Chiến Lược Domino Trung Cộng tại Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chiến Lược Domino Trung Cộng tại Việt Nam

Chúng ta thử bàn về một thế chiến lược domino mới của Trung Cộng hiện nay tại Việt Nam.

Từ ngàn xưa, chiến lược quân sự cũng giống như ta đánh cờ. Nước cờ cao có nghĩa là đưa hay dồn quân địch vào cái thế phải thua, phải cầu ḥa hay đầu hàng, phải rút lui hay bỏ chạy. Khi đưa quân địch vào cái thế yếu hay thua th́ quân đội mạnh vô địch cũng phải thua. Nhất là khi quân đội ấy lại không có tướng giỏi cầm quân để phá cái thế trận bất lợi. Chiến lược quân sự không nhất thiết là phải ra quân, bài binh bố trận để đánh nhau để quyết định thắng hay bại, được hay thua! Thời đại văn minh ngày nay, chiến tranh và chiến lược quân sự đă khác xưa rất nhiều. Hiện nay ta thấy Bắc Kinh đang bao vây Hoa Kỳ, đang gián tiếp dồn Hoa Kỳ vào cái thế bị động mà không thể trả đ̣n, trả đũa. Nếu Hoa Kỳ không có tướng giỏi cầm quân, hoặc "có vẻ" lộn xộn nội bộ như hiện nay (8/2002) th́ có thể cầm chắc cái thế yếu hay là cái thế phải thua.

1. Trung Cộng vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù!

Ngày 25/12/1998, trong một cuộc họp tối mật với các tư lệnh quân binh chủng Hoa Lục, chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân trong một bài diễn văn với lời lẽ mạnh mẽ đề ra sứ mạng "lớn nhất thế giới" cho quân lực Trung Cộng phải thực hiện. Họ Giang cho rằng chủ nghĩa "bá quyền và quyền lực chính trị c̣n tồn tại", ngụ ư Hoa Kỳ. Do đó, họ Giang kêu gọi nhân dân Trung Cộng quyết tâm bảo vệ sự thống nhất đất nước và chủ quyền lănh thổ! Giang nhắc nhở các tư lệnh quân đội rằng 2.9 triệu thành viên trong quân đội Giải Phóng Nhân Dân (People's Liberation Army - PLA) được đặt dưới sự lănh đạo của đảng Cộng sản. Họ Giang hứa đảng CS sẽ hậu thuẫn cho việc tối tân hóa quân đội để có thể "chống đỡ" những cuộc tấn công phủ đầu, cũng như các cuộc chiến tranh qui ước và chiến tranh nguyên tử.

Đáng lẽ bài diễn văn này không được tiết lộ v́ tỏ vẻ chống Mỹ ra mặt. Nhưng v́ bị lộ ra ngoài và đă đến giai đoạn cần phải lật ngửa ván bài nên Bắc Kinh đành phải cho công bố công khai khoảng 2 tuần lễ sau. Trong vấn đề lộ liễu này, Bắc Kinh cũng muốn ra mặt công khai chống Mỹ và đối phó với sự liên minh pḥng thủ Đông Bắc Á Châu của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và Bắc Phi Luật Tân. Hoa Kỳ và Nhật Bản đă chuẩn bị gắn một hàng rào "hỏa tiễn chống hỏa tiễn" (a cordon of anti-missile missiles) để ngăn chận mọi cuộc tấn công bằng hỏa tiễn từ phía Bắc Hàn và Hoa Lục nhắm vào Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.

Quan niệm chiến tranh ngày nay không c̣n là sử dụng những số quân khổng lồ, hàng triệu quân. Mọi người đều quan tâm sử dụng kỹ thuật chiến tranh tối tân nhất. Đó là "bom bay" hay là hỏa tiễn (tên lửa) nhiều cỡ, nhiều loại khác nhau. Hỏa tiễn đă trở nên yếu tố quyết định trong bất cứ một trận chiến tranh nào trong thế kỷ 21.



-- Thiên Bất Dzung Gian (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 30, 2004

Answers

Phần 2 :

Các hỏa tiễn tầm trung và ngắn của Bắc Hàn và Trung Cộng c̣n trong t́nh trạng thô sơ, có thể bị ngăn chận dễ dàng. Vấn đề người Mỹ có thể ngăn chận hỏa tiễn Liên Lục Địa (ICBM's) của Trung Cộng bằng hỏa tiễn hay bằng phương pháp nào khác th́ c̣n là một bí mật quốc pḥng, không ai biết rơ. Nhưng không ai dại ǵ đợi đến lúc hỏa tiễn khai hỏa rồi mới tính ngăn chận. Người ta cần phải tiêu diệt những bàn tay, hay cánh tay, có thể bấm c̣ súng, hay châm mồi lửa chiến tranh. Hiện nay ta thấy có nhiều "cánh tay" của Bắc Kinh: đó là Bắc Hàn, I- Rắc, Miến Điện, Cộng sản Việt Nam, Mă Lai Á, du kích quân Colombia và các băng đảng buôn lậu ma túy ở khắp nơi trên thế giới. Trong các cánh tay này, th́ Cộng sản Hà Nội là cánh tay quan trọng nhất.

Một mặt khác nằm trong kế hoạch "Vây Ngụy Cứu Triệu" là Bắc Kinh cần phải gây một điểm nóng phía Đông để tạm thời giảm áp lực (quân sự Hoa Kỳ) cho I-Rắc. Đây cũng là buộc Mỹ phải đương đầu với 3 mặt trận lớn cùng một lúc. Đó là Trung Đông, Bắc Á Châu và Đông Nam Á Châu. Ngoài ra c̣n một mặt trận thuộc chiến tranh ma túy, tuy nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng và ngay tại Mỹ Châu, đó là ủng hộ quân du kích Mác Xít FARC, chiến tranh khủng bố, phát động chiến tranh du kích mạnh mẽ hơn nữa tại nơi sản xuất cocaine lớn nhất thế giới: xứ Colombia ở Trung Mỹ.

