Tham nhũng, không nên chống !

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tham nhũng, không nên chống !

QCTS

Người ta bàn nhau về chống tham nhũng; Đảng bàn, Chính quyền bàn, Quốc hội bàn… rồi những người dân chủ cũng bàn; c̣n dân chúng th́ ngao ngán và những nhà đầu tư th́ nhăn mặt. Theo tôi, không nên chống tham nhũng.

Ông Dương Trung Quốc, tổng thư kư Hội Sử học VN, đại biểu Quốc hội khoá VI, phát biểu rằng; tham nhũng là biến tướng của nền hành chánh quan liêu.Tôi cho rằng, câu nói này không chính xác. Ông Quốc không dám nói tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài. Tham nhũng ở VN, hôm nay, đă biến tướng thành cái ǵ rồi th́ chẳng có ai nói được. Quyền lợi thân tộc? Tư bản đỏ? Mafia? Cuộc rửa tiền xuyên quốc gia?... Người ta gán ghép cho tham nhũng đủ cái thứ tên nghe có vẻ dữ tợn "bọn cướp ngày", "giặc nội xâm"… để chỉ sự tàn phá khủng khiếp của nó. Bọn giặc đă đến nhưng sức dân c̣n yếu nên không chống đỡ được… Thế là mất nước! Không phải mất nước mà là mất chế độ.

Tham nhũng là sự lạm quyền (abuse of power) trong lănh vực tài chính, c̣n vô số sự lạm quyền khác nữa… Trong chế độ độc tài, không có ǵ lớn bằng quyền lực; có quyền lực là có tất cả. Trước đây, khi c̣n hoạt động bí mật những người CS đă biết “ăn”; nhưng hồi đó, họ “ăn” kín đáo và khôn khéo lắm. Những cán bộ kinh tài làm công việc gom góp tiền bạc của dân chúng đóng góp cho cách mạng, kể lại rằng; họ đă “ăn bớt” bằng cách cất d?u bớt vàng bạc ở nơi nào đó, rồi sau đó họ sẽ đến lấy. Như vậy là ngày xưa, họ đă biết "ăn" nhưng cũng biết "quẹt mỏ"; c̣n bây giờ quyền lực đang hoành hành, nên họ bất chấp thách thức tất cả. Họ cần tiền để thoả măn những nhu cầu của họ; nào là cho con cái du học nước ngoài, nuôi bồ nhí; nào là "đóng hụi chết" cho quan trên, lo hậu vận… nói chung; hàng trăm thứ, thứ nào cũng cần có tiền. Đồng tiền là Tiên, là Phật…

Có ai biết, tại sao Phạm Quế Dương và Trần Khuê (PQD &TK) đặt cái tên cho Hội chống tham nhũng của họ là "Hội nhân dân Việt Nam ủng hộ Đảng chống tham nhũng" không? Cái tên này nghe quá dài; ngay cả cụm từ "ủng hộ Đảng chống tham nhũng”, nghe cũng không ổn rồi. Ở VN; Đảng đặt ra các tổ chức hay hiệp hội là nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị của họ; ví dụ Hội nạn nhân chất độc da cam (VAVA) là để đ̣i tiền bồi thường và để đánh lạc hướng thế giới là ở VN c̣n có nhiều chuyện cần phải giải quyết hơn là cái chuyện nhân quyền và tôn giáo… C̣n những hiệp hội do ai đó đặt ra th́ hăy coi chừng; dù cho hiệp hội đó có nhân danh công lư nhân quyền, hay ủng hộ Đảng đi nữa th́ cũng bị bóp chết từ trong trứng nước. Đảng độc quyền, ở đây, đúng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. PQD & TK cũng biết được điều đó, nên hai ông phải suy tính để t́m ra một cái tên; ít nhất là để chính quyền có thể chấp nhận, rồi sau đó mới bắt đầu hoạt động. Với tên gọi của Hội, PQD &TK muốn Đảng hiểu được sự trong sáng và nhiệt tâm của ḿnh… Hai ông không chống Đảng, hai ông muốn ủng hộ Đảng bài trừ tham nhũng; nhưng Đảng lại không ủng hộ hai ông. Không cần phải giải thích, đứa con nít cũng biết ai là người tham nhũng. Tham nhũng là những người có quyền lực; ở đất nước này, chỉ có Đảng mới là người có quyền lực; cho nên chống tham nhũng là hàm nghĩa chống Đảng. Đảng bắt giam những người chống tham nhũng càng làm cho dân chúng xác tín rằng; cái Đảng này chỉ toàn một "bè tham nhũng" mà thôi.

