Giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

3 Tháng 2 2005 - Cập nhật 14h12 GMT

Alenka Lawrence

Biên tập viên BBC World Service

Giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị

Năm 1978, việc một vị tổng giám mục người Balan được bầu lên làm Giáo hoàng được coi như thay đổi mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã. Trong suốt hàng thế kỷ trước, các vị giáo hoàng đều là người Ý.

Mới 58 tuổi, Karol Wojtyla là nhân vật trẻ nhất được bầu lên làm giáo hoàng trong thế kỷ 20, và ngài cũng đã gặp nhiều thách thức cả đối với nội bộ bên trong giáo hội và thế giới bên ngoài.

Trong cách đối phó, ngài chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi di sản Balan. Vốn từng viết văn, soạn kịch, ham thể thao và rất giỏi các ngoại ngữ, ngài theo học đạo lén lút trong giai đoạn Đức Quốc Xã chiếm đóng Balan.

Sau này, với tư cách là tổng giám mục giáo phận Krakow, ngài tiêu biểu cho tinh thần Công giáo sâu đậm của một Balan bị một chế độ Marxist vô thần cai trị.

Chuyến thăm đem lại tự do

Năm 1979, khi lần đầu tiên trở về quê hương, ngài đã quì xuống phi trường hôn lên mảnh đất, một cử chỉ đã nhiều lần được lập lại ở những nơi khác như là một lời chào đón đầy biểu tượng.

Hàng triệu người Balan đã xuống đường chào đón người mà họ coi là Giáo hoàng Balan (Polak Papiez) của họ với sự tôn sùng tôn giáo đặc biệt và tinh thần quốc gia đã là một dấu hiệu đáng lo cho nhà chức trách cộng sản cả ở Warszawa và điện Kremlin.

Người bạn của ngài, Jerzy Turowwicz, nay đã qua đời, khi ấy là chủ biên của tờ báo Công giáo Tygodnik Poweszechny, đã nhận xét về sự quan trọng của cuộc viếng thăm này như sau:

Trong chuyến ngài viếng Balan, năm 1979, đây là lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ người Ba Lan cảm thấy được tự do. Mọi người, toàn đất nước, đều cảm thấy như vậy. Đây là một cảm tưởng nhất trí. Đây là một yếu tố quan trọng cho sự hình thành của Phong trào Công đoàn Đoàn Kết. Năm 2002 Giáo hoàng có chuyến về thăm Balan được coi là lần cuối

Đức giáo hoàng Joan Phao lồ đã trở thành một nhân vật được báo chí chú ý. Nhưng việc này cũng đã khiến ngài trở thành nạn nhân. Tháng 5 năm 1981, ở quảng trường St Peter, ngài bị một người Thổ bắn trọng thương. Khi bị bắt, kẻ này nói anh ta được công an Bulgaria thuê. Nhưng rất nhiều người nghi dù tuy không chứng minh được rằng chính KGB đứng đằng sau âm mưu này.

Đức Giáo hoàng đã bị ốm nặng trong nhiều tuần trước khi đủ khoẻ để gặp kẻ ám sát và tỏ lòng tha thứ.

Các vấn đề toàn cầu

Sau khi đã giúp làm sụp đổ chế độ Cộng sản ở Đông Âu, Đức Giáo hoàng nay chú tâm vào một kẻ thù khác, tư bản Tây Phương và chủ nghĩa tiêu thụ.

Dưới sự lãnh đạo của ngài, toà thánh Vatican trở thành một thế lực lớn đòi hỏi các quốc gia giàu có phải xóa nợ cho các quốc gia nghèo. Và ngài cũng kêu gọi một bầu không khí kinh tế dựa trên công lý, như diễn tả trong bài diễn văn năm 1993 ở Sudan:

Con đường thay đổi đòi hỏi phải có việc tái tạo cơ cấu kinh tế và chính trị, những cơ cấu với một sự tôn trọng thực sự tư cách con người cũng như nhân quyền.

