Kiếm vợ Việt Nam quá dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Kiếm vợ Việt Nam quá dễ

Sau khi tờ Straits Times ngày 19/10 đăng bài báo “Đàn ông Singapore kiếm được vợ Việt Nam trong 4 giờ” đề cập chuyện một người đàn ông qua VN phỏng vấn hơn 50 cô gái và chọn một cô làm vợ, nhiều người VN đang sống và làm việc tại Singapore cũng như dân nước này đã bị sốc.

Ở các trạm tàu điện ngầm MRT, nhiều poster khổ lớn với hình ảnh đám cưới (chú rể Singapore, cô dâu VN) mà bài báo đề cập được treo đầy trên các sạp báo.

Hồ Triều Nam, kỹ sư điện đang theo học ở Singapore nói: “Tôi đã đọc bài báo đó và thấy đáng buồn cho một vài phụ nữ như vậy. Tôi đi MRT, ngang qua các sạp báo, thấy họ treo poster lùm xùm, tôi thấy quê quá và đi cho lẹ”.

Nhiều người phản ứng mạnh hơn về cô Linh, cô dâu trong bài báo, người đã nói rằng: “Nhiều đàn ông VN chỉ thích uống rượu và cờ bạc. Họ coi phụ nữ như món hàng giải trí. Tôi muốn một người chồng nước ngoài yêu thương tôi”.

Anh Trương Đình Duy, một du học sinh đã không giấu vẻ bực tức khi nghe hỏi về điều này: “Tại sao nhà báo lại dễ dàng tin lời một cô gái như thế? Chỉ một số ít đàn ông VN như vậy, sao lại cho rằng tất cả đàn ông đều cờ bạc, rượu chè?”.

Cùng tâm trạng không mấy vui vẻ ấy, chị Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ TP HCM, đang theo học một khóa học ngắn hạn ở Singapore nói: “Tôi thấy buồn cho một số phụ nữ ở nông thôn. Có lẽ họ ít được giáo dục nên suy nghĩ về chuyện lấy chồng quá đơn giản. Đáng buồn hơn, tờ báo lại nêu những trường hợp cá biệt như là chuyện phổ biến đối với phụ nữ VN”.

Ngay cả với những phụ nữ Singapore cũng tỏ ra bất bình khi đọc xong bài báo. “Tôi đọc bài báo và tự hỏi có phải chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 không? Tại sao những người đàn ông có thể chọn phụ nữ như những món hàng mua ở chợ? Những điều mà bài báo đề cập cho thấy phụ nữ vẫn còn bị đàn áp, đối xử không bình đẳng trong thời đại ngày nay”, cô Junaidah Jaf cho biết.

Còn bà Maria Loh Mun Foong lại nhận xét: “Tôi không thể tưởng tượng rằng những cô dâu VN được những người đàn ông Singapore chọn làm vợ dễ dàng hơn cả việc họ tìm thuê người giúp việc. Thật mỉa mai, nhiều người Singapore tốn nhiều thời gian để tìm kiếm một người giúp việc cho gia đình, trong khi đó có nhiều người lại đi tìm “tình yêu chân thật” trong vài giờ. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nợ những người vợ nước ngoài kiểu như vậy những nghị định để bảo vệ họ khi xảy ra những điều tồi tệ”.

Trước những phản ứng gay gắt khác nhau, ông Huang Hong Chung, giảng viên môn văn hóa Singapore, đại học NTU đã phân tích: “Hiện nay, nhiều phụ nữ Singapore được giáo dục tốt, họ độc lập và tìm kiếm những người đàn ông có học vấn và địa vị ngang bằng hoặc cao hơn họ. Vì thế có những người đàn ông Singapore dù đã trên 40 tuổi vẫn không thể lấy được vợ. Đó là lư do tại sao họ phải tìm kiếm những phụ nữ nước ngoài làm vợ. Ở một góc độ nào đó, chúng ta cũng nên thông cảm cho họ. Điều quan trọng là phải giáo dục để họ có sự lựa chọn đúng đắn khi quyết định kết hôn".

