Bang Giao Việt-Trung & Vấn Đề Biên Giới, Biển Đông

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bang Giao Việt-Trung & Vấn Đề Biên Giới, Biển Đông Mối Quan Hệ Tay Ba: Mỹ-Trung-Việt Hoàng Tùng Bách Việc tổng thống Bush tái cử đă khiến nhiều người VN, nhất là giới chính trị quan tâm đến tương lai của VN trong thời gian nhiệm kỳ 4 năm tới của tổng thống Bush. Nhiều người đă bàn đến chính sách của chính quyền Bush về vấn đề tôn giáo hay nhân quyền đối với VN. Đó là một cách nh́n nhận, song c̣n một cách nh́n nhận khác là xét từ hệ quả của quan hệ Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ 2 của Bush tác động tới VN. Liệu Mỹ có thực hiện chính sách bao vây TQ và lôi kéo VN, hay Mỹ hợp tác với TQ để bỏ mặc VN cho TQ muốn làm ǵ th́ làm ? Nh́n nhận vấn đề này, cần xem xét mối quan hệ tay 3 Mỹ-Trung-Việt

Quan hệ Mỹ-Trung Có thể nói đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới, dù phát triển theo chiều hướng nào cũng đều có ảnh hưởng lớn tới cục diện thế giới, nhất là khu vực và tác động tới chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia, nhất là các quốc gia Đông nam Á, trong đó có VN, hiện nay và trong tương lai. Kể từ khi lên nắm quyền nhiệm kỳ đầu, tổng thống Bush xác định ngay "Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược". Nhiều người đă tính tới việc Mỹ sẽ lôi kéo VN để bao vây TQ. Sự kiện 11/9 bất ngờ xảy ra, chính quyền của tổng thống Bush từ việc coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, đă gần như quay ngược và chuyển hẳn sang mối quan hệ hợp tác chống khủng bố. Mối quan hệ này ngày càng đi vào thực chất hơn, cụ thể trên từng lĩnh vực. Nhiều người đánh giá đây là mối quan hệ “đối tác chiến lược mang tính xây dựng”. Ngoài hợp tác chống khủng bố, Mỹ và Trung Quốc c̣n hợp tác trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Mỹ đă phải thừa nhận vai tṛ của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhất là việc kéo Bắc Triều Tiên vào ṿng đàm phán. Trong nhiệm kỳ 2 của Bush, điểm nổi bật thu hút sự quan tâm nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush vẫn là vấn đề Trung Đông. Ở khu vực Đông Á, Mỹ vẫn tập trung vào mối quan hệ với các nước Đông Bắc Á, trong đó bán đảo Triều Tiên. Việc coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược không c̣n thấy xuất hiện trong ngôn từ tranh cử của tổng thống Bush nhiệm kỳ 2. TQ ngày càng trở nên quan trọng đối với Mỹ trong vấn đề hoà b́nh ở khu vực Đông bắc Á. Nếu không có ǵ đột biết, chắc hẳn Mỹ vẫn phải cần đến TQ trong việc giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, và mối quan hệ này vẫn thiên về xu hướng hợp tác. Quan hệ Mỹ -Việt Mặc dù 2 nước đă khôi phục quan hệ ngoại giao được 10 năm, song tiến triển vẫn c̣n quá chậm chạp so với nhu cầu thực tế. Quan hệ kinh tế thương mại phát triển nhanh và vượt xa các mối quan hệ về chính trị, quân sự. Kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2004 lên tới trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này chỉ lớn đối với VN, đối với Mỹ con số này không thấm vào đâu. Trong khi đó, vấn đề tôn giáo và nhân quyền luôn là vấn đề nổi cộm trong quan hệ 2 nước. Mỹ cho rằng VN vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, do đó mới sinh ra các dự luật HR1587 và liệt VN vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Xét về góc độ chiến lược, vị trí của Việt Nam có quan trọng nếu Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc, song bây giờ vẫn chưa phải là lúc Mỹ cần đến Việt Nam để làm mắt xích bao vây Trung quốc. Mỹ đang phải tập trung vào vấn đề Trung Đông, ở châu Á Mỹ quan tâm nhiều hơn đến khu vực Đông Bắc Á, Việt nam dường như ít được Mỹ quan tâm tới. Do đó có thể nói, quan hệ Mỹ -Việt vẫn chưa có nền tảng vững chắc. VN vẫn e ngại Mỹ “diễn biến hoà b́nh” và lo ngại tăng cường quan hệ với Mỹ sẽ bị TQ phản ứng. Đây là một thực tế.

