Nhân Quyền- Điểm hẹn văn minh cho Việt Nam bước vào thế kỷ XXIgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bài thuyết tŕnh của B́nh luận gia Nguyễn Hữu Hoạt tại Paris với chủ đề:Nhân Quyền- Điểm hẹn văn minh cho Việt Nam bước vào thế kỷ XXI
Nguyễn Hữu Hoạt Dân Quyền Online Kính thưa tất cả quư vị Lần nầy tôi trở lại thành phố Paris trong chiều hướng suy tư khác hơn với lần trước đây. Tôi muốn được nhấn mạnh ở phạm trù suy tư khác hơn v́ nhân loại đang chuẩn bị bước đến thế kỷ XXI. Dĩ nhiên mọi chuyển động của nó đều có những thuận chiều và đối nghịch lẫn nhau. Xét cho cùng động tử thuận và nghịch đều có những ưu và khuyết điểm của nó nếu chúng ta nh́n ngắm dưới một cách vô tư và công bằng. Điều khác hơn nữa, trước đây khi đến Paris tôi đă xuống phi trường Orly, nhưng lần nầy tôi lại xuống phi trường Charles de Gaulle. Động từ bước xuống và quan sát không khác nhau bao nhiêu v́ nó chỉ là động từ. Tuy nhiên nhận thức(perception) về bản chất nguyên thủy của danh từ Orly và Charles de Gaulle th́ lạị có những đối nghịch về hoàn cảnh, nhưng không khác nhau ở mục đích. Bởi lẽ em bé Do Thái mang tên Orly đă trốn chạy quân Hiller t́m kiếm tự do và nhân bản đến nỗi phải chết trên rừng một cách tội nghiệp và thảm thương. Riêng Charles de Gaulle đối với người Pháp hôm nay và thực dân Pháp hôm qua th́ cho rằng De Gaulle là vị anh hùng đă giải thoát tự do cho dân tộc của họ. Tôi tôn trọng và ngưỡng phục ư tưởng đó của mỗi người công dân nước Pháp. Tuy nhiên, đối với cá nhân chúng tôi, một con người mang bản sắc Việt tộc th́ ngược lại cho rằng thành phố Paris tráng lệ ngày hôm nay là nhờ một phần ở sự bóc lột xương máu và tài nguyên của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài 80 năm lịch sử làm nên. Trong đó ông nội tôi, cha tôi, bác tôi, anh tôi và những anh hùng Việt Nam khác đă bị thực dân giết hại không ngoài mục đích củng cố địa vị của bọn thực dân và sự phồn thịnh của nước Pháp. Có lẽ v́ thế, cứ mỗi lần tôi đến nước Pháp, nh́n nước Pháp và con người, tôi có những định kiến mông lung trong quá khứ, suy tư về hiện tại và đắn đo ở tương lai. Tôi gọi nơi đây chính là quê hương của kẻ ngoại và cựu thù, quê hương của những tên thực dân đă từng hiếp dâm, đốt nhà, cướp của và phá đ́nh làng nơi thờ cúng tổ tiên của chúng ta. Chua chát và khôi hài hơn nữa, vào năm tôi chào đời tại Quảng Nam, cũng tại nơi đây, trong điện Chaillot đă công bố tuyên ngôn chung của bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” do một người Pháp tên là René Cassin sọan thảo và đă được 40 quốc gia bỏ phiếu thuận và 8 quốc gia bỏ phiếu trắng gồm có Liên Sô, Ba Lan, Bilelorussie, Ukraine, Yougoslavie và Tchecoslovaquite và hai quốc gia vắng mặt (Yemen và Honduras). ĐÀiều khôi hài nhất Thực Dân Pháp và Đế Quốc Anh là người cổ cơ để bản văn kia được ra đời, nhưng họ lại là hai quốc gia không muốn phổ biến rộng răi, bởi trong thời điểm đó Anh và Pháp hiện đang c̣n theo đuổi chính sách thuộc địa. Tệ hại hơn nữa khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chưa ráo mực, cũng chính những chức năng kư vào bản tuyên ngôn lại là những tên thực dân cổ vỏ cho việc chém giết đồng bào tôi tại Việt Nam. Nh́n lại gịng sử ấy, tôi ư thức và hiểu được nhu cầu khẩn thiết cho việc ra đời của Tuyên Ngôn Nhân Quyền, tôi đă đọc và đă hiểu cũng như đă thấy được những khó khăn của bà Eleanor Roosevelt (phu nhân Tổng Thống Hoa Kỳ) khi điều hành ban sọan thảo tuyên ngôn. Tôi đă ḥ reo vỗ tay và ngợi khen nội dung thực tiển của nó, v́ nó đă nói lên và bảo vệ bởi những yếu tố thành văn để bảo vệ thứ quyền nhân vị của con người. C̣n nữa, tôi vỗ tay bởi lẽ, ít ra trên căn bản ngọn gió nhân quyền được chứa đựng 30 điều khẳng định về quyền làm người được ra đời, để rồi sau đó gần 50 thập niên sau Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc Anna nói rằng” Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”. Dĩ nhiên cho tất cả con người trong đó có đồng bào tôi, đồng bào Việt Nam. Song song với niềm vui đó, trong tôi nỗi xót xa chua chát vẫn chạy ngược ḍng. Bởi lẽ, ô hay! Ngôn từ chuyển tiếp của nhân quyền sao mà tuyệt vời đến thế? Đất nước tôi, đồng bào tôi nhà tan cửa nát, thực dân Pháp và tay sai thay phiên nhau bức hại sao chẳng thấy ai, những kẻ đă từng soạn thảo, khuyến khích, vinh danh, tung hô và tḥ tay kư vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền lên tiếng hay can thiệp vào? Ngược lại những cha đẻ (father founder) lại c̣n hổ trợ và viện trợ trực tiếp cũng như gián tiếp cho thực dân Pháp xâm lấn nước tôi, trong đó có Anh và Mỹ. Kém may mắn và thê lương hơn nữa, dân tộc Kampuchia trải qua thời kỳ đen tối nhất lịch sử của họ do bởi hành động diệt chủng của Pol Pot, kẻ nội thù của dân tộc Kampuchia. Cả thế giới đă hoảng hốt và ghê tởm khi nh́n thấy h́nh ảnh một “Killing Field”. Thế nhưng khi hành động diệt chủng của Pot Pot bắt đầu chẳng thấy một ai lên tiếng để chận đứng hành động diệt chủng đó. Than ơi! Sao chua chát và phủ phàng đến thế? Thưa quư vị, Nói đến đây tôi chợt nhớ lại từ Đông sang Tây có những phù hợp tương đồng được phát sinh từ bên trong của những tư duy sáng tạo. Thứ nhất, John Lock đă đưa ra chủ thuyết tam quyền phân lập (nội chính), thứ hai Tôn Trung Sơn lại đưa Tam Dân Chủ Nghĩa. Cả hai từ John Lock cho đến Tôn Trung Sơn đều có một cái nh́n về căn bản của nền dân chủ pháp trị, dân chủ tự tồn và dân chủ độc lập. Và nếu Lock quan niệm cơ cấu một chính quyền phải được thành lập bởi Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp dùng để duy tŕ tính chất và nền móng cho nền dân chủ phát triển để xây dựng đất nước, th́ ngược lại Tôn Trung Sơn chủ trương quyền căn bản của dân tộc, trong đó yếu tố dân tộc tự quyết là một điều (element) trong bản tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền. Gần hơn nữa đối tượng M.L King, Macom X hay Rosa Park, người đàn bà da đen không chịu nhường ghế trên xe bus cho người da trắng tại Montgomery là những hành động cụ thể biểu dương và bảo vệ tính cách nhân vị của con