Sau một thời gian nghiền ngẫm, sau những cú thăng trầm; hội trở về với cái tên chính thống của nó "Hội nhân dân VN chống tham nhũng" hay là "Hội chống tham nhũng” không có chuyện ủng hộ Đảng hay nịnh bợ Đảng ǵ cả. Cái tên cô đọng đă nói lên sức chiến đấu của nó. Dù anh có ủng hộ Đảng, th́ Đảng cũng chẳng ủng hộ anh chống tham nhũng đâu; đừng có nằm mơ. Cho nên vất ba cái chữ “ủng hộ Đảng” đi là vừa. Tham nhũng là đặc quyền của Đảng, do vậy chống tham nhũng cũng là đặc quyền của Đảng; đừng có ai xen vô cả.

Hiện nay, “Hội chống tham nhũng” đă được hiểu ngầm là “Hội chống Đảng”. Bởi v́, Hội chưa chống được tham nhũng th́ Đảng đă chống Hội rồi, mà Đảng chống Hội th́ Hội cũng chống Đảng. Bắt giam những người thành lập Hội là điều vô cùng sai trái của Đảng (nhưng trong hoàn cảnh đó th́ không bắt không được); bắt th́ dễ nhưng sửa sai lại quá khó. Một cục nước đá đắp lên đầu trong cơn sốt sẽ làm giảm nguy cơ co giật, nhưng cũng làm ướt tèm nhem hết. Trước đây, tôi không tin những người dân chủ miền Bắc; tôi nghĩ họ bàn chuyện chống tham nhũng cũng giống như những vị ở Mặt trận tuyên truyền về khối đại đoàn kết. Nhưng hôm nay, tôi thật sự tin họ là những con người muốn thay đổi tận gốc xă hội VN.

Vừa rồi, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp VN đứng thứ 102/146 nước tham nhũng; tôi nghĩ, điều này chưa chính xác. Những tiêu chí đánh giá về tham nhũng, người ta thường dựa vào những dịch vụ công và những chính sách ở cấp vĩ mô; c̣n tham nhũng ở mức độ thấp như một hành vi ṿi vĩnh của những người làm công ăn lương. Ví dụ, anh bảo vệ gây khó khăn cho những người khách đến làm việc ở cơ quan ḿnh; những hành vi này xếp vào loại ǵ? Đ̣i hối lộ (bribery)? Không thể gọi là tham nhũng (corruption) được; dù biết rằng hành vi của anh ta đang làm chậm trễ nền hành chánh công. Đ̣i hối lộ là một thứ văn hoá ṿi vĩnh lừa dối, một nhân cách thụt lùi… Theo tôi; muốn chống tham nhũng hối lộ cần phải định nghĩa lại các khái niệm để phân biệt đâu là tham nhũng, và đâu là hối lộ. Hối lộ là hành vi cá nhân có tính chất tuỳ tiện, nhưng ở VN hối lộ được tổ chức sắp đặt một cách có hệ thống; cho nên mới có chuyện "hối lộ tập thể" hoặc là "làm luật", những tên gọi nghe có vẻ h́nh sự. Có lẽ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế không có thang đo cho những trường hợp như vậy.

Mỗi nền chính trị quốc gia đẻ ra một nền hành chánh khác nhau. Mỗi nền hành chánh quan liêu lại sinh ra một bộ mặt tham nhũng khác nhau. Mỗi bộ mặt tham nhũng có một tính chất, hành vi tham nhũng khác nhau… Có ai nhận thấy rằng, nạn tham nhũng ở VN có h́nh thù, qui mô và mức độ khác với những quốc gia dân chủ không? Chắc chắn là khác, và nạn tham nhũng ở VN cũng khó bài trừ hơn. Như vậy, nếu so sánh với những nước có cùng tŕnh độ kinh tế, xă hội, và mức độ phát triển th́ t́nh h́nh tham nhũng ở VN nặng nề và khó chấn chỉnh hơn. V́ vậy, nếu sắp xếp mức độ tham nhũng của VN là 102/146, tôi e là "hơi bị" hời!

Tham nhũng là lạm dụng quyền lực để chiếm đoạt công quỹ; c̣n những người có quyền lực nhưng không nắm trong tay tiền bạc th́ họ kiếm tiền bằng cách ăn hối lộ. Aên hối lộ là lợi dụng công việc của ḿnh để kiếm chác của doanh nghiệp và công dân… Tṛ "em xin chị xin" này, chúng ta có thể thấy ở các ngành như Công an, Hải quan, Thuế vụ… và các ngành dịch vụ công khác. Nhiệm vụ của CS giao thông là làm công việc điều khiển giao thông, hướng dẫn người dân tuân thủ luật đi đường… nhưng anh ta lại chặn xe để kiếm tiền. Chuyện CS giao thông ăn hối lộ đă được nói nhiều; nhưng tệ hại hơn, là nơi anh ta vừa đứng kiếm tiền mà xảy ra tai nạn th́ chẳng t́m thấy anh ta đâu cả. Không có luật lệ nào phạt anh ta trong trường hợp này. Tham nhũng hối lộ là ăn cắp, ăn chặn, ăn cướp, ăn xén… của người khác. Người dân, kẻ không có quyền lực th́ ăn cắp bằng cách khác; ví dụ, đập phá đanh cống để lấy sắt thép, mở bù-lông của các trụ điện cao thế trên đường dây 500 KV, lấy cắp nắp đậy hộp che trụ điện … đem bán. Đường nào cũng ăn cắp, quan ăn cắp theo kiểu quan, th́ dân cũng ăn cắp theo kiểu dân. Những người buôn bán, bán một kư nhưng cân lại chỉ c̣n chín lạng; nhà sản xuất lớn để ngoài bao b́ là 500gr, nhưng cân lại chỉ có 430gr… Một mét vuông đất bốn thằng ăn cắp, hở cái chi ra là mất cái nấy.