Trong 2 năm qua, ở Singapore có ít nhất 10 văn phòng môi giới hôn nhân được thành lập để giới thiệu phụ nữ VN cho đàn ông Singapore. Cạnh tranh giữa các văn phòng môi giới đã dẫn đến giá cả giảm khá mạnh. Chẳng hạn trong năm 2001, tour trọn gói đi lấy vợ VN là 16.000 USD/người thì nay giá tour chỉ còn 10.000-12.800 USD.

Theo số liệu ước tính của Đại sứ quán VN tại Singapore, có khoảng 300 cô dâu VN đã đến Singapore trong vòng vài năm trở lại đây.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 29, 2004

Answers

Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

Tắm biển ôm

Vũng Tàu, một bãi biển nổi tiếng không những vì thu hút được khá đông khách du lịch và còn nổi tiếng với các “dịch vụ ăn theo”. Mà theo lời dân sành chơi thì du lịch biển phải có 4S, đó là Sand, Sun, Service và… Sex.

Ven mí nước có hai cô bé che khẩu trang tới gần mắt như chống bụi đang đi dạo. Một người dân cho biết: “Đó là các em ôm chuyên nghiệp. Nó lấy khăn tay che mặt vậy vừa là ám hiệu, vừa để giấu bớt cái dung nhan sắp về chiều ấy mà. Vả lại, nơi đông đúc thế này, chúng nó sợ chạm trán với người cùng quê. Cứ một ca tắm là 70.000 đồng, tiền phao bơi 20.000 đồng, bộ đồ tắm 15.000 đồng… chúng ăn chia tỷ lệ. Đấy là với mấy vị khách “gan cùng mình”, ra giá ngay trên bờ, nhưng cũng có vài ông khách ham của lạ nhưng lại sợ người ta nhìn thấy cái trò “mèo” nên rủ gái ra tít ngoài xa. Giữa xanh ngát biển trời khi ông anh nổi hứng, nó mới ra giá. Đa phần các vị gật phứa”.

Xong ca tắm biển thì khách mới tiếc tiền cùng mình. Mất sức, người lạnh, chân run, ôm cái phao bơi to tướng lết vào bờ chợt ngó ngang thấy cái dung nhan bèo nhèo không son phấn giữa thanh thiên bạch nhật của em ai chả hối nghẹn cổ. Vài vị kiếm đường… xù. Nhưng ở trên bờ sẽ có vài “ông anh, đứa em họ” da rám nắng, chân tay xăm trổ vằn vện kiểu ria cặp kè đứng chờ. Thằng đầu bù, thằng răng bựa đang chuyền tay nhau những chung rượu sóng sánh màu hổ phách. Tiếng chửi thề om sòm, tục tĩu.

Cũng có những ông khách rắp tâm gài các em như bỏ lại ngoài xa hoặc có cách hành động bất nhẫn. Những ca như thế, lập tức chiếc khăn tay, áo ngực hay quần lót của các em sẽ được phất lên giữa ngoài khơi làm ám hiệu và thế là chính mấy thằng bảo kê sẽ nhào ra dựng vở “chồng bắt quả tang vợ đi với trai". Và thế là ông khách lãnh đủ.

Bên cạnh đội ngũ chuyên nghiệp bãi biển ở đây còn có một dàn gái amatơ. Các em phần lớn là các tiếp viên nhà hàng, quán nhậu massage. Từ khi bia ôm trở thành thông dụng rồi bị dư luận lên án mạnh mẽ, lượng khách lui tới các quán giảm. Để quân bình thu nhập, các nàng phong phú hoá cung cách phục vụ. Chu kỳ nhậu - gác tay - tắm biển và cuối cùng là chui vào phòng ngủ được khai thác triệt để. Với 100.000 đồng một giờ tắm biển, các em cũng phải đóng tiền làm luật bãi, chi cò và đi lại hết phân nửa.

Thế là nảy sinh ra cái trò lấy cách bám phao bơi trên biển làm giường. Cảnh bán dâm xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật không chỉ có trời mây sóng nước chứng kiến mà cách đó không xa là nhiều du khách cũng “được chiêm ngưỡng”.

