Bô'n Na(m Thu+? Thac'h Va`Ha`n Ga('n

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

NGO NHAN DUNG : Bô'n Na(m Thu+? Thac'h Va`Ha`n Ga('n

Bốn năm thử thách và hàn gắn Ngô Nhân Dụng

Chiều Thứ Ba mùng 2 Tháng Mười Một, ở ṭa báo Người Việt, có không khí của những buổi truyền h́nh những trận đá bóng tṛn. Mỗi lần ban biên tập đọc thấy một tin bầu cử, anh chị em xúm nhau lại hỏi để đoán ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ.

Các bạn trong ban thương mại, quảng cáo, kỹ thuật cũng chạy qua theo dơi tin sau cùng. Bốn giờ chiều ở California th́ pḥng phiếu tại mấy tiểu bang miền Đông đă đóng cửa, 5 giờ nhiều nơi đă đếm phiếu xong.

Mà ai cũng biết cứ xem kết quả ở Pennsylvania, Florida và Ohio th́ đă đoán được ai thắng ai thua. Màn ảnh truyền h́nh lớn trong pḥng sinh hoạt Lê Đ́nh Điểu được bật lên cho các anh chị em nào rảnh rang tạt qua coi tin tức sốt dẻo. Lâu lâu lại có người hô to một kết quả tạm thời ở một tiểu bang cho ai nấy nghe rơ. Hồi hộp thật không kém ǵ coi đá banh.

Chúng tôi viết bài này trước khi có kết quả, nhưng không hề ǵ, v́ dù vị tổng thống trong bốn năm tới của nước Mỹ là ai th́ cũng có những vấn đề phải giải quyết như nhau. Đối với ông nào th́ cũng vẫn là bốn năm đầy thử thách gian nan và một sứ mạng ngay bây giờ là hàn gắn tâm trạng chia rẽ trong tâm lư xă hội Mỹ!

Khó khăn trước nhất là vấn đề kinh tế.

Tuần lễ trước ngày bỏ phiếu, hai ông Bush và Kerry phần lớn vận động cử tri về vấn đề khủng bố và Iraq, nhưng trong ngày bỏ phiếu người dân Mỹ vẫn nghĩ đến chuyện kinh tế khi lựa chọn. Không phải người dân coi Iraq hay khủng bố là không quan trọng; nhưng chắc họ cũng biết rằng dù ai làm tổng thống th́ cách đối phó với 2 vấn đề đó cũng giống nhau. Nhưng hai ứng cử viên đưa ra những biện pháp khác nhau trên các vấn đề thuế khóa, khiếm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp, quỹ hưu bổng và bảo hiểm y tế.

Dù ai làm tổng thống th́ nạn khiếm hụt ngân sách cũng là một gánh nặng phải lo. Năm 2000 chính phủ liên bang được thặng dư 300 tỷ mỹ kim, năm nay sẽ khiếm hụt trên 400 tỷ. Trong mấy năm tới, chiến tranh Iraq sẽ ăn vào ngân sách quốc gia mỗi năm hàng chục đến hàng trăm tỷ nữa nếu phải gia tăng quân số. Trong khi đó các món chi tiêu khác vẫn tăng thêm. Tiền trợ cấp thuốc trước đây được chính phủ Bush ước tính sẽ tốn dưới 500 tỷ, trong 10 năm có thể lên tới 10 ngàn tỷ.

Cả hai ứng cử viên đều hứa sẽ giảm số khiếm hụt ngân sách c̣n một nửa trong 4 năm tới, nhưng không ai dẫn chứng được mấy con tính để chứng tỏ ḿnh sẽ thành công. Nếu muốn ngân sách bớt thủng th́ phải tăng thuế, mặc dù không ứng cử viên nào báo trước sẽ tăng thuế nhất loạt cả nước!

Song song với t́nh trạng khiếm hụt ngân sách là cán cân thương mại thâm thủng. Tiền của người Mỹ cứ tiếp tục chạy ra nước ngoài để mua hàng nhập cảng trong khi số thu vào nhờ xuất cảng không đuổi theo kịp. T́nh trạng thâm thủng này khiến giá trị đồng đô la Mỹ cứ xuống dần, mất 30 phần trăm giá trị so với đồng euro của Âu Châu.