Ăn cắp, ăn trộm được xét dưới hai góc độ; một là đời sống quá khó khăn khiến con người ta phải đi ăn cắp; hai là không khó khăn, nhưng do tính tham nên người ta ăn cắp. Thậm chí, vật ăn cắp không biết dùng làm ǵ; thấy người khác lấy cắp nhiều quá nên ḿnh cũng lấy. Nếu ai đă từng làm công nhân vào những năm 1985 sẽ thấy được qui mô và mức độ ăn cắp trong các nhà máy, xí nghiệp: Giám đốc ăn cắp cái lớn, trưởng pḥng ăn cắp cái vừa vừa, c̣n công nhân ăn cắp cái nhỏ. Mỗi sáng vào nhà máy là tính chiều nay ḿnh sẽ lấy những cái ǵ đem về; một vài con bù lon, một ít sơn, vài ba cuộn dây đồng… Tôi có mấy anh bạn làm ở các phân xưởng khác nhau, nhưng áp-phe với nhau mỗi người lấy một bộ phận rồi ghép lại thành sản phẩm đem ra chợ bán. Đời sống quá khó khăn quá, ai cũng lấy hết th́ ngu ǵ mà ḿnh không lấy. Có một hôm, bảo vệ phát hiện một công nhân dùng dây đồng quấn quanh bụng mang ra; giở áo anh ta lên ai tức cười hết. Những năm 1985-1990, đất nước c̣n bị cấm vận, hàng hoá rất khan hiếm; Liên Xô cúp viện trợ, các nhà máy đang đứng trên bờ vực phá sản… cho nên, trong các xí nghiệp quốc doanh rộ lên t́nh trạng ăn cắp.

Thói quen ăn cắp của người VN có nguồn gốc lịch sử, nhưng chế độ CS đă làm cho cái tật xấu cố hữu này trở nên nặng nề. Những người được giáo dục tốt, có ḷng tự trọng th́ ít có chuyện này, c̣n những người thuộc tầng lớp thấp th́ dễ mắc tật ăn cắp. Nói như vậy là không chủ quan, bởi v́ ăn cắp là một hành vi thuộc phạm trù văn hoá. Ở đây, tôi không đề cập tới những bệnh nhân tâm thần mắc chứng ăn cắp (kleptomania), mà tôi chỉ quan tâm đến hệ thống xă hội ăn cắp (kleptocracy)

Một nền chính trị tốt đẹp không thể thiếu cái cơ bản là văn hoá. Văn hoá là cái ǵ? Văn hoá có nghĩa là khi một người hành động không theo cách thông thường, th́ lập tức những người khác sẽ buộc người đó phải quay lại cách hành xử đă được thừa nhận. Ở một mức độ nhất định, văn hoá có liên quan đến những chuẩn mực và phong cách xử sự của một nhóm người. Văn hoá được h́nh thành theo thời gian. Những chuẩn mực văn hoá, không chỉ là mẫu hành vi được lập đi, lập lại như thường thấy ở một nhóm người; mà c̣n là chuỗi hành động được mọi người củng cố một cách vô thức. Do vậy, xét theo những giá trị CS, th́ tham nhũng hối lộ đă trở thành hành vi văn hoá; chứ không phải vô văn hoá.

Có một nền văn hoá, đầu tiên nó xuất phát từ trong Đảng rồi sau đó mới lan sang quần chúng; để cuối cùng, xây dựng thành một nền văn hoá quốc gia. Trước đây có nhiều vị đă đến tuổi về hưu nhưng cứ khư khư giữ cái ghế của ḿnh, họ đưa ra đủ lư do để kéo dài sự tại vị. Nhiều người khác thấy chướng mắt nhưng không thể nói được; bởi v́, trước đó đă có chuyện này rồi. Nhiều người không có bằng cấp, nhưng khi cần họ có thể có để hợp pháp quyền lực của ḿnh; v́ vậy nạn mua bán bằng cấp, học giả bằng thật tràn lan… những cái tṛ trên suy cho cùng cũng là ăn cắp, là lấy của chung về làm của riêng mà thôi. Bây giờ, người ta c̣n đổ lỗi tham nhũng, thất thoát hiện nay là do cơ chế "xin-cho", không c̣n "xin" th́ sẽ hết "cho". Cái lư luận này mới nghe th́ có lư nhưng thực tế không phải như vậy; không có xă hội nào là không có chuyện xin-cho, nhưng xin cái ǵ và cho như thế nào? Cơ chế "xin-cho" chỉ là một phần rất nhỏ trong nền văn hoá CS mà thôi.

