Dễ Người Dễ Tagreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Dễ Người Dễ Ta
(Trích đoạn "Nỗi Buồn Côi Cút")
Pvm
Trong t́nh huống thoải mái cho cả đôi bên như vậy, kỷ luật không thể nào khắt khe như trước được nữa, miễn là không có điều ǵ quá lố xảy ra. Sau một thời gian dài bị giam giữ và sau khi nhận thấy mọi giải pháp đào thoát đều tắc tị, người tù cải tạo đă biết được thân phận của ḿnh nên t́m một lối sống nhẹ nhàng để quên thời gian và cho vơi đi nổi thống khổ. Qua kinh nghiệm giam giữ, trại cũng biết được suy nghĩ của tù cải tạo nên nhẹ phần khắc nghiệt, hằn thù. Tuy chưa phải là ḥa hợp nhưng hai thực thể tù và cai tù đang song hành trên một hành tŕnh nhứt định. Như hai lực sĩ điền kinh đang tranh tài, ai cũng nh́n về cái đích của ḿnh chớ không t́m cách triệt hạ lẫn nhau. Đàng sau tấm b́nh phong "khoan hồng nhơn đạo của Đảng và Nhà Nước", che đậy tù cải tạo bằng việc cho gia đ́nh thăm gặp, là sự tính toán của bộ nội vụ Hà Nội nhằm sửa sang sắc đẹp của tù trong chiến dịch tiếp đón các phái đoàn người nước ngoài đến trại quan sát. Qua tin tức th́ thầm giữa gia đ́nh và tù, quả thật Hà Nội đă phải chấp nhận áp lực của dư luận thế giới để cho những tổ chức nhân đạo, không thuộc chánh phủ nào hết, đến thăm tù, dĩ nhiên là để đổi lấy những dễ dăi khác trong bang giao đối ngoại, sau khi đă bị cô lập, xuất phát từ chỗ họ khinh thường sinh hoạt quốc tế.
Tuy nhiên, dẫu miễn cưỡng chấp nhận nhưng chẳng phải v́ vậy mà cộng sản chịu tŕnh bày sự thật. Như một cô gái giang hồ, tuy ư thức được nghề nghiệp ḿnh là xấu xa đối với xă hội nhưng phải cố làm ra vẻ con nhà lành với thiên hạ. Mỗi khi sắp có phái đoàn không thân thiện đến thăm, trại phải chuẩn bị mấy ngày trước, bắt tù phải làm "trật tự nội vụ", làm vệ sinh, quét dọn trại, chọn tù biết nói tiếng nước ngoài có thể tŕnh bày ước muốn của trại,... Ngày phái đoàn đến, tù được đánh thức sớm hơn thường lệ, lănh trước phần ăn trưa mang theo và bị đưa đến một vùng hẻo lánh nào đó, ngoài tầm nh́n của khách để lẩn trốn. Ở lại trại, chỉ c̣n khoảng một nửa nhân số tù toàn trại, hoạt động trong những công tác thường lệ. Chủ yếu để cho khách thấy rằng số tù bị giam giữ không đông như tin đồn và do đó điều kiện sinh hoạt và ăn ở rất thoải mái. Mỗi buồng có một trực buồng thường lệ, hôm đó có nhiệm vụ sắp xếp mền, mùng, chiếu, gối tươm tất, ngay hàng thẳng lối và dĩ nhiên với một số lượng giảm đi nhiều. Số mền, mùng, chiếu, gối dư ra được cho vào một cái kho nào đó không có nguy cơ bị phái đoàn để mắt đến. Ngoài ra, buồng trưởng c̣n được tăng cường thêm một người có khả năng đối thoại bằng ngoại ngữ để trả lời phái đoàn, đúng ư muốn của trại. Nhà bếp được lịnh giết một vài con heo, cạo sạch treo lên tŕnh bày và gạo cho bữa ăn của tù hôm đó phải là thứ gạo trắng hơn ngày thường. Gian nhà trống giữa sân tập hợp được trang trí và bày biện thành một thư viện, có tủ sách, bàn để tạp chí và băng ngồi cho người đọc. Những người tù cải tạo của tổ phiên dịch được "bố trí" thành những người đọc sách báo để, nếu cần, sẽ tiếp phái đoàn luôn. Trại tập hợp các tù nhân được sắp xếp vào những vị trí có khả năng nói chuyện với phái đoàn lại để nhận chỉ thị của cán bộ giáo dục về cách nói chuyện với khách, khi được hỏi đến. Đương nhiên là trong cách dặn ḍ của cán bộ, những tiêu lịnh về nhân số tù, về sinh hoạt chung như chế độ ăn ở, lao động, thơ từ, thăm nuôi,... lúc nào cũng có kèm theo những lời dọa dẫm hăm he, nếu nói năng với ẩn ư th́ sẽ bị kỷ luật và quá tŕnh học tập cải tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với một vài phái đoàn đầu tiên, tù không được phép trả lời thẳng bằng ngoại ngữ mà phải qua một thông dịch viên của bộ nội vụ tháp tùng. Nhưng trong đối đáp, có một số từ chuyên biệt của Việt Nam Cộng Ḥa làm cho người thông dịch phải ngập ngừng, ấp úng, sử dụng từ một cách quanh co, khó hiểu. Thế là người tù liên hệ bắt buộc phải mớm chữ chính xác và khách hiểu ngay. Về sau, tù được phép trả lời thẳng với phái đoàn, dĩ nhiên với lời cảnh giác:"Bộ có người hiểu được tiếng nước ngoài và trại có thu âm, các anh liệu mà ăn nói". Thông thường, sau khi phái đoàn ra về, những người tù có đối thoại với khách đều được trại gọi lên làm việc và bắt viết bản tự khai về những ǵ đă đối đáp. Tuy vậy, với kinh nghiệm, những phái đoàn quan sát đều thấy rơ lối dàn cảnh nên họ đă có cách nh́n riêng. Vả lại phần đông các phái đoàn đều có ít nhứt một người nói được tiếng Việt. Một lần có phái đoàn Mỹ đến thăm trại. Trong thành phần thấy có một mục sư người da trắng. Mục sư này lúc nào cũng di chuyển riêng lẻ, không đi cùng với đám đông. Đến lúc cuối cùng, mục sư nói một câu bằng tiếng Việt Nam để chúc Tết tù v́ chuyến thăm đó vào lúc cuối năm âm lịch. Sau chuyến viếng thăm đó, cán bộ giáo dục nói rằng trong thành phần phái đoàn liên hệ có một "cha cố CIA"[1]. Ngay đối với phái đoàn khách thuộc các nước cộng sản anh em, trại cũng giới thiệu tù cải tạo qua những lớp lang nặng phần tŕnh diễn như vậy. Tuy thế, thỉnh thoảng cũng có một vài biến cố bất ngờ khiến cho trại càng thận trọng hơn nữa trong việc lựa chọn những người tù được bố trí để đón khách. Lần đó, phái đoàn được đưa đến thăm ban mộc, vốn là niềm hănh diện của trại v́ đă đóng được nhiều bàn, ghế, tủ cho trại. Nhơn cơ hội khách đi ngang qua, một anh tù đưa ra một miếng ván nhỏ trên đó đă viết sẵn ba chữ "S.O.S" bằng than. Khách đă trông thấy và toán cán bộ tháp tùng cũng trông thấy, thế là anh tù liên hệ phải viết bản kiểm điểm và bị kỷ luật. Ngoài ra, trong đối đáp tù cũng có cách kín đáo để cho khách hiểu được ẩn ư của ḿnh mà không sợ bị trừng phạt. Có những thắc mắc của khách mà người tù đối thoại lưỡng lự, từ chối trả lời một cách khéo léo với câu mở đầu "Theo trại th́..." tức nhiên khách sẽ hiểu.
Mỗi lần khách nước ngoài đến thăm trại, ngoại trừ các phái đoàn cộng sản, là một dịp để cho tù cải tạo có được chút ít phấn khởi. Sau mỗi chuyến thăm trại của các phái đoàn ngoại quốc, tù cải tạo thường t́m cách trao đổi tin tức liên quan đến cuộc nói chuyện giữa tù và khách. Những thông tin này rất hữu ích để cho tù bàn rộng tán dài về mục đích và tầm quan trọng của chuyến đến thăm. Có những suy luận đúng mà cũng có những diễn dịch sai v́ quá chủ quan, lúc nào cũng quan tâm đến sự ra về của cá nhân. Tuy nhiên, cũng nhờ kết hợp những thông tin lượm lặt như vậy với tin tức qua thăm nuôi của gia đ́nh mà tù biết được dư luận thế giới đang chỉ trích cộng sản Hà Nội trong việc giam giữ những người của chế độ Sài G̣n khá lâu mà không xét xử. Do đó, tù cải tạo càng ngày càng thêm tin tưởng là cộng sản Việt Nam sẽ không hủy diệt được ḿnh qua lao động cải tạo. Những ánh sáng ở cuối đường hầm như vậy tuy yếu ớt, mong manh nhưng cũng là một tia hy vọng lớn lao để cho tù cải tạo sống lây lất qua ngày, đoạn tháng. Thế nhưng, những tin đồn qua rỉ tai như vậy giữa tù cải tạo cũng đến tai được cán bộ trại nên thỉnh thoảng cũng có những phiên tập hợp tù lại để lên lớp, cho biết rằng chỉ có "học tập tốt, các anh mới được Đảng và Nhà Nước khoan hồng".
