Chuyện Những Người Đẻ Gần Chuồng Gàgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Chuyện Phiếm
Chuyện Những Người Đẻ Gần Chuồng Gà
Huỳnh Văn Phú
Thật t́nh, khi đặt cái tựa “...Đẻ Gần Chuồng Gà” như trên, tôi nhớ vô cùng tiếng gà gáy mỗi buổi sáng và cái âm thanh quen thuộc ấy hầu như gắn liền với những năm tháng của tôi (và của tất cả chúng ta ?) ở quê nhà. C̣n trên xứ Mỹ này, chẳng mấy khi chúng ta nghe lại được tiếng gà gáy cũng như không dễ ǵ nghe lại được tiếng mưa rơi trên mái tôn.
Chẳng c̣n bao nhiêu ngày nữa, chúng ta sẽ bước vào năm con Gà. V́ thế, bài viết này như một h́nh thức “Để Nhớ” tiếng gáy quen thuộc của gà trên quê hương yêu dấu của chúng ta ngày nào...Tôi cũng xin nói rơ, đây không phải là một bài nghiên cứu về gà, như t́m hiểu có bao nhiêu loại gà cùng đặc tính của mỗi loại hay giải thích câu hỏi muôn đời “con gà có trước hay cái trứng có trước” v.v và v.v...Tôi không đủ khả năng để làm cái công việc rất “trí tuệ và bác học” đó, tôi chỉ ghi lại những chuyện vui liên quan đến con gà cùng với tiếng gáy của nó với niềm hy vọng các cụ có được một nụ cười vào ngày đầu Xuân. Mục đích chỉ có thế.
Nếu “Những Người Đẻ Gần Kho Đạn” (Long B́nh hay Cát Lái) thường hay “Nổ” th́ theo quy luật của tự nhiên (và của phản ứng dây chuyền),”Những Người Đẻ Gần Chuồng Gà” cũng phải “Gáy”. Nói ǵ th́ nói, rơ ràng tiếng Nổ của kho đạn bao giờ cũng to hơn, mănh liệt hơn tiếng gáy của Gà. Nhưng dù Nổ lớn hay Gáy to kiểu nào đi nữa, theo tôi đều đă mang lại cho đời “những niềm vui” (hay ngứa tai ?). Trước đây tôi đă kể hầu các cụ những tiếng nổ của các kho đạn rồi, bây giờ th́ đến tiếng gáy của gà. Tuy nhiên, như đă tŕnh bày ở phần trên, có nhiều “vấn đề” liên quan đến con gà, “Gáy” chỉ là một trong các vấn đề ấy thôi. Tôi sẽ đề cập ở những gịng sau.
Trước tiên, tôi xin kể vài mẩu chuyện về Gà.
Mở đầu là chuyện “Nó Không Chịu Xuống”.
“Cô giáo dạy Tiểu Học bảo tṛ A :
- Em lên đứng đây kể cho các bạn trong lớp nghe sinh hoạt trong khu vườn nhà em.
Tṛ A kể :
Thưa cô, trong vườn nhà em có nuôi đàn gà. Mỗi buổi sáng, em luôn luôn thấy một con gà trống leo lên lưng con gà mái...
Cô giáo nghe đến đó có vẻ e thẹn, không muốn cho tṛ A kể tiếp, bèn ngắt lời tṛ A, nói :
- Thôi, xuống đi.
Tṛ A quay lại phía cô giáo, lễ phép trả lời :
- Thưa cô, con gà trống nó không chịu xuống!”
