PHÙNG QUÁN, TỐ HỮU VÀ NGUYỄN KHOA ĐIỀM:::Tưởng Năng Tiếngreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
PHÙNG QUÁN, TỐ HỮU VÀ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Có lần, tôi nghe Phùng Quán kể chuyện "Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu" - đại lược - như sau:
Tưởng Năng Tiến
" Sáng mùng một Tết năm Canh Ngọ. Như thường lệ, vợ chồng chúng tôi xuất hành vào 9 giờ sáng, đến chúc Tết những gia đ́nh họ hàng nội ngoại. Năm đó, chúng tôi quyết định xông đất đầu tiên gia đ́nh nhà thơ Tố Hữu."
Nếu được sống lại đời ḿnh, và cũng ở vào hoàn cảnh cũ, tôi tin rằng Phùng Quán sẽ vẫn cứ "dại" y như thế nhưng Tố Hữu th́ chưa chắc. Ông ấy đủ khôn ngoan để biết rằng "mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân" sẽ không thể thực hiện được, nếu cứ tiếp tục dại dột làm những câu vè (bậy bạ) kiểu như:
"Trong mối liên hệ gia tộc, tôi gọi nhà thơ bằng cậu... Mọi năm, trên đường đi chúc Tết, tôi vẫn thường đạp xe đi qua trước cổng biệt thự của nhà thơ trên đường Phan Đ́nh Phùng. Cảnh tượng tưng bừng, tấp nập trước cổng biệt thự tôi không tả nổi; chỉ đoán chắc cả Hà Nội cũng chỉ năm bẩy nhà sánh kịp mà thôi..."
"Nhưng tết này, trước cổng biệt thự của nhà thơ quang cảnh vắng teo. Không có chiếc ô tô con nào, không công an cũng chẳng lính cảnh vệ. Cái cổng sắt mọi ngày nom như hẹp hẳn lại, hai cánh cửa khép hờ, ai vào cứ việc đẩy cửa mà vào y như thể dân thường. Hai vợ chồng chúng tôi xuống xe đạp đứng tần ngần một lúc trước cổng sắt."
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
"Hai câu thơ của bà huyện Thanh Quan bỗng đột ngột hiện ra trong trí nhớ của tôi với toàn bộ vẻ đẹp u trầm và sâu sắc đến kinh người của nó..."
"Thưa cậu, năm mới vợ chồng cháu xin đến chúc Tết, mừng tuổi cậu mợ và các anh chị..." Sau ba muơi năm không gặp lại, nhà thơ vẫn nhận ra tôi. "Vợ chồng Phùng Quán" - nhà thơ nói như muốn giới thiệu luôn với mấy người khách - Sao lâu nay cháu không đến cậu?" Giọng nhà thơ ân cần, có pha chút trách cứ của bề trên..."
"Sau khi khách khưá ra về chỉ c̣n lại ba cậu cháu. Tôi đă uống đến ly Ararat thứ năm. Ruợu bắt đầu ngấm làm tôi trở nên mạnh dạn. Tôi hỏi nhà thơ câu hỏi tôi muốn hỏi từ lâu: -'Thưa cậu, cháu rất muốn biết, bây giờ thực sự cậu mong muốn điều ǵ?'. Một thoáng trầm ngâm nhà thơ nói:'Cậu ao ước c̣n đủ sức khoẻ, đạp một chiếc xe đạp về trong quê ḿnh, sống lại kỷ niệm của thời ấu thơ, thời hoạt động sục sôi của tuổi thanh niên, rồi đặt những bài vè... t́m đến nơi đồng bào, bà con tụ tập, đọc lên cho bà con nghe... Cậu mong muốn được nguời hát rong của nhân dân...'
"Có lúc nhà thơ đă đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước, nhưng cuối đời lại chỉ mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân mà không hy vọng thực hiện được. Trong khoảnh khắc đó, lần đầu tiên tôi lĩnh hội được hết vẻ cao sang của thi ca đích thực."
"Vợ chồng tôi xin phép cậu ra về... Bước xuống khỏi những bậc tam cấp, nhà thơ nói với vợ tôi:'Thằng Quán nó dại...'. Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt ḍng suy nghĩ của ḿnh:'- mà cậu cũng dại" (Ngô Minh et al. Nhớ Phùng Quán. Phương Nam Corp., 2003).
Vui biết mấy khi nghe con tập nói
Nếu Tố Hữu không phải là một nguời làm thơ, không phải bận tâm đến chuyện hèn mọn hay "cao sang của thi ca" th́ sự dại dột của ông cũng... tốt thôi. Ông được ban phát bổng lộc hậu và chức quyền cao nhờ thế. "Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt" th́ lại là chuyện khác.
Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin!
