Dựng Cờ Đại Nghĩa Quang Phục Tổ Quốc

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Dựng Cờ Đại Nghĩa Quang Phục Tổ Quốc

Bài viết dưới đây của bạn Ngô Hữu đă được đăng trong nhiều website. Nhận thấy bài viết này có giá trị cho công cuộc đấu tranh chung của chúng ta và là những kinh nghiệm cho những người muốn t́m lối quay về với đại nghĩa dân tộc, mong muốn sớm thấy một sự thay đổi thật sự trên quê hương Việt Nam, chúng tôi mạo muội xin được trích đăng để rộng đường dư luận cho tất cả những ai c̣n có tấm ḷng với quê hương và đất nước. *** Vào đời Tam Hoàng, vua Hoàng Đế, sau khi đánh tan quân Xi Vưu ở Đồng Trác Lộc đă cho khắc trên một phiến đá câu sau đây: * - Trận Trác Lộc đến nay vẫn chưa dứt ! Xem đó, có cuộc chiến nào phải chấm dứt khi chính quyền đối phương bỏ chạy, quân đội đối phương tan ră, đất đai của đối phương bị chiếm đóng. Bởi vậy mà, Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, tự xưng là Nhất Thế, muốn xây dựng triều đại đến Vạn Thế nhưng chỉ truyền đến được Nhị Thế Hồ Hợi đă bị bọn hào kiệt Lục Quốc nổi lên đánh cho tan tành. Bởi vậy mà quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hăn lănh đạo, Mông Kha kế tiếp, chiếm gọn cả Trung Hoa như lấy đồ trong túi. Nhưng chỉ đến thế hệ thứ hai là Hốt Tất Liệt đă bị tan biến trong quần chúng Hán tộc. Cuối thế kỷ thứ 14 nước Đại Việt bắt đầu một giai đoạn suy vong, các vị vua cuối cùng nhà Trần nhu nhược, yếu hèn lại chểnh mảng việc nước. Từ những chiến công hiển hách đại thắng quân Nguyên (Mông Cổ) của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Thượng Tướng Trần Quang Khải ở đầu thế kỷ thứ 13, đến cuối thế kỷ thứ 14, nhà Trần đă mất đi năng lực quốc pḥng để ǵn giữ bờ cơi, biên cương. Thời đó dân t́nh đói khổ, giặc giả khắp nơi, Chiêm Thành là một nước nhỏ bé ở phía Nam, dưới sự lănh đạo của Chế Bồng Nga cũng đă thừa cơ hội đang lúc nhà Trần suy vong đem quân vượt biên giới phía Bắc tấn công cướp bóc tàn phá kinh đô Thăng Long, vào Thăng Long quân Chiêm Thành thỏa chí hăm hiếp, đốt phá và giết chóc (số lớn thanh nữ và phụ nữ bị hăm hiếp và bị giết sạch), đó là vào những năm Đinh Tỵ 1377, Mậu Ngọ 1378, Canh Thân 1380. Trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước, th́ Lê Quư Ly xuất hiện như một “cứu tinh” để cứu văn nhà Trần. Ông đă giúp triều đ́nh nhà Trần củng cố lại triều chính và quân đội. Sau đó thủy quân Đại Việt đă giết được Chế Bồng Nga, chấm dứt được họa cướp bóc của Chiêm Thành. Nhưng cứu tinh Lê Qúy Ly đă trở thành sợi dây tḥng lọng bức tử con cháu nhà Trần, Quư Ly là con người khôn ngoan và nhiều mưu lược cùng với quyền lực trong tay, Quư Ly đă chấm dứt nhà Trần và mở ra triều đại nhà Hồ. Tháng hai năm Canh Th́n (1400) Lê Quư Ly cướp ngôi của cháu ngoại là Thiếu Đế Án, lên ngôi, Quư Ly đổi họ Lê ra họ Hồ lấy hiệu là Thành Nguyên (Thành Nguyên để hợp với Nguyên-Minh, Thành Tổ bên Tàu). Hồ Quư Ly là một con người nhiều biệt tài, biết quyền biến và đầy tham vọng. Nhưng sau đó họ Hồ phải “dâng sổ đồ qú gối chốn biên cương”, trước tham vọng to lớn hơn của Yên Vương lệ ở phương Bắc. Yên Vương lệ một con người có tài, đảm lược, nhiều thủ đoạn, nhưng rất tàn bạo, cùng thời gian đó bên Tàu, Yên Vương lệ cũng vừa mới cướp ngôi người cháu là Huệ Đế ở Kim Lăng, Trung Hoa, Yên Vương lệ lên ngôi năm 1402 lấy hiệu là Minh Thành Tổ. Dưới triều đại của Minh Thành Tổ, nhà Minh được sử sách Đông, Tây ghi nhận là một triều đại cực thịnh của Trung Hoa với binh hùng tướng mạnh, những người được coi là ưu tú nhất của triều đại nhà Minh như: Chu Năng, Hoàng Phúc, Trương Phụ, Trịnh Hoà, Trần Hạp, Liễu Thăng, Vương Thông, Phương Chính, Mă Anh Trần Trí v..v...và hàng trăm chiến tướng khác không kể hết ra đây được. Dưới sự lănh đạo của Minh Thành Tổ, nhà Minh đă chiếm trọn Trung Hoa và tiêu diệt các nước nhỏ chung quanh, sau đó ông muốn mở rộng biên cương về phía Nam. Nhân cơ hội một số quan lại nhà Trần (bọn Trần Thiêm B́nh) chạy qua Kim Lăng dâng sớ tố cáo nhà Hồ Quư Ly cướp ngôi nhà Trần. Đây là cơ hội ngàn vàng, Minh Thành Tổ liền dựng lên chiêu bài “Diệt Hồ phù Trần”, để có cớ tung quân sang chiếm lĩnh nước Việt. Tháng tư năm Bính Tuất (1406) Minh Thành Tổ sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung đem quân đánh Đại Việt. Hoàng Trung và Hàn Quan thua trận phải giao nộp Trần Thiêm B́nh và xin đường trở về Tàu. Thấy bọn Hàn Quan và Hoàng Trung thua trận trở về Minh Thành Tổ giận dữ bằng mọi cách quyết đánh để chiếm lĩnh nước Việt. Cuối năm Bính Tuất Minh Thành Tổ cử một đoàn: Thành, Hầu, Bá hùng hậu; Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm “Chinh Di” Đại Tướng Quân, Tân Thành hầu Trương Phụ làm “Chinh Di” Hữu Phó Tướng Quân, Tây Thành Hầu Mộc Thạnh làm “Chinh Di” Tả Phó tướng quân, Phong Thành Hầu Lư Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm Tả, Hữu Tham