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp không ít những người rất kiêu ngạo, tự cho ḿnh là nhất thiên hạ, nghĩa là thuộc loại người không thể thay thế được. Họ tưởng (bở) rằng chỉ có họ mới làm nên chuyện, c̣n bất cứ ai khác th́ không thể thành công được.Và câu chuyện con gà kiêu ngạo dưới đây nhằm nói lên điều đó:
“Một hôm, con gà trống nói trước muôn loài : Các người phải biết rằng khi nào tôi cất tiếng gáy th́ mặt trời mới mọc. Mặt trời mọc mới mang lại ánh sáng và sự sống cho thế gian. Các người không tin tôi, ngày mai tôi sẽ không gáy nữa, mặt trời sẽ không mọc và tất cả các người sẽ chết trong tăm tối.
Ngày mai đến, gà nhà ta không thèm gáy. Nhưng than ôi, không như con gà kiêu ngạo một cách ngu xuẩn kia đă tưởng (bở), mặt trời vẫn mọc như mọi ngày !”
Và đây là một câu chuyện có dính dáng đến con gà trong một buổi thi hoa hậu của các người đẹp, phần các nàng phải trả lời những câu hỏi có tính cách ứng xử.
“Giám khảo hỏi một thí sinh :
- Hăy tưởng tượng cô là một con gà mái, đang bị con gà trống rượt đuổi theo. Vậy, trong khi chạy cô đă có những suy nghĩ ǵ ?
Suy nghĩ một lúc, thí sinh hoa hậu trả lời :
- Tôi nghĩ rằng, với tốc độ chạy của con gà mái, tôi không thể nào chạy thoát được sự đuổi bắt
của con gà trống.”
Trong một chừng mực nào đó, con gà cũng có tính “ganh tị” y hệt như con người các cụ ạ. Câu chuyện kể dưới đây cho thấy điều đó :
“Gà mẹ dẫn gà con đi dạo trong vườn. Một chú gà trống đang cất cao tiếng gáy. Gà con chăm chú nh́n chú gà trống rồi hỏi gà mẹ :
- Tại sao con không có tiếng gáy to như bác gà trống kia, hở mẹ ? Con gà mẹ không trả lời.
Chập sau, gà con lại hỏi gà mẹ :
- Tại sao con không có bộ lông đẹp và sặc sở như bác gà trống kia, hở mẹ ?
Gà mẹ cũng không một lời đáp lại.
Hai mẹ con gà tiếp tục đi loanh quanh. Gà con lại hỏi tiếp :
- Tại sao con không có dáng đi hùng dũng và oai vệ như bác gà trống kia, hở mẹ ?
Gà mẹ vẫn không hé môi. Gà con tỏ vẻ bực tức, nói :
- Tại sao không ai chịu trả lời những câu hỏi của con vậy cà ? Bấy giờ gà mẹ mới chậm răi nói :
- Bởi v́ trong các câu hỏi của con đều chứa đầy những điều ganh tị.” Lại thêm một chuyện tiếu lâm có bóng dáng con gà nữa :
“Một lữ khách trên đường về nhà, ghé thăm người bạn vào lúc trời vừa sụp tối. Chủ nhà ra tiếp bạn ở pḥng khách. Hai người nói chuyện trời trăng mây nước một chập, bỗng chủ nhà quay mặt vào phía trong nhà nói lớn :
- Các con ơi, “bắt gà”.
Khách nghe nói bắt gà, nghĩ thầm chắc là chủ nhà cho làm gà để đăi ḿnh. Ngồi uống trà “câu giờ” với chủ nhà đă hơn một tiếng đồng hồ rồi mà chả thấy động tĩnh ǵ, khách đánh bạo lên tiếng :
- Hồi năy nghe bác nói cho bắt gà , sẵn có chai rượu mang theo, tôi lấy ra chúng ta cùng nhậu cho vui nhé.
Chủ nhà cười : - Thôi, cám ơn bác.Thấy trời đă chiều tối rồi nên tôi bảo lũ nhỏ bắt gà là bảo chúng nó bắt gà nhốt vô chuồng chứ đâu có bắt làm thịt !”
