Quan hệ Việt-Mỹ trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Bushgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Nationalist Vietnamese ForumQuan hệ Việt-Mỹ trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Bush 2004.11.24
Có ǵ thay đổi trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ ở nhiệm kỳ thứ nh́ của Tổng Thống George W. Bush hay không? Đó là câu hỏi mà có lẽ, những thính giả quan tâm đến quan hệ giữa Hà Nội và Washington đang đặt ra. Câu hỏi này, phần nào sẽ được trả lời trong cuộc phỏng vấn ông Al Santoli mà Ban Việt Ngữ chúng tôi cho thực hiện. By line: Nguyễn Khanh Ông Al Santoli là một chuyên gia về Đông Nam Á, từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam, và là tác giả nhiều quyển sách nói về vai tṛ của quân đội Mỹ ở chiến trường Việt Nam trước đây. Ông hiện đang làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quan Hệ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có trụ sở đặt tại Washington. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa ông Al Santoli và Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi. Nguyễn Khanh: xin chào ông Al Santoli. Một chính quyền mới, một Ngoại Trưởng mới, liệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có thay đổi nào đáng kể không? Al Santoli: tôi cho rằng với vị Ngoại Trưởng mới là Bà Condoleeza Rice được chuyển từ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia sang cầm đầu ngành ngoại giao th́ thay đổi về chính sách đối với Việt Nam, nếu có, sẽ liên quan trực tiếp đến vấn đề tôn giáo. Chúng ta sẽ nh́n thấy đối chọi giữa những người nh́n quan hệ bằng con mắt chuyên môn và những người tiếp tục theo đuổi mục tiêu đă đặt ra là đ̣i hỏi Chính Quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Đây là vấn đề đă được nói tới và đáng lẽ ra th́ phải hoàn tất, phải nh́n thấy từ lâu rồi là Việt Nam phải đổi mới. Đằng này, Việt Nam bây giờ vẫn tiếp tục là mối quan tâm của mọi người, kể cả giới đầu tư. Khi nào Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách không cởi mở của họ đối với thế giới bên ngoài, kể cả tin tức về chính sách kinh tế, th́ lúc đó, họ vẫn tiếp tục bưng bít sự thật liên quan đến tù nhân chính trị, tù nhân v́ lư do tôn giáo. Đừng quên là bị quản chế cũng đồng nghĩa với đi tù, v́ các nhà tu hành bị nhà nước quản chế đâu có được quyền hành đạo, đâu có được quyền làm những ǵ đúng với trách nhiệm mà tôn giáo đă trao cho họ, bất kể đó là một nhà tu sĩ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, hay chức sắc của đạo Cao Đài, đạo Ḥa Hảo. Điều quan trọng nhất mà chúng ta ghi nhận được từ Nhà Trắng là Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới làm việc rất hữu hiệu, nhưng lại gặp trở ngại đến từ những nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Bộ Ngoại Giao, những người chỉ quan tâm đến quan hệ về kinh tế và chính trị. V́ thế, nếu Bà Ngoại Trưởng Rice đưa người làm việc chung với Bà từ bên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia sang để đóng vai tṛ cố vấn, nhân viên thân cận nhất với Bà, th́ lúc đó chúng ta sẽ thấy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, đến chính sách, đến áp lực mà nhà nước Hà Nội đang áp dụng với tín đồ, với tu sĩ, chức sắc của các tôn giáo. Đây là một thử thách rất lớn khi hoạch định chính sách đối với Việt Nam, thử thách đó là nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo chiếm vị trí như thế nào. Chúng ta phải công nhận Việt Nam là một nước đang phát triển, đang vươn ḿnh, nhưng chính Đảng Cộng Sản đă ngăn cản bước tiến