Khoảng cách lớn ở Việt Namgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
02 Tháng 12 2004 - Cập nhật 15h13 GMTKhoảng cách lớn ở Việt Nam
Phóng viên David Fullbrook của báo Asia Times Online trong chuyến đi Việt Nam gần đây có một loạt bài nói về những diễn biến kinh tế - xã hội.
Bài viết mới nhất, đăng ngày 1-12, đề cập đến khoảng cách giữa khu vực tư doanh - quốc doanh, giữa hai miền Nam Bắc trong lĩnh vực kinh tế hiện nay.
Dưới đây là trích đoạn bài báo này:
Đầu thập niên 1990, các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam rất lạc quan. Vài năm sau, họ ra đi, chán nản trước những hợp đồng không đi đến đâu, điều lệ không hợp lý và bộ máy hành chính ngột ngạt.
Tình hình hiện nay có vẻ tiến bộ hơn, kinh tế tăng trưởng và các nhà đầu tư, đặc biệt từ Nhật, Nam Hàn và Đài Loan, quay trở lại.
Kevin Snowball, giám đốc của PXP Vietnam Asset Management, nói: “Chất lượng sản xuất ở Việt Nam cao hơn hầu hết mọI nơi khác. Nhiều người đã chuyển địa điểm làm hàng da giày từ Indonesia và Trung Quốc về đây.”
Các hiệp ước thương mại đã giúp tạo nên các hợp đồng – và kinh nghiệm – cho khu vực tư nhân đang phát triển ở Việt Nam.
Hàng dệt may xuất sang Mỹ, năm 2001 mới ở mức 50 triệu đôla, đã tăng vọt lên 950 triệu đôla vào năm 2002. Ông Snowball nói, “Hoa Kỳ không đoán được Việt Nam sẽ đẩy cửa mở nhanh như thế. Kết quả đến năm 2003 Mỹ đưa ra hạn ngạch quota. Đến tháng Sáu năm ấy, hạn ngạch đã đầy.”
Một điều không may là việc bãI bỏ quota của WTO sắp tớI đe dọa việc kinh doanh của các công ty Việt Nam, nhưng có lẽ sẽ không lâu. “Có lẽ Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng cách nhắm đến khu vực cao cấp hơn,” Snowball nói.
Cuộc cách mạng nhanh chóng trong khu vực tư doanh cho thấy linh cảm của ông có thể không quá xa xôi. Các công ty đang cảI tiến, nhận thức được rằng họ không thể chỉ dựa vào hàng xuất khẩu và giá rẻ.
Nhiều người giàu hơn
Không khó để nhận ra kinh tế đang đi lên vào lúc khu vực tư doanh phát triển. Trong vàI năm qua, xe máy đã tràn ngập đường phố; xích lô này trở thành hiếm hoi ở Hà NộI và TP. HCM. Các hiệu xe Nhật, châu Âu và Mỹ ngày càng phổ biến. Nạn kẹt xe kiểu Bangkok có thể sắp diễn ra.
Một ngườI quản lý nước ngoài trong ngành năng lượng vớI hai thập niên kinh nghiệm ở Đông Nam Á cho hay: “Nhiều người đang kiếm được nhiều tiền, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, trong ngành tôm, cá, nông nghiệp. Ta thấy một trong những dấu hiệu của điều này qua thị trường nhà đất. Giá cả tăng vọt. Họ không để tiền trong ngân hàng, không mua cổ phiếu, họ mua đất.”
“Quả bóng bất động sản rất có thể sắp căng quá mức. Bốn năm trước, ngườI ta có thể trả 200.000 đôla cho một căn nhà ở TP. HCM; rồi sáu tháng trước đây, có người đến mua với giá 500.000 đôla.”
ĐốI vớI Jim Eckes, giám đốc điều hành của Indowiss Aviation và từng làm việc ở Nam Việt Nam bảy năm trong thập niên 1960 và 70, sự phát triển nhanh của khu vực tư doanh và sự biến đổi của Vietnam Airlines từ doanh nghiệp nhà nước lỗ lã thành tập đoàn kinh doanh lớn, không phải là điều ngạc nhiên.
“Chúng ta đang chứng kiến một ví dụ về kỹ năng kinh doanh bẩm sinh của người Việt. Họ hấp thụ kỹ năng này nhanh chóng.”
Năm nay, Vietnam Airlines dự báo sẽ chở khoảng năm triệu hành khách; đến 2010 con số này dự kiến tăng gấp đôi. Đó có thể là một ước đoán thấp. Thỏa thuận dịch vụ bay giữa Mỹ và Việt Nam năm ngoáI cho phép mở rộng chuyến bay giữa hai nước trong mấy năm tới.