Vào thời điểm viết bài này, tháng 8, 2002, th́ nhiều mặt trận, tạm gọi là "điểm nóng" v́ chưa hẳn có chiến tranh, đă sửa soạn xong. Đó là Trung Đông, Bắc Á Châu và Colombia. Tại Colombia, quân du kích Mác Xít đă được Bắc Kinh trang bị đầy đủ đang chiếm đóng các vùng sản xuất lá coca. Quân du kích sẽ trực tiếp bảo vệ các cơ sở chế biến là coca thành bột tinh chế cocaine. Những số lượng khổng lồ cocaine sẽ được đưa đi phân phối và đầu độc toàn thế giới và để làm giầu cho Trung Cộng hàng trăm tỷ đôla mỗi năm. Mạng lưới phân phối ma túy heroin và cocaine từ các vùng Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Lưỡi Liềm Vàng (Golden Sickle) A Phú Hăn, Tam Giác Vàng, Colombia và Peru là các băng đảng người địa phương và người Hoa có mặt trên khắp thế giới.

Vào cuối tháng 1, 2002, th́ Trung Cộng đang mở một mặt trận thứ tư, có thể gọi là nặng nề, nguy hiểm nhất. Đó là ngay trên biển Nam Hải (South China Sea), trực diện với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ!

2. Hà Nội sửa soạn chiến tranh?

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố bang giao với Cộng sản Hà Nội, ngày 11 tháng 7, 1995, th́ Trung Cộng ra lệnh cho Cộng sản Bắc Việt sửa soạn nhà máy lọc dầu Dung Quất và đường ṃn Trường Sơn (Hồ chí Minh) thành các cơ sở chiến tranh. Nhà máy "lọc dầu" Dung Quất thật ra chỉ là cái vỏ ngoài. Cái chuyện bao giờ xây xong nhà máy lọc dầu là điều không vội vă. Nhưng khu vực Dung Quất sẽ được dùng làm kho chứa xăng dầu. Các ống dẫn dầu nhỏ loại 4 inches (10 cm) từ Dung Quất sẽ băng ngang qua Trường Sơn và Căm Bốt để tiếp tế các xe tăng và cơ giới nặng tiến đánh Thái Lan. Đường Trường Sơn sẽ được trải nhựa để tiện chuyên chở hỏa tiễn tầm trung từ Hoa lục xuống phía Nam, chiếu thẳng vào các nước Á Châu và Đệ Thất Hạm Đội. Việt Cộng tuy miệng nói không có tiền, nhưng vẫn huy động hàng chục vạn thanh niên xung phong đi đắp đường Trường Sơn, tuy không trải nhựa nhưng tạm thời có thể cho xe chở hỏa tiễn di chuyển.

Ngày 2 tháng 3, 1998, Trung Quốc loan báo đặt một trạm theo dơi vệ tinh và một tổng đài điện thoại viễn liên trên đảo Yong Xing trong quần đảo Hoàng Sa (Pacarels). Các đường liên lạc điện thoại giữa Hoàng Sa và các đảo Macclesfields (Nansha và Zhongsha), Mischief Reef và Pattie (Việt Nam) thuộc Trường Sa (Spratly islands) cũng đă được thiết lập. Kỹ thuật phóng hỏa tiễn hiện nay rất cần sử dụng vệ tinh để hướng dẫn tới mục tiêu thật chính xác. Nếu Trung Cộng dùng vệ tinh do thám (spy satellites) th́ trạm theo dơi vệ tinh ở Hoàng Sa của Bắc Kinh có thể đặt toàn thể Đệ Thất Hạm Đội, vị trí từng chiếc tầu và sự di chuyển, trong ṿng kiểm soát của họ.



-- Thiên Bất Dzung Gian (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 30, 2004.


Phần 3 :

Năm 1996, sân bay tại quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được nới rộng, kéo dào từ 1,500 mét lên đến 3,000 mét. Trung Cộng nói rằng để tiện dùng cho máy bay phản lực dân sự chở "du khách" hạ cánh!

Trung Cộng đă mướn 2 ḥn đảo nhỏ của Miến Điện (Myanmar) án ngữ ngay lối vào eo biển Malacca (Malacca Strait) từ phương Tây lại. Các tầu biển từ phương Tây đều phải đi qua 2 ḥn đảo này trước khi qua eo biển Malacca vào biển Đông để đi khắp Á Châu. Tại 2 ḥn đảo này, Bắc Kinh đă xây dựng các cơ sở pḥng thủ và kiểm soát các tầu bè qua lại. Bất cứ lúc nào Bắc kinh cũng có thể gây rắc rối để chận con đường dương vận quan trọng vào bậc nhất thế giới này.

Nh́n chung, các cơ sở do Trung Cộng xây dựng từ Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa sang đến Miến Điện đều là các mắt xích liên tục để trở thành một thứ pháo đài kiểm soát toàn bộ biển Đông. Khi các cơ sở này xây dựng xong, th́ Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tự thấy không là sức mạnh duy nhất tại Đông Nam Á.

Từ đầu năm 1998, Bắc Kinh ra lệnh cho Cộng sản Hà Nội phải xây dựng các cơ sở và tiện nghi trên đảo Pattie, trị giá khoảng 4 triệu đôla, để phục vụ quân lực Trung Cộng. Khi làm xong th́ đầu tháng 8, 1998, Trung Cộng lên tiếng "đ̣i" Việt Cộng phải tháo gỡ hết các cơ sở v́ toàn thể quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng.

Mới nghe người ta tưởng hai bên Bắc Kinh và Hà Nội lại tranh chấp chủ quyền và vấn đề biên giới. Nhưng đây chỉ là Bắc Kinh và Hà Nội đóng "kịch" chống nhau, để che đậy một ư đồ khác. Một dụng ư khác của Bắc Kinh là răn đe các nước khác, nhất là Phi Luật Tân, rằng không được xây cất ǵ trên bất cứ đảo nào tại Trường Sa. Một dụng ư khác nữa là để cho Hà Nội "có cớ" mua hỏa tiễn Con Muỗi và các vũ khí khác mà mọi người đều tưởng lầm là sẽ dùng để chống Trung Cộng!

Sau khi lên tiếng về vụ Việt Cộng xây cất tại Trường Sa th́ người ta thấy Bắc Kinh cử một phái đoàn hùng hậu đến Hà Nội ngày 17/9/98, do Ủy Kiện Hành dẫn đầu. Ủy Kiện Hành là nhân vậy thứ 4 trong 5 người của Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Cộng. Mục đích của Ủy Kiện Hành tại Hà Nội được giữ bí mật nhưng hoàn toàn không đả động đến vấn đề Việt Cộng xây dựng ở Trường Sa cho đến ngày nay . Ủy Kiện Hành chỉ lên tiếng khen ngợi cựu tổng bí thư Đỗ Mười rằng đă tích cực hợp tác với Bắc Kinh từ năm 1991 khi Mười lên cầm quyền. Hành không hề đả động đến Lê Khả Phiêu để khỏi tuyên bố rằng đă nói chuyện ǵ với tên này. Hành cũng ra lệnh cho Đỗ Mười và thủ tướng CS Phan văn Khải phải đi Bắc Kinh để kư kết với tư cách đại diện cho Đảng và cho Chính Phủ.

Đầu tháng 10, Đỗ Mười đi Bắc Kinh và mau chóng kư kết, với tư cách đại diện cho đảng CSVN, một hiệp ước hợp tác quân sự bí mật với Trung Cộng. Ngày 20 tháng 10, 1998, thủ tướng CS Phan văn Khải đi Bắc Kinh và gặp Chu Dung Cơ. Thủ tướng Trung Cộng nói rằng "Cả tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu tổng bí thư đảng CSVN đă đạt được một thỏa hiệp quan trọng, dựa theo mối quan hệ chiến lược Việt Hoa...." Kết quả Khải cũng phải kư một hiệp ước bí mật với Tầu, nhân danh thủ tướng chính phủ Cộng sản.

Sau khi kư kết xong với Bắc Kinh, Mười quay về Hà Nội để báo cáo và tường tŕnh toàn bộ sự thỏa thuận và kư kết. Lập tức Bộ Chính Trị mời ngay bộ trưởng Quốc pḥng Nga đến Hà Nội để thương lượng việc mua bán vũ khí cùng với vấn đề tiền thuê vịnh Cam Ranh. Ngày 18 tháng 10, 1998, bộ trưởng Quốc Pḥng Nga, Igor Sergeyev, đến Hà Nội để kư kết vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Cộng sản Hà Nội muốn có vũ khí Nga và phụ tùng dự trữ để hiện đại hóa quân đội Hà Nội muốn mua thêm 24 chiến đấu cơ loại tối tân SU-27 trị giá 800 triệu đôla cộng vào với 12 chiếc SU-27 đă mua từ đầu năm 1997, cùng với nhiều máy bay MiG-29, tầu tuần phóng ngư lôi, tầu diệt lôi và các tầu trang bị dàn phóng phi đạn Molnya. Hai tầu phóng phi đạn Molnya đă được giao trong ṿng quư I, năm 1999. Hà Nội cũng mang gạo sang Bắc Hàn để mua 2 tầu ngầm loại bỏ túi để chở gián điệp xâm nhập các bờ biển. Tổng cộng số tiền mua vũ khí trị giá hơn 2 tỷ đôla.

Vấn đề mua vũ khí Nga th́ tham nhũng Cộng sản Hà Nội đă ăn rất bạo. Tháng 5 năm 1998, người Mỹ mua 19 phi cơ MIG 29 của Kazakhstan với một giá rẻ mạt là 14 triệu đôla. Người Mỹ cần mua để khỏi lọt vào tay I-Rắc. Chuyên viên quốc pḥng Mỹ bay gấp sang tháo gỡ rời các máy bay rồi chất lên vận tải cơ khổng lồ của Mỹ chở về nước. 24 máy bay Su-27 của Nga bán theo giá phế thải, bán đổ bán tháo, v́ máy bay không thể đậu không lâu ngày, sẽ trở thành sắt vụn. Như vậy 24 máy bay Su-27 cao lắm là 30 chục triệu. Tham nhũng Hà Nội tính giá trên 30 triệu đôla cho 1 chiếc SU-27 hay là 800 triệu đôla cho 24 chiếc!

Đầu tháng 1, 1999, chính quyền Cộng sản Hà Nội đặt mua của Nga nhiều hỏa tiễn "Mosquito" (Con Muỗi) để chống tầu chiến. Hỏa tiễn Con Muỗi bay với tốc lực siêu thanh với tầm xa gần 80 dậm (120 cây số), bay theo kiểu hỏa tiễn "cruise", tức là bay ở cao độ rất thấp sát mặt biển, cao không quá 10 mét, nên có thể vô hiệu hóa hệ thống chống hỏa tiễn gắn trên chiến hạm của Hoa Kỳ. Sức bay thật nhanh trong một khoảng cách ngắn sẽ làm cho chiến hạm Mỹ không kịp đối phó, trừ phi phải bắn tan tầu địch ngay từ xa. Hỏa tiễn Con Muỗi sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến của hải quân Cộng sản Việt Nam trong trường hợp có xung đột trên biển.