người. Thật vậy, nhân vị của con người được đ̣i hỏi không phải chỉ có riêng người dân da đen hay các sắc dân nào khác hơn, kể cả tại Ấn Độä chế độ thuộc địa của Đế Quốc Anh cũng phải đầu hàng với trào lưu cải tiến của tiến tŕnh nhân bản dân chủ, nên chế độ bảo hộ của Đế quốc đă bị đào thải bởi sức đề kháng qua tinh thần đấu tranh bất bạo động của người dân Ấn qua các phong trào đ̣i quyền tự do nhân bản dưới sự lănh đạo của Thánh Gandi, buộc Đế Quốc Anh phải trao trả độc lập cho dân Ấn vào năm 1947. Từ những xúc tác đấu tranh giành quyền tự do nhân vị và các quyền căn bản tự quyết của các dân tộc trên khắp thế giới, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ra đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1948. Dĩ nhiên bản văn trên khi được thành văn là nhờ ở sự đóng góp máu xương của nhiều sắc dân, trong đó dân tộc Việt Nam chúng ta đă gián tiếp và trực tiếp vun xới cây Nhân Quyền bằng các cuộc đấu tranh đẩm máu qua các giai đoạn sử kư tạo thành giao điểm (điểm hẹn) lịch sử bằng lư do căn bản trong điều khoản thứ nhất của Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Mọi người sinh ra đều được tự do và b́nh đẳng về phẩm giá và quyền lợi). Chính v́ thế ở vào giữa thập niên 20, 30, 40 các nhà cách mạng Việt Nam trong đó có Trần Quư Cáp, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu La Nguyễn Thành, Phan Châu Trinh, Phan Thành Tài v.v... bằng gậy tầm vông và trang bị bởi tinh thần Thánh Gióng đă nhất tề đứng dậy vận động cuộc đấu tranh toàn diện, toàn giới, cả nước, mọi nơi, từ thành thị cho đến thôn quê để đ̣i hỏi dân quyền dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Chắc hẳn trong chúng ta vẫn c̣n nhớ phong trào chống lại xâu cao thuế nặng và đ̣i tự do dân chủ của chí sĩ Phan Châu Trinh lănh đạo tại Quảng Nam đă là tiếng chuông ngân măi trong ḍng sống Việt.
-- Lấy Ư Nhân Thắng Cường Bạo (Việt_Nhân@Filson.Com), December 16, 2004
Tiếng chuông ấy chẳng những chỉ cảnh tĩnh ở khúc quanh lịch sử mà c̣n là ngọn lửa soi sáng cho thế hệ mai sau. Từ những cốt lơi trên, thực dân Pháp và quân phiệt Nhật không c̣n lối thoát nào khác hơn đă phải chấp nhận cuộc tháo chạy bởi ḷng bộc phát ở dân tộc phục hoạt yếu tố dân quyền. Mặc dầu cuộc tháo chạy trên của thực dân và quân phiệt không do bởi những ràng buộc của Tuyên Ngôn Nhân Quyền, mà do chính ḷng đoàn kết của khối đại dân tộc Việt đóng vai tṛ chủ lực. Tuy nhiên các điều khoản trong văn kiện nhân quyền đă là kích thích tố và c̣n là động cơ đưa con người bước vào những quy luật được quốc tế đặt ra. Từ những căn cơ bên ngoài và các manh nha bên trong, đất nước ta khi bắt đầu rời bỏ chế độ quân chủ, lại gặp phải chế độ nô dịch ngoại lai. Trên lư thuyết họ h́nh thành một định chế dân chủ cũng theo khuôn mẫu của Lock, nhưng đàng sau được lèo lái bởi những tên tư bản đỏ. V́ thế, dân quyền đối với người Việt Nam vẫn c̣n là một đề tài nhức nhối cần phải được lật ngược và bàn căi hầu đáp ứng được ước vọng quần chúng dựa theo các quy luật hữu thệ và tự