của người dân bằng cách không đổi mới đúng mức, không mở cửa đúng mức. Nguyễn Khanh: ông cũng rơ trong đảng cộng sản Việt Nam có những người thuộc thành phần cấp tiến, ủng hộ mở cửa, cổ vơ đổi mới, nhưng nếu chính sách mới của Hoa Kỳ cứng rắn hơn th́ phe bảo thủ sẽ có cớ để xiết chặt hơn, ngăn cản tiếng nói đối lập ngay trong đảng và cũng có thể, họ có lư do để đi gần với Trung Quốc. Ông có nghĩ như vậy không? Al Santoli: tôi coi đó là chuyện chẳng khác ǵ chuyện đầu tư. Giới lănh đạo Hà Nội phải quyết định xem có nên tiến gần đến với Trung Quốc hay không? Đến bao giờ th́ Trung Quốc sẽ xiết chặt gọng ḱm với họ? Đó là chuyện từng xảy ra trong lịch sử và là chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. Ai cũng thấy dưới con mắt của Bắc Kinh, Hà Nội là một chú em họ khó bảo và Bắc Kinh liên tục làm áp lực với Hà Nội. Lúc này, Trung Quốc đang yểm trợ cho những người đang nắm quyền lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ để trục lợi và để chận đứng tất cả mọi ư định của những người có tư tưởng đổi mới. Cái lợi mà Trung Quốc có được gồm những ǵ? Đó là các bản hiệp định phân chia lănh thổ và lănh hải, đó là hàng hóa rẻ tiền của Trung Quốc tiếp tục vượt biên giới vùng Thượng Du tràn ngập thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế của Việt Nam. Câu hỏi cần được đặt ra cho tương lai là đến bao giờ th́ phía Trung Quốc sẽ xiết gọng ḱm với Hà Nội? Đó là câu hỏi mà mọi người Việt yêu nước cần phải đặt ra, phải hỏi là giới lănh đạo Việt Nam và giới lănh đạo Trung Quốc đă hứa hẹn ǵ với nhau? Việt Nam là một nước có chủ quyền, nhưng có thật sự làm chủ đất nước của ḿnh hay không? Có muốn làm chủ đất nước của ḿnh hay không? Quyết định là ở phía Việt Nam. Tôi tin rằng nếu Việt Nam mở cửa hơn nữa, đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế, lúc đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, tạo thêm lợi nhuận cho Việt Nam, và Trung Quốc có muốn áp lực với Việt Nam th́ cũng không dễ. Điều mà người dân Việt Nam cần là một tập thể lănh đạo yêu nước, nh́n thấy vấn đề, biết nắm lấy cơ hội. Và chỉ như vậy họ mới bảo vệ được đất nước, không để Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Nguyễn Khanh: dư luận nói rằng ngay chính trong giới lănh đạo của Việt Nam cũng không muốn bị lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng làm bạn với người Mỹ cũng chẳng phải là chuyện dễ, nhất là trong trường hợp Washington có chính sách mới cứng rắn hơn đối với Hà Nội… Al Santoli: nếu nh́n cho thật kỹ th́ chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam chẳng bao giờ là một chính sách ngoại giao cứng rắn cả. Người Mỹ chẳng muốn phần đất nào trong lănh thổ Việt Nam, người Mỹ chẳng tranh giành đất đai của Việt Nam, người Mỹ chẳng đ̣i Việt Nam phải chia sẻ quyền lợi về dầu khí và cũng chẳng đ̣i quyền khai thác dầu khí ở các vùng đảo thuộc về Việt Nam, trong khi anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam lại đ̣i tất cả những điều mà tôi vừa nói. Thành ra, thực tế mà nói, Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ yêu cầu một điều rất nhỏ là Chính Quyền Việt Nam đối xử với người dân của họ đàng hoàng hơn. Nếu phía Hà Nội coi đó là cái giá phải trả để đánh đổi lấy quan hệ với Hoa Kỳ th́ cái giá này bé lắm, trong khi nếu tiếp tục đến gần hơn với Trung Quốc th́ Việt Nam chỉ có thiệt mà thôi. Đảng tiếp tục nắm quyền, người dân tiếp tục bị đàn áp, và cứ như thế th́ Việt Nam sẽ tiếp tục bị thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về cả phần làm chủ đất nước của ḿnh. Nguyễn