Một cô gái tâm sự: “Tụi em có khi cả tuần không có khách kêu tắm. Mỗi ngày có chục khoản phải chi tiêu. Tất cả trông chờ vào mấy đồng boa héo của khách, đời bết bát lắm. Đi với các anh vừa đổi gió vừa… vui”.

Khác nhiều so với gái amatơ, cái gọi là “bò lạc” lại có phần “cao cấp” hơn, theo như lời một tay chơi thì: “Loại ấy nếu cần kiếm không khó. Nhưng tụi này lạ lắm. Em nào già dòm tướng có thể nấu cao được, còn em trẻ thì nom nhí như học sinh phổ thông ấy. Chắc là họ chán chồng con hoặc chán học hành nên bỏ đi bụi ít ngày. Tiền bạc, giá cả vô chừng. Nếu “hot” tốt kể như cặp tốt. Nhưng cái tốn kém là phải chi sộp cho mấy thằng đĩ đực nó mới bàn giao. Rồi cái vụ ăn uống, xe pháo, quà lưu niệm… lèng èng cũng vô chừng. Có khi đeo nó cả ngày mà chả xơ múi được gì. Một cái phòng khách sạn giá bét cũng hơn trăm ngàn, hai cú điện thoại đường dài của em gọi đi cho oai cũng bộn bạc…”.

Con đường chạy vòng quanh bãi biển khá yên tĩnh. Xe của ma cô đưa gái đến điểm hẹn thường chở ba phóng bạt mạng như nuốt lấy lằn đường rộng phẳng. Dưới mép biển vài đôi nam nữ đang hành sự trên cát. Bên những ghềnh đá, thỉnh thoảng lại thấy cảnh thân trần bóng nhẫy.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 29, 2004.


Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

Dân tứ xứ 'quậy' đất Hà thành

Dân ngoại tỉnh bị hút về Hà Nội tròm trèm con số 1 vạn người. Đa phần họ về Hà Nội vì mưu sinh, nhưng cũng có không ít trường hợp vì đua đòi, sợ vất vả, lam lũ ở chốn quê nhà và họ đã góp phần không nhỏ vào bức tranh phạm pháp tại thủ đô...

Phạm Đình Dương (quê ở xã Hưng Chính, Hưng Nguyên, Nghệ An) vừa lãnh án tù 18 năm khi hắn đã bước sang tuổi 39. Lười lao động, năm 15 tuổi Dương bỏ quê ra Hà Nội lang thang xin ăn. Sau gần chục năm giở đủ các mánh khóe để sống nhờ vào lòng trắc ẩn của mọi người, sức dài vai rộng khó hành nghề tiếp được, hắn bèn lừa một người đàn bà khoèo chân ở ga Vinh, bắt cóc cả 2 đứa con bà ta lên tàu về ổ chuột của hắn tại phường Phúc Tân, Hà Nội.

Nhà lấn chiếm tận chân cột điện cao thế ở khu bãi rác Thành Công và xóm nhà bè ở sông Hồng.

Hàng ngày, cậu bé 6 tuổi tên Ếch phải cõng em gái 3 tuổi tên Bé đi xin tiền, tối về nộp “cha nuôi” 15.000-20.000 đồng. Ếch nhiều lần bị bỏ đói, bị Dương đánh, gí thuốc lá đang cháy vào người và mặt; còn Bé bị hắn vùi đầu chà xuống đất cho xây xát mặt mày khiến mắt phải bị đau rồi hắn cố tình bỏ mặc dẫn đến mù hoàn toàn. Chỉ tới khi tên ác nhân này bỏ đói cháu Bé cả ngày, đến đêm đánh thức dậy vừa cho ăn táo vừa châm tới hơn 40 nốt thuốc lá vào mặt khiến Bé bị xỉu, sáng ra vẫn phải cùng anh lếch thếch đi xin ăn. Những người sống gần đó phát giác, tố cáo với cơ quan công an. Ếch và Bé được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội III để chăm sóc, nuôi dưỡng song có lẽ hình ảnh gã “cha nuôi” tàn ác vẫn ám ảnh những giấc mơ của chúng.