Qua rút kinh nghiệm trong việc tiếp phái đoàn, lần hồi trại bắt đầu cởi mở có giới hạn nhằm tạo cơ sở cụ thể cho những cuộc trao đổi giữa khách và tù sau này. Trại cho đặt một máy thu h́nh lưu động, luân phiên qua các buồng giam tù cải tạo, mỗi buồng một đêm. Ăng-ten được gắn trên đầu một cây tre cao độ bốn mét, di chuyển theo máy thu h́nh. Lúc ban đầu, có được một phương tiện tiêu khiển trong đêm tù buồn chán th́ cũng có một số người theo dơi. Lần hồi, với phương thức loan tin của Hà Nội sức hấp dẫn của truyền h́nh không c̣n nữa. Chương tŕnh văn nghệ th́ tù rất dị ứng. Hơn nữa, qua đọc báo hàng đêm những tin tức tù đă được nghe qua rồi. V́ cứ bị di chuyển hàng ngày nên máy thu h́nh hoạt động chẳng được bao lâu, bị hư lên, hư xuống hoài. Anh tù chuyên viên, vốn là đại tá truyền tin có biết qua các mạch thu h́nh, bị quấy rầy không thôi cho đến một lúc anh cũng đành bó tay, v́ thiếu phương tiện đo đạt. Thế là chương tŕnh đặt máy thu h́nh bị tắc tị, rơi vào quên lăng, chỉ c̣n lại cây tre cùng với chiếc ăng-ten đứng trơ trẽn, làm cảnh với thời gian và không gian.
Trong buổi đầu, các trại cũng có tạo điều kiện cho tù giải trí bằng cách phát những bộ bài năm mươi hai lá, mà cộng sản gọi là bài "tú-lơ-khơ", và cờ tướng. Tṛ chơi mạt-chược, nổi lên ở trại Tam Hiệp, bị bỏ rơi v́ ở các trại Hoàng Liên Sơn mức độ lao động quá nhọc nhằn và bận rộn đă chiếm mất tâm trí và thời gian của tù. Với đà nới lỏng của trại Hà Tây, với sinh hoạt tương đối thoải mái và với mức lao động cầm chừng, tù cải tạo bắt đầu thấy rảnh rỗi để nghĩ đến chuyện vui chơi. Với quan niệm cờ bạc mà không ăn thua th́ mất vui, những bộ bài "tú-lơ-khơ" kia thay v́ được sử dụng vào những tṛ chơi lanh trí, khéo tay, những bộ cờ tướng nọ thay v́ được vận dụng trong việc đấu trí th́ lại được làm phương tiện để sát phạt nhau. Rồi những cỗ bài mạt chược thứ thiệt, bằng nhựa hay bằng ngà, trước kia mua tận Hồng Kông hoặc Đài Loan, đă được yêu cầu gởi vào trại cho những người sành điệu "trổ tài thao lược". Đêm đến, những con bài mạt chược thỉnh thoảng cứ rào rào qua những bận xoa bài cho đến khi kẻng ngủ. Ai có tiền mặt th́ chung ngay, ai không tiền mặt, nhưng có tiền trong "trương mục" ở trại, th́ trả bằng hàng hóa mua ở căn tin.