Tướng Quân v..v..., thống lĩnh hơn 80 vạn quân chia làm hai cánh tiến đánh nước ta, khi quân Minh tiến đến Long Châu th́ Chu Năng bị bịnh chết, Trương Phụ lên thay. Thực chất của chiến dịch chinh “Di” Nam với hơn 800 ngàn quân (chưa kể bọn Phu binh lên đến vài trăm ngàn) dưới chiêu bài“Diệt Hồ phù Trần” của nhà Minh, là cuộc chiến tranh xâm lược đi liền với một cuộc di dân vĩ đại, mà Minh Thành Tổ muốn thôn tính phương Nam một lần cho gọn, để xóa bỏ cái “tàn dư” của ṇi giống Bách Việt, “bọn Nam Di ngoan cố” luôn luôn là cái gai trước mắt và đă thách đố văn hóa với ṇi Hán từ ngàn xưa đến nay. Minh Thành Tổ muốn xóa hẳn Đại Việt để nước Việt trở thành quận huyện của Trung Hoa như Ngô Việt, Mân Việt trước đây. Do đó, cuộc “chinh Nam” lần nầy không phải chỉ là một cuộc viễn chinh quân sự, mà Minh Thành Tổ đă phát động cuộc chiến tranh “xâm lăng để đồng hóa” tổng hợp về nhiều mặt: Quân sự, Kinh tế, Văn hóa và Chủng tộc, chủ ư là xóa hẳn ṇi giống Việt. Trương Phụ dưới sự chỉ đạo của Yên Vương lệ tức Minh Thành Tổ đă xua đoàn quân hơn 800 ngàn (800.000) sang xâm lăng nước Việt. Bọn quân đội và phu binh này có tác dụng xóa hẳn ḍng máu của dân Việt ở phương Nam, thay đổi nếp sống và văn hóa Việt để đồng hóa dân Việt vào dân Tàu. Trên mặt trận tư tưởng với khẩu hiệu “Diệt Hồ phù Trần” của Minh Thành Tổ, đă đánh vào nhược điểm của chính quyền Hồ Quí Ly. Chiêu (bài) “Công Tâm” nầy gây giao động mạnh mẽ trong dân chúng và chi phối tâm lư cực mạnh trong ư chí chống xâm lăng của quân dân Đại Việt thời đó. Danh không chính th́ ngôn không thuận, không có chính danh, Hồ Quí Ly mất đi hào quang lẫn đạo đức để lănh đạo đất nước, lănh đạo công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Đáng kể nhất là mặt trận văn hóa họ Hồ đă thất nhân tâm nên không được ḷng dân, thuận ḷng trời. V́ vậy họ Hồ đă thất bại trên mặt trận chính trị trước khi mặt trận quân sự bị sụp đổ. Đến cuối cùng cha con họ Hồ phải đem sổ đồ qú nơi Ải Nam Quan dâng cho Trương Phụ, mặc dù chưa có một cuộc giao tranh quân sự nào đáng kể xảy ra. Sự hèn yếu nhu nhược của họ Hồ trong việc “lănh đạo” công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhà Minh, một lần nửa đă đưa toàn dân Việt vào ṿng nô lệ Bắc phương. Nhưng không phải đến đời Yên Vương Lệ, Minh Thành Tổ mới nghĩ chuyện xâm lăng và xóa nḥa văn hóa Bách Việt. Trước đó nhiều thế kỷ Bắc Phương đă nhiều lần muốn thôn tính và xóa hẳn các dấu vết Văn Hóa của Bách Việt, điển h́nh là Khổng Khâu (hiệu Khổng Tử). Từ cuối đời Xuân Thu ở Tàu để cướp văn hóa Bách Việt, họ đă t́m mọi cách để hủy diệt văn hóa và lịch sử phương Nam, để làm ra cái mới riêng cho họ và cho phổ biến trong dân chúng, giống Hán th́ họ biên chép lại, sắp đặt lại cho có hệ thống để xóa nḥa những dấu vết cũ của giống Bách Việt (Việt, Di, Khương, v.v...) từ trước, rồi bảo rằng: “Các giống ấy chỉ là giống man di mọi rợ”. Người đại diện cho công việc ấy không ai khác hơn là Khổng Tử, nên “học thuyết” của Khổng Tử đă trái ngược với học thuyết của Lăo Tử ở phương Nam. Về chính trị th́ họ Khổng chủ trương Hưng Hoa Diệt Di (có cả dân Việt ở trong). Lối nhân nghĩa và đạo đức giả tạo của Khổng Tử là Đồng Hóa và Diệt Chủng các giống dân khác, dùng nhân nghĩa ở đầu môi để thay việc binh đao, lối đạo đức ăn cắp của họ Khổng th́ như câu sách Nho Tàu: “Thoái nhi tu đức nhi hậu miêu tộc từ suy dao, đắc đạo khả dĩ thứ nhân”, nghĩa là lùi không đánh, giả (bộ) lấy “đạo đức” mà đồng hóa họ làm dân ḿnh. Đây là cái thủ đoạn vô cùng thâm sâu của họ Khổng, đấy cũng là một lối đế quốc về đời Chu, nên thời ấy Mặc Tử mới đề xướng thuyết Kiêm Ái để chống lại lối giả nhân giả nghĩa của Khổng tử. Tóm lại “thuật nhĩ bất tác” họ Khổng chỉ chuyên đi lấy của người làm của ḿnh và ở đây không có ǵ để chúng ta bàn thêm nửa. Những việc như trên cho chúng ta thấy người Tàu đă có cái “bệnh gia truyền” là cố ư xóa nḥa văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống từ xa xưa cho đến Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) và kéo dài cho đến nay. Thế hệ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bây giờ cũng không đi ra ngoài sự chỉ giáo của Khổng tử, là: “tiêu diệt và đồng hóa người Việt thành người Tàu, t́m mọi cách xóa hết văn hóa của dân Việt”. Nhưng lạ thay văn hóa Bách Việt chúng ta không bao giờ bị xóa, mà ngược lại c̣n được lưu truyền lại hay biến hóa một cách độc đáo và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Xét cho cùng th́ thông thường khi một dân tộc xâm lăng và cai trị một dân tộc, có cùng một vóc dáng, có cùng một màu da và dân số đông hơn, th́ chỉ trong ṿng 50 năm, dân tộc bị trị phải bị đồng hóa và tiêu diệt, nhưng như chúng ta đă biết dưới sự đô hộ hà khắc và tàn bạo của người Tàu trong hơn 1000 năm đó. Dân tộc Việt (Bách Việt) đă không bị diệt vong mà vẫn hiên ngang tồn tại, để đến ngày hôm