Gọng Kềm Công An [ Toi Ac cua Cong San Viet Nam ]

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Gọng Kềm Công An

(Trích đoạn "Nỗi Buồn Côi Cút")

Pvm

Mấy ngày trước đó mưa xuân cứ lất phất bay làm cho núi rừng quanh trại lờ mờ như một bức tranh thủy mạc. Đôi khi, trong một thoáng thời gian rảnh rỗi, tạm quên đi thân phận tù đày của bản thân, cảnh núi rừng hùng vĩ ở vùng đất một thời cách mạng đó của Nguyễn Thái Học cũng vang lên trong tâm tư người tù một vài ư thơ kiều diễm. Một vầng trăng tṛn vương trên cành cây cổ thụ chết đứng trên đỉnh non cao, một gịng sương trắng đục màu sữa từ trên đỉnh cao chạy dài xuống thung lũng vào những ngày đông trời không muốn sáng, một tiếng gà gáy chơi vơi giữa trưa hè im ắng, một làn khói xanh lơ lửng vươn lên từng không khi cánh chim chiều thơ thẩn bay về đâu, một đêm đen ngập tràn đom đóm như hàng ngàn hột kim cương rơi rụng xuống trần gian,...không thơ là ǵ? Thế nhưng, khi bị gọi trở về với thực tế th́ lại quá phũ phàng! Cho nên, dẫu tên gọi có mang một âm hưởng vô cùng thơ mộng, hai tiếng mưa xuân không đáng được ca ngợi nữa khi mưa làm cho những con đường đất bùn nhăo nhoét, trơn trợt, chân đi không làm sao bám được đất. Mưa với một lượng nước ít nhưng dai dẳng, mà thời tiết th́ lạnh cóng nên lớp đất phía dưới rắn lại chỉ có một lớp đất trên mặt lầy lụa nên khi bàn chân đă trợt là cả người cứ thế chuồi đi, không sao gượng lại được. Đă vậy mà thảm thương thay cho thân phận tù tội, cứ mỗi lần ra vào trại, đi không cũng như vác nặng, cũng phải dỡ nón đứng nghiêm, báo cáo bộ đội gác trên cḥi canh rồi mới được đi qua. Lắm khi vừa mở miệng báo cáo th́ chưn như trượt băng, cả người lẫn bó củi lăn quay ra, củi đi đàng củi, người đi đàng người! Gă bộ đội trên cḥi canh lại được một phen cười thích chí trong khi người tù cao tuổi kia âm thầm nuốt lấy phần tủi nhục của ḿnh cùng với những giọt mưa xuân.

Qua một đêm gần như thức trắng để nai nịt hành trang thật gọn nhẹ thành hai khối cho tiện gánh đi, đoàn tù cải tạo được lịnh tập hợp vào khoảng bốn giờ sáng. Lần này chuyển trại toàn bộ, không c̣n một ai ở lại. Mỗi người một khúc cây làm đ̣n gánh, hai gói hai đầu, khởi sự di chuyển xuống con đường phía trước trại để tập hợp. Lối đi lầy lội, bóng đêm dày đặt, ánh sáng lập ḷe của một vài cây đuốc cũng không giải quyết được ǵ hết. Ngay phút khởi hành đă có một anh bạn bị té gảy chân. Thế là bạn bè phải góp sức đưa anh và hành trang của anh đi. Một đoạn đường chưa đầy hai cây số dẫn đến hương lộ, thế nhưng đất bùn trơn trợt, sau những ngày mưa xuân, đă làm cho đoàn tù cải tạo Trại-3 phải vô cùng khốn khổ. Không biết bao nhiêu người té nằm dài, đầu cổ bùn đất lắm lem nhưng rồi cũng phải lồm cồm ngồi dậy, quờ quạng trong bóng tối gom hành trang lại để tiếp tục đi nữa. Có một vài anh lỡ chưn đi luôn xuống hố bên vệ đường, kiếng cận đi đâu, bạn bè phải dừng lại t́m hộ để cho anh có được ánh sáng trong bóng đêm mà vững bước lên phía trước. Dọc đường di chuyển, ngang qua Trại-2 Nhà Lá cũ lại gặp tù cải tạo của trại này cũng tập hợp để chuyển trại. Như vậy, lần chuyển trại này có vẻ quy mô, đưa đi hầu hết cấp đại tá.

