Giám đốc TT Dinh Dưỡng TP.HCM: Biến của công thành của tư!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Giám đốc TT Dinh Dưỡng TP.HCM: Biến của công thành của tư!

Hai vị trí đẹp nhất nằm hai bên mặt tiền của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tại số 180 Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận biến thành cửa hàng giới thiệu và bán thực phẩm dinh dưỡng của Công ty Nutifood - Ảnh: N. C.T. TT - Sử dụng trái phép nhân lực, tài sản của Nhà nước để phục vụ doanh nghiệp tư nhân - Công ty Nutifood. Đó là thủ thuật “biến của công thành của tư” mà bà Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - đã thực hiện từ nhiều năm nay...

Ngày 27-9-2004, đoàn thanh tra của Sở Y tế TP.HCM đã có báo cáo về việc thanh tra tại Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) TP.HCM. Kết luận cho thấy giám đốc TTDD Nguyễn Thị Kim Hưng có nhiều vi phạm nghiêm trọng và có biểu hiện tham nhũng...

Để ngoài sổ sách 4,619 tỉ đồng...

Về quản lư tài chính ở TTDD, ngoài việc thành lập nhiều quĩ và sổ sách thu, chi nhập nhằng, kết quả thanh tra còn đặc biệt nhấn mạnh về nguồn kinh phí hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai sản xuất thử giữa TTDD và Công ty (CT) Nutifood có nhiều vi phạm nghiêm trọng.

Cụ thể, kinh phí nghiên cứu của cả hai sản phẩm Enalaz 1 và 2 là từ nguồn kinh phí ngân sách. Thế nhưng, TTDD lại chuyển giao cho Nutifood từ cuối năm 1997 đến đầu 2000 và ủy quyền cho Nutifood là nhà phân phối độc quyền sản phẩm này từ cuối 2000 đến nay mà chưa có sự đồng ư từ cơ quan chủ quản (Sở Y tế) và cơ quan quản lư đề tài (Sở Khoa học - công nghệ) là sai qui định.

Ngoài ra, trong năm 2003, giám đốc TTDD Nguyễn Thị Kim Hưng còn sử dụng tư cách pháp nhân của TTDD kư bảy hợp đồng không số với CT Nutifood để nhận tiền tài trợ 4,619 tỉ đồng cho việc sản xuất thử bảy sản phẩm bột dinh dưỡng. Chưa kể, còn một số sản phẩm khác TTDD chưa cung cấp hợp đồng cho đoàn thanh tra. Số tiền thu từ các hợp đồng này không được đưa vào sổ sách của TTDD. Kế toán trưởng của TTDD xác nhận số tiền 4,619 tỉ đồng nêu trên bộ phận tài chính chưa biết, do đó không mở sổ sách theo dõi.

Đáng nói là trong quá trình nghiên cứu, TTDD đã sử dụng mặt bằng, tài sản, nhân lực với kinh nghiệm, chất xám của cán bộ - nhân viên (CB-NV) nhà nước, nhưng việc trả thù lao khi sản phẩm có thu lợi chỉ rơi vào tay một nhóm người (tác giả là bà giám đốc được 5% trên giá trị làm lợi và một nhóm hỗ trợ được nhận bằng 50% tiền thù lao cho tác giả).

Về cổ phiếu của tập thể CB-NV TTDD tại CT Nutifood, theo kết luận thanh tra: “16.200 cổ phiếu từ tài sản vô hình của TTDD được định giá chưa qua cấp có thẩm quyền, mà tài sản này thuộc sở hữu của tập thể và đến nay tài sản tăng giá trị lên 64.480 cổ phiếu cũng phải là tài sản của tập thể, nhưng qua việc bán cổ phiếu đã biến thành sở hữu của một số cá nhân. Qua động tác bán cổ phiếu, tập thể CB-NV của TTDD không còn nắm cổ phần chi phối đối với CT Nutifood nữa"...