nay lại có cơ phục hưng và phục hoạt lại đất nước kể từ đầu thế kỷ 21 này trở đi. Trong cảnh loạn ly của đất nước vào năm 1400. Nguyễn Trăi một thanh niên sinh ra và lớn lên trong thời Trần mạt, là ḍng dơi đại quan và là con cháu triều đ́nh nhà Trần (khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, th́ thân sinh ông đă ra phục vụ cho nhà Hồ). Nguyễn Trăi là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên ở đầu thế kỷ 15, ông phải chứng kiến những mất mát to lớn của gịng họ, của gia đ́nh (cha và em ông bị bắt và bị đày sang Tàu), của đất nước và của chính ông, ông nh́n thấy sự bế tắc, phá sản của triều đại nhà Trần trước cảnh nước mất nhà tan, trước hoàn cảnh bi thảm, đau thương của dân tộc. Ngày hôm nay hiện t́nh bi thảm của đất nước to lớn và nguy hiểm hơn nhiều so với hoàn cảnh đất nước vào năm 1400 khi nhà Minh xâm lăng Việt Nam, là những thanh niên của thời đại 2000, đang mang nhiều ưu tư trong ḷng. Chúng ta nghĩ ǵ và sẽ làm ǵ? khi ôn lại những gịng sử đă (600 năm) qua. H́nh ảnh của con người trí thức Nguyễn Trăi biết yêu dân, thương nước hy sinh t́nh riêng, quên t́nh nhà, rửa hờn cho nước như lời cha (Nguyễn Phi Khanh) đă dặn trước khi khi từ biệt, có làm cho chúng ta bừng tỉnh để bước ra khỏi cái “tiểu ngă” đam mê danh vọng vật chất hảo huyền hay không ?. Đất nước thật sự đă bị bọn nội thù Cộng Sản Hà Nội bán đứng cho ngoại bang phương Bắc, hàng triệu những con người thanh niên biết yêu dân, thương nước. Chúng ta có nh́n thấy thảm cảnh đau thương này của dân tộc hay không? chúng ta có dám hy sinh t́nh nhà, rửa hờn cho nước để quang phục tổ quốc như tiền nhân (Nguyễn Trăi) đă làm. Nguyễn Trăi là con ông Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh nguyên quán làng Chí Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) đă nhiều đời sinh cơ lập nghiệp ở Nhị Khê. Nguyễn Trăi, hiệu là Ức Trai người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). Sinh năm 1380 mất năm 1442, Nguyễn Trăi đậu Thái Học Sinh (tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ Hán Thương. Ông làm đến chức ngự sử đài chính chưởng. Năm 1407, Nguyễn Phi Khanh và hai em ông bị Trương Phụ bắt đày sang Tàu. Khi chia tay ở Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn ḍ Nguyễn Trăi phải về lại Thăng Long để lo việc báo thù cho cha rửa hờn cho nước. Lúc đó Nguyễn Trăi 27 tuổi. Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái, con thứ ba của Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán. (Trần Nguyên Đán là một thần đồng, đậu tiến sĩ năm 14 tuổi và là ḍng dơi Thượng Tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông, bốn đời làm Tể Tướng). Ông Nguyễn Phi Khanh là một học sinh nhà nghèo học giỏi, sử sách kể rằng: Quan tư đồ Trần Nguyên Đán thấy Ứng Long học giỏi nên yêu mến cho về làm thầy dạy cô con gái, hai thầy tṛ yêu nhau mọi việc đổ bể Nguyễn Ứng Long bỏ trốn. Quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán cho người đi kiếm về để gă cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Lúc đó ông mới 19 tuổi. Sau khi lấy bà Trần Thị Thái, Nguyễn Ứng Long tiếp tục học ông thi thái học sinh và đậu bảng nhăn. Mười năm sau khi chia tay với Cha và Em, Nguyễn Trăi trở về nh́n đất nước tan hoang, dân t́nh khốn khổ, ḷng người ly tán không khỏi bồi hồi đau thương. quan quân triều đính th́ đa số hèn yếu, giới quan lại tham lam thối nát chỉ biết theo bọn nhà Minh để hưởng thụ hay an phận, đáng trách nhất là đám “trí thức văn nô cô đầu”, (tương tự như hiện t́nh ngày nay của đám người tự nhận là trí thức trong nước và hải ngoại, chỉ biết chạy theo bả vinh hoa do Tàu Cộng và Việt Cộng ban bố, đây là một sự thật mà không ai có thể chối căi. Những kẻ tự nhận ḿnh là “trí thức” ngoài kia ai có tật xin đừng giật ḿnh). Thời gian này bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh và hơn 800 ngàn quân Minh đă thật sự cai trị dân Việt và đặt ách thống trị vô cùng hà khắc lên toàn cơi đất nước. Đa số nhân sự của triều đ́nh Hồ Quư Ly bị bắt giải về Kim Lăng (trong đó có cha và em ông). Một số nhỏ đầu hàng theo giặc, trong đó có Trần Thúc Dao là con của đại tư đồ Trần Nguyên Đán (Dao là cậu ruột của Nguyễn Trăi), số lớn đầu quân kháng chiến chống lại bọn giặc Minh, để mong khôi phục lại triều đại nhà Trần. Năm 1420 Nguyễn Trăi và người anh em con cô cậu là Trần Nguyên Hăn t́m đến người nông dân Lê Lợi, trong giai đoạn từ năm 1407 đến 1420 đă có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên (trên dưới có khoảng 30 phong trào kháng chiến, nhưng đều bị quân Minh đè bẹp. Đáng kể nhất là cuộc giao chiến với nhà Minh trong trận Bô Cô, được mô tả là cuộc giao tranh ác liệt nhất, trong trận này dưới sự chỉ huy của Giản Định Đế quân Đại Việt đă giết được Đề H́nh Án Sát Sứ Đại Tướng Lữ Nghị, Tây B́nh Hầu Mộc Thạnh phải bỏ quân sĩ chạy về thành Cổ Lộng).