Văn hoá đă chi phối tất cả hành vi của con người trong xă hội; từ ăn học, đi lại, tiếp xúc với chính quyền… cho đến giao tiếp giữa con người với nhau.

Cơ chế là quy luật bất thành văn được vận hành trên nền văn hoá. Cơ chế của CS vận hành mạnh mẽ đến mức nó có thể nghiền nát tất cả rào cản của pháp luật. Nền văn hoá nào sinh ra cơ chế nấy; đến một lúc nào đó, cái cơ chế quay lại phá nát cả một xă hội.

Các Đại biểu Quốc hội đang họp, không làm cho người dân đánh giá tốt về kết quả làm luật, vai tṛ chất vấn, và trả lời chất vấn… mà chỉ làm cho người dân thấy được sự rối ren, lủng củng, cù nhầy, thiếu tŕnh độ chuyên môn, và hoạt động bê bết trong guồng máy quốc gia. Các vị đến đây là để tranh căi nhau về các khái niệm. Ví dụ; tham ô, thất thoát, lăng phí… là như thế nào? Thất thoát trong xây dựng là bao nhiêu phần trăm; có vị nói 30-40%, vị khác nói 5-10%... Tại sao đă đạt đến tŕnh độ đến làm luật rồi, mà c̣n hiểu một cách thô thiển một số khái niệm như vậy? Cho nên, cứ tin rằng, luật pháp của CSVN vẫn c̣n dự thảo và sửa đổi dài dài.

Hoàn cảnh đất nước VN, hiện nay, cũng giống như các xí nghiệp quốc doanh cách đây 20 năm. Trước đây; ăn cắp cái động cơ, ăn cắp sắt thép xi-măng… c̣n hôm nay, người ta câu kết với nhau để ăn cắp trên chính sách, chia chác trên quyền lực tiền bạc, phân bổ quota… bất cứ cái ǵ họ cũng có thể xà xẻo được. Thằng có tiền, thằng muốn chức, thằng có khuôn dấu chữ kư… cứ hợp tác với nhau làm ăn. Ngày trước, Đảng dùng chữ tham ô móc ngoặc để chỉ những vụ ăn cắp nhỏ; c̣n hôm nay bốn chữ “tham ô móc ngoặc ” không đủ để diễn tả sự hoành hành của quyền lực; mà phải dùng tới chữ tham nhũng, mafia … Tôi c̣n nhớ, trong một buổi học chính trị, học viên tranh luận với nhau tham ô khác tham nhũng chỗ nào. (Chẳng qua là ngày trước, ở miền Nam, người ta dùng chữ tham nhũng để chỉ trích chính quyền Thiệu-Kỳ, chứ không thấy dùng chữ tham ô). Có một anh hay cà khịa, sau buổi học chính trị anh ta nói rằng; dễ ồm, có cái chi mà không phân biệt được tham ô với tham nhũng; "tham" nhưng có "cái ô" che ở trên gọi là "tham ô". Sau này, chúng tôi mới thấm thía sự sâu sắc của anh này.

(con tiep)

-- Bai cua nguoi trong nuoc (dggt03@hotmail.com), December 23, 2004

Answers

Response to Tham nhũng, khĂ´ng nĂªn chống !

(tiep theo) Tôi nghĩ Trần Đại Sơn đă đúng, khi phát biểu rằng: “Nếu tôi không chống th́ cái đảng này đă đổ từ lâu rồi”. Sau bao nhiêu năm theo Đảng, chiến đấu hy sinh v́ lư tưởng của Đảng; về cuối đời ông ta nhận thức được rằng ḿnh đă bị Đảng lừa. Nhờ ông ta chống tham nhũng, chống những điều hủ lậu nên Đảng mới tồn tại đến ngày hôm nay. Con đường mà ông ta lựa chọn không phải là con đường Đảng đi bây giờ. Ông ta và những người yêu nước trung kiên đă vớt vát phần nào danh dự của Đảng.

Ông bà ta thường có câu: Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật. Ông Sơn là người nói thật. Những ai đă từng sống trong chế độ CS, sẽ nhận thấy rằng; những lời nói thật sao mà khó khăn quá!

Để dễ hiểu hơn; tôi có thể ví quốc gia như một cơ thể sống, c̣n những người đối lập là hệ miễn dịch. Bất cứ một bất thường nào của cơ thể, hệ miễn dịch sẽ báo động để cơ thể tạo ra kháng thể chống đỡ. Hệ miễn dịch giúp cho cơ thể được cân bằng khoẻ mạnh, cũng giống như lực lượng đối lập làm cho chính phủ phải xem xét lại các chính sách của họ. Ở những nước CS, hệ miễn dịch này đă bị phá huỷ hoàn toàn; do vậy, bất cứ sự khác thường nào từ bên ngoài hoặc bên trong sẽ không được thông báo kịp thời, những điều xâm hại sẽ không được ngăn chận đúng lúc; thế là cơ thể CS mắc bệnh. Khi bị bệnh, chống bệnh là làm cho cơ thể trở lại khoẻ mạnh b́nh thường; làm cho CS trở nên khoẻ mạnh để nó tiếp tục hút máu dân đen, là một việc không nên làm. Do vậy, những người dân chủ xin đừng hô hào chống tham nhũng nữa.

