« BỔN PHẬN PHẢI NHỚ »greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
« BỔN PHẬN PHẢI NHỚ » Nguyễn Gia TiếnBốn chữ « Bổn phận phải nhớ » là dịch từ câu tiếng Pháp « Devoir de mémoire ». Mấy danh từ này thường được dùng để chỉ cái bổn phận, cái nghĩa vụ, hay là sự khuyến cáo, sự bắt buộc, đối với lương tâm con người, không được quên tội ác diệt chủng 6 triệu dân Do Thái của chủ nghĩa Nazisme trong Đệ Nhị Thế Chiến. Người ta coi tội ác này quá trầm trọng, vượt ra ngoài lănh vực của những ǵ thuộc về nhân tính, để bước qua địa hạt của vô nhân tính. Và Nhân loại sẽ không bao giờ được phép quên thảm trạng này, thảm trạng đă gây ra « bởi con người đối với con người». Giới trẻ tại Âu Châu luôn luôn được nhắc nhở có bổn phận phải ghi nhớ tội ác diệt chủng của Phát xit Đức. Thảm kịch này, gọi là Shoah hay Holocaust, đă được ghi vào chương tŕnh giảng huấn tại các trường học, để nhắc nhở học sinh khỏi quên.
Người Âu Châu giải thích rất có lư rằng khi làm như vậy, không phải v́ họ « hận thù » Hitler hay v́ « hoài niệm quá khứ », mà chính là họ nghỉ đến hiện tại, và tương lai. Họ cho rằng khi giới trẻ được thông tin đầy đủ, ư thức được hậu quả trầm trọng của một chủ thuyết điên rồ, tàn bạo, đă khiến hàng triệu người vô tội bị giết, th́ có nhiều hy vọng hơn để những thảm kịch này đừng tái diễn.
Ngày 27 Tháng 1, 2005 vừa qua, Âu Châu đă long trọng kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz (Ba Lan), nơi Phát xít Đức thủ tiêu hơn 1 triệu người Do Thái bằng hơi ngạt rồi thiêu xác. Nhiều trường học đă tổ chức cho những phái đoàn học sinh, lần lượt đến thăm địa điểm các trại tập trung cũ, thấy tận mắt những « ḷ thiêu xác » c̣n được giữ nguyên vẹn, nay đă trở thành viện bảo tàng, trưng bày tội ác của chủ nghĩa Nazisme. Nhiều h́nh ảnh thương tâm được trương lên. Chẳng hạn các tấm h́nh chụp hàng trăm tù nhân phụ nữ lơa thể, nhiều người c̣n bồng bế con nhỏ trên tay, xếp hàng chen chúc, nối đuôi nhau vào một đường hầm dẫn tới pḥng hơi ngạt. Họ không biết là sẽ bị đưa đến pḥng hơi ngạt v́ bọn cai tù SS nói rằng vào hầm để đi tắm !
Chiến dịch thông tin về thảm họa Holocaust, không phải để nhắc nhở quá khứ, mà nó thực sự nhằm vào hiệu quả đối với tương lai. Nó lưu ư giới trẻ Âu châu đừng quên « bổn phận phải nhớ » về thảm kịch này. Bởi v́ thảm họa có thể lại tái diễn, khi đây đó tại vài nước Âu Châu, người ta thấy lại bắt đầu nhen nhúm xuất hiện những phong trào Néo nazis trong đám thanh niên quá khích. Tuy nhiên, chúng sẽ chẳng lôi cuốn được ai, nhờ giới trẻ ư thức được cái « bổn phận phải nhớ ».
Tại Việt Nam đă có không ít những thảm kịch diễn ra trong mấy chục năm qua. Tuy nhiên, ư niệm về một « bổn phận phải nhớ » đối với các thảm kịch này, h́nh như không được khuyến khích, không nằm trong « truyền thống » của người Việt Nam. Hơn nữa, đôi khi c̣n được hô hào « quên » bớt đi ! « Quên quá khứ, hướng về tương lai », đó là khẩu hiệu đang hợp thời !
Từ ngày Hồ Chí Minh và nhóm Cộng Sản Việt du nhập chủ thuyết Mác xít vào Việt Nam, những thảm họa đă không ngừng nối đuôi nhau tiếp diễn trên giải đất chữ S từ nửa thế kỷ nay. Và có lẽ c̣n đau thương hơn, khi những thảm họa lại được gây ra « cho người Việt Nam bởi chính người Việt Nam », bởi những người cùng chung một ḍng giống.
Trong cuốn « Hắc Thư của Chủ Nghĩa Cộng Sản » (Livre noir du Communisme) xuất bản gần đây, sử gia Stéphane Courtois làm thống kê và cho thấy tội ác của các chế độ Cộng Sản đă vượt xa chủ nghĩa Nazisme. Bởi v́ manh tâm tận diệt một giai cấp đâu có khác ǵ diệt một chủng tộc. Nạn nhân của Cộng Sản lên tới tổng số 100 triệu người bị giết trên khắp thế giới. Trong đó thành tích của Hồ Chí Minh được xếp hạng cao, không thua kém các tên đồ tể Pol Pot, Mao, Staline ...