-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005

Answers

Nhưng Nguyễn Trăi vẫn nằm im trước các phong trào nổi dậy của đám sĩ phu yêu nước. Ông im lặng để quan sát thời cuộc và chờ cơ hội. Thật ra trong 10 năm này (1407-1420), nếu không nhờ Hoàng Phúc? che chở th́ Nguyễn Trăi khó ḷng sống trong thành Đông Quan (Thăng Long) mà không bị Trương Phụ hạch tội. Sau này khi cùng Lê Lợi kháng chiến thành công, Nguyễn Trăi bắt được Hoàng Phúc, v́ biết Hoàng Phúc là người có tài và ông đă đối xử tử tế với Hoàng Phúc, một kẻ thù nhưng nay đă sa cơ, ông xin vua Lê tha cho v́ không nỡ giết. Đây là một cử chỉ vô cùng cao thượng của giới sĩ phu Việt.

Cuối cùng ông và Trần Nguyễn Hăn đă t́m gặp Lê Lợi, một hào trưởng vô danh đă lập căn cứ địa ở Chí Linh chống giặc. Thái độ im lặng của Nguyễn Trăi là tu luyện để tự tạo cho ḿnh một khả năng hiểu biết, tự t́m học để trở thành một người hữu dụng, trong công cuộc kháng chiến Nguyễn Trăi đă dành thời giờ suy nghĩ về một chiến thuật chiến lược mới để cứu nước. Nguyễn Trăi không tạo ra B́nh Ngô Sách. Mà B́nh Ngô sách là kết tinh của nhiều bộ óc lănh đạo kháng Minh thời đó, trong đó phải kể đến Lê Lợi lại là nhân vật chính yếu để h́nh thành “B́nh Ngô Sách”. Nhiều người đời sau lầm tưởng rằng “B́nh Ngô Sách” do Nguyễn Trăi suy tư rồi viết ra.

Thật ra trước khi Nguyễn Trăi vào Lam Sơn t́m gặp Lê Lợi th́ cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đă h́nh thành được hai năm trước đó, chính Lê Lợi là người đă hoạch định mọi kế sách cũng như chiến thuật chiến lược trong công cuộc kháng Minh. Cũng có một vài “nhà văn-học giả” gần đây cho rằng: “Lê Lợi là một người Mường thân h́nh lông lá, mũi quặp như mũi két, tính t́nh hung bạo”, đây là lối lập luận của những người có cái nh́n hời hợt về lịch sử, nếu không muốn nói là: Họ lợi dụng “sử gia hay nhà văn” để đánh đổ những anh hùng trong gịng sử Việt đă đóng góp công nghiệp vĩ đại cho đất nước. Cũng có thể các “sử gia hay nhà văn” trên đây họ là những kẻ đang mang trong người cái “tâm lư miệt thị Tổ Tiên” chăng?. Giả dụ vua Lê Lợi là một người Mường như vài “sử gia hay nhà văn” họ đă nói, th́ từ đó đến nay trong gịng sử Việt đă có mấy ai tạo được những chiến công hiển hách như vậy.

Từ hai bàn tay trắng trước binh hùng tướng mạnh của nhà Minh đă cai trị đất nước hơn 10 năm. Lê Lợi đă đánh bại được nhà Minh, một triều đại được coi là cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa, gây dựng lại cơ đồ, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc, dành lại chủ quyền cho nước Việt, cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, trong khi đó con cháu nhà Trần như: Giản Định Đế Trần Ngỗi, Trần Quư Khoách, hay như Trần Thúc Dao đă không có sách lược và tài trí để lănh đạo cuộc kháng chiến đi đến thành công. Chuyện nhà Lê đă bức tử Trần Nguyên Hăn và (sau Lê Lợi) đă giết hại công thần lại là một bí ẩn của lịch sử, chứ không đơn giản như chuyện các bà “Cung Phi” tranh giành quyền lợi, rồi đi đến việc giết hại các quốc phụ của nhà Lê. Không ai có thể bôi bẩn được lịch sử, người Tàu hàng ngàn năm qua cũng mong muốn làm sao xóa bỏ lịch sử Việt hay cố ư viết cho sai lạc đi để dễ dàng đồng hóa chúng ta, nhưng chúng đă thất bại. Mong rằng các nhà làm sử sau này, phải bỏ công t́m ṭi để làm sáng tỏ sự kiện lịch sử này .

Phả sử ghi: Lê Lợi sinh năm 1385, ông rất am tường về binh thư, nhưng ông phải ẩn ḿnh nơi thôn dă chỉ để mưu cầu việc đánh đuổi nhà Minh, dành độc lập cho tổ quốc (có lẽ v́ vậy nên sau này người ta cho ông là gốc người Mường chăng?). Năm 1418 khi thấy thời cơ đă đến ông cùng 18 đồng chí dựng cờ khởi nghĩa (Hội thề Lũng Nhai), sau này vào năm 1420 mới có thêm Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn (Nguyễn Trăi đứng vào hàng thứ 24 trong 29 người khai quốc công thần nhà Lê), cũng theo Phả sử ghi lại rằng: Lê Hữu Dũng, Nguyễn Trăi và Trần Nguyên Hăn t́m vào Lam Sơn gặp Lê Lợi nhằm ngày giổ, Nguyễn Trăi thấy Lê Lợi vừa cắt thịt vừa ăn, ông than với Trần Nguyên Hăn rằng: Lê Lợi không có tướng tinh, thần khí của một người lănh tụ, thất vọng ông và Hăn trở về (Lê Hữu Dũng ở lại, sau Dũng làm đến Đại Tướng). Trở lại Lam Sơn lần thứ nh́, Nguyễn Trăi thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư, thần khí lần này lại khác, lúc đó Nguyễn Trăi mới vào ra mắt. Vậy “binh thư” mà vua Lê Lợi đă nghiền ngẫm có c̣n tồn tại đến ngày nay chăng ? và ai là người đă viết ra những binh thư đó?.

Thời xưa các sách Binh Thư là những tài liệu bí mật về quân sự cũng như về nhiều lănh vực, trong các sách binh thư đều ghi rơ h́nh thể sông núi, ao hồ, đầm trạch, đồi g̣, cao điểm, hạ lưu, mạch rạch, rừng rậm. v..v...V́ vậy khi xâm lăng nước Việt Hoàng Phúc đă mang theo cuốn binh thư mà Cao Biền đă viết ra khoảng năm 865. “Cuốn Cao Biền Kiểu Tự Tấu Thư” là một tấm bản đồ chi chít ghi rơ nhân văn, địa h́nh, địa vật, của nước ta. Vậy khi Nguyễn Trăi vào thấy “Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư”, th́ “binh thư” đó là các tài liệu bí mật về chính trị, quân sự, văn hóa như đă nói trên.



-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005.


