Hàng VN kém cạnh tranh v́ công nghệ yếu

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hàng VN kém cạnh tranh v́ công nghệ yếu

Hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là gia công. Những người trong ngành thừa nhận sự tŕ trệ của cả doanh nghiệp lẫn giới nghiên cứu công nghệ là một nguyên nhân quan trọng khiến năm nay, Diễn đàn kinh tế thế giới chỉ xếp Việt Nam đứng thứ 92 về công nghệ (trong số 104 nước tham gia xếp hạng), tụt hậu xa so với Trung Quốc (62) và Thái Lan (43).

Việt Nam hiện có 160.000 doanh nghiệp, trong đó 80% là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết đều chưa quan tâm đến đầu tư khoa học công nghệ. Thậm chí 47% doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường và không biết đối thủ cạnh tranh.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên viên cấp cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, kết quả kiểm toán 9 tổng công ty cho thấy, các giám đốc doanh nghiệp nhà nước không có động lực để cải tiến doanh nghiệp. "Bởi nếu cải tiến thành công, họ có thể được tăng lương chút ít, hoặc được thưởng, nhưng nếu thất bại (mà nguy cơ rủi ro không phải là nhỏ) th́ thiệt hại đối với họ là rất lớn, như mất chức, giảm bậc lương.... Do vậy, các giám đốc thường yên phận với hoạt động hiện tại của công ty, mà không cần quan tâm đến thị trường và khách hàng", ông nói. Ông cho biết thêm, t́nh trạng thua lỗ thường chỉ bộc lộ sau thời gian dài tŕ trệ và trở nên nghiêm trọng, làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới tiềm năng, và kém phát triển nhất trong số các loại h́nh doanh nghiệp.

Ông Doanh cũng cho biết, đa phần các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp - gia công, là loại h́nh sản xuất cần đến ít chất xám và công nghệ nhất. Điều này cũng phản ánh qua cơ chế xuất - nhập khẩu. Lấy ví dụ năm 2003, giá trị xuất khẩu của Việt Nam khá lớn, nhưng chủ yếu là nhờ dầu thô (27%), da giày (16%), dệt may (25%) và thuỷ sản (16%), tức là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật thấp. Ngược lại, biểu đồ nhập khẩu th́ điển h́nh cho một nước kém phát triển, với việc nhập chủ yếu thép, phân bón, xăng dầu..., là những sản phẩm đă qua nhiều khâu chế biến.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, t́nh h́nh cũng không sáng sủa hơn. Ông Lư Đ́nh Sơn, Giám đốc Trung tâm xây dựng năng lực doanh nghiệp, cho biết, điều tra của Trung tâm trên 200 cơ sở cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với việc cải tiến công nghệ là chủ cơ sở nhận thức không rơ về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh. Trong số 150 doanh nghiệp, chỉ có 11 cơ sở có cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp cũng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc t́m kiếm, lựa chọn công nghệ, dẫn đến t́nh trạng nhiều cơ sở phải phá sản v́ mua không đúng thiết bị, hết kinh phí. Công nghệ lạc hậu kéo theo hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Ông Sơn cho biết để sản xuất ra 1 đôla GDP, người Thái Lan chỉ cần đến 1 đồng, th́ Việt Nam phải cần đến 3 đồng.

Doanh nghiệp thụ động trong việc đổi mới công nghệ, nhưng các nhà sản xuất công nghệ (người cung) cũng không năng động ǵ hơn. Theo ông Sơn, mặc dù thị trường công nghệ của ta có tiềm năng lớn, nhiều doanh nghiệp muốn cải tiến dây chuyền thiết bị, song hầu như không có nhà sản xuất công nghệ nào chịu bỏ tiền ra tiếp thị sản phẩm. Họ không cố gắng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, không coi công nghệ là sản phẩm b́nh thường, mà chỉ chờ doanh nghiệp tới mua. Thực tế, hầu như không có nhà sản xuất công nghệ nào chịu học về vấn đề thị trường, một yếu tố quyết định đến việc bán được sản phẩm. Mặt khác, một nguyên nhân lớn khiến các nghiên cứu trong nước bị tẩy chay là chúng được đẻ ra từ "bàn giấy", không đáp ứng được với nhu cầu của doanh nghiệp.

Để khắc phục t́nh trạng này, theo ông Sơn, nên có tiêu chí cụ thể trong các nghiên cứu công nghệ, có chính sách để doanh nghiệp (với tư cách là người mua, người sử dụng công nghệ) tham gia trong sản xuất công nghệ ngay từ đầu. Chẳng hạn, có thể học tập Israel, tức là Nhà nước bỏ 1/2 vốn, doanh nghiệp 1/2 để cho nhà nghiên cứu sáng chế. Có chính sách để h́nh thành các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ chuyển giao công nghệ, chứ không để các doanh nghiệp tự ṃ mẫm như hiện nay.

C̣n theo ông Doanh, điều cần thiết là phải chuyển các viện, trường Đại học sang cơ chế doanh nghiệp, để các viện tự kiếm hợp đồng với mục tiêu tự chủ về tài chính. Ngoài ra, có thể chuyển các doanh nghiệp từ độc quyền sang cạnh tranh, thúc đẩy nhu cầu cải tiến công nghệ.

Song song với đó, cần xúc tiến h́nh thành và nhân rộng các loại chợ công nghệ, chợ trên mạng Internet, các dịch vụ tư vấn pháp lư, chuyển giao công nghệ, giám định và đánh giá công nghệ. Phát triển các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 28, 2004

Answers

Response to HĂ ng VN kĂ©m cạnh tranh vì cĂ´ng nghệ yếu

Hàng VN kém cạnh tranh v́ công nghệ yếu

Hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là gia công. Những người trong ngành thừa nhận sự tŕ trệ của cả doanh nghiệp lẫn giới nghiên cứu công nghệ là một nguyên nhân quan trọng khiến năm nay, Diễn đàn kinh tế thế giới chỉ xếp Việt Nam đứng thứ 92 về công nghệ (trong số 104 nước tham gia xếp hạng), tụt hậu xa so với Trung Quốc (62) và Thái Lan (43).
Chẳng có ǵ ngạc nhiên. Toàn là thứ dốt, nói phét, phản dân hại nước nắm quyền th́ Việt Nam c̣n tụt hậu dài dài. Kinh tế thị trường với định hướng xă hội chủ nghĩa ???????. Kinh tế này chỉ đẻ ra tham nhũng và thối nát, có lợi cho bọn nắm quyền.


-- (test@test.test), December 28, 2004.

Moderation questions? read the FAQ