* * *
Tôi vừa kể hầu các cụ vài mẩu chuyện vừa nghiêm túc vừa không nghiêm túc có dính dáng đến con gà. Bây giờ, tôi xin đề cập đến tiếng gáy của những người có được cái may mắn “đẻ gần chuồng gà” ra sao. Bởi v́ tiếng gáy (hay tiếng nổ của các kho đạn) luôn luôn đem lại cho đời những niềm vui, có thể khỏa lấp được những phiền muộn, âu lo và căng thẳng của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên có sự khác biệt đôi chút giữa tiếng Nổ và tiếng Gáy. Tiếng Nổ chát chúa làm cho ta lùng bùng lỗ tai, lắm lúc nhức cả cái đầu. C̣n tiếng gáy th́ nhẹ nhàng và êm dịu hơn v́ cái âm thanh kéo dài lê thê của nó. Cũng có một vài tiếng gáy (tôi sẽ kể ở phần sau) gây cho ta sự thương cảm ngậm ngùi và nhất là qua tiếng gáy đó đă khiến cho ta càng căm thù Cộng Sản nhiều hơn.
Cần phải nói rơ một điều không b́nh thường là, nếu ở quê nhà phần lớn chúng ta chỉ nghe gà trống gáy thôi chứ ít có dịp nào nghe gà mái gáy. Thế nhưng, khi sang xứ Mỹ này tôi đă nghe được cả gà trống lẫn “nữ kê” đều gáy. Mà không phải chỉ gáy trong buổi sáng thôi, họ có thể gáy bất cứ lúc nào, ở đâu, sáng trưa chiều tối, nghĩa là gáy từ giờ Tư đến giờ Dậu. Có điều tiếng gáy của các “gà giai nhân” không hùng dũng, bài bản và ghê gớm như các “đấng” gà trống. Tôi lần lượt ghi lại dưới đây để các cụ thẩm định xem trong những tiếng gáy ấy, loại nào có đủ “công lực” làm cho mặt trời mọc nhé. Đây là tiếng gáy của một con “gà trống” hiện cư ngụ tại Tiểu bang Pennsylvania.
Ông X, năm nay đă trên sáu bó, nhưng vẫn c̣n tráng kiện. Hiện tại, ông sống một ḿnh, nghe nói vợ con c̣n ở lại quê nhà. Ông không nói rơ ông sang Mỹ định cư theo diện ǵ. Ông đang hưởng trợ cấp xă hội (oen phe). Ông kiếm thu nhập thêm bằng cách đi làm tiền mặt. Mỗi buổi sáng có người đến chở ông đi làm, chiều chở về. Ông rất vui tính, hay thù tiếp bạn bè để nhắc chuyện dĩ văng vàng son ngày nào của ông bên ly rượu, lon bia vào mỗi cuối tuần. Bạn nhậu của ông đă nghe đi nghe lại nhiều lần chuyện kể của ông như sau : Ông được gia đ́nh cho đi du học bên Pháp từ đầu thập niên 50. Đến khoảng đầu năm 1954, ở Pháp ông nghe tin, theo hiệp định Genève, nước nhà có thể bị chia cắt làm đôi ở vĩ tuyến 17, cho nên ông vội vă bay về Việt nam để cùng gia đ́nh kịp di cư vào Nam.
Ông nói :
- Các anh biết không, trước khi về lại quê nhà, tôi đă đậu xong cái Bac II (Tú tài II) ở Paris rồi. Gia đ́nh tôi bỏ hết tài sản ch́m nổi, đáp chuyến phi cơ cuối cùng rời khỏi Hànội để vào Sàig̣n. Sau khi tạm ổn định nơi ăn chốn ở, tôi bèn ghi danh vào trường Chu Văn An học tiếp. V́ cứ phải nghe đi nghe lại rất nhàm chán cái điệp khúc “đă đậu xong Bac II” ấy nên một người bạn “tức khí” hỏi vặn lại ông :
- Ông đă đậu Bac II nghĩa là Tú Tài II rồi th́ phải ghi danh vào trường Đại Học để học chứ sao lại vào trường Chu Văn An ? Trường Chu Văn An là trường Trung Học, các lớp chỉ gồm từ Đệ Thất đến Đệ Nhất thôi mà.
