Trung Quốc đang trên đà phá sản

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

(Theo Business Week)

Do bản chất của chế độ xă hội chủ nghĩa, siêu cường này hầu như không được chuẩn bị kỹ càng để đối phó với tai hoạ sắp diễn ra này.

Các nhà kinh tế học và nhà báo chuyên về kinh tế đă nghiên cứu rất kỹ t́nh trạng thiếu hụt ngân sách của Hoa Kỳ. Họ lo ngại vấn đề đồng Dollar sẽ bị sụt giá và đầu tư nước ngoài sẽ từ bỏ thị trường Hoa Kỳ. Quốc gia này đang chi tiêu rất hoang phí và sẽ phải gánh chịu hậu quả về việc này.

Tuy nhiên, nhiều người khác lại dự đoán rằng cơn khủng hoảng tài chính lớn tiếp theo sẽ không xảy ra tại Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Trên thực tế, Trung Quốc mới là quốc gia sẽ gặp nguy hiểm lớn nhất trong ṿng năm năm tới.

Chỉ trong thập niên này, hệ thống tài chính của họ sẽ bị sụp đổ rất nhanh, trách nhiệm của các nhà lănh đạo Trung Quốc là phải xác định được liệu Trung Quốc sẽ gượng dậy một cách nhanh chóng hay tiếp tục trượt dốc.

Hơn nữa, nếu một cơn khủng hoảng tài chính thực sự xảy ra tại Trung Quốc, ảnh hưởng về mặt chính trị và kinh tế đối với toàn cầu sẽ vô cùng to lớn.

Ít được đầu tư :

Nhín bề ngoài, dự đoán này dường như có tính chất khôi hài. Hiện nay Trung Quốc vẫn đang giữ vững mức độ tăng trưởng kinh tế trung b́nh hằng năm là 10% trong suốt 20 năm qua, một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Họ đă nhảy một bước dài để trở thành một cường quốc kỹ nghệ. Trị giá giao dịch thương mại của họ đối với Hoa Kỳ chỉ trong tám tháng đầu năm nay đă đạt được 100 tỉ USD.

Nhưng nếu nh́n lại t́nh h́nh 15 năm trước, người ta thấy rằng khủng hoảng tài chính hầu như luôn xảy ra tại các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, hơn là tại các quốc gia phát triển chậm. Sự kiện suy sụp tài chính của Nhật vào năm 1990 xảy ra chỉ sau vài năm phát triển vô cùng mạnh mẽ, khi Nhật Bản hầu như đạt đến vị trí hàng đầu thế giới.

Tương tự như vậy, khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997 đă xảy ra sau vài năm phát triển như vũ băo của các quốc gia như Indonesia, Đại Hàn, Đài Loan và Thái Lan. Và sự khủng hoảng kỹ nghệ của Hoa Kỳ cũng đă diễn ra sau một giai đoạn kỹ nghệ phát triển vượt bậc.

Trong lúc này, hệ thống tài chính của Trung Quốc đang đổ rất nhiều vốn đầu tư mà không có triển vọng thu hồi. Theo bài báo của Business week hồi tháng năm vừa qua, "Trung Quốc vẫn đang gồng gánh một hệ thống tài chính bao cấp không thể xem là một phương pháp tốt, nhưng dường như họ không quan tâm đến điều này" (Business Week, ngày 03 tháng 05 năm 2004, "Cơn khủng hoảng sắp diễn ra - Headed for a crisis").

Sự sụp đổ theo h́nh xoắn ốc

Các ngân hàng trung ương và địa phương liên tục đổ tiền vào các dự án thương mại và xây dựng, bất chấp các dự án này có đem lại được lợi nhuận hay không. Dù nhà nước đang cố gắng từng bước để kiềm chế hệ thống tài chính, họ vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cần thiết.

Một bài báo khác của Business week nhận xét: "Đầu tư ồ ạt vào các toà cao ốc làm văn pḥng cho đến những nhà máy sản xuất truyền h́nh, nhờ vào nguồn đầu tư của nước ngoài".

Hậu quả là xảy ra hàng loạt các vụ đầu tư không hề đem lại lợi nhuận tại Trung Quốc. Do vậy, đây hoàn toàn không phải là một h́nh thức kinh doanh tốt đẹp, trong khi kinh tế tư bản thoạt tiên đầu tư ồ ạt, nhưng sau đó sẽ cắt giảm dần dần.

Vấn đề thực tế là Trung Quốc đă xây dựng một nền kinh tế tân tiến hoàn toàn dựa trên nền tảng chính trị xă hội chủ nghĩa, và hệ thống "lưỡng diện" này hoàn toàn không có hiệu quả.

Trong hệ thống kinh tế tư bản, khi thị trường tài chính gặp khủng hoảng, nó rất hiếm khi có thể tự cân đối và b́nh phục mà không có sự can thiệp của chính quyền. Lư do đơn giản: phản ứng tự nhiên của đa số các nhà đầu tư đều có xu hướng làm cho sự khủng hoảng trở nên tệ hại hơn.