Quốc doanh - tư doanh
Nhưng hãng hàng không nhà nước là một ngoạI lệ. Hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, hoặc từng do nhà nước quản lý, có thể không ăn nên làm ra như vậy.
Sự minh bạch, hay đúng hơn là sự thiếu minh bạch, là vấn đề cho cả ngườI Việt và nhà đầu tư nước ngoài. Một chuyên viên châu Âu nóI với điều kiện giấu tên, “Minh bạch là vấn đề lớn. Công ty hàng hảI chúng tôi thậm chí không có được số liệu vận chuyển tàu thuyền.”
Sự khác biệt giữa khu vực tư doanh và nhà nước có một hệ luận mang tính chất địa lý. Khoảng 85% ngân sách nhà nước là nhờ vào TP. HCM và Vũng Tàu. Tuy vậy, chi phí nhà nước dành cho miền bắc nhiều hơn khoản đóng góp của khu vực này.
Một số quan sát viên cho rằng nếu không có điều này, khoảng cách kinh tế giữa hai khu vực sẽ tương tự khoảng cách giữa Nam và Bắc Hàn. Một người nói, “Tôi nghĩ miền Nam đang đi trước, miền Bắc chỉ theo sau.”
NgườI này, giống như các nhà đầu tư khác, nói chung vẫn tỏ ra lạc quan, ấn tượng bởi các cải cách đưa ra đầu thập niên này.
Cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc, mặc dù chưa hoàn thiện, nhưng soi rọi đường cho Việt Nam. “Tôi nghĩ họ sẽ đi theo hướng Trung Quốc, và sẽ vào WTO cuốI năm 2005. Theo tôi, điều gì xảy ra ở Trung Quốc hôm nay, sẽ xảy ra ở Việt Nam ngày mai.”
Cải cách doanh nghiệp nhà nước không bao giờ dễ dàng, nhất là khi chuyển từ một hệ thống kinh tế này sang hệ thống khác, và đồng thờI phải cố gắng nâng cao mức sống. Ngay cả Đông Đức vẫn còn theo sau Tây Đức ở nhiều chỉ số, tuy đã 15 năm sau khi thống nhất.
Việt Nam đã đi xa kể từ khi Đổi mới bắt đầu 18 năm trước, nhưng vẫn còn một con đường dài trước mặt để có thể là một nước cạnh tranh mạnh mẽ về nông nghiệp và sản xuất.
........................................................................................................................
Lê Thoa, TP. HCM Theo tôi nghĩ, kinh tế miền Nam phát triển mạnh v́ nơi đây tập trung 3 thành phần "mũi nhọn" về kinh doanh là người Bắc di dân, người Trung di dân, và người Hoa di dân. Người di dân luôn luôn dám đột phá, xông xáo và thường thành công hơn người bản địa. Cùng là người Bắc, người Trung nhưng nếu họ ở lại quê họ th́ có lẽ sẽ nghèo không ngóc đầu nổi, nhưng đi nơi khác th́ lại thành công. Điều này cũng đă xảy ra với Hoa kiều ở Đông Nam Á(nếu c̣n ở TQ th́ chắc họ cũng chỉ nghèo mạt rệp thôi), hay các di dân từ Á, Âu, Mỹ La-tinh đi sang Mỹ, Canada và Úc.
Tôi không đồng ư với bạn Nguyễn Chung v́ miền Nam thật ra chả cần miền Bắc chi viện. Nhưng sau 75 cả nước bị "tŕ trệ giả tạo" do chính sách bao cấp và cải tạo công, thương, nông nghiệp sai lầm cho nên hạt bo-bo phải chẻ làm tư. Chỉ cần được cởi trói là kinh tế miền Nam bùng lên lại ngay như hiện nay.
Như vậy th́ làm sao để giúp các vùng nghèo ở miền Bắc và miền Trung? Câu trả lời không dể chút nào. Nhưng có thể là một h́nh thức "di dân ngược". Tức là người Bắc, Trung, Nam, Hoa đă thành công ở miền Nam và thậm chí cả người nước ngoài sẽ trở lại đầu tư vào các vùng nghèo. Tuy nhiên, các đầu tư có khả năng thành công nhiều khi buộc dân bản địa phải bỏ lối sống lâu đời mà họ đă quen. Ví dụ như phải bỏ nghề nông ở một vùng cằn cơi để chuyển sang làm công cho dịch vụ du lịch chẳng hạn.
