Trị Giá Của Một Chiến Thắnggreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Trị Giá Của Một Chiến Thắng
Phan Nhật Nam
Ngày 14 tháng 9, năm 1972 cách đây đúng 30 năm tại Thị Xă Quảng Trị, thành phố cực Bắc của lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, đă diễn ra trận chiến của giai đoạn cuối cùng, quyết định đối với h́nh thái quân sự, để từ đó kết thúc vận mệnh chính trị Miền Nam, giải quyết vấn đề Việt Nam. Chiến trận mở đầu cuộc tổng công kích toàn miền Nam do Bộ Tổng Quân Ủy Hà Nội trực tiếp chỉ huy mang danh hiệu Nguyễn Huệ với ba điểm mục tiêu: Quảng Trị, An Lộc (B́nh Long) và Kontum, Tây Nguyên. Hôm nay, chúng ta chỉ giới hạn với mục tiêu vùng trận địa nam sông Bến Hải thuộc hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Đúng vào trưa ngày Lễ Phục Sinh, 30 tháng 3, 1972 hệ thống pháo, cối, hỏa tiễn cộng sản gồm súng cối 82 ly, hỏa tiễn 122 ly, pháo 122, 130 ly, và 152 ly đồng loạt đổ xuống năm căn cứ hỏa lực do các Trung Đoàn 2, 56, 57 Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, và Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân trấn giữ - phần đất phía nam khu Phi Quân Sự ngăn đôi hai miền Nam-Bắc, chạy dài từ bờ biển vào biên giới Lào Việt. Cùng ngày, cùng giờ, căn cứ Aùi Tử, bản doanh Sư Đoàn 3, đơn vị chỉ huy tổng quát lực lượng mặt trận giới tuyến cũng cũng chịu chung một hoàn cảnh thụ động tan tác - nằm im hứng đạn pháo. Bởi một điều đau đớn khắc nghiệt đă xẩy ra và không phương cứu văn: Pháo binh quân lực Miền Nam không có khả năng phản pháo đến những vị trí pháo kia của bộ đội Miền Bắc v́ tầm bắn ngắn hơn - mà dẫu có với tới đi chăng nữa th́ cũng không chắc phá hũy được v́ những vị trí pháo nầy đă được thiết lập, củng cố, bảo tŕ từ sau Mậu Thân 1968, rút kinh nnghiệm từ trận Hạ Lào, Khe Sanh (1971). Nương theo đợt pháo kích kéo dài liên tục trong suốt 6 ngày kể từ ngày giờ kể trên, một lực lượng gồm hai Sư Đoàn 304, 308 bộ binh phối hợp cùng những trung đoàn địa phương, đặc công, độc lập của Mặt Trận B5, có sư đoàn 324 B làm trừ bị (mặt trận vùng Trị-Thiên do Bộ Tổng Quân Ủy Hà Nội đặt ám danh) có khoảng 200 xe tăng tùng thiết, đồng loạt tấn công những vị trí hỏa lực của quân đội Miền Nam. Cần nói rơ thêm, Sư Đoàn 3 Bộ Binh lại là một đơn vị tân lập, số đông binh sĩ (kể cả sĩ quan) là thành phần quân phạm, hoặc lao công đào binh, nên đơn vị thiếu hẳn khả năng, kinh nghiệm chiến đấu trên những chiến truờng quy mô - Thế nên, việc rút bỏ Quảng Trị vào những ngày cuối tháng Ba phải xẩy đến như một điều hẳn nhiên, sau khi dăy căn cứ hỏa lực tiền phương Nam sông Bến Hải bị phá vỡ. Nhưng lần lui binh bi thảm tàn khốc nầy được ngừng lại tại pḥng tuyến sông Mỹ Chánh (địa giới thiên nhiên giữa Quảng Trị - Thừa thiên) với Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến chỉ huy bởi TrungTá Nguyễn Xuân Phúc. Đơn vị và người chỉ huy được đánh giá là biễu tượng hàng đầu của sức chiến đấu quân lực Miền Nam - Không chỉ từ phía dân, quân VNCH mà chính bởi thành phần cán binh bộ đội cộng sản khi vào khi đoạt chiếm phần đất nầy (tháng Ba 1975) qua lần báo thù sát hại không nương tay đối với "Trâu Điên- Tiểu Đoàn 2 TQLC".
