Đồng sàng dị mộng hay độc đảng đa nguyên ?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Đồng sàng dị mộng hay độc đảng đa nguyên ?
Lội Ngược
Thành ngữ "đồng sàng dị mộng" thường được dùng để chỉ hiện tượng những người cùng phe phái (đồng sàng) nhưng có ư đồ khác (dị mộng) và thường là đối chọi, diệt trừ lẫn nhau. Những đấu đá để giành quyền trong cung cấm thời phong kiến (như trong truyện Lộc Đỉnh Kư của Kim Dung) hay trong các chế độ độc tài là những thí dụ. Gần đây hơn là giấc mộng của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh tất nhiên là "dị mộng". Trong lịch sử nước ta cũng có những chuyện giống vậy. Thời kỳ cặp bài trùng Duẩn-Thọ, giấc mộng của hai vị này tất nhiên không giống nhau, mặc dù "cùng sàng" cả. Tới thời "đổi mới" với chế độ "rắn ba đầu" (cộng thêm con rắn ba đầu "cố vấn" trở thành chế độ 3+3 !), th́ ba cái đầu này tất nhiên đều có các mộng mị khác nhau (và ngay cả giấc mộng của ba vị cố vấn cũng là "dị mộng") !.
Trong chế độ chuyên chính vô sản, với nguyên tắc tổ chức tập trung tuyệt đối (kiểu quân sự): trong xă hội quyền hành tập trung vào một đảng duy nhất (đảng cộng sản); trong đảng, quyền hành tập trung vào tay một người. Về mặt tổ chức, các chế độ Staline, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, ... là các chế độ vô sản điển h́nh. Trong các chế độ này, thường có một khoảng thời gian bất ổn định, với nhiều "dị mộng", để giải quyết, người ta thường dùng các biện pháp đẫm máu: thanh trừng, thủ tiêu, đấu tố,... (tất nhiên với một chiêu bài nào đó như "chống đế quốc", "xét lại", "bọn hữu khuynh", "tả khuynh" và ngay cả "bài trừ văn hoá đồi trụy", ...). Sau cùng th́ chỉ c̣n một người "lên ngôi", hệt như trong các chế độ phong kiến vậy và về bề ngoài th́ hầu như không c̣n "dị mộng" nữa.
Tại Việt Nam, từ hơn 15 năm nay (khoảng từ 1985), bắt đầu thấy có những hiện tượng mới:
Hiện tượng "rắn ba đầu": mặc dù không phải là hiện tượng mới thấy trong các nước xă hội chủ nghĩa, nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam có ba ư nghĩa chính. 1) Sự kiện phải chia quyền, đi ngược lại nguyên tắc tổ chức của chế độ chuyên chính vô sản, có nghĩa là chế độ này có những thay đổi về cơ cấu. 2) Sự kéo dài của chế độ "troika" và không có dấu hiệu ǵ cho thấy là sẽ không c̣n "dị mộng" có nghĩa là lịch sử Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, không c̣n "lănh đạo" mà chỉ c̣n phe phái; phải chăng lịch sử Việt Nam sẽ ít, nhiều là sự lập lại thời kỳ vua Lê, chúa Trịnh, kéo dài hàng trăm năm ? (nếu đúng th́ thời kỳ này đă bắt đầu từ thời Duẩn-Thọ). 3) Trầm trọng và sâu xa hơn, sự chia phe và chia quyền thể hiện ba khối quyền lực: đảng, quân đội (kể cả công an) và chính phủ (đại diện thế lực kinh tế, guồng máy thực hiện); đây là nền tảng của xă hội Việt Nam hiện nay và rất khó để thay đổi cái cơ chế xă hội, chính trị này. Từ vài năm nay (khoảng 1997), trong xă hội, bắt đầu có sự phản kháng, thậm chí chống đối khá đa diện, đa dạng: từ phản kháng, chống lại sự lạm quyền, lộng quyền của chính quyền địa phương đến sự không công nhận chính quyền này ở một số xă, huyện (trong vùng tỉnh Thái B́nh); gần đây, có các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ tại Hà nội của nông dân ở các vùng hẻo lánh lên thủ đô để xin "đèn giời soi xét". Mặc dù về mức độ, các sự kiện này khá nhỏ, nặng tính địa phương nhưng ư nghĩa không nhỏ: người dân đă bắt đầu ư thức được quyền sống của họ. Hơn nữa, thái độ của kẻ cầm quyền là t́m cách xoa dịu (và tất nhiên là ngấm ngầm trấn áp những người mà họ cho là thủ lănh), rất khác với chính sách chủ động trấn áp thời kỳ Duẩn-Thọ (một loại chính sách "t́m và diệt" những người mà họ coi là "chống cách mạng", với một hậu ư nào đó); điều này tất nhiên không có nghĩa là kẻ cầm quyền "hiền" hơn các đồng nghiệp trước đó của họ, chẳng qua v́ ngày nay họ rất ngại viễn ảnh bùng nổ chính trị (diễn biến hoà b́nh) và nếu xẩy ra th́ không chắc ǵ họ c̣n có thể trấn áp được. Trước đó, những tiếng nói của Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, ..., ngoài ư nghĩa muốn cảnh tỉnh người cầm quyền và ít, nhiều phản kháng chế độ, c̣n mang ư nghĩa của sự báo động về sự bùng nổ nêu trên. Gần đây, tại một vài cơ quan bán công (không phải là cơ quan nhà nước, nhưng tất nhiên vẫn chịu sự "lănh đạo" của đảng), tổ chức quần chúng (trong hay ngoài nước), có hiện tượng song song tồn tại giữa hai hay nhiều phe và không phe nào công nhận uy quyền của phe nào cả; "chính quyền về ta", nhưng "ta" là ai th́ tuỳ sở thích của mỗi phe !. Điều ngộ nghĩnh và cổ quái hơn cả là người thủ trưởng (là "lănh đạo") đành phải áp dụng chính sách "thôi th́ ..." và khi về địa phương th́ phải chào cả bà (ông) cả lẫn bà (ông) hai !. Thật khác xa trước đây, người thủ trưởng (đại diện đảng) về địa phương để ra lệnh, cấp dưới (quần chúng) chỉ có thể cúi đầu nghe theo mà thôi. Người hay thắc mắc, xem lại Hiến pháp hiện nay có đoạn nói về vai tṛ lănh đạo tuyệt đối của đảng, không khỏi đặt câu hỏi: không rơ dân ta vi phạm Hiến pháp hay đảng trở nên quá nhu nhược ?. Chế độ Hà nội cũng là một chế độ chuyên chính vô sản, dưới chế độ này, những người bị coi là chống đối (thường bị gắn cho cái mũ phản động, phản đảng, xét lại, tay sai của đế quốc, ...) đều bị trấn áp thẳng tay (với bạo lực cách mạng). Gần đây, Hà nội hầu như không c̣n có thể tiếp tục chính sách triệt để này nữa, trong nhiều trường hợp, họ đành phải theo lối "mềm nắn, rắn buông". Trường hợp ông Hà Sĩ Phu là một thí dụ: công an dự tính kết án ông vào tội phản quốc, trước áp lực trong và ngoài nước, Hà nội buộc phải bỏ cuộc, tất nhiên, công an cũng không quên đấu đá bằng vài bài báo bôi nhọ ông và một số người khác cho đă tức !; một trong những áp lực là dư luận của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, với con số 2 tỷ đô-la gửi về hàng năm và Hà nội ngày nay đă biết đếm đô và họ đếm rất kỹ !. Tác động của nền kinh tế thị trường đă bắt đầu có hiệu quả !. Hiện nay, trong cuộc đấu đá cung đ́nh chuẩn bị đại hội đảng tháng Ba tới đây, người ta tranh căi về tuổi của các vị lănh đạo (trong trung ương đảng), cũng có cả các trưởng lăo đồng t́nh ủng hộ "phe trẻ". Phải chăng các vị này muốn sử dụng "phe trẻ" như con cờ cuả ḿnh trong cuộc giành quyền "lănh đạo" hay những người cầm quyền già nua hiện nay không c̣n kiểm soát được chính guồng máy của ḿnh ?. Từ những nhận định trên, có thể đặt câu hỏi: phải chăng chế độ hiện nay đang ở trong t́nh trạng "độc đảng đa nguyên", v́ về mặt h́nh thức tuy vẫn chỉ có một đảng độc quyền, nhưng thực tế (trong nội bộ đảng, tổ chức quần chúng và cả ngoài xă hội) lại có rất nhiều phe và không rơ ai thực sự là kẻ nắm chính quyền ? và cái chuyên chính vô sản này e chừng đă bớt "chuyên" ?. (Người muốn kiếm "ô, dù" thời nay cũng nên cẩn thận, v́ các "ô, dù" này đều có lỗ thủng cả và có khi lại là đồ dỏm !)
Từ những nhận định trên, có thể có nhiều cách giải thích:
- Theo quan niệm chính trị truyền thống của người đông Á, thường t́m cách lư giải quan hệ đẳng cấp (phong kiến) giữa các giai tầng xă hội, (đại thể) "trên có minh, th́ dưới mới không loạn"; đây là "đạo trời" của phương Đông, sự đúc kết kinh nghiệm về quan hệ giữa con người và các giai tầng xă hội từ hàng ngh́n năm nay. Do đó, với một chế độ kiểu "3+3" và thường trực đấu đá giành quyền lợi th́ dưới tất không thể không loạn.
- Theo cách phân tích kinh tế, xă hội và chính trị của tây phương, sự phát triển của nền kinh tế thị trường (dù có "định hướng xă hội chủ nghĩa" hay không) tất yếu dẫn tới sự phân hóa thành nhiều giai tầng, giai cấp xă hội, cách biệt giàu, nghèo và các bất công, khác biệt xă hội; có bất công tất có đấu tranh, có đối kháng tất có sự giải quyết các đối kháng. Đây chẳng qua cũng là quan điểm của Mác mà thôi. Có thể kết luận là nền chuyên chính vô sản ở Việt Nam đă chết và nền độc tài tư sản "đỏ" đă bắt đầu (nói theo kiểu phương tây và với cung cách phương đông: Hoàng Đế (vô sản) đă chết, Thánh Thượng (tư sản "đỏ") vạn tuế !), với tất cả những vấn đề và khả năng bùng nổ xă hội, chính trị của nó.
Việt Nam là một nước ở đông Á và cũng đang ở trong giai đoạn tư bản tự phát nên nh́n từ góc độ phương đông hay phương tây cũng đều đúng cả.
Từ những nhận định trên, có thể kết luận là Việt Nam ngày nay đang ở trong giai đoạn "giới cầm quyền không c̣n có thể làm theo ư họ muốn"; nói cách khác, đây là giai đoạn tiền cách mạng.
Bruxelles, ngày 4-02-2001.
-- (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), November 25, 2004