Lưu Xuân Thuyết (36 tuổi, trú tại Yên Nội, Tiên Ngoại, Duy Tiên, Hà Nam) có 1 tiền sự về tội cố ư gây thương tích, từ đầu năm 2000 lên Hà Nội tá túc nhờ nhà ông chú, cứ đêm đến lại ra Bến xe khách Gia Lâm cùng một tên khác chặn xe, thu tiền bến bãi của lái xe khách đường dài tuyến Hà Nội - Hà Giang.

Bình quân mỗi ngày chúng thu không dưới 100.000 đồng; xe nào chạy lúc nửa đêm chưa có khách, xin thì chúng tha; nếu phản ứng lại lập tức bị ách xe, chửi bới, bị chúng chặn đuổi khách xuống, đe dọa đánh lái xe, phá hoại xe. Hoạt động như cướp ngày vậy mà đến giữa tháng 8 chúng mới bị phát hiện, bắt giữ.

Còn Đinh Xuân Trường (33 tuổi, quê ở xã Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng) có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tàng trữ vũ khí quân dụng, ra tù năm 2000 lấy được cô vợ ở tổ 16, Tương Mai, Hà Nội, hắn “bám rễ” luôn tại đó nhưng không chịu làm ăn lương thiện. Trường chuyên đi lang thang khắp các cơ quan, công sở, trường học, khu tập thể, dùng vam phá khóa trộm xe máy đem xuống Hải Phòng, Bắc Giang cho đồng bọn cắt số khung xe này hàn đắp sang xe khác, tháo vỏ máy xe này lắp sang xe khác, tráo đổi BKS... để tiêu thụ, sau 4 năm ròng đường dây này mới bị tháo gỡ.

Mỗi năm, bình quân Hà Nội có 3,3 triệu lượt người ngoại tỉnh tới tạm trú có khai báo, lớn hơn cả số dân có hộ khẩu chính thức tại thủ đô. Với con số 17 vạn sinh viên, học sinh ngoại tỉnh tới Hà Nội học tập mà chỉ phân nửa số đó ở kư túc xá, nhà người thân, còn lại đều đi thuê nhà; cộng thêm hơn 10 vạn lao động thời vụ, hàng nghìn tiếp viên, nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ, gần 2.000 lái xe taxi, hàng ngàn lái xe ôm... đã đủ thấy việc quản lư người ngoại tỉnh tại Hà Nội không đơn giản chút nào.

Theo công an TP Hà Nội, số đối tượng người ngoại tỉnh phạm pháp hình sự tại thành phố luôn chiếm khoảng trên 25% số tội phạm bị bắt giữ, đơn cử: trong số 8/11 vụ cướp tài sản của lái xe taxi mà công an TP Hà Nội khám phá 8 tháng đầu năm 2004 có 19 đối tượng bị bắt giữ thì 9 đối tượng từ tỉnh ngoài tới gây án hoặc đang sống lang thang, làm thuê tại Hà Nội; cả 9 tên đều nghiện ma túy, tuổi đời dưới 24.

Hà Nội là địa điểm lư tưởng cho những tên tội phạm “nhí” ra tay bởi trong thâm tâm, chúng luôn tin tưởng rằng giữa chốn dân cư đông đúc như vậy sẽ không có ai xác định được chúng là người gây án.

Nguyễn Hữu Huân (16 tuổi) cùng với Nguyễn Văn Nam (15 tuổi) từ Lục Nam, Bắc Giang lên Hà Nội với mục tiêu đi cướp. Đêm 7/8, chúng vẫy xe taxi của hãng Sao Sài Gòn do anh Hoàng Trần Hiệp lái, yêu cầu chở từ phố Lê Đại Hành tới Lò Đúc, song dọc đường chúng đã gí dao vào sườn lái xe buộc chuyển hướng sang Gia Lâm, giật đứt dây bộ đàm, lục soát cướp 1 điện thoại di động Nokia, 1 đồng hồ đeo tay và 800.000 đồng, trói lái xe lại tẩu thoát, song chỉ ít ngày sau cả hai đã bị bắt gọn.