Trung Quốc cũng đặt mua nhiều hỏa tiễn Con Muỗi. Cuối năm 1998, tại căn cứ hỏa tiễn Wu Zhai, Trung Cộng đă sửa soạn phóng "thử" hỏa tiễn Liên Lục Địa (ICBM's) DF-31 trên dàn phóng lưu động. Hỏa tiễn DF-31 có tầm xa 5,000 dậm (8,000 cây số), mang đầu đạn nguyên tử có sức công phá tương đương nửa triệu tấn TNT (half-megaton), hay là gấp 25 lần trái bom nguyên tử ở Hiroshima. Trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima có sức mạnh tương đương 20 kilotons, hay là 20,000 tấn TNT.

Với dàn phóng lưu động, Trung Cộng đă tiến một bước thật xa trong lănh vực chiến tranh nguyên tử. Trong khi dàn phóng cố định có thể bị phá tan ngay trong thời gian khởi sự chiến tranh th́ dàn phóng lưu động có thể phóng hỏa tiễn phản công ngay. Tuy nhiên, cuộc phóng thử chỉ là xử dụng dàn phóng, chứ không dùng hỏa tiễn thật. Có lẽ con số hỏa tiễn của Trung Cộng c̣n ít nên họ phải tiết kiệm. Trung Cộng đă gửi rất nhiều gián điệp MSS (Military Secret Services) đi khắp nước Mỹ để lùng kiếm những tài liệu và sáng chế mới của kỹ thuật khoa học Hoa Kỳ. Làm như vậy, Bắc kinh sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và thời giờ trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ.

Ngày 1 tháng 5, 1998, Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) đă điều trần trước Quốc Hội Mỹ rằng Trung Cộng đă đặt 13 hỏa tiễn Liên Lục Địa hướng thẳng vào Hoa Kỳ. Đầu tháng 11, 1998, Ngũ Giác Đài đă tŕnh lên Quốc Hội Mỹ rằng Trung Cộng đang chế tạo các dàn phóng tia "la de" để phá hủy các vệ tinh, và một thứ tia "la de" có khả năng phá hủy các hệ thống cảm từ (sensor) trên các vệ tinh gián điệp (spy satellites) của Mỹ. Do vậy, Trung Cộng có thể làm tê liệt các vệ tinh và phi cơ quân sự và t́nh báo của Mỹ. Các tia la-de ( LASER Beam ) này cũng có thể sử dụng để gián đoạn hay nhiễu loạn các vệ tinh thương mại và hệ thống thăm ḍ (scanning and probing) trong trường hợp xẩy ra chiến tranh thông tin (communications). Trung Cộng đă thành công kỹ thuật để có thể chế tạo vũ khí chống vệ tinh.

Vấn đề chống hay phá hủy được vệ tinh các loại vô cùng quan trọng. Các hỏa tiễn liên lục địa, máy bay bay xa, phần nhiều đều được kiểm soát và hướng dẫn bằng vệ tinh. Nếu làm tê liệt các vệ tinh này th́ toàn bộ hỏa tiễn và máy bay tầm xa cũng bị tê liệt luôn.

Ngày 22 tháng 7, 1998, chủ tịch Giang Trạch Dân sau khi họp Quân Ủy Trung Ương (Central Military Comission), trung tâm quyền lực mạnh nhất Trung Hoa, đă dứt khoát buộc quân đội phải ra khỏi doanh nghiệp, trao các cơ sở quân doanh cho bên dân sự.

Bắc Kinh viện cớ quân đội kinh doanh tại ra tham nhũng. Nhưng sự thật không phải vậy. Tất cả đều nằm trong vấn đề chuẩn bị cho quân đội có thể tác chiến, hoặc sơn cho quân đội một nước sơn tác chiến. Khi chuẩn bị lực lượng quân sự mạnh để đối phó với bên ngoài th́ họ Giang cũng phải lo đối phó với nội bộ bên trong. Quân đội sẽ là một lực lượng an ninh nội địa để bảo vệ đế quốc, chống lại mọi thứ nội loạn, nổi dậy.

Cuối tháng 12, 1998, Giang Trạch Dân đọc một bài diễn văn cứng rắn, cho hay là "sẽ dẹp tan mọi thách đố đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và ra lệnh mọi mầm mống chống đối phải bị tiêu diệt từ trong trứng nước"!

Người ngoài nh́n vào lực lượng quân sự Trung Cộng sẽ không coi thường là một quân đội chỉ biết làm ăn buôn bán mà không biết đánh nhau. Những cơ sở quân doanh được giao cho bên dân sự đều là những thứ nhỏ. Những cơ sở quân doanh lớn, nhất là về mặt chế tạo vũ khí đều do quân đội tiếp tục quản lư.

Sau khi kư kết xong với Cộng sản Hà Nội th́ họ Giang tính đến bảo vệ phía sau lưng hay là mặt biên giới với nước Nga. Ngày 23 tháng 11, 1998, Giang đi Nga và cố gắng gặp TT Yeltsin dù ông này đang dưỡng bệnh trong bệnh viện v́ bệnh sưng phổi.

TT Yeltsin dĩ nhiên phải bảo đảm với họ Giang là Nga sẽ không gây rắc rối biên giới. Ông Yeltsin hiểu rằng Giang quá lo âu vấn đề đối phó với Mỹ. Người Nga chỉ cần có chuyện lộn xộn, lung tung, để có thể bán vũ khí, lấy tiền. Tâm lư của các lái súng là cứ bán vũ khí cho bất cứ ai, để rồi "nhờ" Mỹ phá hủy tiêu tùng và lại được bán thêm nhiều nữa lấy tiền bỏ túi.

3. Trung Cộng gia tăng áp lực trên biển Đông và Trường Sa.

Trong tháng 10 và 11, 1998, các trận băo lớn, nhất là trận băo số 4 và số 5, đă quét sạch đường Trường Sơn. Trừ phi được xây dựng theo kỹ thuật tối tân và tốn tiền nhất như của Mỹ, đường Trường Sơn không thể chịu đựng nổi quá hai mùa mưa. Mỗi năm đều “phải” có mưa lũ vào giữa năm và cuối năm.