Nếu họ nhận thấy thị trường chứng khoán sụt giá hoặc tiền tệ bị mất giá, các nhà đầu tư đều muốn thu vén lại tất cả những ǵ c̣n có thể trước khi họ trắng tay. Điều này tạo ra một ṿng xoắn ốc thúc đẩy t́nh h́nh trở nên xấu đi nhiều hơn.

Hai biện pháp khẩn yếu

Sau 75 năm kể từ sự suy sụp kinh tế lớn nhất ở Hoa Kỳ, một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế nói chung chính là việc t́m ra cách giải quyết và khống chế ṿng xoắn ốc này trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Khi phải đối phó với một cơn khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương và chính trị gia đều phải thực hiện hai biện pháp khẩn yếu.

Trước hết, họ phải lập tức cắt giảm tỉ lệ lăi suất, nhằm mục đích tập trung tiền cho hệ thống tài chính. Khi thực hiện điều này, họ làm cho trị giá tiền tệ giảm xuống vừa đủ để xoa dịu sự hoang mang của các nhà đầu tư, ngăn chặn việc họ rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng.

Để đối phó với t́nh trạng thị trường chứng khoán sụt giá ồ ạt năm 1987, giám đốc quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ Alan Greenspan lập tức cắt giảm lăi suất. Ông cũng đă thực hiện điều này vào năm 2001, khi khủng hoảng kỹ thuật xảy ra.

Nếu t́nh h́nh tại Trung Quốc trở nên xấu đi th́ chính quyền cần phải đổ tiền vào bộ máy kinh tế. Điều này vẫn chưa đủ. Các nhà kinh tế học biết rằng khi phải giáp mặt với một cơn khủng hoảng tài chính, một điều thật quan trọng khác là phải đóng cửa hoàn toàn một phần hệ thống tài chính, nhằm ngăn chặn t́nh trạng chảy máu tiền tệ.

Điều này có nghĩa là đóng cửa các ngân hàng bị hao hụt quỹ dự trữ quá nhiều, thậm chí nếu cần th́ phải sát nhập các ngân hàng này vào một ngân hàng khác. Điều này có nghiă là cắt giảm các khoản cho vay mới dành cho các công ty không đem lại lợi nhuận, buộc họ phải đóng cửa hoặc bị sát nhập.

Đây chính là vấn đề mà Bắc Kinh đang phải đương đầu. Biện pháp đối phó khi cơn khủng hoảng tài chính xảy ra là phải đóng cửa các ngân hàng trung ương bị hao hụt quỹ dự trữ, cũng như các công ty quốc doanh không hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên điều này buộc họ phải sa thải hàng triệu người thất nghiệp, và gây ra một vấn đề chính trị, xă hội nan giải.

Một chế độ dân chủ hay chủ nghĩa phát xít?

Thiếu các biện pháp thích hợp khi phải đối phó với một cơn khủng hoảng tài chính sẽ đem lại những hậu quả vô cùng tệ hại. Nếu vẫn tiếp tục duy tŕ sự hoạt động của các công ty kém hiệu quả, quá tŕnh khủng hoảng vẫn sẽ tiếp diễn, kéo theo sự tŕ trệ kinh tế, đó là những ǵ đă xảy đến với Nhật Bản vào năm 1990.

Trung Quốc chắc chắn sẽ rất vất vả với một hệ thống tài chính kiệt quệ, nó vẫn sẽ phát triển một cách chậm chạp và thiếu đi tính cạnh tranh thị trường và sức thu hút đầu tư. Hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ trở thành một nguồn đầu tư an toàn đối với Trung Quốc, khi đó đồng USD sẽ mạnh hơn thay v́ yếu đi.

Một hậu quả khác là sự chấn động về chính trị - điều này hoàn toàn không thể đoán trước được. Liệu chính quyền xă hội chủ nghĩa hiện nay có thể đưa ra những biện pháp cần thiết để đối phó với một vụ khủng hoảng tài chính theo kiểu tư bản? Liệu cơ chế chính trị hiện nay có khả năng chuyển sang cơ chế chính trị theo kiểu tây phương hoặc h́nh thức dân chủ theo kiểu Đại Hàn hay không? Hay nó sẽ chuyển thành một dạng chủ nghĩa phát xít kỹ nghệ?

Trong thập niên 1950, nhiều tranh luận chính trị đă nổ ra tại Hoa Kỳ xung quanh việc ai chịu trách nhiệm chính để Trung Quốc phát triển theo hướng chủ nghiă cộng sản. "Ai đă đánh mất Trung Quốc?" là một câu hỏi ngắn gọn dành cho giai đoạn đó.

Đến năm 2010, phải chăng các chính trị gia sẽ đặt lại câu hỏi này một lần nữa?



-- Ho chi Minh Dam tac .. (webmaster@VnExpress.net), November 07, 2004


Moderation questions? read the FAQ