Từ pḥng tuyến Mỹ Chánh, ngày 28 tháng 6, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn ra lệnh khai diễn chiến dịch tái chiếm Quảng Trị với kế họach Lôi Phong trăi một màn lưới lửa, băo thép tới mục tiêu cuối cùng - Cổ Thành Đinh Công Tráng, khối gạch nung mỗi cạnh dài 500 thước, với năm thước cao và bề dày- lên tới hai bờ nam, bắc sông Bến Hải; từ bờ biển vào sâu trong Trường Sơn, dọc theo đường tiếp vận của Bắc quân với huy động tất cả hỏa lực, phi pháo có được ở đất liền, ngoài biển Đông: Hạm Đội 7, những phi cơ B52 nơi các phi trường Guam, ngoài khơi Thái B́nh Dương, hoặc ở Utapao, Udon, Thái Lan. Vào giai đoạn Hai của Lôi Phong, trong suốt 48 giờ kể từ 12 tháng 9, không quân chiến lược B52 liên tục trải thảm từ sông Thạch Hăn (bắc cổ thành) đến Đông Hà (Bắc Quảng Trị 50 cây-số) để dập nát tất cả vị trí pháo binh, hoả tiễn, bộ chỉ huy, điểm tiếp vận của phía cộng sản; tiếp đến hải pháo từ Hạm Đội 7 bắn vào các điểm nghi ngờ vào những lúc phi cơ tạm rời vùng; pháo binh diện địa 175 ly từ Phong Điền tăng cường quấy rối, đặc biệt chiếu cố thật kỹ vị trí toạ độ cổ thành; 12 khẩu đại bác 155 ly, 54 khẩu 105 ly cơ hữu của Sư Đoàn TQLC được lệnh tác xạ không ngừng một phút, pháo thủ chỉ thay nhau ngủ vài giờ nửa đêm, từng khẩu pháo được điều chỉnh để không một trái đạn rớt ra ngoài bờ thành. Tám tiểu đoàn của hai Lữ Đoàn 147, và 369 TQLC sau khi thay thế lực lượng nhảy dù kể từ ngày 27, tháng 7, đă chiến đấu qua từng tấc, từng phân vuông của mục tiêu chiến trận để tiến tới khu vực cổ thành. Và trong 48 giờ cuối cùng nầy, người lính giữa cảnh chết, vượt sự chết đă tiến lên, xốc tới để xác chứng minh cùng lịch sử, quốc dân, cùng thế giới: QUÂN LỰC VNCH LÀ MỘT QUÂN ĐỘI CÓ SỨC CHIẾN ĐẤU THẦN KỲ VÀ HỌ ĐĂ OAI HÙNG CHIẾN THẮNG.
Rất nhiều quân lực, binh đoàn của lịch sử thế giới được nhở sau chiến tích. Nhưng quân đội VNCH đă bị lăng quên. Rất nhiều đơn vị được tuyên công. Nhưng tập thể quân đội VNCH đă bị xúc phạm. Nhiều đoạn quân sử hằng hằng ca ngợi biểu dương. Nhưng thật có một đời dài chiến đấu bị xóa bỏ và tàn nhẫn hạ nhục. Đơn vị đó là của Chúng Ta. Tập thể đó là Chúng Ta. Đoạn quân sử bi hùng đó do chính Chúng Ta viết nên bằng xương máu của triệu người Việt Nam chết thảm, với mỗi Đơn Vị, của từng Người Lính.
