Giáo Dục Tại Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Giáo Dục Tại Việt Nam *****

Phạm Bá Hoa

Xin nhắc lại rằng, từ sau ngày Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ, con em của những cựu quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Ḥa, khi tham dự thi tuyển vào các trường đại học, dù đạt được điểm 30/30 trong 3 môn thi cũng không được vào đại học, trong khi con em của cộng sản từ cộng sản lớn đến cộng sản bé, dù chỉ đạt điểm 8 hay 9/30 vẫn vào đại học.

Ngày nay, sau những chặng đường của 28 năm trôi qua, giáo dục xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă đào tạo những thế hệ trẻ như thế nào, xin nh́n lại đôi nét về nền giáo dục đó:

- Sau đại hội đảng cộng sản năm 1986, là những năm mà sinh hoạt xă hội được cởi trói đôi chút, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục tổ chức một khóa hội thảo tại Sài G̣n vào tháng 5 năm 1989. Mấy tháng trước đó, bà Tôn Thuyết Dung, giáo sư trung học, được chỉ định nghiên cứu và tŕnh bày đề tài "T́m hiểu nhược điểm của sách giáo khoa và kết quả giáo dục" tại các trường trung học. Bài thuyết tŕnh của bà trong buổi hội thảo đă dẫn đến kết luận rằng: ‘’Sách giáo khoa đang sử dụng là quá lỗi thời, v́ nó được soạn ra chỉ nhắm vào lớp trẻ nông thôn miền bắc, với nội dung nặng về chính trị qua những chủ đề mà lớp trẻ không dễ ǵ cảm nhận được. Chẳng hạn như: cá thể với tập thể, đả đảo với ủng hộ, nhất quán với xuyên suốt, đạo đức với cách mạng, ..v..v.. Bà nhấn mạnh, chính sách giáo dục, không quan tâm đến xây dựng con người trước khi xây dựng tinh thần cách mạng. Những câu hỏi th́ g̣ bó học sinh trả lời theo ư muốn của cơ quan soạn và duyệt sách giáo khoa, mà không nhằm gợi óc sáng tạo để học sinh trả lời theo tŕnh độ hiểu biết của chúng’’.

- Cũng trong hội thảo này, ông Xuân Diệu có nhận xét như sau: Một trong những thiếu sót lớn lao là không giúp học sinh tạo dựng cá tính cho bản thân, cho nên chính sách giáo dục xă hội chủ nghĩa của chúng ta -tức chế độ cộng sản- rốt cuộc chỉ có những thần dân để vâng lời chỉ bảo, chớ không có những công dân góp ư xây dựng đất nước. Trong khi đó, nhận xét của ông Dương văn Diêu thẳng thắn hơn, ông nói: giáo dục phải nhằm mục đích tạo nên con người dân chủ từ bé, phải chống lại điều tệ hại lớn nhất hiện nay là sự quanh co, lọc lừa, dối trá, thiếu trung thực, của mỗi con người. Cùng lúc, một giáo sư lớp 8 kiểm bài luận của một nữ sinh viết về đề tài: "Cuộc sống quanh em". Ông gọi em này lên văn pḥng, sau khi hết lời khen ngợi bài luận của em rất trung thực, ông nói như một lời khuyên thật ḷng: "Nếu muốn học lên nữa, em phải viết đúng theo bài học, v́ đó là nấc thang để em tiếp tục học thêm. Sự thật mà em mô tả, sẽ đẩy em ra khỏi nhà trường, nếu em không viết lại". Ông giải thích thêm với cử tọa: "Cái nấc thang vừa nói, chính là sự dối trá mà bài học đă hướng học sinh vào đó. Bài học dạy rằng, nhờ có bác, có đảng, nên mọi người đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, trong khi em học sinh mô tả sự thật cuộc sống quanh em đầy khổ cực, nhiều người thiếu ăn, nhiều em phải bỏ lớp để phụ với gia đ́nh lo cho cuộc sống từng ngày".

