Đâu là đe dọa quân sự đối với Việt Nam ?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Đâu là đe dọa quân sự đối với Việt Nam ?

-------------------------------------------------------------------------------- BBC - 22 Tháng 12 2004 - Cập nhật 15h07 GMT Quân đội Việt Nam đă có lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, và nêu bật vai tṛ nổi bật của giới quân đội trong nền chính trị Việt Nam. Kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô, nước viện trợ quân sự lớn nhất cho Việt Nam, chính sách quốc pḥng của Việt Nam đă có nhiều thay đổi để đáp ứng t́nh h́nh mới. Mới đây nhất, Việt Nam cho công bố Sách trắng quốc pḥng nêu quan điểm tính chất của quốc pḥng Việt Nam là ḥa b́nh, tự vệ. Vậy đe dọa quân sự lớn nhất cho Việt Nam hiện nay là ǵ? Ban Việt ngữ đài BBC đă hỏi giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia t́nh h́nh quân sự – chính trị Việt Nam, tại Học viện quốc pḥng Úc: Carlyle Thayer: Tôi nghĩ nếu chúng ta đoán đọc các ẩn ư, th́ khả năng đe dọa duy nhất về mặt quân sự là từ Trung Quốc và biển Đông. Và trong chốn riêng tư, các sĩ quan Việt Nam luôn nhắc đến lo ngại về ư định của Trung Quốc, họ muốn biết các lực lượng bên ngoài khác như Mỹ và các nước phương Tây sẽ phản ứng ra sao trong trường hợp có hành động của Trung Quốc. Nhưng nếu nói đến các văn bản của Đảng, th́ Việt Nam luôn nhấn mạnh là nguy cơ đến từ nội bộ – thí dụ như tham nhũng hay việc đi chệch định hướng xă hội chủ nghĩa. Và họ cũng đề cập đến “diễn biến ḥa b́nh”, hay c̣n là “những thế lực thù địch bên ngoài”. Có lẽ họ ám chỉ đến chính phủ Mỹ, nhưng tôi nghĩ càng lúc ngụ ư ở đây là nhắm đến những thành phần người Việt chống Cộng ở hải ngoại. Tuy vậy, nếu nói về đe dọa quân sự, nếu xem những ǵ Việt Nam đă mua, họ đă hiện đại hóa lực lượng không quân và thủy quân cho khu vực biển Đông. Và mục đích duy nhất là nhắm tới Trung Quốc. BBC: Gần đây Việt Nam vừa mới công bố Sách trắng về quốc pḥng lần thứ hai. Ông đánh giá thế nào về những nội dung đưa ra trong cuốn sách ? Carlyle Thayer: Nói chung, đây có thể xem là bước ban đầu tiến đến sự minh bạch lớn hơn. Nó đáp ứng chính sách của Diễn đàn ASEAN về việc công bố những tài liệu như vậy. Tuy nhiên, nếu cần phải phê b́nh, th́ có một số ví dụ. Chẳng hạn, Sách Trắng nói Việt Nam dành 2.5% GDP cho quốc pḥng. Người ta không biết con số được tính như thế nào, nhưng giới quan sát nước ngoài cho rằng con số thật phải là gấp đôi. Ngoài ra, cuốn sách chỉ phác thảo vai tṛ của các đơn vị trong quân đội. Nói chung, cuốn sách mới cũng có một số khác biệt về nội dung so với tập Sách Trắng đầu tiên ra đời sáu năm trước. BBC: Trong cuốn Sách Trắng, Việt Nam nói rằng sẽ “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lănh thổ của ḿnh”. Phải chăng như vậy là vấn đề sử dụng cảnh Cam Ranh cho mục đích quân sự từ nay sẽ không c̣n đặt ra nữa ? Carlyle Thayer: Theo tôi, vấn đề Cam Ranh c̣n được gác lại trong nhiều năm nữa. V́ nhiều lư do, nhưng nguyên nhân chính là thiết bị tại đó đă quá cũ. Theo một số ước tính, tối thiểu phải có ít nhất 10 triệu đôla cho việc sửa chữa để tàu nước ngoài có thể đi vào an toàn. Phía Mỹ không muốn đóng căn cứ tại Cam Ranh, mà họ muốn được quyền tự do đi lại. Tuy vậy, mấy năm trước, phía Việt Nam quyết định cải tạo một phần nơi đây cho hoạt động thương mại. Và được biết UBND địa phương đang rất hi vọng về viễn cảnh phát triển kinh tế tại đây.

Mọi sự có vẻ đă khác so với 10 năm trước, khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại vịnh Subic, Philippines. Lúc đó, phái đoàn Việt Nam, trong đó có bộ trưởng quốc pḥng, đă đến Philippines để xem làm thế nào vịnh này có thể chuyển sang hoạt động kinh tế. Nhưng khi đó, Việt Nam đă không làm ǵ. Họ tiếp tục mặc cả tiền thuê căn cứ với phía Nga cho đến khi Nga rút khỏi Cam Ranh, hai năm trước khi hợp đồng thuê hết hạn.

Merry Christmas and a Happy New Year to Evryone

-- (Hai_Hung@Yen-Phu.Com), December 23, 2004

Moderation questions? read the FAQ