Quá trình hình thành Công ty Nutifood

Được thành lập từ năm 1990 với tên gọi ban đầu là Hợp tác xã Đồng Tâm. Năm 1997 được đổi tên là Tổ hợp Đồng Tâm, mục đích vẫn nhằm chăm lo đời sống CB-NV TTDD. Năm 2000 Tổ hợp Đồng Tâm giải thể và tiến hành thành lập Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Tâm (Công ty Nutifood). Từ năm 2000 đến nay, bà giám đốc TTDD còn tự ư kư quyết định bổ nhiệm 10 trường hợp, miễn nhiệm năm trường hợp. Trong đó đã bổ nhiệm một người từng bị kỷ luật thôi việc làm... trưởng phòng tổ chức cán bộ. Theo kết luận thanh tra, việc tùy tiện bổ nhiệm, miễn nhiệm này là tạo điều kiện để quyền lực tập trung vào cá nhân giám đốc Kim Hưng, vô hiệu hóa mọi thiết chế dân chủ cơ sở.

"Tận tụy" phục vụ CT Nutifood!

Kết quả thanh tra TTDD cho thấy có việc sử dụng nhân lực của mình để phục vụ và làm lợi cho CT Nutifood. Có tất cả 55 CB-NV của TTDD kư hợp đồng làm ngoài giờ cho Nutifood, trong đó có giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa nghiên cứu thực phẩm, kế toán trưởng...

Trên thực tế, một số CB-NV của TTDD đã làm việc cho Nutifood ngay trong giờ hành chính, kể cả đi nước ngoài làm việc cho Nutifood mà không thông qua Sở Y tế. TTDD còn sử dụng cơ sở, trang thiết bị và số nhân viên tại xưởng sản xuất thực nghiệm để phục vụ CT Nutifood. Ngược lại, có những nhân sự của Nutifood lại làm việc tại TTDD, sử dụng cơ sở vật chất của TTDD để phục vụ hoạt động của Nutifood mà không có hợp đồng và qui định cụ thể. Thanh tra cũng kết luận việc giám đốc TTDD tự ư tham gia hội đồng quản trị CT Nutifood, tham gia quản lư báo Tia Sáng “Khỏe” (của một CT TNHH tư nhân) là vi phạm pháp lệnh chống tham nhũng.

Trong quá trình hợp tác với Nutifood, ban giám đốc TTDD đã cố tình tạo ra lợi thế kinh doanh đặc biệt cho CT này bằng bảo hành sản phẩm qua hình ảnh, lời giới thiệu và dấu chứng nhận sản phẩm được nghiên cứu từ TTDD, logo TTDD (mẹ bồng con) trên các bao bì, quảng cáo cho sản phẩm lưu hành trên thị trường. Chưa hết, trong năm 2003 và chín tháng đầu 2004, TTDD đã tự ư đem hơn 1.300m2 mặt bằng sản xuất, kho bãi, xe tải, xe máy, máy móc thiết bị dùng để chế biến thực phẩm đều của Nhà nước cho Nutifood thuê với giá hơn 1,41 tỉ đồng. Giá cho thuê được dư luận cho rằng thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực của thị trường. Sự cho thuê mướn này hoàn toàn không xin phép và cũng không báo cáo cơ quan chủ quản. Ngoài ra TTDD còn cho Nutifood thuê nhiều tài sản khác của Nhà nước để bán thuốc, thực phẩm dinh dưỡng...

Không những thế, giám đốc TTDD còn cho báo Tia Sáng “Khỏe” sử dụng một phần trụ sở của TTDD (trên 100m2) để làm tòa soạn báo (tờ báo này cũng tập trung quảng cáo các sản phẩm của CT Nutifood). Ngay cả bàn ghế, đèn quạt, máy lạnh, máy vi tính... và cả khối hậu cần của TTDD đều chuyển sang cho tòa soạn báo sử dụng và phục vụ tờ báo này. Tuy TTDD cho rằng việc sử dụng hoàn toàn không tính tiền, thế nhưng giám đốc TTDD lại có công văn đề nghị UBND TP cấp kinh phí (gần 1 tỉ đồng) để cơi tầng do diện tích làm việc quá chật hẹp. Hành vi này được thanh tra kết luận là sử dụng trái phép tài sản nhà nước và lừa dối cấp trên.