Ở đây có một điều quan trọng cần phải nói thêm là: Các triều đại trước như Đinh, tiền Lê, Lư, Trần đă chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, khi các tiền triều đă hội đủ 3 yếu tố; Quân, Quốc và Quyền để đánh bại kẻ thù, nhưng điểm quan trọng là kẻ thù chưa kiểm soát và làm chủ hoàn toàn đất nước. Trong khi đó vua Lê Lợi khi dựng cờ khởi nghĩa, th́ nhà Minh đă thiết lập một hệ thống quân đội và t́nh báo dầy đặc trên toàn cơi nước Việt đă trên 10 năm, ông khởi nghĩa với hai bàn tay trắng, đương nhiên là ông không có những yếu tố Quân đội, Quốc gia và chính Quyền để tạo lực, với khối óc đầy mưu lược và sự quyết tâm của ban tham mưu và hai bàn tay trắng Đức Vua Lê Lợi đă đánh bại triều đại nhà Minh với binh hùng tướng mạnh, cùng một đoàn Thành, Hầu, Bá và hàng trăm chiến tướng chỉ biết chiến thắng chứ chưa bào giờ biết chiến bại.

Thiết nghĩ ông là một Thần Nhân với mưu thần chước quỷ mới tạo nên những chiến công hiển hách như vậy. Đức Vua Lê Lợi là vị anh hùng có một không hai trong lịch sử nước nhà. Mong rằng các sử gia sau này nên có một cái nh́n đứng đắn với lịch sử, khi nghiên cứu về lịch sử nước nhà phải có cái nh́n xác thực hơn về con người thật của Đức Vua Lê Lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi được xây dựng trên quan điểm đúng đắn về “chiến tranh chính nghĩa”. Để đương đầu với khẩu hiệu “phù Trần” bịp bợm của Minh Thành Tổ, ông dùng “chính nghĩa nhân ái” để công tâm giặc. Đồng thời, ông cũng đề cao ư niệm nhân bản, nhân tính của Đạo Sống Việt bằng cách đưa ư niệm nầy vào thực tế chính trị. Theo ông, đối tượng của chính trị là nhân dân chứ không phải là Đảng Phái hay Ḍng Họ. Vai tṛ của những người lănh đạo là phải làm sao cho xă hội ổn định, người dân sống an lạc, công bằng và hạnh phúc. Do đó, đạo sống (lư giả, lễ giả) không nằm ở khẩu hiệu rỗng tuyếch, ở tuyên truyền bịp bợm, mà nó nằm ở chổ phải thực hiện được những cái mà người lănh đạo đă đề ra, phải có những phương châm, phương thức và phương pháp làm cho người dân hạnh phúc, ấm no xă hội ổn định. Ông c̣n đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc những người lănh đạo phải chứng minh được khả năng đem lại cơm no áo ấm cho người dân một cách cụ thể, chứ không phải chỉ biết hứa hẹn, tiêu chuẩn đó ngày nay được gọi là “b́nh sản thủy chuẩn”, song vào đó ông cũng đề ra những kế hoạch để phát triển kinh tế quốc gia, vả lại, lấy chiến tranh để giải quyết chiến tranh hầu đem lại một nền ḥa b́nh lâu dài cho đất nước và cho dân tộc, mục đích thánh thiện của chiến tranh là ḥa b́nh, chứ không phải để xây dựng một chế độ tàn bạo hơn, độc ác hơn, ghê tởm hơn. Khi một chế độ độc ác, ghê tởm và tàn bạo như chế độ Cộng sản Hà Nội hiện nay được dựng lên để thay thế chế độ cũ, th́ ngay lập tức những xương máu mà người dân đă hy sinh trong cuộc chiến đều mất giá trị và trở nên vô nghĩa, để cuối cùng cuộc chiến đó trở nên không có chính nghĩa. Nên khi nhân danh “Đảng” hay bất cứ một lư tưởng “vĩ đại” nào để mong xóa bỏ văn hóa dân tộc, để bán đất nhượng biển, để dâng tài nguyên quốc gia cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, để đàn áp người dân, để bóc bột người dân, để làm đời sống người dân lo sợ bất ổn định, để làm cho dân tộc điêu linh cùng khổ, th́ đây là một tội ác, khó có thể tha thứ hay bỏ qua.



-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005.


Những pho sách như: Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông hay Binh Thư Yếu Lược .v..v...của đức Thánh Trần Hưng Đạo được coi như sách lược quốc pḥng của Đại Việt và của triều đại nhà Trần.

Các bộ sách nầy là biểu tượng của sự “Văn Trị Vơ Công”, một triều đại sáng chói trong ḍng sử Việt, đă giúp dân tộc Đại Việt chiến thắng đoàn quân “bách chiến bách thắng” Nguyên - Mông Cổ vào thế kỷ 13. Nhưng đến thời điểm 2004 này, biểu tượng văn trị vơ công hay sách lược quốc pḥng của tổ tiên, không thể bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng và xâm thực của bọn nội xâm Cộng sản, của bọn ngoại thù phương Bắc, v́ sự hèn yếu và nhu nhược của con cháu sau này như chúng ta.

“Rửa hờn cho cha, trả thù cho nước” trong mười năm Nguyễn Trăi “nuôi chí phục thù “B́nh Ngô Sách” có thể đây chỉ là lời thêu dệt của Lê Lợi và Nguyễn Trăi cho có vẻ huyền thoại hóa vấn đề, để Lê Lợi dễ bề ứng biến trong công cuộc cách mạng chống nhà Minh sau này, (ví như viết bằng mỡ trên lá cây 8 chữ: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trăi vi thần”), nên “B́nh Ngô Sách” chỉ là cái tên, nhưng thật ra sách lược dùng để vây đánh nhà Minh và làm cho cuộc kháng chiến Lê Lợi đi đến thành công là một bộ “Binh Thư” khác, hiện nay vẫn c̣n (xin nói thêm là người Cộng Sản Hà Nội hiện nay không đủ tài đức lẫn trí tuệ để giữ bộ binh thư này), Do đó “B́nh Ngô Sách” ta phải hiểu đây là cuốn “Lê Lợi Binh Thư” một nối tiếp của sách lược Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông, hay Binh Thư Yếu Lược và nhiều bộ (pho) sách khác cũng là các chiến lược quốc pḥng muôn đời của dân tộc Việt. Hơn nửa Nguyễn Trăi v́ biết cơ nghiệp và vận hạn nhà Trần đă hết, nhà Trần đang suy vong, vực dậy một chế độ đă tan ră không phải là “lư tưởng” có thể giải quyết những bế tắc của đất nước, cứu nước không đồng nghĩa trung thành với một chế độ tàn bạo đă thối nát và trên đà tan ră, vả lại ông đă hiểu được thời biết được thế, nh́n được cơ, biết người biết ta, nên ông quyết định t́m đến Lê Lợi một con người thảo dă nơi núi Lam Sơn.

-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005.