-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 28, 2004
Ông trợn mắt, nói to :- Ai nói với anh trường Chu Văn An là trường trung học ? Chả biết cái ǵ sất mà cũng xía mồm vào ! Bây giờ mời các cụ thưởng thức tiếng gáy của một “nữ kê”tại vùng cao nguyên Colorado.
Bà Y tuổi đời cũng đă gần sáu bó, hiện sống một ḿnh trong một căn apartment với một con chó mà bà coi như con. Người chồng sau của bà (nghe nói là một thương gia) vừa mới qua đời cách đây vài năm. Cứ theo cung cách sống của bà cho thấy bà là một người vẫn c̣n rủng rà rủng rỉnh bởi v́ chẳng thấy bà đi làm. Trong những cuộc vui họp mặt với bạn bè gần xa, bà thường say sưa kể chuyện bà qua Mỹ từ năm 75, theo đó lúc lênh đênh trên tàu, bà có mang theo một vali chứa đầy đô la, vàng và kim cương. Bà nói :
- Trong cảnh mất nước, nhà tan phải ra đi, tôi buồn chết được, trên tàu chiến Mỹ cả ngàn người chen chúc nhau, ai ai cũng nghĩ đến ngày mai vô định không biết rồi cuộc đời sẽ ra sao, đâu c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến chuyện trang điểm, sửa sang...Ấy thế mà người hầu (đầy tớ) của tôi cứ nhất định đ̣i sơn móng tay, móng chân cho tôi !
Bà kể lại chuyện t́nh duyên của bà với người chồng trước của bà đẹp như một bài thơ. Bà nói chồng bà là một ông tướng trong QLVNCH. H́nh như không người nào có can đảm hỏi bà ông tướng ấy tên ǵ. Bà cho biết mỗi lần bà bực ḿnh ǵ đó với cái đám vợ con lính tráng, thế là bà ra đứng trước nhà ở trại gia binh, bà chửi cho bằng thích. Không ai dám hó hé một lời nào với bà !
Cũng không nghe bà nói v́ sao hai người không c̣n ở với nhau nữa mà để bà ra đi một ḿnh nơi đất khách quê người. Kể ra th́ chồng bà, ông tướng ấy, rất đáng ngưỡng mộ và kính phục v́ ổng có một cuộc sống rất b́nh dân, đă cho vợ con sống chung với gia đ́nh binh sĩ dưới quyền trong trại gia binh. Có người c̣n nói rằng bà đă từng là chủ trại nuôi gà ở Thủ Đức gồm cả ngàn con mà phần lớn là gà trống. Thế mới lạ !
Cơ sở của bà là nơi cung cấp gà đá cho mấy tay đá gà chuyên nghiệp chứ không phải tầm thường đâu. Chẳng biết bà có cung cấp gà đá cho ông tướng nổi tiếng “chọi gà” trong quân đội của phe ta ngày trước không ?
Và đây là tiếng “gáy” của một nữ kê khác mà chính bản thân tôi bắt buộc phải vễnh tai lên mà nghe. Xin kể lại hầu quư cụ nghe cho vui rồi bỏ, riêng phần tôi th́ qua đó rút kinh nghiệm cho những lần công tác về sau.
Tôi hiện làm việc cho Nha Học Chánh Philadelphia, cái “Position” của tôi là Bilingual Counselor. Hàng tuần tôi được phân nhiệm (có tính cách cố định suốt niên học) đến làm việc cho ít nhất là ba hay bốn trường Trung Học (I cấp và II cấp) trong thành phố.