Hồ Sỹ Hùng (22 tuổi, quê ở Quỳnh Hương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) ấp ủ... đi bụi ở Hà thành, vậy là cậu ta “đột vòm” trạm khuyến nông huyện lấy trộm 1 dàn máy vi tính, vẫy xe khách lên Hà Nội bán lấy 5 triệu đồng để chơi bời. Số tiền ấy đã hết veo sau ít ngày sống không nhà không cửa, ngày 7/5 Hùng bị bắt quả tang khi đang lăm lăm dao nhọn, dây thừng, băng dính, mặt bịt kín khăn như ninja, chuẩn bị đâm nhân viên hiệu cầm đồ 139 Bạch Mai, Hai Bà Trưng để cướp tài sản.

22h ngày 2/10, bà S., nhân viên Sứ quán Pháp, đang đi dạo ở đầu phố Hàng Gai bị một chú nhóc móc túi lấy chiếc ví trong có 600.000 đồng cùng giấy tờ tùy thân, lực lượng dân phòng phường Hàng Gai đã đuổi bắt được. Chú nhóc khai tên là Trần Văn Hải (12 tuổi, trú tại khối 5, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) lang thang ra Hà Nội hành nghề móc túi đã lâu.

Đó chỉ là một vài trường hợp trong số khá đông thanh thiếu niên nông thôn rơi vào vòng xoáy khốc liệt của tệ nạn xã hội, mốt đua đòi sống bụi. Có nhiều đối tượng ban đầu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải tự mưu sinh với những nghề đánh giày, bán sách báo, bưng bê, phục vụ quán xá, làm cửu vạn tại Hà thành rồi mới sa đà, phạm pháp; nhưng cũng có không ít là con nhà khá giả, con quan chức các tỉnh lẻ quậy quê hương chán thì bị đưa lên Hà Nội, như trường hợp Đỗ Kim Cương (18 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và Nguyễn Văn Dũng (21 tuổi, quê Hạ Long, Quảng Ninh) cùng học lớp 10 một trường dân lập tại Hà Nội, bị bắt vì chuyên đi cướp giật điện thoại di động.

Theo Công An TP HCM, với khả năng thu hút nhiều lao động của Hà Nội cũng như TP HCM và các khu công nghiệp, chế xuất, việc người dân tập trung đông tới làm ăn là khó tránh khỏi, song làm sao để ngăn ngừa, giảm thiểu những mặt trái của hiện tượng trên là điều cần sớm lưu tâm. Thực tế nhãn tiền: Hà Nội đã hình thành nhiều làng cave, xóm liều, những khu nhà “nhảy dù” trên bãi rác Thành Công, ven các con sông ô nhiễm, ngay giữa... nghĩa địa!

Khu vực ngoài đê, những bãi đất hoang hóa, đất nông nghiệp ở ngoại thành... đâu đâu cũng dễ thấy cảnh người dân lấn chiếm đất công xây nhà tạm và vội vã bán trao tay cho người tứ xứ (riêng quận Tây Hồ mỗi năm có khoảng 100 trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang bảo vệ đê); muốn giải phóng mặt bằng, Nhà nước lại một phen phải thương lượng đền bù. Ở bãi Giữa sông Hồng đã tồn tại xóm nhỏ chuyên trồng ngô, cây thuốc Nam, nay từ trên cầu Long Biên nhìn xuống lại thấy mọc thêm những xóm nhà bè 3 không: không nước sạch, không hộ khẩu, trẻ em không học hành. Cái sảy dễ nảy cái ung...



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 29, 2004.


Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

Tội nghiệp đàn bà Việt Nam

-- toi nghiep (danba@vietnam.tt), October 29, 2004.

Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

bon thua hoi dung mo an noi linh tinh

-- tao la nguoi viet (nguoiviet@hotmail.com), October 29, 2004.

Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

bon thua hoi dung mo an noi linh tinh

Ăn nĂ³i linh tinh lĂ  gì ?

-- trbapi (trbapi@yahoo.de), October 29, 2004.



Response to Kiếm vợ Việt Nam quĂ¡ dễ .. dê? ho*n mua xe ( you need only 4 hours)

hiiihihi dam chui bao´ dda?ng an noi linh tinh ha? o*? tu` nha´ em

tui copy tu bao tuoi tre online ddo´

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 29, 2004.


Moderation questions? read the FAQ