Tham nhũng ở VN, không nên chống! Bởi v́, không thể chống được; nếu muốn chống th́ phải chống ở giai đoạn sớm. Phải có luật lệ chống tham nhũng, phải xây dựng cơ quan chống tham nhũng ngay từ khi mới bắt đầu lập quốc; chứ để đến nước này rồi th́ mọi biện pháp xem như vô tác dụng. Người ta nói đến tham nhũng như căn bệnh ung thư cần phải chẩn đoán sớm và điều trị triệt để; c̣n bây giờ, căn bệnh ung thư đă di căn đến lục phủ ngũ tạng rồi, th́ c̣n chống đỡ ǵ nữa. Muốn chống được tham nhũng, Đảng phải trả giá bằng chính sinh mạng chính trị của ḿnh; đây là điều Đảng không ngu ǵ mà làm.

Đến nước này, không cần phải ḷng ṿng nữa mà phải nói thẳng; ṿng vo sẽ làm mất thời gian, làm chậm trễ thời cơ giành ưu thế. Muốn chống tham nhũng phải chống cái cơ chế đẻ ra tham nhũng, mà cái cơ chế này được sinh ra trên nền tập tính của Đảng. Do vậy, chống tham nhũng nói thẳng ra là chống Đảng; quan điểm này hiện nay làm nhiều người cấp tiến trong Đảng có thể chấp nhận được.

Những người làm công việc tư pháp thường nhắc nhủ ḿnh rằng; "Không một ai, không một thế lực nào cho phép ḿnh được đứng trên pháp luật". Nhưng cái cơ chế th́ đứng trên pháp luật; bởi v́, như đă nói, cơ chế được vận hành trên một nền văn hoá. Mà nền văn hoá là cái vô h́nh, cái mà mọi người đều phải chấp nhận một cách vô thức và tuân phục nó. Tôi có thể lấy ví dụ, nhiều quan chức giàu lên rất nhanh; việc đánh giá, kiểm kê tài sản của họ là một việc cần phải làm; làm không phải để truy tố, truy thu mà để điều chỉnh chính sách cán bộ. Dạy những đứa con, dạy những thằng em mà không biết nó muốn ǵ, không biết nó kiếm tiền từ đâu và tiêu xài như thế nào th́ làm sao mà dạy? Chuyện này đă có nghị quyết, văn bản rồi nhưng không làm được; cho đến nay, chưa có vị cán bộ nào bị kiểm kê tài sản cả. Chính cái tâm lư văn hoá của Đảng đă cản trở việc kê khai này.

Với đầu óc duy ư chí, những người CS cho rằng; những tệ nạn như tham nhũng, ma tuư, mại dâm… là tàn dư của chế độ cũ. Xă hội Xă hội chủ nghĩa ưu việt không có những thứ cặn bă này. Do đó, người ta cố t́nh không công nhận sự hiển hiện nó; ví dụ tham nhũng trong xây dựng cơ bản người ta gọi là "thất thoát lăng phí", chứ không phải là "tham nhũng". Đây là sai về quan điểm, sai về định nghĩa các khái niệm; mà đă sai về quan điểm th́ không bao giờ t́m ra giải pháp. Cũng giống như tệ nạn mại dâm; chính quyền vẫn không công nhận để t́m cách quản lư, cho nên mại dâm bây giờ đă biến tướng thành những cái mà chính quyền không thể nào ngăn chận được; chẳng hạn, Hớt tóc thanh nữ, Cà- phê đèn mờ, Karaokê ôm… và nguy hại là những tṛ đú đỡn, dâm tặc này lại bày ngay trước mặt trường học, cổng nhà thờ…

Cơ chế không chỉ đẻ ra tham nhũng mà c̣n đẻ ra vô số những vấn nạn khác; ví dụ bằng cấp giả, học giả, bịp bợm… Giáo dục là dạy cho người ta biết những điều hay lẽ phải, biết nhận thức đúng sai. Việc giáo dục phải là mô phạm, nghĩa là phải làm gương cho người khác; nếu dạy cho dân chúng về đạo đức mà ḿnh không tuân thủ đạo đức là đạo đức giả; điều này làm cho việc giáo dục trở nên có tác dụng ngược. Lâu nay, người ta quên mất từ "gương mẫu’ mà thay vào đó là cái "điển h́nh tiên tiến" như là thành tích của chế độ CS; c̣n gương mẫu chắc là từ ngữ của chế độ cũ nên không được dùng. Làm cái ǵ cũng phải gương mẫu; không cần nói nhiều, không cần phải thao thao bất tuyệt. Quan phải làm gương cho dân, người có địa vị cao phải làm gương cho người cho địa vị thấp, người giàu phải làm gương cho người nghèo… Giáo dục phải đặt được lên hàng đầu, phải coi giáo dục là cứu cánh; những nước càng nghèo, những gia đ́nh càng nghèo phải coi giáo dụcï là con đường đầu tư có hiệu quả nhất để đi lên. C̣n phải giáo dục những cái ǵ, th́ những người CS đă làm cho nó tùm lum hết rồi.