Lỗ hổng này được lấp đầy nhờ tiền bạc từ các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan đổ vào nước Mỹ để đầu tư, đặc biệt là mua công trái, tức là cho chính phủ Mỹ vay. Vào đầu năm nay những nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nam Hàn và Singapore đang làm chủ một 900 tỷ mỹ kim công trái của chính phủ Mỹ -

Trong tám tháng đầu năm nay con số đó tăng thêm gần 200 tỷ mỹ kim! Nhưng số nợ của nước Mỹ đối với thế giới không thể tăng lên măi măi. Bất cứ vị tổng thống nào cũng phải lo giảm bớt số vay nợ, trong khi vẫn phải lo giảm số khiếm hụt trong ngân sách.

Một biện pháp có thể giảm bớt hai món khiếm hụt trên là tăng thuế đánh trên xăng, nhưng từ ba chục năm nay không chính trị gia nào ở Mỹ, dù các vị tổng thống hay các đại biểu quốc hội, có can đảm đề nghị. Tăng thuế xăng sẽ giúp ngân sách thâu thêm tiền bù vào chỗ thâm thủng.

Nhưng ảnh hưởng quan trọng hơn nữa là thuế xăng cao hơn sẽ bắt buộc dân Mỹ tiết kiệm năng lượng. Nước Mỹ sẽ bớt nhập cảng dầu, bớt lệ thuộc vào dầu lửa vùng Trung Đông, và tất nhiên giảm bớt số khiếm hụt trong cán cân thương mại. Nước Mỹ cũng sẽ bớt lệ thuộc vào các món tiền đầu tư và cho vay của người ngoại quốc.

Chính phủ nào trong 4 năm tới cũng phải lo trước vấn đề quỹ hưu bổng và y tế cho người về hưu, đó là một mối lo lâu dài càng đối đầu sớm càng tốt. Nhưng quốc hội Mỹ có đáp ứng với nhu cầu của quốc gia hay không, không vị tổng thống nào có thể quả quyết.

Vấn đề chiến tranh Iraq sẽ là mối nhức đầu của bất cứ vị tổng thống nào. Không thể rút quân khỏi Iraq nếu chưa thiết lập được một chính phủ người Iraq được ít nhất hai khối người Shi A và người Kurd ủng hộ, và được những người Á rập theo phái Sun Ni chấp nhận. Công tác đó sẽ đ̣i hỏi một hay hai năm, nhưng sau đó quân Mỹ vẫn chưa rút về được.

Muốn thực hiện được công tác đó th́ lại phải bảo đảm được an ninh, tái lập trật tự ở nhiều thành phố trong vùng Tam giác Sun Ni. Sẽ không có quốc gia Âu Châu nào khác sẵn sàng gửi thêm quân sang Iraq giúp Mỹ, ngoài Anh quốc, Ư, Ba Lan. Một phần v́ những nước Pháp, Đức không c̣n nhiều quân để gửi qua, trong khi họ vẫn phải giữ quân ở vùng Balkan và Afghanistan.

Vả lại, ai dại ǵ đến Iraq gánh cái mớ ḅng bong rắc rối do chính phủ Mỹ tạo ra, chính phủ nước nào làm việc đó cũng sẽ bị dân chúng nước họ lật đổ. Muốn có quân đội các nước Á rập và Hồi giáo đến giúp ở Iraq th́ phải được Liên hiệp Quốc bảo trợ. Muốn Liên hiệp Quốc bảo trợ th́ những nước trong Hội đồng Bảo an như Pháp, Nga, Trung Quốc phải đồng ư. Đó sẽ là một công tác ngoại giao khó khăn cho bất cứ vị tổng thống nào.

Nhưng vị tổng thống nào cũng phải làm một sứ mạng quan trọng phi chính trị, là hàn gắn t́nh trạng phân ly trong xă hội Mỹ do cuộc tranh cử tổng thống năm nay gây ra. Ngay từ đầu năm, đa số dân chúng Mỹ đă chọn đứng về một phe rồi.