Hùng, Denver Một số bạn chỉ mới nghe nói đến rằng Vũng Tàu và TPHCM cộng lại đóng góp được 85% ngân sách nhà nước là đă vội đi đến kết luận nọ kia mà ko để ư rằng ngân sách Vũng Tàu đến từ nguồn dàu mỏ là chủ yếu. Theo báo chí Việt Nam th́ TPHCM năm 2003 nộp ngân sách khoảng 1/3 cả nước, tức là khoảng 33%, vậy th́ nếu TPHCM + Vũng Tàu đóng 85% th́ nghĩa là Vũng Tàu đóng góp khoảng 50%, nhiều hơn nhiều so với TPHCM đó! Bây giờ nếu giả sử Hà Nội nộp ngân sách khoảng 10% thôi th́ cũng đă tốt rồi, v́ các bạn nên nhớ rằng TPHCM rộng gấp 3 Hà Nội (nếu ko hơn), và dân số của TPHCM cũng khoảng gấp 3 Hà Nội nốt! Vậy nếu tính b́nh quân trên dân số và trên diện tích th́ TPHCM đóng góp hơn được HN bao nhiêu đâu?
Thính giả ẩn danh Trước và sau 1975 tôi đă làm những công việc liên quan đến công nghệ từ ấn loát cho đến cơ khí tại miền nam, nhất là tại những địa bàn Sài G̣n, Chợ Lớn, Biên Hoà, và Đà Lạt (nha đồ bản) . Tôi cũng được tiếp xúc với nhiều chuyên viên kỹ thuật từ miền bắc vô, họ từng được đào tạo tại các nước xă hội chủ nghĩa . Họ đă thẳng thắn bày tỏ sự ngạc nhiên về sự vượt trội của nền công nghệ nhẹ sẵn có tại miền nam, đều do tư nhân phát triển, nhất là khả năng tự sản xuất các loại dụng cụ, máy móc hàn, tiện và khuôn đúc của các tổ hợp quanh Sài G̣n, Chợ lớn. Các xe vận tải nặng, tàu đánh cá và chở hàng loại trung, chúng tôi chỉ nhập cảng đầu máy, bộ phận truyền lực mà thôi, c̣n bao nhiêu đề tự túc.
Tôi cũng đọc nhiều tuyên dương các "phát minh" tiên tiến tại miền bắc nhưng không có ǵ để học hỏi, mà c̣n lấy làm buồn hơn là phấn khởi. Miền nam khi đó là nguồn cung cấp rất nhiều các đồ dùng tiện ích trong nhà, và linh kiện xe đạp cho đồng bào miền bắc. Tôi nghĩ đồng bào miền bắc trước kia kiếm được tiền không nhiều, nhưng lại không có ǵ đáp ứng nhu cầu nên chỉ biết để dành. Cho nên sau khi đất nước thống nhất, họ là những khách hàng dễ tính và nhiều tiền, đă giúp cho đồng bào miền nam sống sót từ cách tiêu thụ "thượng vàng hạ cám " từ nồi niêu, xoong chảo, muỗng nĩa, xe đạp, xe gắn máy cũ cho đến TV, tủ lạnh cũ.
Chúng ta không nên phân biệt từng miền dưỡi nhăn quan chính trị, về nông nghiệp, kỹ nghệ mỗi nơi đều có những đặc trưng, trở ngại khác nhau, nhưng cần xác định thực tế cho minh bạch th́ mới t́m ra ưu điểm để giúp đất nước chúng ta phát triển đồng đều.
Nguyễn Hải, HCM Ông Vũ Thắng ǵ đó ơi, ông lấy đâu ra số liệu lượng kiều hối gởi về là 2.5 tỷ USD vậy ??? Nói phải có căn cứ chứ ở đây là báo mà biết th́ nói không biết dựa cột mà nghe đừng nói lung tung nhe.
Trương Nhân, SG Bạn Nguyễn Chung nói sai lầm hoàn toàn. Sau năm 75, miền Nam bại trận, th́ làm sao kinh tế phát triển được trong khi nỗi đau chiến tranh c̣n chưa dứt. Bạn có chắc là nếu rút toàn bộ nhân lực miền Bắc miền Nam sẽ không đứng vững ? Bạn nên nhớ đa số người Việt đều từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, ít ai từ Nam ra Bắc mà lập nghiệp cả.
