BẢN KIẾN NGHỊ VỀ QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Ba thang CSVN chua thay thang nao truong mat ra tra loi nhung bai post ve 1 VN tu do dan chu ko tham nhung cho dan cho nuoc ko Mafia Do. Dung bang nhang noi truyen cuu tuong cuop, Ngay hom nay chung ta noi ve truyen 1 VN ko VNCH ko CSVN hay cai goi CHXHCN Lai cang. Thang yeu nuoc o Singapore Su Quan CHXHCN VN nen tra loi cac anh di dung noi truyen tre con nua

BẢN KIẾN NGHỊ VỀ QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ

Nguyễn Đ́nh Lực

Khi các nước đồng minh sau chiến thắng trong thế chiến thứ I ngồi bàn bạc với nhau về tương lai của thế giới, họ đă nhận được một Bản kiến nghị của một nhóm người Việt Nam, được kư bằng cái tên Nguyễn Ái Quốc. Sau này, cái tên đó được hiểu là của ông Hồ Chí Minh - lănh tụ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nói chính xác hơn th́ đây là Bản kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc gửi cho bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Robert Lansing, đang có mặt tại cuộc họp.

Bản kiến nghị đưa ra yêu sách 7 điểm, đ̣i hỏi các quyền tự do, dân chủ cho xứ Đông Dương thuộc Pháp lúc bấy giờ. 7 điểm đó là: ... "1) Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án v́ những hoạt động chính trị 2) Cải tổ nền công lư Đông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lư mà những người Âu châu có, và toàn bộ guồng máy ṭa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An nam. 3) Tự do báo chí và ngôn luận 4) Tự do lập hội và hội họp 5) Tự do di chuyển và xuất ngoại 6) Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho quần chúng. 7) Thay thế chế độ cai trị bằng những sắc luật độc tài bằng một chế độ luật pháp."

Đặt giả thiết ông Nguyễn Ái Quốc c̣n sống và cũng đưa những yêu sách như trên cho chính quyền Việt Nam hiện nay, th́ có lẽ ai cũng nhận thấy rằng, tất cả những yêu sách được đưa ra gần một thế kỷ trước đây vẫn c̣n nguyên giá trị. Và có lẽ người đưa ra yêu sách sẽ lập tức bị chính quyền Hà Nội gán tội, nặng th́ là "gián điệp", "chống phá nhà nước XHCN", nhẹ th́ cũng "lợi dụng quyền tự do dân chủ".

Đ̣i hỏi trả tự do cho tất cả những hoạt động chính trị trong điểm 1 của Bản kiến nghị cũng chính là đ̣i hỏi rất cấp bách hiện nay của những người đấu tranh v́ dân chủ cho Việt Nam đối với chính quyền Hà Nội. Bằng các thủ đoạn đánh tráo các khái niệm, đàn áp những đ̣i hỏi tự do, dân chủ, chính quyền Hà Nội đang giam giữ hoặc quản chế rất nhiều người như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ B́nh... Thậm chí họ "tiến" xa hơn nữa so với chính quyền thực dân Pháp trong mức độ đàn áp người dân khi giam giữ, quản chế cả những người hoạt động tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lư, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và rất nhiều các thượng toạ, đại đức của Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất... V́ vậy mà mới đây quốc hội Hoa Kỳ đă đưa Việt Nam vào diện các nước cần quan tâm đặc biệt về vần đề tự do tôn giáo. Cho nên có thể kết luận, Hà Nội đă sử dụng "toàn bộ guồng máy ṭa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An nam"*.

Hà Nội đă giăy như "đỉa phải vôi" khi thấy bị xếp vào danh sách các nước không có tự do tôn giáo và t́m đủ cách để thanh minh với thế giới, rằng đây chỉ là chuyện hiểu nhầm, hiểu sai về sự thật ở Việt Nam; rằng, đây chỉ là những "luận điệu của những kẻ muốn can thiệp vào công việc nội bộ của VN"; và mỗi nước độc lập có cách hành xử riêng về vấn đề công lư. Họ quên hay không biết rằng trước đó gần thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ yêu sách "Cải tổ nền công lư Đông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lư mà những người Âu châu có"*.

Việc xin ra báo tư nhân của ông Trần Độ, xin thành lập đảng của Nguyễn Vũ B́nh, xin thành lập Hội nhân dân chống tham nhũng của Nhóm Dân Chủ mà đại diện là hai ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê, những bài viết của Nguyễn Đan Quế, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, việc Đại Hội của Giáo hội PGTN... đều là những hành động thực hiện như các quyền "Tự do báo chí và ngôn luận"; "Tự do lập hội và hội họp"*, nhưng tiếc thay cái chế độ mà Nguyễn Ái Quốc đă có công sáng lập và lănh đạo, lại tước đi của người dân Việt Nam những quyền lợi mà ông Nguyễn đă đ̣i hỏi.

Về quyền "Tự do di chuyển và xuất ngoại"* th́ có lẽ có quá nhiều dẫn chứng để chúng minh rằng nó không hề có trong chế độ Việt Nam hiện tại, như việc không cấp hộ chiếu cho các ông Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến đi dự hội nghị quốc tế; ngăn cản việc chữa bệnh của ông Hà Sỹ Phu hay đi du lịch của ông Nguyễn Thanh Giang... Có lẽ đ̣i hỏi này vẫn c̣n quá cao đối với sự tự do hiện nay ở Việt Nam và sau gần 100 năm, nó sẽ vẫn c̣n là một yêu sách cần tiếp tục phải đ̣i.

Vài ư kiến điểm qua một Bản yêu sách đă có từ đầu thế kỷ trước, của một người đă sáng lập ra chế độ hiện nay ở Việt Nam và những điều viết của người đó được coi là tư tưởng của chế độ này, để ta có thể đi đến kết luận, muốn Việt Nam có dân chủ, tự do, phát triển theo kịp các nước trên thế giới th́ điều cần làm đầu tiên là "Thay thế chế độ cai trị bằng những sắc luật độc tài bằng một chế độ luật pháp."*

Viết kỷ niệm nhân tháng ông Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Chú thích: * Trích các yêu sách trong Bản Kiến Nghị.

-------------------------------------------------------------------------------- ©2002 www.canhen.de

-- (Nguoi Yeu Nuoc@KOCS.com), December 07, 2004


Moderation questions? read the FAQ