Nhưng bởi trị giá của chiến thắng lẫm liệt ngày 14 tháng 9, 1972 vừa kể trên chỉ được xem như là viên đá tảng giúp người Mỹ đặt xuống bàn hội nghị tại Paris để hoàn thành Hiệp Định Tái Lập Ḥa B́nh tại Việt Nam (đúng thời hạn dự dịnh, tháng 10) trước kỳ bầu cữ tổng thống Mỹ - qua nhận định tự tin, đắc chí của Ngoại Trưởng Kissinger:"Quả thật, chưa bao giờ chúng ta có được vị thế thượng phong như thế khi bàn thảo trong giai đoạn chiến tranh. Bởi v́ ngày 15 tháng 9, quân lực miền Nam đă chiếm lại QuảngTrị, thị xă bị mất vào tay Hà nội trong cuộc tấn công trước đây"(*). Hoặc chỉ để Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mạnh dạn tuyên bố (đối với những áp đặt của chính phủ Mỹ) trong ngày 20 cùng tháng vào buổi lễ mừng chiến thắng ở Huế: "không ai có quyền bàn thảo và chấp nhận một giải pháp", ngoại trừ dân chúng Miền Nam"(**). Trong khi cả hai cùng biết rơ rằng: Vào giai đoạn bản văn hiệp định sắp sửa hoàn thành th́ cộng sản Hà Nội đă lợi dụng cơ hội, công khai đưa vào Nam khối lượng lớn quân trang, quân cụ, vũ khí, nhân, vật lực để chuẩn bị lần xâm lược toàn diện; như chỉ trong một ngày 26 của tháng Hai, 1973 một số lượng gồm 175 xe vận tải chở đầy người, vũ khí b́nh thản vượt qua sông Bến Hải, vùng Phi Quân Sự, hoặc 223 chiến xa đi ngă đường ṃn Hồ Chí Minh, chạy ngang đất Lào. Bởi cả hai phía (Mỹ lẫn Việt) đồng quan niệm: "Chiến thắng quân sự kia chỉ giúp họ thế mạnh chính trị, giữ vị trí quyền lực lâu thêm một đoạn thời gian", chứ không là cơ hội xây dựng, củng cố đội ngũ chiến đấu cho Miền Nam, của lực lượng bảo vệ Tự Do-Dân Chủ." Thế nên, thất bại ngày 30 tháng Tư 1975 không riêng đối với Dân Tộc Việt, người Miền Nam nhưng là hiện thực lần chiến thắng của Bạo Lực và sự khiếp nhược tinh thần của toàn thế giới đă im lặng đồng lơa đối với Sự Ác. Hăy nh́n vào t́nh cảnh lầm than, đau thương đă xẩy ra đối những dân tộc trên bán đảo Đông Dương, ở Nicaragua, Salvador, Rawanda, Ethiopia, Apghanistan.. Chính sách khủng bố đang tràn lan khắp địa cầu hiện tại không là hiện tượng ngẫu nhiên, đột phát. Riêng những người lănh đạo Miền Nam th́ tự thân bày ra mục tiêu cá nhân mà lâu nay họ che dấu dưới những chiêu bài "quốc gia, tự do, dân chủ" - Họ không nghĩ tới, không đủ sức đi tới cùng đích cao cả của Lịch Sử, hoàn tất sứ mệnh lớn lao của toàn Dân Tộc: Sống-Chiến Đấu để Bảo Vệ Tự Do - Phẩm Giá Con Người. Những cụm danh từ, tỉnh từ hàm súc, thiêng liêng nầy nầy hoàn toàn không là chữ nghĩa, khẩu hiệu suông - Chúng được xác chứng với máu, xương của lớp lớp Người Việt liên lũy ngày, đêm (kể từ 30 tháng 4 đến 14 tháng 9, 1972 và tiếp theo cho mải đến ngày 30 tháng 4, 1975) nằm chung với xác chết (nếu như họ chưa phải chịu cơn lâm tử rất chắc chắn xẩy ra ở phút, giờ kế tiếp), hít thở không khí đầm đ́a mùi người chết, uống nước hố bom lây lất máu thịt thây người. Nhưng những con người trong hoàn cảnh nguy nan kiệt cùng kia vẫn sắc son, bền bỉ ḷng tin: "Ḿnh về Quảng Trị. Ḿnh ở lại cùng Quảng Trị bởi lính ḿnh đă đổ bộ nơi Mỹ Thủy, ở Hải Lăng, lấy lại Cổ Thành..."
THẾ NÊN, GIÁ TRỊ CHIẾN THẮNG 19 THÁNG 4, 1972 Ở QUẢNG TRỊ VẪN SỐNG MĂI TRONG L̉NG MỖI NGUỜI DÂN NƯỚC VIỆT. NƠI MIỀN NAM.
(*ø**): White House Years, Henry Kissinger, Little, Brown Co, 1979; pp 1333, 1335.
Phan Nhật Nam
MN, 9 tháng 9, 2002
-- (Hong Ha@Bach Dang.net), December 06, 2004
height=334px>
TO QUOC TRI AN
-- (Hong Ha@Bach Dang.net), December 06, 2004.
TO QUOC TRI AN
-- (Hong Ha@Bach Dang.net), December 06, 2004.