Nguyễn Chung, Phú Thọ Mỗi miền đất nước Việt Nam có một đặc trưng kinh tế riêng. Nếu ở Miền Nam có tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ cao với các nghành kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh th́ ở Miền Bắc lại có các khu công nghiệp nặng, các nhà máy lớn. Tôi hoàn toàn không đồng ư với ư kiến của bạn Nguyễn Hiếu, thử hỏi sau năm 1975 kinh tế Miền Nam có ǵ? Khi đó Miền Bắc đă chi viện rất nhiều cả về người và của để khôi phục lại nền kinh tế Miền Nam. Nếu bây giờ rút toàn bộ nguồn nhân lực người miền Bắc ra khỏi các cơ sở kinh tế ở Miền Nam th́ khi ấy Miền Nam Việt Nam sẽ chẳng hơn ǵ Campuchia cả. Nền kinh tế Miền Nam có tốc độ phát triển như hiện nay là hoàn toàn nhờ vào nguồn nhân lực Miền Bắc.
Lê Thanh, Boston, Hoa Kỳ Tôi là người miền Nam. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của anh Vũ Thắng ở Hà Nội. Tôi xin có một ý kiến bổ sung là: bản tính cần kiệm của người miền Bắc cũng có thể làm cho kinh tế Miền Bắc phát triển chậm hơn miền Nam. Với nền kinh tế thị trường bây giờ thì có người mua mới có kẻ bán. Tôi không nói tiết kiệm là xấu và ăn xài xả láng là tốt. Nhưng đó là một nguyên nhân giáng tiếp có thể làm trì trệ hay kích thích kinh tế. Bạn cứ nghĩ xem, nếu không có người mua thì làm sao mở cơ sở kinh doanh. Và tôi cũng thấy là những người Miền Bắc ở trong Nam tiêu tiền không thua gì người Miền Nam, có khi còn hơn nửa. Cho nên tiêu xài đúng chổ sẽ làm kinh tê! tăng trưởng nhanh. Dĩ nhiên vũ trường và quán nhậu sẽ lãm xã hội bị đồi trụỵ. Nhưng thích thưởng thức những món ăn ngon; thích đi du lịch; thích mua sấm quần áo, xe cộ, nhà cửa, đồ điện tử, xem thể thao, giải trí văn nghệ...sẽ làm kinh tế phát triển. Nhìn vô một nước thấy tỷ lệ tiêu xài cao thì biết là nước họ giàu, và đây cũng là một điều rất quang trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Cám ơn
Vũ Thắng, Hà Nội Theo tôi, ngoài những yếu tố thuận lợi về "nền tảng tư bản chủ nghĩa", miền nam c̣n có một lợi thế vô cùng to lớn là lượng kiều hối khổng lồ của Việt kiều gửi về hàng năm khoảng 2,5 tỉ USD, một con số c̣n lớn hơn cả số vốn ODA mà Việt Nam giải ngân được hàng năm là xấp xỉ 2 tỉ USD. Với nhưng lợi thế về con người, về điều kiện tự nhiên khí hâu, về vốn miền nam phát triển hơn miền Bắc là tất yếu. Tuy nhiên người miền Bắc có nhiều người trung lưu hơn người miền nam ngoài các lư do nhưu các bạn Nguyễn Hiếu nói, c̣n một lư do quan trong nữa là người miền Bắc với bản tính cần kiệm đă tích luỹ được nhiều hơn người miền nam vốn có thói quen làm 10 ăn 9,5. Bằng chứng là số lượng các quán nhậu từ cao cấp đến b́nh dân, quán ! cà phê, vũ trường... ở Sài G̣n nhiều gấp 10 lần Hà Nội. C̣n ở miền tây Nam bộ với điều kiện tư nhiên như vậy rất dễ để có cuộc sống ấm no, đầy đủ nên con người ở đây không có ư chí phấn đấu như người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quang Nam, Quảng Ngăi. Do đó dân trí thấp, chứ không thể đổ tại nhà nước được. Xin cám ơn các bạn đă lắng nghe.
Nguyễn Việt, TP. HCM Bài viết này làm tôi nhớ lại hồi Sea Games, khi mà VN cho tổ chức đồng loạt ở cả hàng chục tỉnh thành khác nhau, mà chủ yếu ở miền Bắc, họ bỏ cả trăm tỷ đồng ra xây dựng hàng loạt nhà thi đấu, sân vận động hiện đại, mới toanh, và tất nhiên một số lớn là nằm ở những tỉnh c̣n nghèo mạt, ăn bám vào ngân sách, nói đúng hơn là miền Nam, như Ninh Binh, Hải Dương...