Trong dân số Mỹ thường vẫn có một phần ba đứng trung lập đối với hai đảng chính trị lớn, năm nay khối người đó tan hàng đi đâu mất. Từ tháng Ba, đă có 90 phần trăm cử tri cho biết họ đă chọn tổng thống xong rồi. B́nh thường, vào mùa Xuân những năm bầu cử, vẫn có 20 phần trăm dân Mỹ chưa quyết định, và 20 phần trăm khác chọn rồi nhưng sẵn sàng thay đổi.

Năm nay, chỉ c̣n 5 phần trăm chưa quyết định và 6 phần trăm khác có thể đổi ư. Sự cách biệt hiện rơ hơn khi đặt ra các vấn đề như tôn giáo. Nhiều cử tri bỏ phiếu cho đảng Cộng Ḥa v́ lư do tôn giáo hơn cả các vấn đề như kinh tế hoặc khủng bố.

Ngược lại, những người bầu cho đảng Dân Chủ coi vấn đề kinh tế là quan trọng nhất. Ở các tiểu bang đă bầu cho tổng thống Bush có 54 phần trăm dân cho biết họ đi nhà thờ ít nhất mỗi tuần một lần. Ở những tiểu bang bầu cho đảng Dân Chủ, năm 2000, chỉ có 32 phần trăm nhận như vậy. Một cuộc thăm ḍ của công ty Zogby c̣n cho biết chi tiết rơ hơn. Ở những tiểu bang nghiêng về phía đảng Cộng Ḥa, các người sùng đạo nh́n Thượng Đế đóng vai trừng trị kẻ gian tà; trong khi ở những tiểu bang ngả theo đảng Dân Chủ những người sùng tín thấy Thượng Đế như một đấng cha lành thương yêu và bao dung. Súng cũng là một vấn đề phân chia nước Mỹ. Các tiểu bang nặng Cộng Ḥa có 60 phần trăm dân làm chủ súng, bên Dân Chủ chỉ có 35 phần trăm.

Nước Mỹ vốn là một quốc gia bao dung, chấp nhận sự dị biệt và bao dung các quan điểm khác nhau. Vị tổng thống trong bốn năm tới sẽ phải khơi dậy những đức tính đó để đoàn kết dân Mỹ, trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Tất nhiên việc này rất khó sau những ngày tranh cử gay go, nhưng không phải là không làm được. Trong lịch sử nước Mỹ đă có nhiều công tranh cử gay gắt và cay đắng hơn nhiều. Năm 1800 hai ông Aaron Burr và Thomas Jefferson giành chức tổng thống. Cả hai phe đều dùng bất cứ thủ đoạn nào nghĩ ra được để hạ đối thủ. Phe ông Burr tố cáo ông Jefferson là “thân Pháp,” v́ ông vẫn ca tụng cuộc cách mạng 1789 ở Pháp. họ dọa rằng nếu Jefferson làm tổng thống th́ nước Mỹ sẽ rơi vào t́nh trạng rối loạn, khủng bố như ở bên Pháp sau cách mạng, mở đường cho một chế độ độc tài! Ngược lại, ông Burr bị tố cáo là sẽ tái lập chế độ thuộc dịa của Anh quốc! Hai ông được số phiếu cử tri đoàn ngang ngửa nhau và không ai đủ số phiếu quá bán v́ c̣n các ứng cử viên khác, cho nên phải để cho đại biểu các tiểu bang quyết định tại Hạ viện. Hai đảng tranh giành từng tiểu bang một, bỏ phiếu đến 36 lần mới quyết định được cho ông Jefferson đắc cử, vừa đúng một ngày trước lễ nhậm chức.

Bài diễn văn nhậm chức của ông nhắc nhở dân Mỹ vẫn là một, “Chúng ta tất cả đều là đảng viên đảng Liên Bang (Federalist) chúng ta cũng tất cả là đảng viên đảng Cộng Ḥa!” Sau khi đắc cử, Tổng thống Jefferson đă hàn gắn vết thương chia rẽ bằng cách áp dụng những chính sách ôn ḥa, trung dung giữa hai lập trường đối nghịch, nhờ thế nước Mỹ đă đoàn kết lại.