nhiên của con người kinh qua các định chế chính trị dân chủ phát sinh ở sản phẩm của trí tuệ mà ra. Chính v́ thế, bức thông điệp Nhân Quyền phải được các cơ phận thừa sai thi hành một cách tuyệt đối và đúng đắn, trong mục đích chuyển hóa các định chế chính quyền từ chỗ độc tài trở thành dân chủ, khổ đau trở thành hạnh phúc và lạc hậu trở thành văn minh, đúng như lời Đức Phật Thích Ca đă thuyết giảng tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2500 năm. Thưa quư vị, Chuyển hóa chính quyền từ độc tài trở thành dân chủ, tôn trọng phẩm giá của con người và “mọi cá nhân đều có quyền sống, quyền tự do, quyền an ninh bản thân” thuộc về điều khoản số 5 trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Hành động chuyển hóa chính quyền từ chỗ độc tài trở thành dân chủ là một định nghĩa rơ ràng và xác thực trong tư tưởng của Đức Thích Ca đưa ra làm căn bản cho một chính quyền đại nghị, dân chủ hầu kiến dựng đất nước trần thế. Chính v́ thế, đất nước ta trải qua những thăng trầm trong các giai đọan lịch sử, Phật Giáo Việt Nam lấy từ căn bản đó đă đóng góp tích cực vào việc bảo vệ quyền làm người, quyền tự do tín ngưỡng để hoằng dương đạo pháp và xây dựng đất nước, chống lại mọi hành động thống trị của các đế quốc khác. Do đó, trong suốt cuộc chiến chống lại thực dân, con người Phật Giáo nói riêng và Việt Nam nói chung đă ư thức rơ rệt và hành xử một cách khẩn cấp phân minh, đứng đắn trong vai tṛ và vị trí của ḿnh, cũng như trong cuộc chiến chống lại các nô dịch văn hóa, Phật Giáo đă biến ḿnh trở thành những chiến sĩ nghĩa quân trân trọng bảo vệ thành tŕ văn hóa dân tộc bất khả xâm.Từ những nhận thức trên, giai đoạn hiện nay và kế tiếp người Việt Nam nói chung, không có sự khác biệt ở yếu tố địa dư hay tôn giáo sẽ tiếp tục lên đường quyết tâm đ̣i hỏi đúng và trọn vẹn vai tṛ của ḿnh cũng như ư thức về quyền nhân vị, đặt tổ quốc lên trên và sẽ coi ḿnh như một lực lượng ṇng cốt, yêu tổ quốc, chủ lực của dân tộc sẵn sàng xung xích vào bất cứ hoàn cảnh nào, để có thể thích hợp và ḥa đồng cùng mọi xu thế thời đại trong đó hệ tư tưởng dựng nước cứu người là yếu tố duy nhất, lưỡng nghi, trên cao, trước hết và có sự đồng thuận của đại đa số dân tộc. Trọng tâm và thực tiển hơn nữa, bức thông điệp Nhân Quyền khi khởi sinh vào năm 1948 đă đánh dấu tiến tŕnh văn minh của nhân loại có sự đồng thuận và đáp ứng khát vọng của con người. .
Ấy cũng là trọng tâm của cuộc hội luận hôm nay trước điểm hẹn văn minh cho Việt Nam bước vào thế kỷ 21 và cũng là những trăn trở của chúng ta đối với quê hương đất nước. Xin cám ơn quư vị đă chia xẻ và lắng nghe bài tham luận nầy. Thành thật cảm ơn quư vị. _____________________________________________________________________ ___ Dân Quyền thiết kế và giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ư kiến, phê b́nh. Địa chỉ: 2800 N. Classen BLVD Suite 102 Oklahoma City, OK 73106 Điện thoại (405) 525-3881 Fax: (405) 692-8558
-- Lấy Ư Nhân Thắng Cường Bạo (Việt_Nhân@Filson.Com), December 16, 2004.