- Phần trên đây, trích từ bài tường thuật của Vũ Hạnh, trong báo Công An ngày 31/5/1989. Đó là chuyện 14 năm trước, nhưng bây giờ vẫn thế.

Bởi v́ từ năm 1980 đến cuối năm 2001-2002, tuy có 4 lần cải cách giáo dục, nhưng kết quả chẳng bao nhiêu, v́ phần lớn cải cách của lần sau chỉ là cải cách của lần trước chớ không có tính cách toàn diện và sâu rộng. Đó là sự cải cách chấp vá. Về sách giáo khoa, không có thay đổi nào đáng được gọi là cải cách. Sách giáo khoa vẫn trong t́nh trạng lạc hậu khi mang nặng tính chất xă hội chủ nghĩa, không thích hợp với sự phát triển trong thế giới ngày nay, chưa nói đến những mâu thuẫn trong nội dung, dẫn đến phản khoa học nữa. Về phương cách giảng dạy, vẫn là nhồi nhét. Ngay từ ngưỡng cửa trường học, học sinh sinh viên buộc phải học một lượng bài quá nhiều nên học xong không c̣n nhớ những ǵ đă học, do không thật sự hiểu được nội dung bài giảng trong lớp. Đây là lư do chính tại sao học sinh tốt nghiệp với mảnh bằng trung học trong tay, mà tŕnh độ kiến thức chỉ vào một nửa giá trị của bằng cấp. Việc chạy theo bằng cấp trong xă hội ngày nay, đă tạo ra nạn bằng cấp giả hoặc ‘bằng cấp nâng đỡ’, đang làm ung thối phẩm chất giáo dục Việt Nam mà vốn dĩ đă không tốt đẹp. Trong năm 2000 và 2001, nhà cầm quyền đă làm một cuộc gọi là ‘rà soát bằng cấp’ đă có hơn trăm vụ bị phát hiện loại ‘bằng cấp nâng đỡ’ cho các đảng viên cao cấp. Theo đó, họ chỉ qua 3 năm đại học đă lấy bằng tiến sĩ mà thông thường phải 8 năm hoặc hơn. Do vậy mà nhiều vị ngoài đảng có cao học thật sự, đă không dám học thêm, v́ sợ bị đồng hoá với những vị ‘tiến sĩ nhân dân’ hay ‘tiến sĩ nâng đỡ’ thối nát đầy rẩy trong xă hội.

Với bài phỏng vấn ông Đặng bá Lâm, Giám Đốc Viện Phát Triển Giáo Dục, phát trên đài Á Châu Tự Do ngày 3 tháng 4 năm 2002, ông thừa nhận sự kiện học sinh bỏ học ở mức độ nghiêm trọng, do thiếu giáo viên và nhất là do hoàn cảnh sống ngày càng khó khăn. Học sinh bỏ học cũng có hai lư do, bỏ học để phụ cha mẹ t́m kế sinh nhai bằng bất cứ công việc ǵ làm ra tiền, kể cả t́m nhặt những ǵ trong những đống rác có thể đem bán được, và bỏ học để lang thang bụi đời do không nh́n thấy tương lai, thậm chí trở thành nghiện ngập hoặc buôn bán x́ ke ma tuư. Ông cũng thừa nhận sự kiện mua bán bằng cấp, cộng với quyết định thêm điểm như là một ưu đăi của đảng dành cho cán bộ học bổ túc để nâng cao tŕnh độ, nhưng thực tế đă dẫn đến t́nh trạng bằng cấp cao hơn nhiều so với tŕnh độ thật sự của người sử dụng bằng cấp loại đó, thậm chí có người có bằng trung học phổ thông mà nói một câu tiếng Việt cũng không chính xác nữa. Cũng theo ông Lâm, từ năm 1990, chánh phủ không có sự quan tâm nào đến giáo dục, cho đến năm vừa qua mới được ngó ngàng. Hiện nay, tất cả học sinh trong hệ thống trường công đều phải đóng học phí. Học sinh mẫu giáo, tùy theo quận huyện, từ 1 triệu đến 3 triệu đồng Việt Nam một năm.