Sáu giờ sáng có hơn, đoàn tù cải tạo đă ra hết đến hương lộ và được lịnh ngồi chờ. Như vậy, có thể đoán rằng chuyến này sẽ đi xa hơn những lần trước đây. Hơn nữa, lần này tù được lịnh phải mặc đồng phục bà ba xanh dương đậm của trại phát. Khi ánh sáng ban mai đă ló dạng, dung nhan đoàn tù trông thật thảm thương nên phải xuống con suối gần đó để sửa sang sắc đẹp trở lại. Một chuyến khởi hành cực khổ và buồn tênh, thân xác ră rời, tinh thần hoang vắng dưới những hạt mưa xuân nhè nhẹ nghiêng nghiêng bay.

Đoàn tù cải tạo ngồi nghỉ mệt đợi phương tiện chuyên chở măi gần một tiếng đồng hồ sau mới tới. Đoàn xe tải hiệu ZIL của Liên Xô chạy ngược hướng của lối vào ngày trước, theo tuyến đường ra thị xă Yên Báy, một con đường giờ đây đă quá quen thuộc với một số tù sau bao nhiêu chuyến đi lấy cát sông Hồng, đi gánh thực phẩm mua ở các hợp tác xă và đi bắt trâu, bắt ḅ về ngả thịt. Sau khoảng ba năm chung đụng, bộ đội có phần nào hiểu biết tù cải tạo nên thái độ của họ trong kỳ áp tải này bớt hằn học hơn khi mới đến. Đoàn xe di chuyển với một tốc độ khá nhanh, không phải tốc độ đưa đám tang như trước kia nữa. Đến khoảng đứng ngọ, đoàn xe ngừng lại dọc theo một con sông trong thị xă Phú Thọ để cho tù giải tỏa những ǵ ẩn ức của hệ thống bài tiết và ăn trưa, phần cơm đă được chuẩn bị từ đêm qua và gói ghém mang theo. Có vẻ như khu tạm dừng chân này đă bị cô lập nên không thấy một ai qua lại cả. Cơm trưa xong, lại lên xe tiếp tục hành tŕnh di chuyển. Vào xế chiều, đoàn xe ngừng lại ở một góc phố ngoại ô Hà Nội. Trẻ con và người lớn hiếu kỳ bao quanh xe nh́n, tù cải tạo được lịnh ngồi yên trên xe. Trông thấy đoàn tù quần áo dính đầy bùn đất, mặt mũi tèm lem, người th́ bảo là Fulro, kẻ cho là Cam Pu Chia nhưng chẳng được cán bộ đứng gần đó xác nhận là giống người ǵ, v́ thật ra đoàn tù cải tạo hôm đó trông chẳng giống ai hết.

Vóc dáng tù chằng ra ǵ đă đành, thế nhưng cảnh trí của vùng ven biên thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật lại quá thảm thương. Chỉ là những căn nhà thấp lè tè, mái lợp tôn, bên trên là những vỏ xe đạp hết xài được ném lung tung, chẳng biết để làm ǵ. Không lẽ để dằn tôn, chống cơn lốc? Không thấy có dung nhan của một gian nhà nào vui tươi v́ nước vôi và màu sơn đă dày dạn gió sương phong trần. Những ai từng mang một ấn tượng thơ mộng và đẹp đẽ của Hà Nội qua Tiểu Thuyết Thứ Bảy hay tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn ngày trước nay đành thất vọng năo nề trước thực tế phũ phàng. Những người Hà Nội xưa kia, đă phải bỏ xứ ra đi chạy trốn cộng sản hồi 1954 giờ đây lại chán chường xót thương cho thành phố, nơi ḿnh đă sinh ra và lớn lên, lại lọt vào tay của những con người không biết tu bổ giữ ǵn. Như một người t́nh bất lực, mà người yêu bị bọn hải tặc bắt đi giờ gặp lại th́, than ôi, cố nhân đă tàn phai hương sắc. Hà Nội như gặp người chung chăn gối không ưng ư nên trâm biếng cài, lược biếng chải để cho nét kiều diễm xa xưa trở thành chứng tích của một thời kỳ vô liêm sỉ. Xe lăn bánh trở lại, đoàn tù cải tạo rời vùng ngoại ô Hà Nội, ḷng chẳng chút luyến lưu lại nhiều căm tức.