Để ở nhà cao cửa rộng, để "đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước," Tố Hữu không chỉ sống xa rời nhân dân mà c̣n nhúng tay vào (hơi) nhiều tội ác. "Nh́n Lại vụ An Nhân Văn - Giai Phẩm Cách Đây 40 Năm", có người đă viết như sau:
"Trong cái bề bộn rối rắm của sự việc, chân lư lại thường ở dạng rất đơn giản. Tôi đă thấy được cái đuôi chuột tḥ ra ở sự cấm đoán sáng tác nghiệt ngă với anh em Nhân Văn - Giai Phẩm kéo dài quá đáng. Những 30 năm. Nhờ vậy mà tôi nh́n ra cái mạch ngầm, cái cốt lơi, cái nguyên nhân xâu sa, là sự đố kỵ tài năng, được phủ đậy lên bằng tấm màn đấu tranh tư tuởng, đấu tranh giai cấp... Ông Tố Hữu lănh đạo thời đó, hẳn phải biết tài thơ của các ông Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Lê Đạt, Phùng Quán... Nếu mà họ tồn tại th́ thơ của ông khó mà được suy tôn như người ta đă suy tôn. Vậy tốt hơn hết là triệt đi, không cho họ viết báo in sách nữa..."
http://diendandanchuvn.com/sangtac/HoangTien/HT-nhinlaivuNVGP.htm...
"Tiếp theo là bắt bớ, tù đầy, và hàng loạt văn nghệ sĩ phải đi cải tạo lao động ở các nhà máy hoặc ở nông thôn trong nhiều năm trời. Sau nữa là sự quản thúc, sự cấm đoán sáng tác kéo dài hàng vài chục năm. Đến khi được cởi trói cho văn nghệ sĩ th́ nhiều người đă đầu bạc, da nhăn nheo, người th́ bại liệt; người tâm thần; có người chết trước khi được cởi trói..."
Nhận xét này của nhà văn Hoàng Tiến tuy không sai nhưng thiếu. Đó "chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn." Phần ch́m của nó "là cả một nền văn học, nghệ thuật giáo dục, đạo đức của miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt và hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc bị đánh gục, bị d́m trong nỗi sợ triền miên." (Trần Minh, "Nhân Văn - Giai Phẩm, Một Tư Trào, Một Vụ An, Một Tội Ac," Thế Giới Ngày Nay, Nov. & Dec. 1994).
"Vụ án" này lịch sử chưa xét đến nên Tố Hữu đă lo trước việc "chữa chạy" với hy vọng được giảm khinh hay trắng án. Cũng theo Hoàng Tiến, người đă có dịp đọc bảo thảo "Nhà Thơ Tố Hữu Tâm Sự" (viết xong vào tháng 5 năm 1977) th́ Tố Hữu vào lúc cuối đời " hoàn toàn khác với Tố Hữu đă sống trước đây... có hai Tố Hữu khác hẳn nhau như nước với lửa, như ḷng bàn tay với mu bàn tay... Trong lời tâm sự Tố Hữu Nhật Hoa Khanh ghi không thấy lời nhận lỗi hoặc xin lỗi những nạn nhân trước đây của ḿnh, ai cũng được ông Tố Hữu đánh giá rất cao, chỉ thấy khen là khen. Những thế hệ bây giờ không biết chuyện cũ, cứ tưởng ông Tố Hữu rất tốt với mọi người, rất đáng kính và rất đáng yêu, ông không thù ghét ai, làm sao ông Tố Hữu lại có thể đánh những tài năng văn nghệ như anh em Nhân Văn - Giai Phẩm được?" ("Sự Thật Ở Đâu?"
http://www.geocities.com/hoangmaidat/opinion/0730hoangtien.html ...
Tôi e rằng Hoàng Tiến đă lo xa quá, và sự lo lắng này không cần thiết. Mọi cố gắng gian giảo để "phi tang" của Tố Hữu đều đă muộn màng và (hoàn toàn) vô ích. "Sự Thực Ở Đâu" ai mà không biết.
Tôi biết nó, cả nước này biết nó
Hai câu thơ vừa dẫn [viết về Người (khác)] bỗng chợt hiện - dù tôi đang không ngồi trong pḥng thẩm vấn - và tiện tay nên tôi ghi lại chơi cho vui vậy thôi, chứ thực không có ư muốn mượn lời Nguyễn Chí Thiện để luận tội hay kết án ǵ nhà thơ Tố Hữu. Chúng tôi sinh ra và sống trong một thời đại mà mọi người đều vội vă. Không ai rảnh để đi đá vào những con chó chết.
Việc nó làm tội ác nó ra sao?
Tôi xin dùng th́ giờ có được hôm nay để nói chuyện với ông Nguyễn Khoa Điềm, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng, và là kẻ đang giữ chức Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương. Cũng như ông Tố Hữu, ông Nguyễn Khoa Điềm - xem chừng - cũng... dại!
Phải đợi đến bốn mươi năm, Hoàng Tiến mới nh́n ra "cái tâm" của Tố Hữu trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm nhưng chỉ cần bốn ngày sau chuyện tường lửa xẩy ra với website talawas th́ mọi người đều thấy được "tấm ḷng" của ông Nguyễn Khoa Điềm.