Quan hệ Trung-Việt

Quan hệ Trung-Việt là mối quan hệ cùng dựa vào nhau để tồn tại nhằm giữ lại thành tŕ cuối cùng kể từ khi Liên xô và khối Đông Âu giải thể. Trong tương quan mối quan hệ này, quan hệ chính trị lại phát triển nhanh chóng vượt xa các mối quan hệ khác, từ coi nhau là kẻ thù chuyển ngoặt sang coi nhau là đồng chí. Sự gắn bó về ư thức hệ Mác-Lê Nin trên thực tế hầu như không c̣n, cộng với những xung đột biên giới năm 1979 kéo dài cho đến cuối thập kỷ 80 đă khiến mối quan hệ Trung-Việt không bao giờ khôi phục trở lại mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em”, mà phát triển theo xu hướng thực dụng. VN coi quan hệ với TQ là mối quan hệ sống c̣n, liên quan tới sự tồn vong của chế độ, c̣n TQ coi quan hệ với VN là một phần quan trọng trong việc giữ an ninh sườn phía nam. Bên cạnh sự gắn bó tương sinh về mặt chính trị, 2 nước luôn tồn tại mâu thuẫn liên quan đến quyền lợi dân tộc đó là là tranh chấp lănh thổ. Hai nước đă kư kết hiệp định biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ, song tranh chấp về lănh hải khó có thể giải quyết nổi, nhất là tranh chấp chủ quyền ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa hiện đă nằm gọn trong tay TQ kể từ năm 1974; c̣n Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực và được dự đoán là có trữ lượng dầu mỏ lớn, là một điểm nóng có thể dẫn tới xung đột quân sự giữa TQ và VN mặc dù cả 2 nước đều tuyên bố theo đuổi giải pháp hoà b́nh. VN hầu như không c̣n hy vọng ǵ trong việc đàm phán với TQ về chủ quyền Hoàng Sa. Về tranh chấp chủ quyền Trường Sa, lập trường của Trung Quốc luôn tỏ ra cứng rắn ở thế nước lớn. Tầu hải quân Trung Quốc có mặt thường xuyên ở Trường Sa để răn đe. Xét về mặt thực lực quân sự, hải quân Việt Nam không thể địch được với Trung Quốc. Những hoạt động gần đây càng cho thấy Trung Quốc quá cứng rắn trong vấn đề tranh chấp lănh hải. Trung Quốc đă kư hiệp định tay đôi với Philipine vê khai thác ở khu vực Trường sa, nhưng vẫn phản đối Việt Nam thăm ḍ khai thác và gọi thầu ở khu vực giáp với khu vực Trường Sa. Thậm chí, tháng 11/04, Trung Quốc c̣n điều động ngay tầu thăm ḍ “Kantan-3” đặt ngay khu vực biển mà Việt Nam cho là vi phạm lănh hải của Việt Nam để khoan thăm ḍ. Xét mối quan hệ Trung-Việt trên 2 vấn đề trên cho thấy, mối quan hệ Trung-Việt đang ở vào giai đoạn “tương đồng về chính trị, bất đồng về quyền lợi dân tộc”. Trên cả 2 vấn đề, VN luôn ở thế yếu hơn. TQ duy tŕ chế độ cộng sản thân TQ ở VN là để đảm bảo an ninh sườn phía nam, không hơn và không kém, giống như Bắc Triều Tiên, VN phát triển mạnh lên TQ không muốn, sống dở chết dở là tốt nhất. VN coi quan hệ thân thiện với cộng sản TQ là vấn đề sống c̣n, c̣n những bất đồng về lănh thổ là cái phải chấp nhận, giải quyết dần dần, nhưng nguy hiểm hơn là sự tương đồng về chính trị được chính quyền VN đặt lên trên, khi cần sẵn sàng hy sinh quyền lợi dân tộc để giữ quyền lợi chính trị. Xét tương quan mối