Nguyễn Trăi biết nghe theo Lê Lợi ông đă đặt dân tộc lên hàng đầu, ông xem việc nhà Trần mất ngôi không phải là chuyện quan trọng, ông hiểu rằng: Muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời th́ phải thay đổi, v́ trong gịng lịch sử nước nhà từ xưa đến nay đă trải qua biết bao chế độ, với ông (ái quốc) dân tộc và tổ quốc mới là điều quan trọng.

Mặc dù Nguyễn Trăi là hậu duệ của nhà Trần, nhưng với ông, khẩu hiệu “yêu nước là yêu xă hội ... nhà Trần” không c̣n đúng nữa, người xưa có câu “Trung Quân Ái Quốc”, nhưng theo ông, hiện t́nh đất nước trước mặt, trung quân không đồng nghĩa với ái quốc, chế độ có thể thay đổi để hợp với ḷng người hợp với thời đại, nhưng tổ quốc th́ măi măi vẫn là tổ quốc.

Quan điểm nầy có thể đúng với quan điểm của Nguyễn Phi Khanh, Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhiều nhân vật khác trong lịch sử, nhưng ở đây chỉ đưa ra hai nhân vật tiêu biểu để chúng ta cùng suy nghiệm a). Nguyễn Phi Khanh: Khi Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh mặc dầu là rễ của quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán, nhưng Phi Khanh nhanh chóng ra phục vụ nhà Hồ. Ông chia tay với triều đ́nh nhà Trần không luyến tiếc, ông không coi trọng việc Hồ Quư Ly cướp ngôi vua nhà Trần là điều trọng đại, ông xem việc cứu nước là một điều tối quan trọng để ông dấn thân, hay nói đúng hơn Nguyễn Trăi đă giải quyết được tâm lư của một thanh niên trước cái bế tắc của đất nước. Đó là phải cắt dứt cho được cái bệnh trung quân (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung) để chỉ c̣n lại ái quốc (tổ quốc phải đặt lên hàng đầu) trong công cuộc giữ nước và cứu nước. Nguyễn Trăi đă bước ra khỏi cái bệnh trung quân của thời kỳ “đại gia, hay là đảng toàn trị” để nh́n về phía tương lai của dân tộc. Khi ông hiểu rằng một triều đại đă chết, th́ không c̣n phương cách nào khác có thể làm cho nó sống dậy, và càng không thể coi nó là cứu cánh cho công cuộc cứu nước được nữa. Ông coi sự sống c̣n của tổ quốc là điều tối quan trong hơn là tồn vong của một triều đại. Ông không c̣n trung quân nhưng ông đă ái quốc, ông tách dân tộc ra khỏi chế độ. Ông phủ nhận quan niệm “yêu nước là yêu xă hội ... nhà Trần”. Chính điều nầy đă đánh dấu sự trưởng thành về Lư Tưởng Dân Tộc của Nguyễn Trăi và Trần Nguyên Hăn, khi cả hai đều là hậu duệ chính thống của nhà Trần, lư tưởng dân tộc đă thúc đẩy anh em ông đi t́m sinh lộ mới, một con đường mới. Đó là đường vào Lam Sơn, chỉ có Lam Sơn mới làm cho đất nước hồi sinh và thời điểm hấp hối tang thương của đất nước vào năm 2004 này đây, Lam Sơn phải trở thành Hoa Địa Cách Mạng cho cả dân tộc. “Rồi đây khi đất trời băo nổi”, rừng núi Lam Sơn sẽ làm cho sử hồn sống lại. b). Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông sinh năm 1491 đậu Trạng Nguyên đời Mạc Đăng Doanh (1530-1540), làm quan đến Lại Bộ Thị Lang kiêm Đông Các Đại Học Sĩ, sau này nhà Mạc phong ông thêm tước Tŕnh Quốc Công. Trong thời Nam-Bắc triều ông giúp chúa Trịnh Kiểm (pḥ vua Lê) và cũng giúp luôn cả Nguyễn Hoàng vào cuối năm Mậu Ngọ (1558). Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đă nh́n được cái thế “tam phân thiên hạ”. Thế tam phân với nhà Mạc (1527-1667), Nam Bắc Triều (1533-1592), Nam Bắc Phân Tranh (1600-1786). Ở giai đoạn đó có nhà Mạc, có vua Lê chúa Trịnh (ông cho Phùng Khắc Khoan giúp họ Trịnh), có nhà Nguyễn (ông giúp Nguyễn Hoàng) với câu sấm “Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” (sau chính Tự Đức đă đổi chữ khả dĩ thành ra vạn đại), cũng chính câu sấm trên ông đă giúp Nguyễn Hoàng dựng nên sự nghiệp sau này (đây gọi là thế Tam Phân của Việt Nam, sau nhà Lê trung hưng, trong lịch sử duy nhất chỉ có Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm bị đục tên ra khỏi bia (đá) Tiến Sĩ, v́ ông đă ra giúp nhà Mạc). Tóm lại Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đặt lư tưởng dân tộc, quyền lợi đất nước lên cao hơn quyền lợi của giới lănh đạo (vua- chúa), của giới cầm quyền, bởi v́ ông hiểu được thời biết được thế, ông đă mạnh dạn bước ra khỏi sự ràng buộc của “Trung Quân”, nên ông chỉ c̣n lại quan điểm “Ái Quốc”, ông đă giúp tất cả những ai làm lợi cho đất nước, chỉ những kẻ anh hùng mới có thể “tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt”, khi sống trong thời loạn ông hiểu được giá trị của vua, vậy cái hay nhất của kẻ sĩ là biết tách rời lư tưởng trung với vua ra khỏi cái t́nh của nước, để chỉ c̣n lại hiếu với dân. Bởi v́: “dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh”, ông biết đưa dân lên hàng đầu v́ nếu không có dân, cũng chẳng có vua, nên dân th́ vạn đại, nhưng quan (vua-chế độ-chính quyền) chỉ nhất thời. Một chế độ có thể đổi thay theo thời gian, nhưng dân tộc th́ vĩnh viễn tồn tại, nên giá trị trường tồn phải hơn thời gian ngắn ngủi, v́ một chế độ không quan trọng bằng sự trường tồn của dân tộc. Vậy! Người lănh đạo hay một nhóm người đại diện (chính quyền) cho một thể chế, không quan trọng bằng gịng sống của cả một dân tộc. Như vậy trung thành với “lănh tụ” (vua) là trung với chế độ cho dù chế độ ấy đă quá thối nát và tàn rửa, đó là loại người có trí óc kém cơi không hiểu thời, biết thế và nh́n được thời cơ. Họ đă “cận thị” nên không nh́n được xa, họ tự chọn cho họ cái tôi nhỏ ti tiện mà bỏ đi cái nghĩa lớn của đất nước dân tộc, để đến khi chợt hiểu ra, dẫu có hối tiếc th́ cũng đă muộn. Trong giai đoạn chống quân Minh 1407 – 1418 có ba thành phần ở đầu thế kỷ thứ 15, thành phần thứ nhất là thành phần chọn cho ḿnh chổ đứng trong hàng ngũ quân xâm lăng. Thành phần nầy có thể họ là những người nhẹ dạ tin tưởng vào khẩu hiểu “phù Trần” của nhà Minh nên đă ra hợp tác với chế độ, những người nầy đại biểu cho nhóm người “cận thị”với sự hiểu biết hạn