Báo Tuổi Trẻ ngày 17/11/2004 có tin:

Quảng Nam, 29 giáo viên sống trong căn nhà tạm bợ 18m2:

Hơn bảy năm nay, 29 giáo viên cả nam lẫn nữ của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xă Tiên Lănh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đă sống chung trong một căn nhà tạm chỉ rộng 18m2 đă xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà trên phải ngăn đôi, một bên dành cho nam và một bên dành cho nữ, bằng một tấm bạt cũ nát… (1)

Tôi không tin vào mắt ḿnh, tôi phải điện thoại hỏi lại Toà soạn; người ta xác nhận là 18m2, như vậy mỗi người chỉ sử dụng hơn 0,6m2. Làm sao họ có thể ăn ở, sinh hoạt, soạn bài và làm nhiều việc cần thiết khác trong một không gian chật chội như vậy? Người chết c̣n được 2m2 trong khi giáo viên cấp hai th́ chỉ sống có diện tích 0.6m2; làm sao họ có thể làm tốt thiên chức người thầy được; không khéo, những “người kỹ sư tâm hồn” lại trở thành “người kỹ sư không hồn” mất. Những khó khăn như trên có nguồn gốc từ tham nhũng? Một miếng đất ở vùng quê Tiên Lănh th́ đâu có ǵ khó khăn, một trăm triệu đồng cũng không quá nhiều so với ngân sách của một Huyện; nhưng, cái cơ chế bắt buộc phải bôi trơn bằng tiền bạc th́ những giáo viên nghèo lại không có. Đây là sự thiệt tḥi của họ, hay nói đúng hơn sự thua thiệt mà các em học sinh phải gánh chịu.

Vụ cháu Nguyễn Tiến Anh chết tại Trung tâm Y tế Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là do hậu quả của tham nhũng. Những vị Bác sĩ ở đây làm chết em bé không phải v́ kém chuyên môn mà là tắc trách; hay nói đúng hơn là cái "động cơ vô cảm” của họ không được đáp ứng. Hậu quả, một mạng người phải trả cho sự tính toán của họ. Có lẽ, cha mẹ cháu Tiến Anh không hiểu được cái tṛ ṿi vĩnh này; nếu cha mẹ cháu Tiến Anh bỏ bao thư một trăm ngàn th́ hậu quả không đến nỗi như vậy. Cái chết của cháu Tiến Anh không phải là do BS kém chuyên môn, mà là do cơ chế "chưa cho tiền chưa được phục vụ”. Người ta so b́ rằng; các Bác sĩ ở tuyến Tỉnh, tuyến Trung ương đều làm như vậy hết… Do đó, có thể nói cơ chế đă đẻ ra những tên giết người?

Tôi không biết ở VN, Công an thuộc hệ thống nào? Hành pháp, Lập pháp, hay Tư pháp? Nhưng dù có dốt nát cỡ nào, th́ những ǵ xảy ra trong cuộc sống cũng cho người ta nhận biết là Công an thuộc Đảng. Họ luôn luôn bảo vệ Đảng, dù không biết Đảng đó đúng hay là sai. Cái chân lư bất biến là xem Đảng như một đấng tối cao và quyền uy, nếu không có Đảng họ không thể sống nổi. Ở VN c̣n có một đơn vị thuộc Toà án, đó là Ban thi hành án; cái ban này làm nhiệm vụ thi hành những bản án có hiệu lực. Nhưng hiện nay, ở TP.HCM, chỉ có 11% bản án được thi hành; nghĩa là dù bản án có hiệu lực th́ công lư vẫn chưa được thực thi trên số đông; người thắng kiện vẫn chưa đ̣i lại được những ǵ là của ḿnh. Công lư c̣n nằm trên giấy tờ, th́ công lư chỉ là thứ giấy lộn. Làm sao có thể đ̣i hỏi được công lư, khi mà tham nhũng đă tấn công vào cơ quan thực thi pháp luật?

Tham nhũng, không nên chống! Cách đây hơn mười năm, tôi đă nghĩ đến tham nhũng và t́m biện pháp chống; tôi đă viết một bản kiến nghị về chống tham nhũng, theo lời kêu gọi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. C̣n hôm nay, không nên chống nữa mà phải tạo cơ hội tham nhũng càng nhiều càng tốt. Càng tham nhũng CS càng xa dân. Dùng chính trị để tác động đến kinh tế, lấy kinh tế để chi phối sự lănh đạo của Đảng. Lấy tham nhũng để làm suy yếu chính quyền, lấy công bằng để tạo ra sự đối lập của quần chúng… Và như thế, vai tṛ của lực lượng dân chủ là vạch ra những sai trái, thối nát của chính quyền và lôi kéo nhân dân về phía ḿnh.