Tôi cũng hoàn toàn đồng ư với nhận định của bạn Nguyễn Hiếu, thật kỳ lạ, miền Nam è cổ ra làm để nuôi sống một tầng lớp "quư tộc đỏ" ở miền Bắc. Một ví dụ khác, đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa cả nước, lại là vùng có tŕnh độ phát triển xă hội, giáo dục thấp nhất nước.
Tôi không hiểu bạn Phan Hà lấy đâu ra cái nhận định lạ đời "Theo tôi, miền Nam phát triển cao nhưng thiếu yếu tố bền vững. Rất dễ đổ vỡ hay biến động trước các biến cố nhỏ.", ngay cả các chuyên viên kinh tế vườn của ta chắc cũng không dám nói như vậy. Cứ xem t́nh trạng thoi thóp của cái "liên hiệp gang thép Thái Nguyên", từng một thời là niềm tự hào của miền Bắc, th́ có thể thấy rơ xu hướng kinh tế mà miền Bắc đi theo đă gây ra cái ǵ? Bạn Phan Hà nên nhớ là ngay trong SGK dạy ở trường phổ thông cũng giải thích sự vượt trội của nền kinh tế trong nam có phần do những mầm mống của nền kinh tế tư bản. Điều buồn cười là sau 75, HN đă ra sức xoá bỏ cái mầm mống ấy.
Hoàng Tuấn, miền Trung Việt Nam Tôi đồng ư với Nguyễn Hiếu. Tôi có nhận thấy rằng các doanh nghiệp ở phía Nam làm ăn đàng hoàng hơn. Họ giàu có nhờ kinh doanh chân chính. C̣n ở miền Bắc giàu có nhờ sự đầu tư của nhà nước. Ngoài ra còn có việc ăn chặn tiền của các dự án nước ngoài tài trợ, ăn tiền của phân bổ ngân sách cho các tỉnh khác, các bộ ngành trong cả nước. Các đại gia ở miền Trung th́ lại có vấn đề là nhờ phá rừng của Tây Nguyên và buôn lậu gỗ.
Nguyễn Hiếu, TP. HCM Có khoảng cách rất lớn giữa hai miền Nam Bắc nhưng bạn sẽ không hiểu được, nếu bạn không phải là người Việt Nam và sống tại Việt Nam. Tầng lớp thượng lưu, trung lưu hầu hết là người Bắc, chỉ có một số ít những chủ doanh nghiệp tư nhân người Nam là giàu có.
Xét về mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của từng gia đ́nh th́ người Bắc cao hơn hẳn người Nam (v́ đa số cán bộ trong chính quyền cũng như trong công ty Nhà nước là người Bắc). Xét về hoạt động kinh tế th́ miền Nam hiển nhiên cao hơn miền Bắc cho nên ngân sách của Nhà nước là hoàn toàn do miền Nam đóng (chưa kể khoản thu ngân sách từ dầu khí của Bà Rịa Vũng Tàu). Báo chí nước ngoài làm sao lên tiếng để ngăn chặn sự ưu tiên lợi ích theo kiểu địa phương cục bộ này, có như vậy mới tạo được công bằng giữa hai miền.
Nguyễn Phương, St. Louis Bài học về cách mạng xã hội chủ nghĩa và kinh tế: Cách mạng thì "miền Nam đi trước về sau". Kinh tế thì miền Nam đi sau về trước. Cách mạng thì quốc doanh đi trước về sau. Kinh tế thì tư doanh đi sau ăn trước. Dường như cách mạng và kinh tế đi ngược chiều. Người dân biết mà không có chọn lựa nào khác.
Phan Hà, Hà Nội Theo tôi, miền Nam phát triển cao nhưng thiếu yếu tố bền vững. Rất dễ đổ vỡ hay biến động trước các biến cố nhỏ. Miền Bắc có độ ổn định cao hơn nhưng đúng là c̣n nhiều tŕ trệ. Chắc do đặc tính phía bắc ít chịu phiêu lưu mạo hiểm như miền Nam. C̣n không phải do miền Nam đă có phát triển tư bản trước. V́ cơ sở tư bản trước 75 ở miền Nam có đáng ǵ so với cái gọi là tư bản chính thống, toàn nặng về công nghiệp nhỏ.
Quốc Anh, Texas, Hoa Kỳ Theo ý tôi, miền Bắc 'theo sau' miền Nam là điều dĩ nhiên vì miền Nam đã sẵn có cơ sở phát triển tư bản chủ nghĩa. Nguyên tắc phát triển "muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa" dĩ nhiên phải thông qua phát triển tư bản chủ nghĩa.
-- (Hong_Ha@Bach_Dang.Com), December 12, 2004