Nhưng về mặt đối ngoại có thể nói là dân Mỹ hiện nay rất đồng tâm, nhất trí. Có 87 phần trăm dân Mỹ nghĩ rằng phải sử dụng cơ chế Liên hiệp Quốc để kêu gọi thế giới cùng Mỹ chống khủng bố. Chỉ có 9 phần trăm nghĩ ngược lại, không tin vào Liên hiệp Quốc. Có 83 phần trăm dân Mỹ đồng ư có thể dùng máy bay tấn công các căn cứ huấn luyện khủng bố ở nước khác dù không tuyên chiến, như Tổng thống Clinton đă làm ở Afghanistan.

Chỉ có 13 phần trăm chống ư kiến đó. Nếu phải dùng bộ binh tấn công các căn cứ khủng bố như trên, cũng có 76 phần trăm đồng ư, nhưng có tới 20 phần trăm chống lại. Tuy đồng tâm chống khủng bố như vậy, đa số người Mỹ không đồng ư dùng tra tấn đối với những người t́nh nghi là khủng bố để lấy tin tức (66 phần trăm) và chỉ có 29 phần trăm đồng ư dùng tra tấn.

Ngay trong việc xét giấy tờ tại phi trường, chỉ có 44 phần trăm dân Mỹ nghĩ rằng nên nh́n mặt và mầu da, chủng tộc mà khám kỹ hơn, c̣n 50 phần trăm phản đối phương pháp phân biệt mầu da đó.

Xă hội Mỹ chứa sẵn nhiều giá trị nhân bản của một chế độ dân chủ, tự do, và đó là điều mà vị tổng thống đắc cử ngày hôm qua phải khai thác để làm nền tảng đoàn kết 280 triệu người dân xứ này. Sự phân ly giữa hai đảng đặt trên các tư tưởng chính trị và tôn giáo khác biệt, kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt đưa ra các chính sách cơ bản định nghĩa đảng Dân Chủ.

Nhiều người Mỹ đă tự coi ḿnh là Dân Chủ từ thời đó, cho đến thời Tổng thống Kennedy nâng lên cao nhất. Cuộc nghiên cứu của công ty Harris trong thập niên 1970 thấy số người Mỹ nhận ḿnh là Dân Chủ nhiều hơn những người Cộng Ḥa 21 phần trăm. Tổng thống Reagan đă thay đổi cán cân, những năm 1980 số chênh lệch chỉ c̣n 11 phần trăm, rồi khoảng cách rút ngắn lại dần, xuống 7 phần trăm trong thập niên 1990.

Năm 2003 vừa rồi cuộc thăm ḍ của Harris cho thấy mỗi đảng chiếm khoảng 45 phần trăm. Cuộc tranh cử vừa qua đă tấn công vào các vấn đề gây xúc động mạnh mẽ, đặc biệt là chiến tranh Iraq, thuế khóa và tôn giáo khiến cho mố phân cách giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến hiện ra rơ rệt.

Nhưng người ta có thể vẫn bất đồng ư kiến mà không cần phải giận dữ hay thù hận. Chế độ dân chủ tạo cơ hội cho các mối lo sợ, giận dữ được diễn tả sôi nổi trong màn bầu cử. Sau đó người dân trở lại đời sống b́nh thường, và tinh thần bao dung sẽ có cơ hội sống lại. Đó là sứ mạng của vị tổng thống Mỹ trong bốn năm tới, hy vọng ông... sẽ làm ngay

" DONG TAM HIEP LUC GIAI TRU CONG SAN QUANG PHUC QUE HUONG "

-- Ho chi Minh Dam tac .. (vietnamcongsans Nuoi heo nhieu lam'' tieu doi nay mai Dm tui may chet me het di...ngu nhu bo`` @yahoo.com), November 06, 2004


Moderation questions? read the FAQ