Nhiệm vụ counselor th́ cũng nhàn hạ và tà tà thôi v́ không phải soạn bài, đứng lớp như thành phần các giáo viên.Tuy không có trách nhiệm “dạy dỗ” các em học sinh nhưng trường hợp có một số em học sinh học kém, hiệu trưởng yêu cầu tôi phải “tutor” các em một số giờ nhất định trong tuần.
Tại một trường ở phía Bắc thành phố, tôi được giao nhiệm vụ “tutor’ về môn Toán cho 6 em học sinh, gồm 2 Việtnam, 2 Mỹ đen, 1 Mễ và 1 Miên. Trong hai em học sinh Việtnam nói trên có một em sức học không được khá lắm. Tôi coi em như con cháu, cho nên lắm lúc thấy em tối dạ quá, tôi buột miệng nói (bằng tiếng Việt) :
Óc em đâu có chứa đất sét mà sao ngu quá vậy. Dĩ nhiên, những em kia không hiểu tôi nói ǵ ngoại trừ hai em học sinh Việtnam. Tôi không ngờ rằng việc tôi nói em “ngu” được em về báo cáo lại cho cha mẹ em. Khoảng hơn một tháng sau, chính em học sinh này được nhà trường xếp vào học một chương tŕnh giáo dục đặc biệt, theo đó cha mẹ em phải đích thân tới trường tham dự buổi họp và phải kư một số giấy tờ mà thủ tục của chương tŕnh đă quy định.
Đến dự buổi họp là mẹ em, một phụ nữ tuổi khoảng gần năm mươi, son phấn “nghiêm chỉnh” và áo quần rất “à la mode”. Sau buổi họp, tôi mời bà sang văn pḥng tôi để giải thích thêm một số vấn đề liên quan đến lư do v́ sao con em bà phải theo học chương tŕnh giáo dục đặc biệt ấy. (Chương tŕnh giáo dục đặc biệt có hai loại, một loại dành cho các học sinh học kém v́ khuyết tật -tâm trí hay thể xác-, loại kia dành cho các em học sinh thật xuất sắc, dĩ nhiên con của bà ta không ở trong dạng xuất sắc). Tôi lựa lời tŕnh bày với bà về trường hợp của con em bà để bà yên tâm và lúc ấy tôi hoàn toàn không nhớ rằng đă có lúc tôi chê cháu học “ngu”.
Bà lắng tai nghe, cuối cùng bà nh́n thẳng vào mặt tôi, nói với cái âm lượng lớn hơn b́nh thường:
- Thưa thầy (bà gọi tôi bằng “thầy”, nghe “đă” cái lỗ tai dễ sợ!) tôi có chuyện này cần phải nói cho thầy biết...
Nghe cách nói và giọng nói của bà, (và kinh nghiệm trong những lần tiếp xúc với các phụ huynh học sinh) tôi hiểu có điều ǵ đó không được b́nh thường rồi. Tôi từ tốn nói :
- Có chuyện ǵ, xin bà cứ tự nhiên tŕnh bày.
- Cách đây không lâu, cháu đi học về có nói lại với tôi rằng “thầy” đă mắng con tôi là “ngu”. Tôi nói cho thầy biết, nếu thầy bảo con tôi “ngu” th́ cha mẹ nó cũng “ngu”. Như thế là thầy “lầm” rồi. Nếu cha mẹ nó ngu th́ chúng tôi không thể nào “handle” nổi hai cái tiệm “nails” trên xứ sở này đâu.
Nghe đến đó, tôi vỡ lẽ ra và chợt nhớ ḿnh đă có lần mắng con bà ấy “ngu”. Tôi đành phải nói khéo :
- Thưa bà, thật ra tôi coi con bà như con cháu tôi trong nhà. Cho nên khi hướng dẫn cháu học và làm bài, tôi chỉ “mắng yêu” đối với riêng cháu thôi chứ không hề có một ư tưởng nào đề cập đến bố mẹ cháu cả.
