Tại sao có nước nghèo nước giầu và tại sao Việt-Nam nghèo ?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Xin Cac Ban Bam vao dday mma` ddoc ve ban tin nay

Tại sao có nước nghèo nước giầu và tại sao Việt-Nam nghèo ?

-- (Tu_Rom @ Dllls.Com), January 01, 2005

Answers

Response to Tại sao cĂ³ nĂ½ớc nghèo nĂ½ớc giầu vĂ  tại sao Việt-Nam nghèo ?

Tu Rom Nguoi Lao DDong Xin Post Phan Ket Luan Cua Bai Viet tren Sau DDay :

Căn cứ vào sự phân tách khách quan ở phần trên, hiển nhiên Việt-Nam nghèo không phải v́ đất nước chúng ta nhỏ, tài nguyên thiên nhiên ít, hoặc bị thiên tai thường xuyên. Nước Việt-Nam nghèo cũng không phải v́ kiến thức của chúng ta thua kém. Nước Việt-Nam nghèo v́ một nguyên nhân sâu sa là bản chất của người Việt có nhiều khuyết điểm. Chúng ta thiếu một nhân sinh quan đúng đắn và thiếu ư chí để tuân theo những quy luật vận hành mà những nước giầu và phát triển đă xử dụng và nhà nước thiếu những kế hoạch kinh tế hữu hiệu. Trong dài hạn, Việt-Nam muốn vươn lên phải thay đổi văn hóa để loại bỏ những hủ lậu trong xă hội như nhóm Tự Lực Văn Đoàn đă từng làm bằng ng̣i bút, và để chấp nhận những giá trị thực tiễn mới.

Thêm vào đó là sự thiếu khôn ngoan của giới lănh đạo quốc gia. “So sánh vua Tự Đức, cùng triều đ́nh (nhà Nguyễn) của Việt Nam và bà Từ Hy Thái hậu cùng triều đ́nh (nhà Thanh của Trung Hoa) với Minh Trị Thiên hoàng cùng triều đ́nh (Meiji) của Nhật vào đầu hậu bán thế kỷ thứ 19. Tự Đức và Từ Hy Thái hậu đă ngu dốt hơn Minh Trị Thiên hoàng. Cũng như giới lănh đạo cộng sản kể từ Hồ chí Minh cho tới nay đă ngu dốt hơn lănh đạo của những nước chung quanh, v́ đưa dân tộc từ cuộc chiến tranh này tới chiến tranh khác, tưởng rằng thoát khỏi thực dân Pháp th́ được độc lập, nhưng rồi bị lệ thuộc Nga, nay bị lệ thuộc Tàu c̣n thê thảm hơn.” [26]

Thật vậy chiến tranh đă kéo dài trên quê hương chúng ta quá lâu. Sau chiến tranh Việt-Pháp để dành độc lập được vài năm là tiếp ngay đến chiến tranh Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến này chấm dứt vào năm 1975, lại thêm hai cuộc chiến nữa tại Cao miên (1978-1989) và biên giới Việt-Trung (1979). Ngoài ra, nhà nước Việt-Nam có những chính sách kinh tế sai lầm nghiêm trọng từ 1975 đến 1988 làm cho đất nước thụt lùi trong khi các nước Á châu khác tiến lên dưới một hiện tượng được cả thế giới biết đến gọi là “Phép lạ Đông Á.”[27]

Vài năm sau khi băi bỏ chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, Việt-Nam đă thành công trong việc xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ số người nghèo đă giảm từ 58% trong năm 1993 xuống c̣n 37% trong năm 1998 và 29% trong năm 2002. Kết quả này đạt được phần lớn là nhờ chương tŕnh “đổi mới” bắt đầu thực hiện vào năm 1988, dù quá trễ c̣n hơn không. Theo đó chế độ kinh tế thị trường được áp dụng với sự tham gia của cá thể, công ty tư doanh, và đầu tư nước ngoài. Quan trọng nhất là việc ban hành luật Đất đai 1988 và 1993, luật Doanh nghiệp 1999 và luật Đầu tư Nước ngoài 1987.

Tuy nhiên mức độ nghèo đói ở Việt-Nam vẫn c̣n sâu rộng. Sự chênh lệch giầu nghèo giữa nông thôn và thành thị tại Việt-Nam ngày càng gia tăng và hiện nay vào khoảng 3.7 lần theo số liệu của chính phủ, nhưng trên thực tế là 10 lần. Ba vùng nghèo nhất Việt-Nam là vùng Núi miền Bắc, Cao nguyên Trung phần c̣n gọi là Tây nguyên và vùng duyên hải Bắc Trung phần. Các nước Nam Hàn, Tân gia ba và Đài loan không những thành công vựợt bực về việc phát triển kinh tế mà c̣n giảm bớt được sự chênh lệch giầu nghèo. Việt-Nam vẫn là một trong những nước có tổng sản lượng nội địa b́nh quân đầu người tính theo măi lực quân b́nh là 2,300 Mỹ kim ở mức thấp nhất thế giới v́ chương tŕnh cải tổ kinh tế “đổi mới” chỉ được thực hiện một cách vá víu. [28]