quan hệ tay 3 này cho thấy VN đang đứng trước bài toán vốn đă nan giải, nay càng nan giải hơn về vấn đề lănh thổ. Trong khi Việt Nam vẫn chưa được chính quyền Mỹ thực sự quan tâm, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trên đà thuận lợi; Trung Quốc lại ngày càng chiếm ưu thế đối với khu vực cả về sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao... Vậy TQ sẽ làm ǵ ? Trung Quốc đang đứng trước nhu cầu lớn về năng lượng. Sản lượng dầu trong nước ngày một giảm, đ̣i hỏi Trung Quốc phải hướng khai thác Biển Đông; lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng lớn, đ̣i hỏi phải có sự đảm bảo về giao thông đường biển, nhất là giao thông đường biển ở khu vực Trường Sa sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với Trung Quốc. Quan trọng hơn, Biển Đông c̣n có ư nghĩa chiến lược, chiếm được Biển Đông, TQ c̣n mở rộng được ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Đây là lư do khiến Trung Quốc sớm giải quyết vấn đề chủ quyền lănh thổ. Điều này không phải không có cơ sở. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đă bắt đầu bằng việc hợp tác với Philippine. Việc chọn Philippine là đối tác, cho thấy Trung Quốc một mặt tránh xung đột với Mỹ, v́ Philippine là một đồng minh của Mỹ, một mặt nhằm cô lập Việt Nam, hiệp định giữa Trung Quốc và Philippine có mở ra một hướng để Việt Nam hợp tác cùng, nhưng thực chất nếu Việt Nam có tham gia cũng chỉ là "chạy theo để thương lượng". Từ đó có thể thấy, trong điều kiện Trung Quốc quyết tâm "giải quyết" vấn đề Trường Sa, Việt Nam luôn ở thế yếu và sẽ chịu thiệt dù đó là giải pháp quân sự hay giải pháp hoà b́nh. Nếu xung đột quân sự, Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc, trong khi quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN và cả với Mỹ đều chưa có nền tảng vững chắc để đoàn kết chống lại Trung Quốc. Nếu xảy ra xung đột, th́ mục tiêu xâm chiếm đầu tiên của Trung quốc chắc hẳn phải là phần lănh thổ của Việt Nam, chứ không dại ǵ Trung Quốc đánh vào các đồng minh của Mỹ trước. V́ vậy nếu cho rằng Mỹ sẽ nhảy vào để bênh vực Việt Nam sẽ là ảo tưởng. Đấy là chưa kể Việt Nam c̣n coi Mỹ là “kẻ thù chống phá cách mạng”, th́ đời nào Mỹ lại giúp kẻ thủ Việt Nam để đánh bạn Trung Quốc. Nếu thương lượng hoà b́nh, Trung Quốc sẽ thương lượng với từng nước tranh chấp như vừa làm với Philippine, đây là con bài "bẻ từng chiếc đũa" truyền thống của Trung Quốc. Việc này Trung Quốc có thể làm được v́ các nước tranh chấp khác (trừ Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo) đều chỉ tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo. Vậy là Trung Quốc đă đẩy Việt Nam vào thế cô lập, trong vấn đề "ăn chia hoà b́nh này" Việt Nam nhận phần thiệt là có thể nh́n thấy. Và Trung Quốc sẽ hợp tác đơn lẻ với từng nước Philippine, Brunei, Malaysia dễ dàng hơn với Việt Nam.

-- (Sáu Bi Da France @ Sai Gon .Net), January 10, 2005

Moderation questions? read the FAQ