Nhưng việc quân sự không thể ngưng v́ một vài trận mưa hay băo. Hơn nữa, Cộng sản Hà Nội đă kiệt quệ tiền bạc, không thể xây dựng khu vực Trường Sơn và Hạ Lào thành một thứ pháo đài khổng lồ để chế ngự biển Nam Hải. Công tŕnh xây dựng Trường Sơn có thể vĩ đại không kém công tŕnh xây dựng Đập Thủy điện Tam Khẩu trên sông Dương Tử. Thời gian cũng cần phải hàng chục năm. Sức lực "con kiến" của Hà Nội th́ làm sao kham nổi? Lập tức, Trung Cộng quay sang mặt biển hay là Trường Sa. Do đó ta thấy Bắc Kinh và Hà Nội đều cùng mua hỏa tiễn chống tầu chiến của Nga. Mục đích rơ rệt của họ là nhắm vào tầu chiến Mỹ của Đệ Thất Hạm Đội.

Trường Sa (Spratly islands) là một quần đảo với hơn 200 đảo trải rộng suốt con đường hàng hải chiến lược trong vùng biển phía Nam Trung Hoa. Có tới 6 xứ tuyên bố có chủ quyền đối với Trường Sa. Đó là Trung Cộng, Việt Nam, Đài Loan, Mă Lai Á và Phi Luật Tân. Brunei nói có chủ quyền ở một đảo.

Từ đầu năm 1998, Hà Nội đă cho xây dựng một cơ sở làm căn cứ tiếp tế cho tầu biển, được gọi là tầu đánh cá trên đảo Đá Tây (Orleans shoal và Kingston shoal - người Tầu gọi là Aonan và Jindun). Căn cứ này trị giá 4 triệu đôla gồm có các hồ chứa, cột neo tàu, các khu nhà ở, trạm phát điện, bơm nước và hồ chứa nước ngọt, bồn chứa nhiên liệu, băi đáp cho phi cơ trực thăng, hệ thống điện, các đường ống dẫn nước, dẫn dầu và toàn bộ chắn và cản sóng biển.

Trung Cộng làm bộ lên tiếng phản đối Việt Cộng đă xây dựng các cơ sở này và đ̣i Hà Nội phải tháo gỡ. Nhưng thật sự th́ Việt Cộng xây dựng các tiện nghi này cho Bắc Kinh sử dụng! Sự lên tiếng phản đối của Trung Cộng chỉ để răn đe các nước khác như Phi Luật Tân, có thể bắt chước thi đua xây dựng trên vùng đảo Trường Sa.

Đầu tháng 11, 1998, Thượng viện Phi Luật Tân cứu xét việc phê chuẩn cho lính Mỹ trở lại Phi để ngăn Hoa Lục tại biển Đông. Bộ trưởng Quốc Pḥng Phi, Orlando Mercado, đă kêu gọi và mời quân Mỹ trở lại Phi Luật Tân, 7 năm sau khi Thượng viện nước này ra lệnh đóng cửa tất cả các căn cứ Hoa Kỳ tại đây. Giáo hội Thiên Chúa Giáo Phi phản đối việc này, nói rằng lính Mỹ đến sẽ gây ra nạn măi dâm! Điều này hơi lạ lùng v́ Giáo Hội Thiên Chúa Giáo (TCG) có vẻ không quan tâm đến an ninh quốc pḥng của quốc gia Phi Luật Tân. Giáo hội làm như nếu không có sự hiện diện của lính Mỹ th́ Phi Luật Tân không bao giờ có măi dâm chăng? Nhưng tại sao vấn đề an ninh quốc pḥng lại cần phải có ư kiến hay là sự đồng ư một một giáo hội ngoại quốc?.

Sau khi kêu gọi và mời quân Mỹ, cuối tháng 11, 1998, ngoại trưởng Phi Domingo Siazon cho hay Trung Cộng đă từ chối lời yêu cầu của Phi Luật Tân trong việc triệt hạ những cơ sở do dân công Trung Cộng mới làm lớn ra tại vùng đảo Vành Khăn (Mischief Reef), nơi cả hai nước đều cho rằng ḿnh có chủ quyền. Đảo này cách xa đảo Palawan của Phi chỉ có 190 cây số, trong khi đảo Hải Nam của Trung Cộng cách xa gần 1,000 cây số.

Trung Cộng vẫn cả quyết rằng những kiến trúc trên đảo này chỉ là những khu cư trú cho ngư dân và cơ xưởng sửa chữa tầu thuyền khi cần thiết.

Tháng 12, 1998, dân biểu Rohrabacher ( CH-Calif ), một người quen thuộc của người Việt tại Calif, đă đến tận đảo Vành Khăn để nh́n tận mắt các kiến trúc tại đây mà người Tầu gọi là "dân sự" dành cho tầu đánh cá và các ngư phủ. Dân biểu Rohrabacher đă thấy rơ có 3 chiến hạm Trung Cộng đậu tại đây. Cái cơ sở "đánh cá" này nguy nga đồ sộ như dinh một vị thống đốc quần đảo Trường Sa!

Ngày 7/1/99, đại sứ Trung Cộng tại Phi Luật Tân, Quản Đăng Minh, đă phát biểu rằng cuộc tranh chấp hiện nay tại Trường Sa là vấn đề "nội bộ" của Á Châu và các quốc gia khác không nên can dự vào. Quản đăng Minh nói: "Tôi thiết nghĩ vấn đề này là giữa các quốc gia Á Châu và chúng ta có thể tự giải quyết lấy mà không cần có sự can dự của các quốc gia khác."