Bà im lặng nghe, không có ư kiến ǵ thêm. Quả thật, lúc ấy trong ḷng tôi có một chút không vui. Tôi nói tiếp :
- Bà nói rất đúng, bà và bố cháu phải là những người thông minh mới có thể “handle” (tôi cũng dùng lại chữ “handle”) nổi hai ba cái tiệm nails như thế.
Và cũng mong bà hiểu cho rằng, chúng tôi, những người v́ “ngu đần” nên mới đảm nhận công việc giáo dục cho các em học sinh trong đó có con của bà.
Và khi bà từ giă ra về, tôi bèn tập làm người “lịch sự” để nói với bà câu nói sau cùng :
-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 28, 2004.
- Trước kia tôi nghĩ cháu nó có phần nào “chậm hiểu” nhưng bây giờ thấy nhà trường bắt cháu phải theo học chương tŕnh giáo dục đặc biệt th́ chắc là cháu không được “thông minh” như bố mẹ cháu. Dù sao, tôi cũng tin rằng chương tŕnh giáo dục đặc biệt sẽ giúp ích cháu rất nhiều trong học vấn.
Nếu tiếng gáy của bà mẹ cháu học sinh nói trên đă mở mắt cho tôi phân biệt được sự khác biệt giữa “thông minh” và “ngu đần” th́ tiếng gáy dưới đây của một ông bạn “yellow friend” của tôi lại khơi dậy trong tôi một chút thương cảm ngậm ngùi cho số phận của những thiếu nữ Việtnam (đáng tuổi con cháu tôi) ở quê nhà.
Ông bạn “yellow friend”, tạm gọi là ông Trần, trước 75 là một sĩ quan trong QLVNCH, đă từng trải qua hơn 8 năm trong các trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc. Ông sang Mỹ theo diện H.O như phần đông các bạn tù khác. Sau 10 năm định cư ở xứ người, con cái ăn nên làm ra, đời sống ổn định, có đồng ra đồng vào, ông không phải đi mần kiếm cơm như phần đông những người bạn cùng tuổi ông. V́ có nhiều thời giờ rảnh rỗi nên ông rong chơi tà tà, đi chỗ này chỗ kia, đặc biệt là về thăm Việtnam mỗi năm vài lần. Một lần gặp tôi ngoài phố, ông hỏi :
- Sao, có về Việtnam chưa ?
Tôi luôn luôn “dị ứng” với bất cứ ai hỏi tôi câu hỏi ấy. Cái lư do “dị ứng” của tôi rất đơn giản là, ngày ra khỏi nhà tù Cộng Sản, niềm ao ước lớn lao nhất trong đời của những người bị đi cải tạo là mong thoát khỏi cái chế độ được cai trị bởi những tên Cộng Sản trí khôn ngắn ngủi và cực kỳ tàn ác mà không bút mực nào có thể nói hết và đủ được. Cái chế độ đó, những con người Cộng Sản đó đă là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều triệu người Việt ở cả hai miền Nam- Bắc trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt đă qua, trong những chuyến vượt biên t́m tự do trên biển Đông, và là nguyên nhân làm cho đất nước nghèo đói, lạc hậu trong số những quốc gia lạc hậu, nghèo đói nhất trên thế giới.
Trong lịch sử nước ta, chỉ có dưới chế độ Cộng Sản, người phụ nữ Việtnam v́ nghèo đói, đời sống cơ cực mới đành chịu bán thân làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc đổi lấy vài ngàn hay vài trăm đô la giúp đỡ gia đ́nh, báo hiếu mẹ cha..., c̣n trẻ em mới lên dăm bảy tuổi đă bị bán cho khách nước ngoài mua dâm. Tôi luôn luôn coi Cộng Sản (nói chung) là tội đồ của dân tộc, là tai họa của nhân loại, do đó ngày nào những con người Cộng Sản c̣n ngự trị trên đất nước Việtnam yêu dấu của tôi, tôi không nghĩ tôi có thể về thăm lại quê hương. Cho nên khi nghe ông bạn hỏi tôi có về Việt nam chưa, tôi hiểu là tôi không cùng “tần số” với ông.
