Tin Vui Cho Bushgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Tin Vui Cho BushVơ Thành Văn
Đă không thua trong cuộc tranh luận tối Thứ Sáu tại St. Louis, Tổng thống Bush c̣n được vài tin vui vào cuối tuần, nên cuộc tranh cử tổng thống c̣n gây hứng thú đến phút chót. Nếu ông Bush không thua Nghị sĩ Kerry trong cuộc tranh luận cuối, vào tối Thứ Tư, ông c̣n tràn trề hy vọng tái đắc cử vào hai tuần tới. Một trong những thử nghiệm là ba cuộc bầu cử vào cuối tuần qua ở ba nơi: Úc Đại Lợi, Afghanistan và Somalia.
Ba quốc gia này giữ vị trí trọng yếu trên trận tuyến chống khủng bố của Hoa Kỳ và kết quả bầu cử từ ba nơi đó sẽ chi phối kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ trong hai tuần nữa và tại Iraq trong hai tháng nữa. Tại Nam bán cầu, liên minh giữa hai đảng Tự do và Quốc gia của Úc đă thắng cử vẻ vang trong cuộc bầu cử lưỡng viện quốc hội hôm Thứ Bảy mùng chín, khiến Thủ tướng John Howard tiếp tục lănh đạo cho một nhiệm kỳ thứ tư. Vụ Thủ tướng Tây Ban Nha thất cử hồi tháng Ba sau đ̣n khủng bố ở Madrid là thất lợi lớn cho liên minh của Mỹ tại Iraq, v́ tân Thủ tướng Jose Rodriguez Zapatero đă quyết định rút quân khỏi liên minh ở Iraq và sẽ c̣n rút hết 500 lính ra khỏi Afghanistan. Ngược lại, việc John Howard tái đắc cử là một thắng lợi v́ cho thấy cử tri Úc đồng ư với chánh sách cứng rắn đối đầu với khủng bố và chặt chẽ hợp tác với Hoa Kỳ. Điều đó làm giảm giá trị của lập luận Dân chủ trong cuộc tranh cử tại Mỹ. John Kerry cho rằng thái độ của chính quyền Bush làm nước Mỹ mất đồng minh, kết quả bầu cử tại Úc cho thấy là Hoa Kỳ vẫn c̣n đồng minh, và một đồng minh nặng kư. Tại vùng Trung Á, cuộc bầu cử Afghanistan cũng là một biến cố đáng chú ư. Quốc gia này lần đầu tiên có bầu cử và việc tổ chức đă tiến hành giữa nhiều sóng gió chính trị, do phản ứng của các lănh chúa chống lại Tổng thống lâm thời Hamid Karzai (do Liên hiệp quốc chọn lựa). Nhưng bầu cử đă hoàn tất trong yên b́nh, tàn dư Taliban hay đặc công al Qaeda đă không phá hoại được bầu cử bằng đ̣n khủng bố và sau những phản đối hay tẩy chay, cuối cùng th́ Karzai cũng thắng cử. Đây là một thắng lợi không nhỏ cho Bush: một nước Hồi giáo vẫn có thể bầu cử để tiến tới dân chủ và khủng bố không ngăn cản nổi việc đó. John Kerry đả kích Bush là đă quên Afghanistan và Osama bin Laden ở đó, kết quả bầu cử cho thấy là t́nh h́nh không đến nỗi nào và Afghanistan có hy vọng đi vào ổn định.
Tại vùng Sừng Phi Châu (Horn of Africa) bên Đông Phi, b́nh thường ra th́ chả ai để ư đến xứ Somalia. Nhưng, sau vụ khủng bố 2001, người ta mới thấy rằng các quốc gia thường xuyên bị động loạn trong khu vực địa dư ấy có thể là hang ổ của khủng bố Hồi giáo. Ngày mùng 10 vừa qua, Quốc hội lâm thời Somalia đă bỏ phiếu tái tín nhiệm ông Abdullahi Yusuf làm Tổng thống lâm thời. Vụ đầu phiếu này nằm trong kế hoạch tái lập ḥa b́nh sau 13 năm nội chiến ở Somalia, nơi mà Hoa Kỳ đă phải lật đật rút quân sau khi bị tổn thất nặng trong nỗ lực cứu trợ. Chính vụ rút chạy ấy vào thời Bill Clinton đă được bin Laden viện dẫn như chứng cớ về sự suy nhược của Mỹ hoặc về thắng lợi của Thánh Chiến. Vậy mà al Qaeda vẫn không làm được ǵ để cản trở kế hoạch văn hồi hoà b́nh.
Trở về Iraq, tin vui cho Bush là việc giáo sĩ Muqtada al Sadr thông báo rằng đội dân quân Mehdi của ông sẽ tự giải giới trong khuôn khổ thỏa thuận với Chính phủ Lâm thời của Thủ tướng Iyad Allawi và lực lượng Shia của ông chuẩn bị tham gia bầu cử như một thế lực chính trị. Nghĩa là giải pháp bầu cử tại Iraq không là chuyện xa vời và có thể thực hiện được. Lập luận của chính quyền Bush v́ vậy vẫn c̣n sức thuyết phục.
Trong khi đó, ông Kerry cũng đem lại tin vui cuối tuần cho Bush khi đả kích chính quyền và doanh nghiệp là đầu tư ra Á châu khiến dân Mỹ mất việc. Càng ngày, người dân Á châu càng thấy rơ hơn mâu thuẫn của Kerry trong hai lănh vực. Về an ninh đối ngoại, ông đ̣i hỏi giải pháp đa phương, về kinh tế đối ngoại, ông lại chủ trương đơn phương v́ lập trường bảo hộ mậu dịch của ḿnh. Ban tranh cử của ông khẳng định là sẽ cứu xét lại mọi thỏa ước mậu dịch Hoa Kỳ đă kư kết với các nước khác và đ̣i hỏi những tiêu chuẩn cao hơn về lao động và môi sinh trong quan hệ buôn bán với các nước nghèo.
Nói cách khác, tôm cá hay dệt sợi của Việt Nam vào Mỹ sẽ gặp một hàng rào khó vượt hơn với chính quyền Kerry, và các nước Á châu đều ghi nhận việc đó, khi xuất cảng vào thị trường Mỹ là nguồn sống của họ. Trong hoàn cảnh đó, họ không thấy được khích lệ chút nào nếu được tân Tổng thống John Kerry mời họ góp quân vào Iraq để lính Mỹ an toàn triệt thoái!
Nếu ông Bush không vấp ngă lần nữa trong cuộc tranh luận cuối với ông Kerry, hy vọng tái đắc cử của ông vẫn c̣n tràn trề khi những thắng lợi cuối tuần từ bên ngoài bắt đầu ảnh hưởng dần vào nhận thức của cử tri Hoa Kỳ.
-- (Việt_Nhân@Filsons.com), October 12, 2004
I,m Looking VietCong Now
-- To su chung bay (vietnam congsan nuoi-heo nhieu qua thui' '@yahoo.com), October 12, 2004.
Aha,vay thang Kerry len thi tom ca VN se kho vao Mi hon ha?VAy dap bo me thang Kerry di may khua.Bush muon nam!
-- (@@@.@@), October 12, 2004.