Quảng Nam: 29 giáo viên ở trong 18 m2

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Quảng Nam: 29 giáo viên ở trong 18 m2

TTO - Hơn 7 năm nay, 29 giáo viên cả nam và nữ của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước Quảng Nam phải sống chung trong một căn nhà tạm rộng 18 m2 đã xuống cấp nghiêm trọng vì chưa tìm được điểm xây dựng nhà công vụ.

Căn nhà tạm trên phải ngăn đôi (một bên giành cho giáo viên nam và một bên giành cho giáo viên nữ) bằng tấm bạt ni lon cũ nát. Do quá chật chội, việc ăn ở, sinh hoạt, chấm bài, soạn giáo án, tất cả đều... trên giường.

Chính quyền huyện Tiên Phước đã trích nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục để đầu tư xây nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, đã hơn 2 năm trôi qua, nhà công vụ vẫn chưa xây dựng được. Nguyên nhân, theo chính quyền địa phương huyện Tiên Phước cho biết là do chưa tìm được địa điểm thích hợp để xây dựng.

******************************************************************

*******Tư duy giáo dục lạc hậu, tiêu cực chậm giải quyết ***

******************************************************************* Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển. Ảnh: Anh Tuấn 8h sáng nay, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình giáo dục VN. Ông thừa nhận chất lượng giáo dục thấp, nạn học thêm dạy thêm, bằng cấp giả chưa được giải quyết... Tuy nhiên, 6 giải pháp phát triển giáo dục đưa ra lại quá mờ nhạt, chung chung. *'Tôi sẽ chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT'

Bản báo cáo mở đầu bằng thành tích của ngành giáo dục trong những năm qua trong đó nổi bật là sự phát triển quy mô đào tạo và mức độ phổ cập giáo dục. Năm học 2003-2004, cả nước có 22,7 triệu học sinh, sinh viên, trong đó có hơn 1 triệu sinh viên khối ĐH, CĐ. Tỷ lệ học sinh dân tộc, học sinh miền núi đã tăng mạnh. So với bản soạn thảo tháng 9, báo cáo này ngắn hơn (chỉ có 23 trang) phần đánh giá thành tựu dài dòng đã được lược bớt.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển đã thừa nhận những bất cập, yếu kém trong giáo dục, chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc ĐH còn thấp; phương pháp giáo dục lạc hậu, chậm đổi mới, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém, nhà trường phổ thông vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người.

Ông Hiển cũng thừa nhận, một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã được dư luận nêu lên thời gian qua chưa được giải quyết. Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hiện tượng “học giả, bằng thật”, sao chép luận văn đang có xu hướng lan rộng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo và lòng tin của xã hội. Bệnh thành tích tác động đến quá trình giảng dạy cũng là nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh hết thực chất.

Nguyên nhân lớn nhất của các yếu kém trong giáo dục là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lư. Cơ chế quản lư giáo dục cũng chưa tương thích với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lư Nhà nước còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Quản lư của ngành giáo dục và của địa phương đối với các cơ sở ngoài công lập còn lúng túng, một mặt chưa tạo điều kiện cho các trường này phát triển, một mặt chưa ngăn chặn được tình trạng lợi dụng chính sách xã hội hóa nhằm thu lợi bất chính.

Báo cáo đã đưa ra 6 giải pháp phát triển giáo dục trong vòng 5 năm tới, chủ yếu mang tính định hướng, chung chung. Đáng chú ư là các kế hoạch: từ năm 2005 triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục và công bố định kỳ kết quả kiểm định, cho phép các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề áp dụng có chọn lọc giáo trình, chương trình tiên tiến. Chính phủ sẽ tập trung xây dựng một vài ĐH ngang trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

"Bộ GD&ĐT sẽ giảm bớt số kỳ thi và đơn giản hóa hình thức thi. Trước mắt, đề nghị Quốc hội cho phép ngay trong năm 2005 bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Về lâu dài, tiếp tục thực hiện lộ trình cải tiến thi cử, tuyển sinh theo hướng sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp để xét tuyển vào lớp đầu vào của bậc học kế tiếp", ông Hiển nói.

Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển kết thúc báo cáo giáo dục, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội Trần Thị Tâm Đan đọc báo cáo thẩm tra.

Theo bà Đan, ở nhiều nước thường thành lập cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động độc lập nhưng Việt Nam không có cơ quan này. Vì vậy, đánh giá chất lượng giáo dục trong báo cáo chủ yếu căn cứ vào kết quả các kỳ thi và đánh giá của các nhà trường, cơ sở giáo dục. Báo cáo chưa có được những kết quả điều tra xã hội đánh giá từng mặt trí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp của người học đối chiếu với mục tiêu giáo dục.

Ghi nhận những đóng góp của ngành giáo dục trong những năm qua nhưng bà Đan cho rằng, không thể phủ nhận thực tế là giáo dục Việt Nam đang tụt hậu so với các nước trên thế giới. "Trong các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao, bạn bè quốc tế phải khâm phục. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nhìn chung còn yếu kém, giáo dục chỉ chú ư kiến thức phục vụ các kỳ thi, chưa chú trọng việc xây dựng tư duy sáng tạo, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên", bà Đan nói.

Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng đề cập thẳng vào vào 3 vấn đề bức xúc nhất hiện nay là sự gian dối trong học tập, học thêm dạy thêm tràn lan và thi cử nặng nề. Để xảy ra tình trạng gian dối bằng cấp một phần từ sự buông lỏng quản lư của các cơ quan giáo dục, sự tiêu cực không nghiêm túc của một số cán bộ, thầy cô giáo, sự làm ngơ của cán bộ lãnh đạo các nhà trường. Quốc hội đề nghị phải giải quyết vấn đề này từ các nhà trường, cơ quan có người đi học.

Hiện nay, đang xảy ra tình trạng các trường đặt ra nhiều khoản thu như tiền vệ sinh, bảo vệ, tăng cường ánh sáng, giữ xe. Bà Đan cho rằng, tất cả khoản chi cần quy định thành một khoản đó là học phí để thuận tiện cho quản lư, không phiền hà cho người học.

Cánh cửa đại học "quá hẹp" đang là nguyên nhân nảy sinh nhiều tiêu cực như học thêm dạy thêm, thi hộ, thi kèm. Báo cáo của Chính phủ đề xuất phương án mở rộng quy mô đại học, xây dựng chương trình đào tạo đại học ngắn hạn. Theo bà Đan, ngoài cánh cửa đại học còn một lối thoát nữa cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT là giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp hiện nay lại không được quan tâm đúng mức.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004


Moderation questions? read the FAQ