ß

Khoảng ba hay bốn giờ chiều, đoàn xe chạy vào một khu nhà có bề ngoài của một doanh trại. Khi xe chui qua một cái cổng mang hai chữ "CA" (công an), tù cải tạo cảm thấy ră rời! Công an dưới chế độ nào cũng là người "bạn dân" khủng khiếp, nhưng công an cộng sản th́ khủng khiếp đến độ hải hùng. Những chữ ghi trên cổng cũng cho biết đây là Trại Hà Tây. Nỗi niềm xao xuyến chưa kịp lắng dịu th́ tù cải tạo lại ngỡ ngàng khi đoàn xe ngừng lại đổ tù xuống một gian nhà rộng lớn, bốn bề lộng gió, được bày biện bàn ghế như một quán giải khát. Xuống xe, nhưng không bị bắt buộc phải di chuyển hàng đôi như thường lệ, tù lại được hướng dẫn vào ngồi bàn. Càng lạ lùng hơn nữa là tù được mời uống trà, nước ngọt, hút thuốc lá và thậm chí c̣n được những công an gái bưng hầu nữa! Hành trang chẳng ra ǵ của tù được người đưa xe cải tiến đến chở đi giao tận buồng ngủ, một hiện tượng chưa từng thấy xuyên suốt thời gian học tập cải tạo đă qua. Tâm tư tù băn khoăn tự hỏi không biết người ta đang diễn màn kịch ǵ đây? Phải chăng một viên kẹo ngọt đi trước mở đường cho chén thuốc đắng theo sau? Trong khi đoàn tù mới đến đang giải khát th́ trên đường bên ngoài hội trường, một toán chừng vài mươi người mặc thường phục, mặt mày hớn hở vui tươi được biết là đang làm thủ tục trở về với đời sống tự do. Một sự dàn cảnh khá tinh vi, muốn cho tù cải tạo từ Hoàng Liên Sơn đến hiểu rằng đă sắp đến hồi kết cục trên hành tŕnh học tập cải tạo th́ đừng mơ tưởng làm ǵ đến chuyện trốn trại hay chống đối làm rối loạn trật tự an ninh.

Sau vài lời "chào mừng", đoàn tù cải tạo được hướng dẫn đến buồng giam, nằm đàng sau bức tường cao khoảng hai thước bao bọc chung quanh sân tập hợp, mà cuối sân là ngôi nhà tiếp đón lúc năy. Sau khi đă vào buồng giam, ban chỉ huy trại thông báo là nếu muốn, mỗi người sẽ được mua một gói thuốc lá và một hộp sữa đặc theo giá cung cấp. C̣n sự ưu ái nào bằng? Bữa ăn chiều hôm đó, số lượng gần như gấp đôi tiêu chuẩn hàng ngày. Tù đang đói, như nắng hạn gặp mưa rào, nhưng cũng không sao ăn hết. Đang ríu rít lăng xăng th́ bên kia tường có tiếng gọi để xin phần cơm dư thừa. Nh́n lại, th́ ra những người bạn đă rời Hoàng Liên Sơn trước kia, những người mà cộng sản cho là "bọn ác ôn, côn đồ, có nhiều nợ máu với nhân dân". Trông bạn bè gẫm lại phận ḿnh, th́ ra màn bi hài kịch lúc chiều có lẽ sẽ giáo đầu cho một tấn tuồng đầy dẫy bất ngờ.