Chúng ta biết rằng, không một quốc gia văn minh nào trên thế giới lại bắt học sinh tiểu học đóng học phí cả, bởi v́ tại các quốc gia đó cho dù có nghèo đến mấy đi nữa, chánh phủ vẫn áp dụng chính sách cưỡng bách giáo dục đến hết bậc tiểu học, để mọi công dân có tŕnh độ học vấn tối thiểu là bậc tiểu học. Đó là trách nhiệm của chánh phủ nghèo như chánh phủ Việt Nam chẳng hạn. Trong khi những quốc gia phát triển, thường là cưỡng bách giáo dục công dân của họ đến hết bậc trung học.

Trong bản tin ngày 14 tháng 1năm 2003 của đài Á Châu Tự Do, giáo sư Hoàng Tụy đă gióng lên tiêng chuông cảnh báo về ‘sự nguy kịch của nền giáo dục tại Việt Nam’. Ông dẫn chứng, năm học 2001-2002, trong tổng số 1 triệu 5 trăm ngàn thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có đến 1 triệu thí sinh, tức 2 phần 3, chỉ đạt số điểm 10/ 30, tức là điểm cao nhất của thí sinh cũng chỉ bằng 1/3 của điểm tối đa thôi. Nói rơ hơn, điểm tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm học đó, b́nh quân chỉ đạt điểm 8/30 thôi, vậy mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đă rất hảnh diện khi công bố kết quả đó như là một thành công của giáo dục Việt Nam! Tại sao điểm thấp như vậy mà số học sinh tốt nghiệp th́ cao? Cái cốt lơi của vấn đề là ‘tiêu chuẩn tốt nghiệp’. Điều đó được hiểu là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đưa ra điểm tiêu chuẩn cho mùa thi 2001-2002 là quá thấp.

Tại Việt Nam, tổ chức và quản trị xă hội nói chung, tổ chức và quản trị từng ngành sinh hoạt nói riêng, nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam cần có những con số để phô trương điều mà họ gọi là ‘đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu’, chớ họ không cần đến phẩm chất của những kết quả trong xă hội. Bởi họ thừa biết phẩm chất giáo dục, cũng như phẩm chất của mọi ngành sinh hoạt trong xă hội dưới quyền cai trị của họ là thế nào rồi. Thật sự họ chỉ cần những người mà họ giáo dục, luôn luôn trung thành với đảng, chết cho đảng, mà họ gọi đó là ‘phẩm chất đạo đức cách mạng’. Do vậy mà chúng ta không lạ ǵ với hầu hết tuổi trẻ trong nước, tuy có những văn bằng tương đương với tuổi trẻ hải ngoại nhưng kiến thức th́ kém xa.



-- (Anh_Tám@Phu_Cao_Su.Mitchelin), December 18, 2004

Answers

Response to GiĂ¡o Dục Tại Việt Nam

Trong tạp chí Sài G̣n Nhỏ phát hành tháng 6 năm 2003, có bài ‘Giáo Dục Việt Nam SOS’ của Phạm Trần. Theo đó th́ tiến sĩ Mai Ngọc Luông, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Phổ Thông của đại học sư phạm Sài G̣n, nói về t́nh trạng có quá nhiều học sinh được xếp vào loại xuất sắc như sau: ‘tỷ lệ học sinh đạt loại xuất sắc quá cao như hiện nay, không phản ảnh đúng phẩm chất -mà cộng sản gọi là chất lượng- dạy và học ở bậc tiểu học’. Ông cũng cho rằng, các trường thường xuyên chịu sức ép từ nhiều phía nhiều cấp, buộc nhà trường phải làm dối nói dối để nâng điểm cho học sinh không bị ở lại lớp. Nâng điểm từ cách ra đề thi, cách chấm thi, và cách nâng điểm cho học sinh kém, dở. Nhưng ai gây sức ép để hệ thống giáo dục được đánh giá là đạt thành tích dạy và học? Thắc mắc này được trả lời từ nhiều giới trong một cuộc thảo luận trên mạng lưới của Vietnamnet vào đầu tháng 6 năm 2003. Thưa quí vị, những người góp ư đều không bỏ dấu, nên họ tên, nhất là tên có thể đoán không chính xác. Và đây là một số trong số những e-mail góp ư:

- E-mail của bạn Lương hay Luông. Là một công dân Việt Nam, tôi luôn luôn cảm thấy bức xúc trước bộ mặt diêm dúa của nền giáo dục hiện nay, mà trách nhiệm đầu tiên phải là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (xin gọi tắt là Bộ Giáo Dục), những con người đang lèo lái con tàu giáo dục nước nhà, nhưng họ lại đang tạo ra một thế hệ học sinh thuộc loại ‘bác học ảo’. Vô h́nh chung, họ biến các em học sinh thành những con robot xanh xao, và các bậc phụ huynh th́ chẳng c̣n khả năng định hướng cho con em ḿnh. Điểm 9 điểm 10 của học sinh, không phải là phẩm chất giáo dục mà chỉ là giá trị trên trang giấy thôi.

- E-mail của bạn Trúc Sơn. Nói chi nhiều v́ chúng ta nói chỉ chúng ta nghe chớ quan chức nào vào đây mà nghe. Chưa thi mà tỉnh tôi người ta đă phổ biến trong Hội Đồng coi thi là tỉnh ta đang phấn đấu để được xếp hạng đô thị loại 1, phải làm sao cho kết quả thi đổ trên 80%. Nghĩa là các thầy cô phải khoan dung tối đa, để thí sinh có thể xoay xở cho kết quả lên cao.

- E-mail của Ngân hay Ngàn. Thật vô cùng xấu hổ khi sống và làm việc trong cơ chế giáo dục ngày nay. Nó không ra một cái ǵ cả, nó không tốt, nó không xấu, mà là nó tồi tệ! Những nhà giáo có lương tâm không thể chấp nhận nó nhưng cũng không thể chối bỏ nó, bởi v́ tất cả đều do cấp trên chỉ đạo. Nếu ai lớn tiếng đi ngược lại ḍng chảy, người đó bị đào thải ngay. Có nhẹ nhất cũng là không đứng lớp, bị nghỉ việc, và tiếp theo là những ǵ nữa chưa biết. ‘Bệnh thành tích’ đă dung dưỡng cho tính ỷ lại của học sinh, và nó hành hạ các giáo viên đến không thể tưởng tượng nỗi.

- E-mail của bạn Quang Hưng hay Quang Hùng. Thành tích để khoe với ai nhỉ? Thật là kinh ngạc, khi tỷ lệ tốt nghiệp các cấp gần 100%, số học sinh thi đại học đạt điểm 10 trong 3 môn chiếm hơn 90%. Sự thật của những bách phân này đă nói lên sự giả dối, và sự giả dối này rất có hệ thống, giả dối từ người lănh đạo địa phương đến những người làm việc trong ngành giáo dục. Thật đáng báo động! Bạn Hưng hay Hùng nêu câu hỏi với lănh đạo giáo dục: Tại sao nhà nước phải tiêu tốn hằng nhiều tỷ đồng vào những kỳ thi lừa dối, không những không hiệu quả mà rất nguy hiểm khi tạo ra tiền lệ rằng ‘không học cũng đỗ đạt’. Thế hệ trẽ sẽ nghĩ sao khi người lớn cũng mắc bệnh nói dối. Tôi và các bạn tôi chứng kiến diễn ra thường xuyên, từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ thành thị đến thôn quê. Là một người đă trải qua hầu hết các kỳ thi của nền giáo dục Việt Nam, tôi có thể khẳng định là giáo dục Việt Nam kém quá, tụt hậu nhiều quá, nhưng cấp lănh đạo bảo thủ vẫn không chịu thay đổi.