Tôi bèn hỏi ngược lại thay cho câu trả lời :
- Tại sao tôi phải về Việtnam ? Và để làm ǵ cơ chứ ?
H́nh như ông bạn “yellow friend” của tôi không chú ư lắm đến câu nói của tôi, ông bắt đầu “gáy”, không một chút ngượng mồm:
- Anh biết không, năm nào tôi cũng về Việtnam hai lần. Ơ Ûquê nhà bây giờ thay đổi nhiều lắm, không phải như thời tụi ḿnh mới ra khỏi nhà tù đâu. Thoải mái vô cùng anh ạ.
Nhưng điều quan trọng là, ḿnh già rồi, c̣n sống bao lăm nữa đâu, sao không về hưởng thụ ?
Toàn là các cô, tuổi chỉ từ mười tám đến hai mươi lăm là tối đa !
Trong khi ông nói, nét mặt ông lộ ra cái vẻ dương dương tự đắc trông rất “có thiện cảm”.
Tôi tiếc sao ông không nói ông về Việtnam thăm cha mẹ già yếu, mồ mả tổ tiên ông bà và giúp đỡ các em cô nhi quả phụ, các thương phế binh VNCH đang chịu đựng cuộc sống tệ hại hơn thú vật th́ tiếng “gáy” (dù chỉ đơn thuần “gáy” thôi chứ chẳng chịu x́ ra đồng xu cắc bạc nào giúp đỡ ai) của ông sẽ đáng đồng tiền bát gạo và có ư nghĩa biết bao ! Tôi tiếc cho ông th́ ít mà “cám ơn” ông th́ nhiều.
Tôi nói “cám ơn” là bởi v́ nhờ có những người như ông, tôi mới thấy hết được nỗi bất hạnh, khổ đau của đa số những người phụ nữ Việtnam đang tuổi xuân th́ ở quê nhà và c̣n làm cho ḷng căm thù Cộng Sản ở trong tôi lúc nào cũng kiên định “trước sau như một”.
Một ông bạn khác của tôi đang sống ở Houston, Texas, (ông này là “golden friend” chính hiệu con nai vàng chứ không phải “yellow friend” như ông kia) cũng “gáy”rất nhuyễn. Mỗi lần tôi đi Houston đều ghé thăm ông và hai anh em chén thù chén tạc lia chia. Ông bảo tôi khi nào về hưu th́ nên bỏ cái xứ Phiala lạnh lẽo ấy xuống ở dưới vùng này, đời sống rất vui v́ người Việt đông đảo không thua ǵ bên Cali.
Ông có thể gáy bất cứ lúc nào có thể gáy được và tiếng gáy của ông không làm ai phiền muộn, ngược lại đă đem đến cho mọi người nhiều niềm vui hơn. Đối với ông, gáy chính là một h́nh thức nhớ và sống lại với quá khứ. Ông triết lư rằng, tuổi trẻ th́ sống với tương lai, c̣n người già như chúng ta th́ luôn luôn sống với dĩ văng.
Trước kia, ông là một sĩ quan trong Binh Chủng nổi tiếng Biệt Kích Dù, đă từng chỉ huy và tham dự những trận đánh “vàng tan đá nát” trên khắp các vùng chiến thuật. Ông có hồi ức cao, sống mănh liệt với quá khứ nhưng suốt thời gian sống trên đất Mỹ, không hề thấy ông khoác bộ quân phục rằn ri Biệt Kích Dù như một số chiến hữu của ông trong các buổi lễ lạc hay họp mặt. Chỉ có duy nhất ở phía trước chiếc mũ lưỡi trai (mà ông thường đội) ông gắn cái huy hiệu Biệt Kích Dù. Và chính nhờ cái huy hiệu Biệt Kích Dù gắn trên chiếc mũ lưỡi trai ấy đă là một cơ hội để ông “show” cho con gái ông thấy sự kính trọng của người Mỹ đối với ông như thế nào.