Ngày 12 tháng 1, 1999, bộ trưởng Quốc pḥng Phi Luật Tân loan báo Hoa Kỳ sẵn sàng đứng ra dàn xếp một cuộc hội nghị giữa Trung Quốc và 5 nước Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Bộ trưởng Orlando Mercado nói Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ William Cohen đă nêu ư kiến đó với ông trong một cuộc hội kiến ở Hoa Thịnh Đốn nhân dịp ông Mercado viếng thăm Mỹ tuần trước. Đó sẽ là một cơ hội để Hoa Kỳ đóng vai tṛ trung gian một cách chân thành, giải quyết những khó khăn của các nước trong khu vực.

Mấy ngày sau, ngày 14/1/99, Việt Cộng và Mă Lai Á đều không tán thành Mỹ hay phe thứ Ba nào khác can dự đến cuộc tranh chấp tại Trường Sa.

Bắc Kinh vẫn thường nói biển Đông (Nam Hải - South China Sea) là một "hồ nước" của Trung Hoa từ bao nhiêu thế kỷ nay. Bắc Kinh không muốn quốc tế hóa vấn đề (Trường Sa) và cho rằng có thể giải quyết qua đàm phán song phương. Nhưng tại sao có tới 6 nước tranh chấp mà Bắc Kinh lại chỉ đ̣i đàm phán song phương, với từng nước một?

Đây là chiến thuật bẻ gẫy từng chiếc đũa. Dụng ư đàm phán kiểu "ăn cướp" của Trung Quốc đă rơ rệt. Bắc kinh họp với từng nước cho dễ đe dọa, trấn áp. Bây giờ Trung Quốc lại muốn gạt Mỹ ra ngoài mọi cuộc hội nghị bàn tṛn với đủ các nước tham dự, kể cả Mỹ. Vấn đề Cộng sản Hà Nội và Mă Lai Á ủng hộ quyết định của Bắc Kinh, không cho Mỹ tham dự, chứng tỏ hai nước này đều là tay sai của Bắc Kinh trong thế chiến lược đuổi Mỹ ra khỏi Á Châu.



-- Thiên Bất Dzung Gian (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 30, 2004.


Phần4 :

4. Trung Cộng muốn đuổi Mỹ ra khỏi Á châu từ bao giờ?

Chiến lược xâm lăng, bành trướng và hất cẳng Mỹ, đuổi Mỹ ra khỏi Á Châu, của Bắc Kinh đă được khởi sự từ năm 1989, hay là với sự cầm quyền của tập đoàn Giang Trạch Dân từ sau biến cố Thiên An Môn.

Nhưng đó là Bắc Kinh tính toán như vậy. Trên thực tế, ta phải t́m hiểu điều ǵ Bắc Kinh có thể làm được, và những điều gi không thể thực hiện? Cái ǵ là giả mà cái ǵ là thật? Diện (diversion) ở đâu? Và điểm (main target, main purpose) ở đâu?

Hiện nay Giang Trạch Dân tuổi đă cao (78 tuổi). Những lănh đạo khác có thể kế vị Giang như Lư Bằng, Chu Dung Cơ và Lưu Hoa Thanh cũng cao tuổi. Trước mắt, không có lănh đạo nào trẻ tuổi hơn có đủ tư cách, tài năng để thay thế tập đoàn lănh đạo hiện nay và đối đầu với Mỹ. Như vậy họ Giang không thể "đợi" thời cơ thuận tiện hoặc cho đến khi đủ mạnh hơn nữa để đương đầu với Mỹ. Yếu tố thời gian đă trở nên bất lợi v́ quá ngắn ngủi. Giang và tập đoàn Bắc Kinh cần phải gấp rút.

Kể từ sau biến cố Thiên An Môn, tập đoàn lănh đạo mới tại Bắc Kinh, Giang Trạch Dân và các đồng chí, đă nắm chặt Hà Nội trong tay, không cho Việt Cộng đi với Mỹ. Đó cũng là lư do Hoa kỳ không thể tiến lại gần hơn với Hà Nội. Đồng thời Hoa Kỳ cũng coi chừng Bắc Kinh và không coi Hoa Lục là bạn hay đồng minh như thời Đặng Tiểu B́nh.

Nếu Trung Hoa vẫn b́nh thường như trong thập niên 1980s th́ không bao giờ có chuyện Bắc Kinh dám thách đố Hoa Thịnh Đốn. Dịp may cho người Tầu là sang thập niên 1990s, họ đă xuất cảng sang Mỹ rất nhiều hàng hóa với số thặng dư mậu dịch từ 40 tỷ đôla năm 1994 đến 60 tỷ đôla được ước lượng vào năm 1999.

Đáng lẽ sẵn tiền như vậy th́ lănh đạo nào cũng phải lo cho dân được no ấm, ổn định lâu dài. Nhưng lănh đạo Bắc Kinh có tham vọng bá quyền, bành trướng, muốn đuổi theo tập quán xưa cũ này từ nhiều ngàn năm qua. Muốn bành trướng th́ phải mạnh mẽ về quân sự. Bắc Kinh "tự nhiên" móc nối được với một số hăng Hoa Kỳ cung cấp những máy móc và kỹ thuật tối tân để có thể chế tạo hỏa tiễn nguyên tử Liên Lục Địa (ICBM's).

Tháng 1, 1996, người Mỹ khám phá ra hăng máy bay McDonnell-Douglas ở Long Beach đă "nhầm lẫn" khi gửi 17 máy cắt đặc biệt cho Trung Cộng. Loại máy cắt kim loại này có thể cắt các bộ phận máy bay hay hỏa tiễn thật chính xác. Người ta cũng thấy rằng "công ty" đứng ra mua chỉ là một công ty ma, không có thật ở Bắc Kinh. 17 dàn máy này đă được chở đến Thượng Hải và mau chóng chuyển đến các cơ sở quân sự chế tạo hỏa tiễn ngầm trong núi. Không đầy 2 năm sau, cuối năm 1997, Trung Cộng đă có thể đặt nhiều hỏa tiễn Liên Lục Địa (ICBM's) chĩa thẳng vào Hoa Kỳ.