- E-mail của bạn Nguyễn Quốc Tuấn. Dù có giàu trí tưởng tượng đến mấy, tôi cũng không nghĩ ra được là một lớp có 50 học sinh th́ đă có 40 em là xuất sắc rồi. Con cái chúng ta ngày nay có thật sự là giỏi như vậy không? Tôi không phải là một nhà sư phạm nhưng tôi cảm nhận rằng, phương pháp giáo dục của chúng ta đă giết chết những sáng tạo của học tṛ, biến các em thành những con vẹt. Để t́m ra thuốc trị bệnh ‘giáo dục chạy theo thành tích’ th́ hăy đợi đấy. Nhưng theo tôi, đây không phải là bệnh, mà là một thảm họa cho tuổi trẻ Việt Nam!

- E-mail của bà Trần Thị Lan Thủy. Căn bệnh thành tích về thi cử tại Việt Nam, làm cho ngườ́ sĩ phu cảm thấy mắc cở. Tôi là một nhà giáo giảng dạy gần 30 năm, và năm nào cũng chấm thi tốt nghiệp phổ thông. Tôi cảm thấy xấu hổ khi cầm bút chấm bài học sinh không theo lương tâm của một nhà giáo, mà theo mệnh lệnh của cấp trên. Tỷ lệ trên trung b́nh phải báo cáo hằng ngày cho cấp trên, Môn toán tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2002, giáo viên phải chấm đi chấm lại bao nhiêu lần để đạt chỉ tiêu trên trung b́nh mà cấp trên đă ấn định. Sau khi chấm lại lần thứ ba, mới nâng số tốt nghiệp lên đến 55% nhưng không thể nhắm mắt cho điểm để đạt đến 80% theo qui định. Khi chấm bài về, học sinh hỏi: ‘tại sao em không làm được mà điểm của em vẫn trên trung b́nh?’ Là thầy chấm thi, tôi vô cùng xấu hổ và không thể trả lời được!

- E-mail của bạn Hoàng Định Nguyễn hay Nguyễn Đ́nh Hoàng. Nếu ngày hôm nay, chánh phủ không kiên quyết dẹp bỏ vấn nạn này, một vấn nạn trồng trái đắng cho thế hệ trẻ, th́ 10 hay 15 năm sau, họ sẽ dâng hiến cho xă hội một thế hệ què quặt văn hoá và tàn tật về kiến thức. Đó là kết quả của một nền giáo dục đuổi theo thành tích. Lúc đó nước Việt Nam sẽ như thế nào? Ai sẽ thu hoạch những quả đắng ấy? Ai sẽ mỉm cười với thành tích xưa, thành tích của cái ngày mà họ đă gieo trái đắng? Tôi nghĩ, hầu như tất cả đều chờ đợi ‘giọt nước làm tràn ly nước’, v́ đây là một thảm họa!

- E-mail của bạn Lê Văn Khiêm. Chẳng cứ ǵ giáo dục, xă hội Việt Nam từng chứng kiến bệnh chạy theo thành tích của các địa phương, các ngành. Bằng chứng ư? Đây, cái vụ xe buưt lắp ráp phẩm chất kém là do chạy đua thành tích, hoàn thành đúng thời hạn nhân lễ Lao Động. Một số hăng xe của Tổng Công Ty Cơ Khí Giao Thông Vận Tải, giao cho thành phố Hà Nội 36 xe buưt mới xuất xưởng, nhưng chỉ chạy được vài ngày th́ hỏng toàn diện: máy nóng, nước sôi, hỏng điều ḥa không khí, ..v..v.. Về thành tích chạy theo thành tích trong ngành giáo dục, bạn Khiêm nói tiếp. Đó là sự thật, v́ lănh đạo cấp trên chẳng thích thú ǵ khi nhận báo cáo tỷ lệ tốt nghiệp thấp. Mới đây, một em thí sinh được căn dặn: cháu làm bài là tốt rồi, nhưng cháu cũng cần tạo điều kiện cho các bạn khác làm tốt nữa nghe. Lời dặn này có nghĩa là em này phải cho các bạn ngồi cạnh copy bài đấy.