hẹp, khi hợp tác với giặc họ quên đi cái thảm họa mất nước. Họ sẳn sàng rước về cho dân tộc nhiều thảm họa nguy hiểm hơn là cái thảm họa thay đổi thể chế chính trị. Thành phần thứ hai là những người không có lư tưởng, thấy cái tuyệt vọng trong việc giành độc lập cho đất nước nên đành đứng vào hàng ngũ giặc để t́m bả vinh hoa cho cá nhân và gia đ́nh. Hai thành phần trên đều đứng về phía giặc hoặc làm công cụ và tay sai cho giặc. Họ đă góp tay, góp sức với giặc, tiêu diệt văn hóa và sức sống dân tộc, một cách trực tiếp và gián tiếp họ đă bẻ gảy gần 30 cuộc cách mạng của dân tộc Việt chống sự xâm lăng cai trị của nhà Minh. Thành phần c̣n lại là những thanh niên như Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn chính họ đă viết lên những trang sử sáng chói để lưu lại cho đời sau chiêm ngưỡng. Ngày hôm nay khi đọc lại những gịng lịch sử của tiền nhân, chúng ta không thể không rung động trước những h́nh ảnh đẹp nhất của những chiến sĩ cách mạng trong lịch sử chống ngoại xâm và nội thù, giành độc lập cho dân tộc, cái đẹp của ḷng yêu nước thiết tha, nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi u hoài, tuyệt vọng. Những Trần B́nh Trọng “Thà làm quỉ nước Nam, chớ không thèm làm Vương đất Bắc”, một Nguyễn Biểu ung dung ngồi rung đùi ăn cỗ đầu người trước mặt Trương Phụ, để có một Đặng Dung mài kiếm dưới trăng thề diệt kẻ thù, để có một Vơ Tánh, một Ngô Tùng Châu “Khảng khái cần vương dị, thung dung tựu nghĩa nan”, để có một Phan Thanh Giản “Hết dạ giúp Vua trời đất biết, tan ḿnh v́ nước quỉ thần hay !; để có một nguyễn Khuyến “Diện ngoại bất cầu như mỹ ngọc, tâm trung thường thủ tự kiên kim”, để có một Nguyễn Thái Học“ Chết v́ tổ quốc, cái chết vinh quang, chí ta sung sướng, ḷng ta nhẹ nhàng !”, đă khơi dậy những phong trào yêu nước cao độ, kích động được ḷng yêu nước nồng nàn của hàng bao thế hệ, những tấm gương ngàn đời vằng vặc như đôi vầng nhật nguyệt cho đến ngày nay. Chính những hy sinh cao cả đó của những con người dám làm và dám chết cho tổ quốc đă kết thành hồn sử linh thiêng của dân tộc và làm cho ư thức dân tộc lớn lao lên. Cuộc đời của Nguyễn Trăi ông đă phát huy cao độ của ḷng yêu nước với tinh thần yêu nước một cách thực dụng và thực tế. Lịch sử cũng cho chúng ta thấy yêu nước mù quáng sẽ dễ dàng trở thành tay sai cho những chiêu bài nhân nghĩa giả dối bịp bợm của ngoại bang. Họ khéo léo đầu cơ ḷng yêu nước, nhiều tầng lớp thanh niên sẽ bị lợi dụng, nếu không học những bài học lịch sử. “Ḷng yêu nước đui mù” sẽ biến người yêu nước thành tay sai mà họ tưởng ḿnh đang làm cách mạng dân tộc, nên dễ dàng ngoảnh mặt quay lưng với tổ quốc, tiêu diệt văn hoá và sức sống dân tộc mà lương tâm không bị cắn rức?. T́nh yêu nước phải gắn liền với một tâm hồn trong sáng và đầy đủ trí tuệ cũng như sách lược để giải quyết vấn đề đất nước hiện tại cũng như tương lai. Phi Khanh, Ức Trai hay Bạch Vân Cư Sĩ đă phân biệt giữa t́nh yêu nước và lư trí, giữa con tim và khối óc, là người biết được Thời hiểu được Thế và nh́n được Cơ. Trong “Quân Trung Từ Mệnh Tập”Nguyễn Trăi đă viết thư cho Vương Thông với lời lẽ như sau: “Được Thời có Thế th́ biến mất làm c̣n, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế th́ quay mạnh làm yếu, yên chuyển thành nguy, chỉ như khoản trở bàn tay thôi ... trong thiếu lương thực, ngoài thiếu viện binh, ông đă không am hiểu Cơ trời. Đó là điều phải thua.”. V́ vậy khi thấy vận hạn nhà Trần đă chấm dứt, Nguyễn Trăi đă can đảm chia tay với quá khứ, ông dám bước ra khỏi bóng che của triều đại nhà Trần để t́m đến Lê Lợi. Ông biết t́m đến những người yêu nước, không nặng nợ với quá khứ, để mở ra một hướng đi mới cho dân tộc. Nguyễn Trăi đă nh́n được chiêu bài bịp bợm của nhà Minh, ông đứng trên lập trường Diệt Minh để chuẩn bị cho ngày quang phục tổ quốc. Nguyễn Trăi đă phóng tầm nh́n vào tương lai để xác định lập trường của ông. Ông đứng trên lập trường của một nước Việt mới, một nước Việt sắp ra đời và sẽ phải ra đời. Năm 1420, Nguyễn Trăi đă cùng 28 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau kết ước hội thề (Hội Thề Lũng Nhai). Ư niệm hội thề là một sáng kiến cách mạng về mô h́nh tổ chức chính trị. Ư nghĩa của hội thề là sự ràng buộc những người làm việc nước bằng qui ước đạo đức để giảm thiểu tính chuyên chế, tham lam, thủ cựu và đồng thời đề cao tính lư tưởng, tính khai phóng và rộng lượng của người lănh đạo kháng chiến, cũng như người lănh đạo đất nước trong tương lai. Hội thề là xă ước thành văn đầu tiên, nối kết cuộc vận động thời đại với những ǵ thiêng liêng của dân tộc, thiết lập giá trị đạo đức cho công cuộc cứu nước. Hội Thề Lũng Nhai, cũng như quan điểm về thời đại của Nguyễn Trăi như đă nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ư thức dân tộc của một thế hệ mới. Nhiệm vụ cứu quốc tồn chủng không c̣n là độc quyền của một ḍng họ, của triều đ́nh, của giai cấp quí tộc hay của một Đảng “quản lí”, mà là của mọi người, từ kẻ khoa bảng đến nông dân vô danh, từ người trí thức đến kẻ thất phu và đó cũng là ư nghĩa của câu “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Hội Thề Lũng Nhai là ư niệm b́nh đẳng dân chủ, là khởi điểm để đi đến xác định được giá trị chính thống lịch sử. Nhờ đó phong trào kháng chiến Lam Sơn, tái tạo được đạo đức của tầng lớp lănh đạo, xây dựng lại “nội lực” dân tộc, để h́nh thành một triều đại mới và một nước Việt mới. Từ Hội Thề Lũng Nhai, Lam Sơn đă trở thành căn cứ địa hồi sinh dân tộc. Xuất phát điểm lịch sử ấy đă đẩy cuộc khởi nghĩa Lê Lợi đến thành công, đă giúp Lê Lợi giành được độc lập cho tổ quốc, khai sáng triều đại nhà Lê, hoàn thành được sứ mệnh cứu quốc tồn chủng của tiền nhân, và mở ra một thời đại phục hưng, phục hoạt cho dân tộc mới và làm cho dân Việt lớn lao lên.