Thực vậy. Chỉ trong ṿng hai thập niên, hai thảm kịch di cư tị nạn khổng lồ đă xảy ra trên đất nước Việt Nam. Một triệu người phải đau thương rời bỏ Miền Bắc vào Miền Nam. Rồi ba triệu người phải từ bỏ quê hương để lưu đày khắp thế giới, với hàng trăm ngàn thuyền nhân bỏ ḿnh trên biển cả. Thảm họa chưa hề xảy ra tại một nước nào trên thế giới. Cũng như chưa từng có trong lịch sử Việt Nam suốt một ngàn năm Bắc thuộc, và một trăm năm Pháp thuộc. Riêng Cộng Sản Việt Nam đă thực hiện được thành tích đó trong hai chục năm.
Rồi những thảm kịch khác, như khi Hồ Chí Minh rập khuôn theo quan thày Trung Cộng trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, khiến hàng trăm ngàn người bị thảm sát. Giết hại chôn sống hàng ngàn người trong vụ Tết Mậu Thân. Giam cầm hành hạ hàng trăm ngàn người trong các trại tập trung cải tạo.
Trên đây chỉ là một số những sự kiện bi thảm được biết đến nhiều nhất, do CS Hà Nội gây ra.Trong tương lai, khi chế độ phi nhân này sụp đổ, chắc chắn c̣n cơ man những tội ác nữa sẽ lần lượt được phanh phui.
Tất cả những đau thương tang tóc này, để dẫn đến hậu quả sau cùng ngày nay, là một nước Việt Nam tụt hậu nghèo đói nhất thế giới, dưới một chế độ bạo tàn tham nhũng.
Nhận định về tội ác của Cộng Sản có lẽ không ai nh́n rơ hơn là chính người Cộng Sản. Trần Độ, người Cộng Sản kỳ cựu, đă phải thú nhận rằng tội ác của Cộng Sản Việt Nam không thua ǵ « tội ác của cả Tần Thủy Hoàng lẫn Hitler cộng lại ». Lời ví von của Trần Độ, dù có người không tin, nhưng không ai có thể chối căi nó đă nói lên cái tầm mức bao la vô cùng trầm trọng của cuộc diệt chủng do Cộng Sản Việt gây ra trên đất nước Việt.
Ở đây mở dấu ngoặc để bàn về danh từ « cách mạng lăo thành » mà đôi khi báo chí hải ngoại dùng đề cao Trần Độ và những đảng viên CS ly khai, phản tỉnh. Chúng ta hoan nghênh những người này, v́ họ đă gia nhập hàng ngũ Dân Chủ, đă nh́n ra bản chất của chế độ phản dân hại nước. Nhưng danh từ « cách mạng lăo thành » ở đây không thể là một « chứng chỉ » cho một « sự nghiệp chính chuyên » nào, mà chỉ cho thấy là họ đă để thời gian trôi qua khá nhiều, trước khi có đủ sáng suốt can đảm rời bỏ hàng ngũ của tội ác.
Sau khi Miền Bắc lọt vào tay Cộng Sản, các thảm kịch trải qua h́nh như đă dễ dàng rơi vào quên lăng, không được ghi lại trong trí nhớ người dân Việt. Các kinh nghiệm đau thương chẳng hề được rút ra.Trong suốt cuộc chiến vừa qua tại Miền Nam, một số trí thức và thành phần tôn giáo, dưới h́nh thức này nọ, « phản chiến » hay « thành phần thứ ba », đă không chịu « học bài » lịch sử, đă quên cái « bổn phận phải nhớ ». Vô t́nh hay hữu ư, họ lại tiếp tay cho CS mau chóng chiếm được Miền Nam.
Ngày nay, sau mấy chục năm lưu vong Hải Ngoại, « bộ nhớ » của người Việt tị nạn lại càng tồi tệ hơn. Một số « trí thức tị nạn » đă quên lư do v́ sao có ba triệu người Việt lưu vong ở Hải ngoại. Họ đang tiếp tay với nhóm thân Cộng tại trường Đại Học Massachusetts để « viết lại căn cước » cho người Việt tị nạn !
Rồi những luận điệu gần đây hô hào « quên quá khứ, xóa bỏ hận thù ». Coi như lịch sử Việt Nam 50 năm qua trắng bạch, sạch trơn. Chẳng có ǵ đáng ghi nhớ, chẳng có thảm kịch nào xảy ra ! Và tuổi trẻ Việt Nam, chẳng hề rút được kinh nghiệm ǵ, lại có thể sẽ sẵn sàng được lôi cuốn vào một chuỗi những thảm họa khác trong tương lai !
Người Âu Châu đă khôn ngoan ngăn ngừa trước, dạy cho lớp trẻ của họ một « bổn phận phải nhớ ».
Lịch sử Việt Nam c̣n dài. Không có ǵ bảo đảm để lại không tái diễn trong tương lai những thảm họa tương tự. Không có ǵ bảo đảm để các tập đoàn tội ác như nhóm Cộng Sản Hồ Chí Minh, sẽ không xuất hiện dưới những h́nh thức khác.
Chúng ta tự hỏi cái « bổn phận phải nhớ » nơi người dân Việt có được nhắc nhở, có được thi hành đúng mức, để ngăn ngừa những thảm kịch trong tương lai ?
Thụy Sĩ, Tháng 2/2005
-- (Viet Nhan @ Filsons.Net), February 04, 2005