

Bà bảo:”Tôi rời Việt Nam v́ muốn có tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, và v́ tôi muốn các con tôi có tương lai tốt đẹp. Tôi rất thích New Orleans, nơi đây tôi được một công việc làm mà tôi thích. Tôi đă có gia đ́nh. Tôi thật t́nh cảm thấy ấm cúng. Tôi có thể tiếp tục học hành ở đây, và không ai ép uổng chúng tôi phải rời khỏi chỗ này.” [ Remember that Vietnamese refugees bought Freedom with Blood and Tears ]

Gần đây, Seth Mydans đă viếng thăm “Little Saigon” tại thành phố Westminster, California, một nơi có khoảng 3,000 dịch vụ rất náo nhiệt và trù phú để viết một bài cho tờ The New York Times. Ông đă nói rằng:”Nếu như Hoa Kỳ chiến thắng hồi năm 1975 th́ Saigon ngày nay sẽ ra thế nào nhỉ” và ông thêm “Không có dân tộc nào năng nổ như người Việt Nam tỵ nạn.” Và cũng tại Westminster này, khi Thượng Nghị Sĩ McCain tranh cử đă cảm ơn người Việt Tỵ Nạn về tất cả những ǵ họ đă làm cho đất nước Hoa Kỳ.

Người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ không quên thân nhân của họ c̣n sống ở Việt Nam. Hằng năm họ gửi về Việt Nam khoảng 2 tỷ dollars để giúp đỡ gia đ́nh họ. Trong khi đó th́ người ta biết được dân chúng ở thành phố Hồ Chí Minh có 89% cho rằng Bill Gates là thần tượng của họ. C̣n Hồ Chí Minh chỉ đứng vào hạng nh́, với tỷ lệ 39%. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam đă cho tịch thu ngay tờ báo từ các sạp báo v́ tờ báo thăm ḍ dư luận đó đă đăng tin vừa kể.

Dù sang Mỹ định cư đă lâu rồi, nhưng đối với người Việt tỵ nạn, u uất về chiến tranh vẫn tồn tại, thật là khó quên đi được. Nhưng dù sao, dù có nhớ quê hương đến đâu đi nữa th́ đổi lại, sự tự do ở Mỹ vẫn sáng giá hơn nhiều.

Nhờ sự có mặt của người Việt tỵ nạn trên đất nước Hoa Kỳ, họ đă làm cho xứ sở này càng giàu mạnh hơn, về vật chất cũng như trong lănh vực văn hóa.

-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.


Kết Luận:

Tôi thật t́nh cho rằng người Việt và đồng minh người Mỹ của họ đă chiến đấu anh dũng trong cuộc chiến tại Việt Nam v́ lư tưởng cao quư, và họ đă gần đạt đến đích là ǵn giữ được sự độc lập và toàn vẹn lănh thổ của họ. Có một kư giả cho rằng Tướng Creighton Abrams rất đáng được tuyên dương về những ǵ ông đă làm được ở Việt Nam. Nhưng người con trai của Tướng Abrams lại cho rằng chính những chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa mới đáng được tuyên dương hơn ai hết.

-- (Hong Ha @ Yen Phu.Net), February 10, 2005.



Moderation questions? read the FAQ