Nhiều người đã chào đón việc đức giáo hoàng đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy các nguyên tắc đạo đức không còn được hợp thời trang nữa, như việc ngài lên án việc phá thai.

Nhưng lập trường đạo đức cứng rắn của ngài đã làm những người Công giáo cấp tiến bất mãn, nhất là khi họ hy vọng có thể tiếp tục những cải tổ của thời 1960 khi Công đồng Vatican II đưa ra nhiều sáng kiến mới. Một vị giám mục Công giáo Người Công giáo khắp nơi cầu nguyện cho sức khoẻ của Giáo hoàng

Theo một số ý kiến, lập trường của vị giáo hoàng này là giáo hội không thể là một nền dân chủ theo nghĩa chính trị thế quyền, và nó không cần phải tiếp cận với xã hội tương lai mà ngược lại.

Ngài đã từ chối không chịu thay đổi lập trường về việc cấm thụ thai nhân tạo, và không đồng ý cho phép phụ nữ làm linh mục, cũng như đã tỏ ý rất không dung thứ cho những lý thuyết gia Công giáo tỏ ra muốn thách thức giáo điều của Toà Thánh.

Những lời khen và chê

Những người chỉ trích ngày càng cáo buộc là ngài đã không còn hợp thời nữa. Nhưng họ cũng công nhận đây là một con người đầy lòng nhân ái và bản thân rất quan tâm đến thân phận con người.

Quan điểm và con người Đức giáo hoàng Gioan Phaolồ Đệ nhị có nhiều điều đối nghịch. Tuy khồng phải là một người chủ trương dân chủ trong các vấn đề tôn giáo, ngài đã lên án sự vi phạm nhân quyền và luôn luôn duy trì một quan điểm đầy chỉ trích đối với thực tế chính trị của các quốc gia ngài đến thăm, dầu cho đó là Nigeria, Cuba, Hoa Kỳ hay vùng Nam Tư cũ.

Ngài đã tái xác nhận sự độc tôn của giáo hội Thiên chúa giáo La Mã, nhưng thời trị vì của ngài cũng là một giai đoạn hoà giải và đối thoại chưa từng thấy với các giáo phái Ki tô khác và các đạo giáo khác nữa.

Ngài đã đánh dấu thiên niên kỷ mới với cuộc viếng thăm Israel và cầu nguyện Thượng Đế tha thứ cho những tội lỗi của giáo hội kể cả tội bài Do Thái trong quá khứ.

Ngài cũng là người tuy được gọi là đại diện của Chúa nơi trần thế này nhưng lại cũng là người phát hành một băng đĩa rất được ưa chuộng, kể cả trong giới trẻ.

Ngài thường tự động gọi điện thoại không báo trước cho các chương trình điện thoại góp ý của các đài phát thanh, và đã đưa toà thánh vào mạng Internet. Trong những năm tháng cuối đời, bị đau ốm nhiều, ngài vẫn tiếp tục du hàng trong nhiều cuộc công du hơn bất cứ một vị giáo hoàng nào trong lịch sử.

Chắc chắn là một người khổng lồ trong cuộc chiến chống lại các chế độ toàn trị. Nhưng ngài cũng sẽ là người được nhớ đến như là một người đã đem lại cho ngôi vị giáo hoàng một vai trò mới, một người cho cộng đồng Công giáo thế giới một cảm tưởng hoà hợp mới, và như là một nhà lãnh đạo đại diện cho những giá trị truyền thống như hoà bình, công lý và đoàn kết.

Tóm lại, Đức Giáo hoàng đã làm mọi sự theo lối riêng của mình. Và dù có các nhận định khen chê, ngay cả những người cầu có một vị giáo hoàng cấp tiến hơn cũng nghĩ rằng rất khó

-- (Viet Nhan @ FILSONS.Net), February 05, 2005


Moderation questions? read the FAQ