Trong điều kiện hiện tại công việc chúng ta phải làm là: “Tập hợp dân tộc, khơi lại ḍng sống lịch sử của tiền nhân, chuẩn bị cho ḿnh có một khả năng hiểu biết, để nhận lấy trách nhiệm khi đất nước cần”. Nhưng tập hợp và khơi lại lịch sử chưa đủ. V́ lịch sử “tương lai” đ̣i hỏi người lănh đạo phải có một viễn kiến sâu rộng, một tầm nh́n lớn về con đường phục hưng và phục hoạt dân tộc, cũng như công tác kiến thiết đất nước. Đó là nền tảng để đưa đất nước vào thời đại mới, một thời đại an b́nh và hạnh phúc và theo đà tiến của thế giới để làm định hướng cho mầm sống dân tộc được bật ra và lớn lao lên. Mầm sống đó là giấc mơ về một tổ quốc sẽ được hồi sinh và sự trông ngóng vào một xă hội mới nhân bản tươi đẹp hơn, nhân tính khai phóng hơn. Cái lực của mầm sống đó là công cuộc tập hợp để trở về với dân tộc, công cuộc tập hợp những anh hùng hào kiệt của thời đại, để định hướng đi mới, để cho cái chủ thuyết mới, tư tưởng mới sẽ phải ra đời. Đó là lực chính chỉ đạo tư tưởng của thời đại. Cuộc vận động cứu lấy nước, giữ lấy ṇi đ̣i hỏi chúng phải thấy được mầm sống của dân tộc trong mỗi một giai đoạn, khi đất nước đến hồi bế tắc. Khi mầm sống ấy đến ngày thành thục nó sẽ bộc phát thành gịng sóng đáy, thành một bùng nổ lịch sử, nó sẽ làm vỡ những bờ đê đóng cơi, phá vỡ những rào cản thời đại, quét đi những ươn hèn thối nát, những tàn dư xấu xa của xă hội cũ, để làm thành cái “xuất lộ lịch sử” cho dân tộc. Cái đột biến ấy nó đ̣i hỏi những người đi làm lịch sử, phải thật tâm nh́n thấy những cái sai quấy của thời đại cũ, những cái vô lư bất công của xă hội cũ, những cái xuẩn động cục bộ phản lại gịng sống của dân tộc. Xuất Lộ Lịch Sử là khởi điểm của công cuộc xoay chuyển thời đại để mở ra thời kỳ phục hưng và phục hoạt để làm cho dân tộc Việt lớn lao lên, để công tác bảo vệ bờ cơi bền vững hơn, để xây dựng một đất nước hợp lư hơn, hợp với ḷng người hơn, hợp với qui luật phát triển hơn, hợp với lịch sử hơn,. Đó là ư nghĩa của cuộc cách mạng cao đẹp và cũng là thông điệp của tiền nhân đă gởi đến cho thế hệ chúng ta. Ông cha chúng ta đă đem gần như cả cuộc đời cống hiến cho tổ quốc. C̣n chúng ta, chúng ta sẽ là những lớp người kế tiếp, nối bước tiền nhân hoàn thành sứ mạng Dựng Cờ Đại Nghĩa trên quê hương yêu dấu, để Quang Phục Tổ Quốc. Với những kiên tâm, quyết chí đi theo con đường lư tưởng, th́ nhiệm vụ nào cũng hoàn tất, khó khăn nào cũng vượt qua.

Ngô Hữu

-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005.

Mo rong va day manh cuoc chien VN bang cach do 500 ngan quan vao VN vao nam 1965,la don Thanh Dong Kich Tay cua My nham thu hut no luc cua QTCS bang mot cuoc chien tranh khu vuc,khong nguyen tu voi muc dich lam pha san nen kinh te von di que quat cua Lien So.Song song do nguoi My con khieu khich dich thu minh chay dua vu trang va chinh phuc khong gian. Tom lai khong co su chien dau cua QLVNCH ,cac quoc gia Dong Nam A ke ca Nhat Ban,Nam Han,Dai Loan,Hong Kong co duoc binh yen de phat trien kinh te hay khong ?Khong phai ngau nhien ma chinh phu My cho cuoc chien cua Phap tai Dong Duong,trong khi cac tong thong Roosevelt,Truman len an chu nghia thuc dan Phap tai day.Ho lam nhu vay boi vi ho da nhin ra phong trao gianh doc lap do HCMinh lanh dao,thuan chat chi la mui dot pha cua CSQT duoc chi dao mot cach chat che boi Bac Kinh va Mac Tu Khoa.Nguoi nao noi rang dang CSVN co cong gianh doc lap tu tay thuc dan Phap va danh bai de quoc My la ke rat yeu kem va lich su chinh tri va khong hieu the nao la chien luoc ngan chan (containement ),cung nhu hoc thuyet Dominos cua nguoi My.Nuoc VNDCCH 1954 va nuoc CHXHXN tu 1975 do HCM va tap doan lanh dao CSVN chua bao gio thuc su co Doc Lap Tu Do,do that ra chi la san pham cua chu nghia thuc dan DO .

-- Lucius Nguyen (Lucius@hotmail.com), January 02, 2005.


Moderation questions? read the FAQ