Theo kết luận thanh tra, còn một số vụ việc khác trong đơn thư tố cáo nhưng đoàn thanh tra của sở không đủ khả năng để làm rõ. Các vụ việc đó là: TTDD đã sử dụng gần 10 tỉ đồng gọi là tiền cổ đông, cần làm rõ nguồn gốc tài sản từ đâu? Giám đốc TTDD thụ hưởng bao nhiêu, chuyển cho CT Nutifood bao nhiêu? Ngoài ra, đoàn thanh tra cũng đề nghị phải làm rõ việc CT Nutifood sử dụng sữa nguyên liệu kém phẩm chất, nhập từ nước ngoài (Úc) vào VN để chế biến sữa thành phẩm.

Đoàn thanh tra kiến nghị đình chỉ công tác đối với giám đốc Nguyễn Thị Kim Hưng và phó giám đốc Lê Nguyên Hòa để kiểm điểm xem xét trách nhiệm đối với các sai phạm nêu trên; đồng thời kiến nghị đánh giá lại phần lợi nhuận của CT Nutifood trên những sản phẩm làm lợi từ danh hiệu, cơ sở vật chất, chất xám, bộ máy của TTDD và có biện pháp thu hồi cho Nhà nước (ít nhất trên 50% lợi nhuận của CT Nutifood)...



-- tuoitreVNchongcongBaclieu2002 (thomasph75@hotmail.com), October 19, 2004

Answers

Response to GiĂ¡m Ă°ốc TT Dinh Dưỡng TP.HCM: Biến của cĂ´ng thành của tư!

sai phạm tại Cty Yteco (TPHCM): "Phù phép" để đưa... thuốc độc vào Việt Nam? 19/10/2004 10:33:19 AM GMT +7Tại văn bản trình ban GĐ ngày 2.8.2004, bà Nguyễn Thị Hồng Thoa - Tổ trưởng tổ dược, đã đích thân xin "điều chỉnh" (tức cạo sửa) quota nhập thuốc do Cục Quản lư dược (QLD) cấp. Theo đó, bà Thoa xin cạo sửa quota thật để đưa thuốc Viatril S.250mg vào VN; trong khi đây là loại thuốc độc từng được Yteco tráo đổi toa để trốn thuế.

Tiếp đó là thuốc Ebirubicin 10mg (do Cty Ebewe Pharma sản xuất) cũng là loại thuốc cực độc, chưa được Cục QLD cấp số đăng kư, nhưng vẫn được đề nghị cạo sửa trên quota số 6077/QLD, ngày 6.7.2004, nhằm đưa bằng được thuốc độc này vào VN.

Tờ trình "cạo sửa" trên đã được lãnh đạo Yteco phê duyệt, sau đó, nhờ gian lận thương mại như trên, Yteco đã qua mặt hải quan... và hàng ngàn lọ thuốc độc nhập lậu bất hợp pháp trên đã tràn ngập thị trường trong nước. Thật vậy, Yteco đã bán thuốc độc Ebirubicin 10mg cho những khách hàng như các bệnh viện: Triều An, Đa khoa Phú Thọ, Cty cổ phần dược phẩm Gia Định. Riêng mặt hàng Viatril S.250mg, không chỉ bán cho các bệnh viện, Yteco tuồn ra bán vô số ngoài thị trường tự do, bất chấp tính năng hết sức độc của loại thuốc đặc trị này, hơn nữa, thuốc chưa được cấp phép. Thí dụ một số khách hàng của Yteco như: Nhà thuốc Bệnh viện 175, Cty cổ phần dược phẩm Phú Thọ, nhà thuốc Hồng Lan, khách lẻ v.v...

Hàng vạn liều vaccine chứa vi trùng ồ ạt vào VN

Ai cũng biết vaccine vốn mang mầm vi trùng, do vậy, ngành y tế quản lư rất chặt chẽ mặt hàng này. Việc nhập vaccine phải hết sức cẩn thận, hạn chế số liều, hạn dùng của vaccine phải đặc biệt coi trọng. Thế mà lâu nay, với Yteco, vaccine không khác gì món hàng khác, bằng mọi thủ đoạn gian lận thương mại, lãnh đạo Yteco đã... "phù phép" cho hàng vạn liều vaccine đổ vào VN mà không ai biết (?). Đơn cử tại quota số 79, ngày 29.1.2004, Cục Y tế dự phòng chỉ cho Yteco nhập loại vaccine Euvax B 10mg có 42.000 liều, song Yteco rút "tờ hải quan trừ lùi", thế là 44.000 liều Euvax B 10mg đã vào VN (vượt 2.000 liều). Loại Okavax chỉ cho nhập 7.000 liều, Yteco cạo sửa thành 9.000 liều; chưa hết, Yteco cho rút "tờ hải quan trừ lùi" để nhập tới... 16.018 liều!