Sinh hoạt ăn uống, từng bước một, cũng được nới rộng khi mà trại làm lơ một th́ tù leo thang mười. Một khi đă đồng ư bán chất tươi cho tù th́ trại phải gián tiếp chấp nhận chuyện cho tù nấu nướng v́ trại chủ trương "ăn chín, uống sôi". Ngày một, ngày hai chuyện nấu nướng cá biệt gần như trở thành đương nhiên, mặc dầu không có phép chánh thức của trại và mặc dầu có chỉ thị là phải vén khéo, sạch sẻ và đề pḥng lửa củi. Bước đầu nhen nhúm bếp thô sơ, ba ḥn gạch với chất đốt bạ đâu làm đó, bằng giấy, bằng bao ny-lông, bằng cây vụn, củi cành. Ở giai đoạn này, những anh tù thuộc tổ mộc là nơi cung cấp chất đốt được giá nhất, dĩ nhiên là cây, củi phải được đem vào trại một cách lén lút, giấu giếm, miễn sao không bị trực trại bắt gặp mỗi khi nhập trại, sau giờ lao động. Cán bộ trực trại biết rơ chuyện nhập trại bất chánh những thứ cấm kỵ nhưng bị bắt hay không là tùy tính khí của đương sự vào thời điểm nhứt định. Nhưng những người bị bắt quả tang không bị h́nh phạt ǵ mà chỉ có tang vật bị giữ thành thử việc nhập trại lén lút cũng giống như mua giấy số kiến thiết, năm may mười rủi thế thôi. Qua lọt th́ tốt, bị bắt th́ chỉ cười trừ, lần này không được th́ lần sau. Thành thử ra, trong tù, không phải chuyện ǵ cấm đoán là không thể thực hiện được. Theo đà thời gian, bếp thô sơ đă chuyển sang "bếp hiện đại", bếp dầu lửa do chính tù sáng chế. Y như rằng có khó mới ló khôn, trong hoàn cảnh khó khăn lao lư nhiều sáng kiến xuất hiện một cách bất ngờ. Từ những lon thiếc đựng thức ăn đóng hộp vứt đi, một vài anh tù khéo tay, hay chế biến, đă làm thành những cái bếp dầu lửa con con. Ban đầu làm lấy để sử dụng riêng tư, về sau, v́ nhu cầu của bạn bè, những chiếc bếp con con cũng biến thành sản phẩm thương mại trong trại. Thế là dầu lửa lại trở thành một loại chất đốt nữa và cũng được đem lén lút vào bên trong khu giam tù. Ngoài ra, với việc sử dụng chất đốt "cao cấp" này, một vài cán bộ cũng có thêm thu nhập và cũng giúp đỡ những người tù không được gia đ́nh thăm nuôi hay tiếp tế, nhưng biết kinh doanh.
Cứ như vậy, những bước dễ dăi càng ngày càng lấn lướt. Bị kềm kẹp lâu ngày, nay được buông lỏng một tù muốn được buôn lỏng nhiều hơn và cán bộ tiếp tục làm ngơ v́ chưa đến mức báo động. Hơn nữa, trong bầu không khí thoải mái đó bên cán bộ lẫn bên tù đều được lợi. Lần hồi, sự giao dịch giữa cán bộ và tù bớt đi tính cách thù nghịch thuở ban đầu v́ hai bên đều dựa vào nhau để sống thực tế và thực tiễn trong môi trường nhỏ hẹp của trại giam. Được gặp gỡ gia đ́nh, được tiếp tế tương đối đầy đủ, có phương tiện tài chánh để mua những ǵ cần thiết, được đối xử nới tay, tù cải tạo bắt đầu một nếp sống gần như "tự do" trong bốn bức tường nhà giam, một thứ "tự do trong tất yếu" như cán bộ cộng sản thường nói. Như một con chim đẹp mă, hót hay, được nâng niu chăm sóc nhưng vẫn ở trong lồng. Với ư niệm này, cộng sản định nhồi nhét vào đầu óc tù cải tạo một quan niệm đáng ngại, như chừng để chuẩn bị đối tượng cho một cuộc sống sau này, khi được tha về. Chuyện về lâu về dài tạm thời gác qua một bên, trong hiện tại cứ sống đi đă. Thế là tù cải tạo giống như những đứa bé thơ vô tư, lao động cầm chừng, ngày ngày chờ thăm nuôi và tiếp tế của gia đ́nh, trực tiếp và qua bưu điện, kể cả những bưu kiện từ ngoại quốc gởi thẳng vào trại. Thậm chí c̣n có những cá nhân đ̣i hỏi gia đ́nh quá nhiều, mỗi bức thơ về nhà là cả một danh sách dài về nhu cầu cần được thỏa măn. Đến đổi cán bộ kiểm soát thơ c̣n thắc mắc:"Anh đ̣i hỏi ǵ mà quá lắm vậy, cứ như đơn đặt hàng?", nhưng thơ vẫn được cho đi. Người ở ngoài nghĩ thương người trong cảnh tù tội nên bao giờ cũng cố gắng. Hơn nữa, những gia đ́nh có thân nhân đă định cư ở ngoại quốc thường có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của người mất tự do. Trong t́nh thương lúc nào cũng phải có sự hy sinh của một bên.
Pvm
(C̣n tiếp)
********************
[1] Trung Ương T́nh Báo Mỹ.
-- (Quản Trọng @ Yên Bái.Yên Thế), February 03, 2005