Trung Cộng đă mua của Nga 50 máy bay tấn công SU-30MK, loại hiện đại nhất, 4 tầu ngầm Diesel loại "kilo" có thể phóng hỏa tiễn nguyên tử, 70 máy bay SU-30, hai tuần dương hạm (cruisers) loại Soverenny trị giá 800 triệu đôla. Hai bên cũng thỏa thuận xây dựng dây chuyền sản xuất khu trục cơ chiến đấu SU-27 ở thành phố Thẩm Dương (Shenyang) thuộc tỉnh Liêu Ninh (Liao Ning), phía Đông Bắc Trung Quốc. Nga cũng bán cho Hoa Lục 100 hệ thống phi đạn viễn khiển, các diệt lôi hạm có gắn phi đạn, 100 hệ thống đại bác 120 ly có chuôi tự xoay và tự di động tên là 2S23 Nova-SVK. Ngoài ra Nga cũng bán cho Trung Cộng nhiều dàn phóng hỏa tiễn loại 300 ly gọi là Smerch (MLRS).

Một viên chức Mỹ phẩm b́nh về tin này, nói: "Các vũ khí Trung Cộng đang mua hay là đang tăng cường có một dụng ư chống Mỹ (Đệ Thất Hạm Đội) rơ ràng, chứ không phải để dùng chống Việt Nam hay các nước khác trong vùng biển Nam Hải."

Trong tháng 11/1998, Ngũ Giác Đài đă báo cáo rằng Trung Cộng có thể làm tê liệt các vệ tinh, phi cơ quân sự và t́nh báo Mỹ. Trung Cộng đă xử dụng được nhiều loại tia la-de (laser beam) và tia điện tử, có khả năng phá hủy các hệ thống cảm từ (sensor) trên các vệ tinh gián điệp, làm nhiễu loạn các vệ tinh thương mại (điện thoại, truyền h́nh, điện thư) và hệ thống thăm ḍ (probing/scanning systems).

Cuối tháng 12/1998, dân biểu Chris Cox (CH-Calif) đă tŕnh một bản báo cáo tối mật dài 700 trang về t́nh h́nh Trung Cộng đă đút lót, mua chuộc bằng nhiều cách và đă thủ đắc được rất nhiều kỹ thuật quốc pḥng tối tân của Hoa Kỳ. Tuy Bắc Kinh không được đọc bản báo cáo mật này, nhưng v́ "chạm nọc", nên đă lên tiếng kịch liệt phản đối, cho rằng câu chuyện "gián điệp kỹ thuật" chỉ có dụng ư bôi xấu Trung Cộng.

Tự nhiên người ta nh́n thấy ngay ư đồ nhiều mặt của Bắc Kinh. Chiến tranh lạnh đă chấm dứt. Như vậy Bắc Kinh cố gắng vũ trang tới mức có thể gây chiến tranh nguyên tử để làm ǵ? Trong khi Bắc Kinh vẫn cần phải giao thương với Hoa Kỳ, tới mức trên 200 tỷ đôla/năm, th́ tại sao lại coi Hoa kỳ là kẻ thù phải tiêu diệt bằng chiến tranh nguyên tử?

Một suy nghĩ khác là Trung Cộng c̣n rất yếu và phải t́m cách mua lén kỹ thuật chiến tranh của Hoa Kỳ th́ làm sao có thể ra mặt đương đầu với Mỹ bằng quân sự?



-- Thiên Bất Dzung Gian (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 30, 2004.


Phần 5 :

5. Bắc Kinh suy nghĩ về t́nh h́nh chiến lược tương lai.

Sau vụ Thiên An Môn năm 1989, Bắc Kinh hiểu rằng họ đang có một cái núi lửa nằm ngay trong nước, chỉ đợi dịp nổ tung, tiêu diệt chế độ Cộng sản. Đó là con số sinh viên được đào tạo tại nước ngoài, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ. Hiện nay số sinh viên tốt nghiệp ngoại quốc ở trong nước đă vượt quá 1 triệu người. Những chuyên gia, trí thức này đương nhiên trở thành giai cấp lănh đạo Trung Hoa trong tương lai không xa lắm.

Nếu đám sinh viên học thành tài ngoại quốc đều thuần túy là người Hán th́ mọi việc cũng dễ xử. Chủng tộc Hán vẫn là chủng tộc "siêu" trong hàng trăm dân tộc thiểu số khác. Nhưng có một số không nhỏ từ các chủng tộc ít người đă có những suy nghĩ và ư kiến mới mẻ. Họ thấy rơ họ bị Hán tộc cai trị với nhiều thiệt tḥi trong nhiều thế kỷ đă qua.

Họ Giang và lănh đạo Bắc Kinh đă nh́n thấy cái mầm phân hóa nằm trong đám sinh viên du học đă hấp thụ nền tự do, văn minh và dân chủ của nước ngoài. Các sinh viên đều không thích vấn đề người này áp đặt chuyên chế lên trên đầu người khác, dù đó là cùng chủng tộc hay khác chủng tộc. Hơn nữa, quyền lănh đạo chính trị và kinh tế phần lớn nằm trong tay cán bộ ít học và phải tuân theo chỉ thị, chỉ tiêu do Đảng Cộng sản đề ra. Sự nguy hiểm là dù biết như vậy, Trung Cộng vẫn phải tiếp tục gửi sinh viên ra nước ngoài, không thể ngưng. Một khi bánh xe tiến hóa đă chuyển động th́ không ai có thể kềm giữ hay quay ngược lại.