Ông “gáy” về chuyện đó với bạn bè như sau :
“Các cụ biết không, hôm tuần trước, tôi đưa con gái tôi đi bệnh viện chụp quang tuyến theo giấy giới thiệu của bác sĩ gia đ́nh. Trong khi chờ nhân viên bẹnh viện làm giấy tờ, tôi để cái mũ lưỡi trai trên cái bàn trong pḥng chờ đợi. Lát sau, từ ngoài cửa tôi thấy một người đàn ông Mỹ trắng khoảng trên dưới sáu bó, tay chống cây gậy khập khễnh đi vào.
Lúc bước đến đứng cạnh cái bàn có để chiếc mũ lưỡi trai của tôi, ông nh́n trân trân cái huy hiệu Biệt Kích Dù gắn trên mũ. Bỗng dưng ông quay sang nh́n tôi rồi hỏi :
- Cái mũ này của ông ?
Tôi trả lời :
- Đúng, nó là của tôi. Có chuyện ǵ liên quan đến cái mũ ấy ?
Ông vui vẻ nói :
- Cái huy hiệu Biệt Kích Dù gắn trên mũ của ông đă gợi cho tôi nhớ lại thời gian tôi phục vụ trong một đơn vị Biệt Kích Dù tại Việt nam từ mấy chục năm về trước. Và nếu tôi đoán không lầm th́ ông là người Việt và trước đây cũng phục vụ trong binh chủng Biệt Kích Dù ?
Nghe ông nói thế, tôi biết người này là cựu chiến binh Mỹ rồi, bèn trả lời ngay :
- Vâng, tôi là cựu Đại Úy Biệt Kích Dù Việtnam.
Nghe tôi xưng là cựu Đại Úy, người Mỹ vội để cây gậy xuống đất, đứng nghiêm và chào tôi theo lối nhà binh. Tôi phải chào lại và đến bắt tay ông, nói lời cám ơn :
- Cám ơn, cám ơn, ông làm tôi cảm kích lắm.
Trước đây ông mang cấp bậc ǵ và đă phục vụ tại Việtnam bao lâu ?
Người cựu chiến binh Mỹ trả lời :
- Hồi đó tôi mang cấp bậc Trung Sĩ và đă ở Việtnam tṛn một năm. Sau đó chúng tôi cùng nhắc lại thời gian hành quân diệt giặc ở cao nguyên rất tương đắc.
Sự việc người cựu chiến binh Mỹ đứng nghiêm chào tôi diễn ra trước mắt con gái tôi nên lúc trên đường chở cháu về nhà, nó nói với tôi :
- Đến bây giờ mà người Mỹ vẫn c̣n kính trọng ba như ngày xưa đă làm con cũng hănh diện lây!”
* * *
Trên đây tôi vừa kể lại cho các cụ nghe qua (rồi bỏ) một số trường hợp “gáy” của những người vốn “đẻ gần chuồng gà”.
C̣n những “danh xưng” mà người đời đă gán cho nó như “gà chết”, “gà nuốt giây thun”, gà mắc đẻ”, “nhanh như gà” “gà đi bộ”, “gà đẻ trứng vàng” “mèo mả gà đồng”, “gà mờ” v.v và v.v...th́ xin hẹn lại trong một bài viết khác.
Cuối cùng, các cụ đă từng nghe gà gáy, hẳn nhiên các cụ không thể nào quên cái âm điệu ̣ ó o ̣ o...của nó và cái âm điệu này đă được “diễn nôm” ra nghe y hệt như câu nói : Đời Chỉ Có Gáy Mà Thôi !
Hùynh Văn Phú
-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 28, 2004.