Không có tham nhũng, không thể đào sâu cái hố ngăn cách giữa Dân và Đảng. Tham nhũng đă làm Dân xa Đảng. Mất Dân, Đảng xem như mất gốc; họ chỉ c̣n là chiếc thuyền nan rách te tua, trôi bồng bềnh trong cơn giông băo. Đến khi thuyền bị lật th́ mới thấy sức dân c̣n mạnh hơn sức nước…

Tham nhũng vơ vét nguồn tài lực quốc gia, ḅn mót tiền của nhân dân; tiền bạc đă rơi vào ḷng tham vô đáy. V́ vậy, người lao động dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể thay đổi cuộc sống của ḿnh. Một bộ phận lớn trí thức phẫn nộ trước hành vi tham nhũng của quan chức Đảng, và đa số dân chúng bế tắc trước cuộc sống của ḿnh; như vậy, số phận Đảng đă được định đoạt.

Lăng phí là người bạn đường của tham nhũng, đồng tiền làm ra dễ nên tiêu xài cũng dễ; đó là điều đương nhiên. Tham nhũng càng dễ dàng làm cho sự hoang phí càng thêm vô độ. Những người dân chủ đang nóng ḷng v́ sự hoang phí này; đồng tiền là của dân của nước, chứ CS đâu có làm ra đồng xu cắc bạc nào đâu. Mai sau, con cháu chúng ta phải nai lưng ra trả nợ.

Nền văn hoá CS đă sinh ra cái cơ chế như vậy; đến một lúc nào đó, cái cơ chế quay lại phá nát tất cả những ǵ đă sinh ra nó. Ông Mạnh, ông Khải, ông Lương... và nhiều ông khác nữa, vẫn không cho ḿnh đứng trên pháp luật; nhưng cái cơ chế đă làm cho họ đứng trên pháp luật. Không đứng không được, không “ăn” không được! Cái cơ chế đă làm cho những luật định trở thành vô hiệu; do vậy, nếu có ra văn bản này nghị định nọ th́ cũng không thể thay đổi được cơ chế. Một uỷ ban được thành lập để giải quyết một vấn nạn nào đó; chẳng hạn, Uỷ ban chống tham nhũng chỉ thêm tốn kém mà thôi, v́ cái cơ chế đă chi phối toàn bộ hoạt động của uỷ ban đó rồi. Chắc nhiều người vẫn c̣n nhớ; cách đây vài năm, đi đâu đến đâu cũng nghe nhắc đến khẩu hiệu “đi tắt đón đầu, một cửa một dấu”. Xuất xứ là như thế này; sau bao nhiêu năm đi theo CS, Đảng mới giật ḿnh thấy rằng thiên hạ đă bỏ xa ta quá, cho nên muốn theo kịp thiên hạ th́ ta phải “đi tắt đón đầu”; muốn đi nhanh nhưng gặp phải bộ máy quan liêu chồng chéo nên mới rêu rao là "một cửa một dấu". Có pḥng ban của một Uỷ ban Nhân dân thành phố nọ c̣n dán khẩu hiệu ở cửa ra vào; bên này là "Đi tắt đón đầu”, bên kia là “Một cửa một dấu”… Đến hôm nay, cái khẩu hiệu này đă bị cái cơ chế bóp chết không kịp ngáp rồi, cho nên chẳng c̣n ai thèm nhắc đến nó nữa.

Những chính sách của Đảng, qua bao nhiêu năm tháng đă tạo ra cái cơ chế này; họ vừa là người góp phần, vừa là người sở hữu, và cũng là nạn nhân của nó. Những chủ thể bám chặt vào cơ chế, đến nỗi một chủ thể lớn (Thủ tướng) muốn bứng (cách chức) một chủ thể nhỏ hơn (Cán bộ quận, huyện) ra khỏi cơ chế đó cũng không được.

Người ta cho rằng tham nhũng gây ra biết bao tai hoạ: làm phiền hà các nhà đầu tư, làm giảm đầu tư nước ngoài; làm gia tăng bất công và bất ổn xă hội; làm nản ḷng những người có tâm huyết muốn xây dựng một xă hội công bằng; nguồn lực xă hội sử dụng không hiệu quả vv và vv… Có thể nói, tham nhũng đă phá nát nền tảng của một quốc gia mà những nhà chính trị trước đó đă cố công vun đắp.