Năm tháng qua đi, các tỉnh bang đă có một lớp người mới, trẻ tuổi và có học. Những người này chưa thể lănh đạo dân tộc ít người của họ. Nhưng họ thấy rơ rằng quyền lực trong tỉnh nằm trong tay người Hán, hay là người của Bắc Kinh, đặt để. Bắc Kinh có chủ trương từ lâu là không bao giờ dùng người địa phương làm tỉnh trưởng hay thống đốc.

Vụ Thiên An Môn đă làm cho những sinh viên và người địa phương hiểu rằng họ không thể bạo động quá sớm. Họ phải chờ thời cơ để cướp chính quyền dành lại độc lập, tự do và quyền sống. Họ hiểu rằng tập đoàn lănh đạo Cộng sản phải bị lật đổ, chứ không có cách nào khác. Không thể có sự điều đ́nh, xin sỏ hay ḥa giải ḥa hợp. Sự chờ đợi cơ hội để nổi dậy đă cháy âm ỉ từ lâu, như lửa trong một núi lửa.

Bắc Kinh cũng hiểu sự nguy hiểm này. Nhưng Bắc Kinh suy nghĩ khác. Các nhà lănh đạo ở Trung Nam Hải nghĩ rằng họ có nhiều kẻ địch và kẻ thù. Mà Hoa Kỳ là kẻ thù số một. Họ cho là người Mỹ đă tiếp tay và luôn luôn hỗ trợ cho bất cứ cuộc nổi dậy nào để xé thành từng mảnh và làm tan nát Trung Hoa. Như vậy, nếu "hạ bệ" được Hoa Kỳ th́ mầm mống ly khai, nổi loạn trong nước sẽ không thể bám víu vào đâu. Chủ ư của Bắc Kinh là khuấy động bên ngoài để giữ ổn định bên trong. Nếu Trung Hoa mà dành được địa vị siêu cường, đưa Mỹ xuống hàng thứ yếu (second class power) th́ cả thế giới sẽ thần phục Bắc Kinh, không riêng ǵ các tỉnh bang!

Nếu muốn ổn định nội bộ th́ phải dùng bàn tay sắt công an trị để kềm kẹp như vẫn làm từ trước đến nay. Với dân số đông đảo, nếu có nổi dậy th́ tấm vóc quá lớn, công an, cảnh sát sẽ không đủ sức trấn áp (subdue).

Bắc Kinh suy nghĩ rằng nếu muốn theo kịp Hoa Kỳ bằng siêu kỹ thuật th́ không có th́ giờ hay tiền bạc để làm. Vậy tốt nhất là mua chuộc cho khéo để mua được các kỹ thuật tối tân nhất của Mỹ. Rồi từ đó sẽ biến chế ra cho tốt hơn và hoàn hảo hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ đầu thập niên 1990s đến nay, Bắc kinh đă "chơi trội" trên mọi lănh vực, nhất là lănh vực siêu kỹ thuật vệ tinh, hỏa tiễn nguyên tử tầm xa, điều khiển hỏa tiễn và siêu kỹ thuật la-de và điện tử.

Người Mỹ dù muốn hay không muốn, cũng phải nh́n thấy một cuộc chiến tranh lạnh mới bắt đầu với Trung Cộng và những bộ óc chiến tranh, mưu lược ghê gớm của Bắc Kinh. Bắc Kinh hiện nay đang tự coi ḿnh ngang bằng với Mỹ trên mọi phương diện, và không cần phải "nghe" bất cứ sự khuyến cáo nào của Mỹ. Bắc Kinh ngang nhiên mang các nhà tranh đấu dân chủ, đa nguyên (quốc doanh) ra xử án tù thật nặng, với tính cách độc tài chuyên chế.

Đây là một sự thách đố Hoa Kỳ trên lĩnh vực Nhân quyền. Bắc Kinh ngụ ư rằng họ không cần phải áp dụng nhân quyền kiểu Mỹ. Bắc Kinh dồn Hoa Kỳ vào cái thế yếu, không c̣n là siêu cường đối với Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng ngụ ư cho cả thế giới biết rằng Hoa Kỳ "không phải" là siêu cường duy nhất! Ngôi vị đó đă lung lay rất nhiều! Khi tới thời hạn cấp qui chế tối huệ quốc mỗi năm (tháng 5) th́ Quốc Hội sẽ không c̣n sự lựa chọn rằng "cho hay không cho"! Trái lại Quốc Hội Mỹ "bắt buộc" phải chấp thuận cấp qui chế tối huệ quốc cho Bắc Kinh vĩnh viễn, không cần phải tái tục mỗi năm, v́ Bắc Kinh muốn vậy!

Ta thấy Bắc Kinh hiện nay sử dụng chiến lược mới mẻ. Đó là bao vây Hoa Kỳ bằng các điểm nóng ở khắp nơi. Ở Trung Đông th́ có I-Rắc, Ba Tư (Iran) và hàng trăm nhóm khủng bố cảm tử, sẵn sàng đánh phá Hoa kỳ ở khắp nơi. Bắc Kinh đang cố gắng mua chuộc khối Hồi giáo với dụng ư nắm chặt nguồn sản xuất dầu lửa. Từ Mỹ Châu (Colombia) cho tới Bắc Hàn với nhiều nhóm loạn quân sẵn sàng nổi dậy phát động chiến tranh du kích và chiến tranh ma túy. Việt Nam và Trường Sa đang trở thành một điểm nóng đe đọa trực tiếp Đệ Thất Hạm Đội hay là sự hiện diện của Hoa Kỳ. Ngoài ra, sự tràn ngập hàng rẻ tiền Trung Cộng trên khắp thế giới cũng là một mặt trận kinh tế sẽ phá hoại kinh tế của các quốc gia.



-- Thiên Bất Dzung Gian (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 30, 2004.


Moderation questions? read the FAQ