V́ phở quốc doanh không người ăn, cà phê quốc doanh không có người uống, cửa hàng quốc doanh không có hàng bán, tu sĩ quốc doanh không có tín đồ, bác sĩ quốc doanh không có bệnh nhân, văn sĩ và thi sĩ quốc doanh không có độc giả, web site quốc doanh không có người xem...; do đó, ông Nguyễn Khoa Điềm đă dùng đến "hạ sách" là dựng tường lửa để ngăn những trang webs (đắt khách) ngoài ṿng kiểm soát của ḿnh.
Và đó chỉ là chuyện nhỏ. Người ta có thể nh́n thấy con người của ông Nguyễn Khoa Điềm - qua nhiều chuyện nữa, tệ hại hơn - trước đó. Xin đan cử một thí khác.
Tối mồng một Tết nguyên đán Giáp Thân (2004), Hà Nội đă long trọng tổ chức buổi Lễ Trao Giải Thưởng Cuộc Thi Trí Tuệ Việt Nam do ông Nguyễn Khoa Điềm chủ toạ. Giải nhất được trao cho nhóm người "sáng tạo" ra phần mềm (software) "Hệ Thống Quản Trị Nội Dung". Họ là bốn sinh viên, gọi là nhóm iCMS. Đây vừa là tên nhóm vừa là tên sản phẩm của họ: Content Management System.
"Tôi nhớ một chi tiết hôm xem lễ trao giải được truyền h́nh trực tiếp. Khi nghe đọc tên nhóm trúng giải, đề tài và lời giải thích sản phẩm trúng giải, anh tôi la lên:' Thấy chưa, nó trao giải Nhất cho Quản lư nội dung thông tin. Hừm!' Tiếng la của anh đă gợi ư cho tôi viết bài này..."
"Đó là buổi trao giải nhiều ư nghĩa. Nó mang tên là 'Trí Tuệ Việt Nam.' Giải nhất là 'Kiểm soát thông tin.' Nguời trao giải là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tư tưởng và Văn hoá Trung ương."
"Đầu năo tinh túy nhất của nhà cầm quyền đă chọn việc kiểm soát thông tin làm trí tuệ Việt Nam. Nếu đồng ư ngu dốt là thiếu thông tin và do thiếu thông tin, th́ họ đă muốn lấy ngu dốt làm sách lược trị nước" (Lê Lô, "Trí Tuệ Việt Nam: Hệ Thống Quảng Trị Nội Dung," Thế Kỷ 21, May 2004:31).
Ngoài chuyện chủ trương kiểm soát thông tin, xây dựng tường lửa - điều mà những người tiền nhiệm không phải bận tâm - thời ông Nguyễn Khoa Điềm làm Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương, những "vụ án gián điệp", những tác phẩm bị thu hồi, và những bản thảo bị tước đoạt hay... mất cắp (xem ra) có phần "phong phú" hơn thời Tố Hữu.
"Ông Tố Hữu, là một nhà thơ trung b́nh, được Đảng Cộng Sản Việt Nam trọng dụng cho phụ trách công tác văn nghệ, đă dùng quyền lực cũng trấn áp tù đầy, làm thui chột đi nhiều tài năng văn học. Ông cũng kéo lùi nền văn học Việt Nam ít nhất là 30 năm, tính từ 1957 cho đến thời kỳ đổi mới mở cửa 1987."
Đó là một nhận xét khác của nhà văn Hoàng Tiến khi " Nh́n lại Vụ An Nhân Văn Giai Phẩm". Hoàng Tiến lại đúng nhưng vẫn... thiếu. Trách nhiệm của Tố Hữu (e) không đơn thuần chỉ giới hạn trong lănh vực văn học và cũng không phải chỉ ảnh hưởng đến một thế hệ mà thôi. Những thế hệ kế tiếp tuy không đến nỗi méo mó, què quặt nhưng (rơ ràng) rất khó nuôi v́... c̣i cọt.
"Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, tŕnh độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo tiêu chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta giật ḿnh: trí tuệ đạt 2,3/10đ;ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10đ! Điều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể yếu tố sức khoẻ, thể lực" ("Thanh Niên VN Đang Tụt Hậu Từ A Đến Z" http://tintucvietnam.com/News/PrintView.aspx?ID=52975.
Ngoài những câu thơ dại dột, và những ngôi nhà lộng gió (không thể mang theo về thế giới bên kia), hiện tượng "Thanh Niên VN Đang Tụt Hậu Từ A Đến Z" là "di sản" mà Tố Hữu (đă góp phần không nhỏ) để lại cho hậu thế. Tôi hy vọng là ông Nguyễn Khoa Điềm, một người (vẫn) c̣n sống, sẽ sống khôn ngoan hơn những người tiền nhiệm của ḿnh - chút xíu.
Tưởng Năng Tiến
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), November 30, 2004