Khanh: theo ông, muốn kết bạn với người Mỹ, giới lănh đạo Việt Nam phải làm những ǵ? Al Santoli: có một số điều họ nên làm. Điều thứ nhất là đổi mới hơn nữa, nhanh hơn nữa. Đổi mới về kinh tế, cho thế giới biết thực trạng kinh tế của Việt Nam như thế nào và chấp nhận nh́n thực trạng mà Việt Nam đang có. Điểm thứ hai là tôn trọng ư kiến của những người kêu gọi đổi mới, bất kể đó là người trong đảng hay những tiếng nói đối lập như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, như Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Đừng tiếp tục chính sách đàn áp tôn giáo đang áp dụng nhất là với những người thiểu số theo đạo Tin Lành. Chính sách này chỉ tạo bất lợi cho Việt Nam với cộng đồng quốc tế và gây trở ngại cho tiến tŕnh phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, là nước có thể giúp Việt Nam bảo vệ an ninh quốc pḥng trước một láng giềng vĩ đại là Trung Quốc. Một cách nữa là mở rộng quan hệ hợp tác, chẳng hạn như giáo dục, giúp các nhà giáo dục của Việt Nam cũng như của Hoa Kỳ hiểu rơ về quốc gia, về văn hóa của nhau hơn. Nếu làm được những điều này, chúng ta sẽ thấy kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn, an ninh của Việt Nam được đảm bảo hơn và nhân dân hai nước cũng hiểu biết về nhau nhiều hơn. Nguyễn Khanh: ngay ở câu trả lời đàu tiên, ông có nói chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có thể đặt trong tâm vào chuyện tôn giáo. Al Santoli: vâng. Nguyễn Khanh: ông cũng rơ các tổ chức tôn giáo ở Hoa Kỳ giúp đưa ông George W. Bush vào Nhà Trắng ở nhiệm kỳ một, giúp giữ Tổng Thống George W. Bush ở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ hai. Liệu các tổ chức này, nói rơ hơn là các tổ chức Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, có làm áp lực với ông Bush về chính sách đối với Việt Nam hay không? Al Santoli: tôi tin rằng ngoài chuyện được các tổ chức tôn giáo yểm trợ để đắc cử nhiệm kỳ hai, ngay chính cá nhân Tổng Thống Bush cũng coi trọng tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Nhưng người được ông Bush giao phó trách nhiệm là những người chia sẻ niềm tin với ông, và như vậy, tự do tôn giáo sẽ chiếm một vị trí rất quan trọng trong chính sách an ninh cũng như ngoại giao của Hoa Kỳ. Nguyễn Khanh: là người đang giữ một vai tṛ quan trọng trong Hội Đồng Quan Hệ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông có đề nghị ǵ với ông Michael Marine, người vừa nhận chức Đại sứ Mỹ ở Hà Nội không? Al Santoli: tôi nghĩ rằng người lănh nhận chức Đại Sứ là người phải hiểu và phổ biến những giá trị căn bản của nước Mỹ. Giá trị đó là mọi người đều có quyền b́nh đẳng, và tất cả mọi người đều có quyền sống tự do. Người nắm chức đại sứ không được quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, nhưng là người phải lên tiếng bảo vệ cho nhân quyền, cho những điều căn bản mà người dân ở bất kỳ xă hội dân sự nào cũng phải được hưởng. Người nắm chức đại sứ cũng là người có trách nhiệm lên tiếng bênh vực cho người dân nước bạn khi thấy họ bị đàn áp bởi một thiểu số lănh đạo cố nắm lấy quyền lực và có súng đạn. Những chính quyền như vậy sẽ không được Hoa Kỳ ủng hộ. Đó chính là điều mà tôi gọi là giá trị và lư tưởng của nước Mỹ. Riêng với Việt Nam, nếu giới lănh đạo can đảm hơn, tin tưởng vào dân chúng hơn, đổi mới hơn, cho người dân được quyền làm chủ đời sống của họ hơn, th́ đương nhiên quan hệ song phương giữa Hà Nội và Washington cũng sẽ tốt đẹp hơn. Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Al Santoli.
-- (Việt Nhân @ Filson.Com), January 01, 2005