Trại Hà Tây nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tỉnh Hà Sơn B́nh, một đơn vị hành chánh tập trung ba tỉnh Hà Đông, Sơn Tây và Ḥa B́nh trước kia. Khuôn khổ trại gần như h́nh vuông, mỗi cạnh gần cây số ngàn, có lũy tre gai bao bọc chung quanh. Trại nằm chơi vơi giữa vùng ruộng lúa xung quanh, như vậy mọi sự xuất trại bất ngờ đều có thể bị các cḥi canh phát hiện dễ dàng. Nhà cửa toàn trại đều được xây gạch và nóc lợp ngói v́ trại có ḷ làm gạch và ngói. Theo ghi chú trên từng dăy nhà th́ phần lớn được xây cất vào khoảng thời gian sau 1975. Nằm bên trong ṿng rào trại, giữa khu công ốc ban chỉ huy và gia cư cán bộ, là khu giam tù được bao bọc bằng một bức tường cao hai thước, đầu tường có gắn mảnh vụn ve chai. Từ ngoài cổng khu nh́n vào, ở giữa là sân trống để tập hợp, hai bên hai hàng nhà giam, mỗi hàng ba gian dài, mỗi gian chia làm hai buồng. B́nh thường, mỗi buồng chứa từ năm mươi đến sáu mươi người, nhưng khi cần có thể lên đến hàng trăm. Chỗ nằm xếp dọc theo chiều dài của tường, hai bên đâu chân vào nhau và mỗi dăy nằm hai từng, bên dưới nằm sàn xi-măng, bên trên, sàn lót ván. Trước khi tù Hoàng Liên Sơn đến, trại Hà Tây đă chứa một số tù cải tạo dân sự từ trong Nam đưa thẳng ra sau 1975.

Công an quản lư tù khắt khe hơn bộ đội nhiều. Ngoài cán bộ trại ra c̣n có một người tù cải tạo được trại chọn để làm gạch nối giữa trại và tù, dưới tên gọi "anh đại diện", thực ra chẳng đại diện cho ai hết mà chỉ là người sai vặt của trại. Trong quá khứ, "anh đại diện" này có vẻ khá "tiến bộ", trong chiều hướng có lợi cho trại nên tù rất "nể" anh ta. Nói chuyện với "anh đại diện", tù cải tạo cũng phải đứng xa sáu bước, mũ cầm tay, như khi nói chuyện với cán bộ. Thái độ của "anh đại diện" bị tù mới về cho là "cách mạng hơn cách mạng". Thỉnh thoảng, sau khi các tổ đội đă xuất trại đi lao động, anh xách búa đi gơ từng song sắt một của những cửa sổ, đề pḥng âm mưu phá cửa trốn trại. Cung cách phục vụ trại kiểu đó không được tù mới về chấp nhận nên đă xảy ra những vụ đụng chạm, lần hồi "anh đại diện" cũng thấy ra thái độ không hợp lư và xét lại thái độ của anh. Vốn không được tù cũ ưa thích, giờ lại bị tù mới chống đối ra mặt, anh bắt đầu ư thức phận ḿnh.

Lao động ở trại Hà Tây gồm có nông nghiệp, canh tác, làm mộc, làm rèn, cưa xẻ, xây cất và làm gạch, ngói. Chuyện cơ động đi rừng lấy cây, lấy củi không c̣n nữa v́ trại nằm ở đồng bằng, bếp xài than đá và nhà cửa xây cất bằn gạch, lợp ngói. Trại có một số diện tích ruộng được địa phương phân chia để làm lấy lúa nuôi tù, phụ vào tiêu chuẩn của nhà nước cấp. Lao động chính của Hà Tây là làm gạch và ngói, trong đó việc lấy đất sét, nhồi, xén và ép thành viên gạch miếng ngói là mệt nhọc hơn hết. Xong rồi phải gánh đưa vào ḷ nung, sau khi nung xong lại gánh trở ra sắp xếp. Công việc khá nặng nề so với mức ăn, lại đơn điệu nhàm chán làm cho tù lúc nào cũng uể oải, lờ đờ.

Pvm

Trại Hà Tây

(C̣n tiếp)

ß



-- Toi Ac Giet Chung cua CSVN (Hong Ha@Bach Dang.net), December 06, 2004


Moderation questions? read the FAQ