Không chỉ có thế, ngày 10.4.2003, Bộ Y tế có văn bản số 2995/YT-DP cho phép Yteco nhập khẩu 35.000 lọ Favirab lọ 5ml (huyết thanh kháng dại do Cty Aventis Pasteur S.A sản xuất). Theo công văn của Yteco, việc nhập Favirab là phục vụ cho Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Nhiệt đới, Trung tâm Y tế quận Tân Bình... và văn bản - quota số 2995 trên chỉ có giá trị tới ngày 10.4.2004. Đồng nghĩa với việc sau này, nếu Yteco chưa nhập đủ 35.000 lọ Favirab, đến hết ngày 10.4.2004, Yteco không được nhập nữa. Thế nhưng, ngày 14.6.2004 (tức giấy phép đã hết hạn 2 tháng 5 ngày), phía nước ngoài là Cty Aventis Pasteur vẫn tiếp tục "tống" mặt hàng Favirab trên vào VN, qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Để "cứu bồ" nước ngoài, bà Dư Mỹ Hạnh - Phó GĐ Yteco đã chỉ đạo cạo sửa quota 2995 của Bộ Y tế kư ngày 10.4.2003, thành kư ngày 10.7.2003, nhằm đẩy lùi hạn nhập Favirab (?).

Sở Y tế TP có tiếp tay cho Yteco?

Ngoài những chi tiết trên, quota 2995 của Bộ Y tế cũng cho Favirab có hạn dùng tối thiểu kể từ khi đến VN phải là 16 tháng. Tuy nhiên, lô hàng Favirab nhập vào VN ngày 14.6.2004, có hạn dùng chỉ có 13 tháng 17 ngày (tức đến 31.7.2005); điều này trái với quota gốc số 2995 của Bộ Y tế cho phép là 16 tháng. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, Yteco vừa cạo sửa ngày tháng trên quota cho tăng thêm thời gian, bà Hạnh còn phải làm tờ trình gửi Sở Y tế TPHCM chấp thuận cho lô hàng không đủ hạn dùng (date) trên được nhập khẩu vào VN.

Đáng chú ư, lư do mà bà Hạnh viện ra ở đây để yêu cầu nhập hàng là "Căn cứ nhu cầu chủng ngừa cấp bách của người dân".(Song thực tế, thời điểm đó, ở TPHCM, làm gì có nhiều người bị chó dại cắn đến nỗi phải nhập hàng "cấp bách"?). Vậy mà không hiểu sao, Sở Y tế TPHCM vẫn kư... bừa, chấp thuận cho Yteco nhập Favirab. Để rồi bà Hạnh dựa vào đó, đề nghị Văn phòng Bộ Y tế phía nam - ông Nguyễn Văn Tuyên (Phó Văn phòng) kư duyệt "đề nghị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất xem xét, giải quyết cho Yteco nhận số thuốc trên đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh". Từ những "phù phép" hết sức ngoạn mục đó mà 5.410 lọ (liều) vaccine Favirab không đúng phép đã được nhập trót lọt vào VN!



-- tuoitreVnchongcongBaclieu2002 (thomasph75@hotmail.com), October 19, 2004.


Response to GiĂ¡m Ă°ốc TT Dinh Dưỡng TP.HCM: Biến của cĂ´ng thành của tư!



-- (tosu_cs@yahoo.com), October 19, 2004.

Response to GiĂ¡m Ă°ốc TT Dinh Dưỡng TP.HCM: Biến của cĂ´ng thành của tư!

Benh Vien Da Khoa Trung Tam An Giang , Bon Rut Ngan Sach, Be Phai, Bao Che, Moc Tui Nguoi Benh. Tac Gia Le Quoc Khanh (Tua de bai bao Dai Doan Ket so 45 ra ngay 4/6/2004)

-- Moc Tui (MocTui@yahoo.com), October 20, 2004.

Moderation questions? read the FAQ