Guồng máy hành chánh của CSVN là guồng máy có nhiều ban bệ nhất, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả nhất. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể… những ban bệ này c̣n sót lại từ thời Xă hội Chủ nghĩa. Quyền hạn th́ nhiều nhưng trách nhiệm th́ không. VN là một quốc gia nằm trong số những quốc gia nghèo nhất, nhưng thuộc loại xài sang nhất; cứ nh́n vào sự tiêu xài của các quan chức sẽ thấy được điều này. Sự lăng phí xảy ra trong tất cả các tài sản công; nhiều ngôi nhà, nhiều căn pḥng bỏ hoang cả chục năm, nhiều máy móc mua cả bạc tỷ nhưng một năm chỉ sử dụng có vài lần… Sự chênh lệch giàu - nghèo đă tạo nên khoảng bất công quá lớn. Người có quyền lực -người không quyền lực đă xô đẩy xă hội đến hai thái cực khác nhau; người có quyền lực th́ tha hoá, người không quyền lực th́ bần cùng.

Một tầng lớp trí thức trung lưu làm nền tảng cho sự ổn định xă hội chưa h́nh thành. Trí thức trung lưu, ở đây, tôi muốn đề cập là trí thức thứ thiệt; chứ không phải là tầng lớp trung lưu XHCN. Một trí thức trung lưu khác về bản chất so với quan chức trung lưu. Ở VN, có một tầng lớp trung lưu chuyên móc nối với chính quyền để làm giàu, vun vén, chia chác tài sản, bủn xỉn, sống trên đầu trên cổ người khác; nói chung, có nhiều người giàu nhưng không làm giàu bằng năng lực của họ, mà làm giàu trên cơ chế, giàu nhờ khai phá tài nguyên quốc gia… Giàu nhưng đạo đức của họ tha hoá là vậy. Sự giàu có của quan chức trung lưu không làm cho quốc gia hùng mạnh, mà ngược lại làm cho quốc gia kiệt quệ suy vong.

Xă hội VN đang tiến đến cực điểm của sự phân hoá; những bất công chia rẽ, những thái cực xô kéo nhau; cuối cùng đẩy cả một xă hội xuống vực thẳm. Tham nhũng ở VN mang tính quy luật và hậu quả là phá nát một chế độ. Trước đây, những người CS dùng chiến tranh du kích để đánh thắng Mỹ- Nguỵ, th́ hôm nay tham nhũng lại dùng chiến tranh du kích để tấn công họ; nói "chiến tranh du kích" là v́ tác hại của nó quá rơ ràng, nhưng mặt mũi nó ở đâu th́ chẳng thấy. Mục tiêu chiến lược của chiến tranh du kích là nhằm tiêu hao lực lượng, làm mệt mỏi đối phương, và tác động bất ổn đến tâm lư quần chúng… CSVN không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, không thắng ắt phải thua! Do vậy, dân chúng nên ủng hộ những cuộc chiến tranh du kích chống Đảng.

Ai cũng biết, tham nhũng là t́nh trạng tất yếu nảy sinh trong quá tŕnh chuyển đổi nền kinh tế, trong điều kiện mà các thể chế không theo kịp với sự phát triển kinh tế. Nhưng ông Nguyễn Văn An, chủ tịch Quốc hội, lại tính toán rằng; phải mất 50 năm mới xây dựng được hết các luật lệ ở VN (2). Một thời gian quá dài; không biết đến lúc đó, ai trong chúng ta là người c̣n sống? Tham nhũng ở VN c̣n có nguyên nhân từ sự bất ổn tâm lư; ai cũng cho ḿnh thua thiệt hơn người khác, và ai cũng muốn ḿnh giàu hơn người khác nhưng Đảng CS lại mất phương hướng để xây dựng một quốc gia ổn định và hưng thịnh. Do vậy, mỗi người, mỗi nhóm người đều muốn giành lấy cái hơn theo kiểu riêng của ḿnh. Ở VN, tham nhũng không chỉ là vấn đề kinh tế-xă hội đơn thuần, mà c̣n là bế tắc niềm tin vào tương lai.

Tham nhũng là căn bệnh nan y mắc trên cơ thể Đảng. Đảng không muốn chữa chạy, không muốn khoẻ mạnh th́ thôi; chứ ai có thể làm được. Độc giả nào đă chứng kiến bệnh nhân SIDA ở giai đoạn cuối rồi? Đảng cũng đang ở trong t́nh trạng giống như vậy: viêm năo, lao phổi, lở loét tùm lum… trên cái thân xác gầy c̣m ốm nhách, chỉ c̣n cặp mắt là như muốn nói điều ǵ đó mà thôi. Việc chữa chạy bệnh nhân SIDA là hết sức tốn kém và không thể chữa khỏi được. Chi bằng, đẻ thằng con khác để nuôi cho rồi.

Saigon ngày 10 tháng 12 năm 2004.

Chú thích:

(1). Bài viết của Hoài Nhân, trang 10, báo Tuổi trẻ thứ bảy ngày 17/11/2004.

(2). Phát biểu trong lần họp Quốc hội lần VI, khoá 6.



-- (dggt03@hotmail.com), December 23, 2004.


Moderation questions? read the FAQ