Thật vậy, chính quyền vẫn chủ trương duy tŕ các doanh nghiệp nhà nước, một khu vực thiếu hiệu năng và lỗ nặng. [29] Khu vực quốc doanh không những không tạo ra nhiều việc làm như khu vực tư nhân mà c̣n xử dụng phí phạm nhiều tài nguyên, Các xí nghiệp quốc doanh không kể các ngân hàng thương maị nhà nước, hiện mang một món nợ khổng lồ là 13.6 tỉ Mỹ kim. [30] Điều này làm thiệt hại đến các ngành khác như giáo dục. Chính phủ đáng lẽ phải dành ưu tiên cho giáo dục v́ đây là một cách đầu tư lâu dài và quan trọng. Tuy nhiên v́ ngân sách thiếu hụt, nên nhà nước bắt các học sinh các trường tiểu công lập “t́nh nguyện” đóng góp vào “quỹ bảo trợ nhà trường”, tạo thêm gánh nặng cho dân nghèo. [31] Trẻ em nghèo ở Việt-Nam chỉ hi vọng được học xong bậc tiểu học và trung học. Nhưng trên thực tế, Việt-Nam là một trong bốn nước ở vùng Đông Á mà các học sinh phải trả học phí ở cả hai cấp này. Ba nước kia là Thái lan, Cao miên và Trung quốc. Học sinh mẫu giáo, tùy theo quận huyện, cũng phải đóng học phí từ 1 triệu đến 3 triệu đồng Việt Nam một năm.[32]

Kế hoạch thị trường hoá ngành giáo dục của Việt-Nam thật sự cũng lại bắt chước Trung quốc. [33] Kết quả là học sinh thuộc gia đ́nh giầu có, thường là con cháu công an, đảng viên, và cán bộ, được học trường tốt và được ưu đăi. Nhiều học sinh con nhà nghèo không có tiền trả học phí phải ở nhà. [34] Đây là chưa bàn tới phẩm chất của nền giáo dục hiện nay ở Việt-Nam với sách giáo khoa c̣n sặc mùi xă hội chủ nghĩa lỗi thời, nạn thi giùm, chấm thi theo tiêu chuẩn của đảng CSVN, bằng cấp giả, bằng “tiến sĩ nhân dân”. Trường Đại học Quốc gia ở Hà- nội, một trường khá nhất của Việt-Nam, mới đây bị xếp vào hạng 62 trong 65 trường đại học ở Á châu. [35] Đâu là công bằng xă hội ?. Đâu là kế hoạch phát triển quốc gia trường kỳ ? Nếu đă chủ trương theo đuổi một nền kinh tế theo định hướng xă hội chủ nghĩa mà nhà nước lại bỏ rơi đa số dân nghèo th́ đây là những nghịch lư lớn lao.

Kết quả của cuộc điều nghiên mới nhất về chỉ số tự do kinh tế của 155 nước do Heritage Foundation và Wall Street Journal thực hiện cho thấy Việt-Nam được xếp hạng 141 và vẫn bị coi là một trong những nước “hầu hết mất tự do” (mostly unfree). T́nh trạng tự do kinh tế của Việt-Nam trong năm 2003 trở nên tồi tệ hơn so với năm 2002, trong khi phần lớn các quốc gia khác đạt được tiến bộ tích cực trong lănh vực này. [36] Càng bị g̣ bó kinh tế càng khó phát triển. Để thoát khỏi sự nghèo đói và tụt hậu so với các nước láng giềng, Việt-Nam cần phải ưu tiên phát triển hai khu vực nông thôn và tư doanh, cải tổ thật sự khu vực quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, thực hiện những dự án giúp tạo việc làm cần nhiều nhân công tại nông thôn và đặc biệt tại các vùng nghèo nhất nước và cải thiện những chương tŕnh an sinh xă hội. Tham nhũng, bất công, bưng bít thông tin, và khả năng cạnh tranh thấp là những hệ quả của một thể chế chính trị độc đoán, đă và đang tiếp tục cản trở việc phát triển toàn diện của đất nước. Do đó song song với sự cải tổ sâu rộng hơn về mặt kinh tế, Việt-Nam phải thực hiện những cải tổ về chính trị.

Tại sao những nhà cầm quyền ở Hà-nội chưa hành động trước những nguy cơ to lớn và hiển nhiên cho đất nước như thế ? Kiến thức không phải là vấn đề, v́ Việt-Nam hiện nay có những chuyên viên tài giỏi ở trong nước dù chưa nhiều và các cơ quan quốc tế luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ. Lư do chính là ư thức hệ cổ lỗ sĩ, một phần của văn hóa, nó chưa chịu thay đổi. Việt-Nam vay mượn văn hóa của Trung Quốc nên cách suy nghĩ và hành động cũng giống nhau. [37] Các nhà lănh đạo Hà-nội phải chờ vua quan ở Bắc kinh hành động rồi mới làm theo. Xưa (triều đ́nh nhà Nguyễn và triều đ́nh nhà Thanh) và nay (CSVN và CSTQ) cũng vậy hay sao ?

Mong rằng chúng ta cùng nghiên cứu lại lịch sử, nh́n cái gương của Vua Tự Đức và Từ Hy Thái hậu để mau chóng giải phóng đất nước ra khỏi t́nh trạng tụt hậu trong suốt 150 năm qua. Quốc nạn này không thể kéo dài hơn. ♣



-- A'c Gia? A'c Ba'o. Ke? Gieo Gio' A('t Pha?i Ga(.t Ba~o (Tu_Rom @ Dllls.Com), January 01, 2005.


Response to Tại sao cĂ³ nĂ½ớc nghèo nĂ½ớc giầu vĂ  tại sao Việt-Nam nghèo ?

Ai tin vẹm làm xứ Việt giàu có trong tương lai ? Gần 30 năm rồi ?

Chính quyền vẹm làm xứ Việt "giàu có" như vầy đây, sau gần 30 năm " thống nhất đất nước " ?

-- (test@test.test), January 09, 2005.


Response to Tại sao cĂ³ nĂ½ớc nghèo nĂ½ớc giầu vĂ  tại sao Việt-Nam nghèo ?



-- (tosu_cs@yahoo.com), January 09, 2005.

Moderation questions? read the FAQ