- E-mail của bạn Hưng hay Hùng. Tương lai giáo dục của Việt Nam quả là đáng sợ. Em là người vừa qua kỳ thi năm ngoái. Quả thật đó là một kỳ thi mang thủ tục nhiều hơn là tŕnh độ của học sinh. Coi thi th́ cực kỳ không nghiêm túc, thí sinh cứ tự nhiên mở đáp án coi ngay tại chổ, c̣n chấm thi th́ khỏi phải nói, cứ theo lệnh mà chấm. Bản thân em trong quá tŕnh làm bài đă chỉ cho rất nhiều bạn, em biết điều đó là sai nhưng không thể làm khác, v́ t́nh h́nh chung là như vậy.

- E-mail của bạn Trần Thanh Dung hay Dũng. Tôi thấy những người tham gia diễn đàn này rất chính đáng, nhưng liệu có ai chịu nghe chúng ta không? Theo tôi, người đứng đầu Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, h́nh như chưa được giáo dục nhiều, nên đem cả thế hệ ra làm thí nghiệm như những ǵ họ đă làm trước đây.

Tóm lại. Chính sách giáo dục trong mục đích đào tạo thần dân để vâng lời của lănh đạo cộng sản Việt Nam trong 28 năm qua, vẫn không ǵ thay đổi. Nói cho đúng là có thay đổi, nhưng chỉ thay đổi phơn phớt ở bề mặt với những tổ chức lớn hơn, tên gọi văn minh hơn chớ không như ‘xưỡng đẻ, cầu ỉa, hay cái nồi ngồi trên cái cốc (phin cà phê)’,. . . nhưng về phẩm chất giáo dục th́ không thay đổi ǵ cả nếu không nói là tệ hơn trước, tệ đến mức những bằng cấp loại thêm điểm và loại nâng đỡ, đă giúp cho đảng viên hàng lănh đạo đảng lẫn lănh đạo nhà nước ở các cấp các ngành, có bằng cấp nhiều hơn, có bằng cấp cao hơn, nhưng thực chất th́ nền giáo dục xă hội chủ nghĩa đă tạo nên những cái đầu thiếu thật thà nhưng thừa dối trá, những trái tim thiếu nhân ái nhưng thừa ác độc, và những hành động thiếu lương thiện nhưng thừa gian manh. Đây là thảm họa đau đớn nhất đối với quê hương dân tộc, v́ văn hoá giáo dục là nền tảng đưa đất nước phát triển trong bối cảnh chung của quốc tế, hay dẫn đất nước về phía sau trong ư nghĩa thụt lùi lạc hậu.

Cũng xin nhắc lại rằng, một du sinh Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, đă dấu tên khi anh gởi tâm sự của anh đến các bạn trẻ hải ngoại. Trong đó, lời tâm sự sau cùng của anh như sau: “Ngày nay đảng cộng sản sợ nhất là cái ǵ? Họ sợ nhất là tuổi trẻ làm chính trị. Nói cho đúng là họ rất sợ. Bằng chứng là ngay trong nước, họ thả lỏng cho tuổi trẻ muốn làm ǵ th́ làm, v́ đối với nhà cầm quyền th́ ăn cướp hay giết người cũng không nguy hiểm bằng làm chính trị ‘’.

Và trước thảm họa giáo dục trên quê hương Việt Nam, tuổi trẻ trong nước lẫn hải ngoại, các bạn trong t́nh trạng sẳn sàng đứng dậy rồi chứ? Nào, chúng ta cùng đứng lên quật ngả chế độ độc tài, cùng nhau xây dựng đất nước phát triển một cách tự nhiên như cái tự nhiên của con người khi hít thở không khí vậy./.

Houston, cuối hè 2003



-- (Anh_Tám@Phu_Cao_Su.Mitchelin), December 18, 2004.


Moderation questions? read the FAQ