Các Vấn Đề Trong Bang Giao Mỹ-Việt

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Các Vấn Đề Trong Bang Giao Mỹ-Việt GS Nguyễn Mạnh Hùng (Bài nói chuyện trước Đại hội 2004 của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ -- George Mason University, 11/9//2004) Thưa quư vị, Thưa các bạn, Bang giao Việt Mỹ trải qua nhiều giai đoạn từ lạnh nhạt đến đối đầu qua nhiều năm ḍ dẫm điều đ́nh để dần dần đi đến b́nh thường hóa bang giao giữa hai nước, mỗi giai đoạn lại có những vần đề riêng của nó. Bài nói chuyện của tôi gồm hai phần: 1) tiến tŕnh bang giao Mỹ-Việt, và 2) các vấn đề hiện nay trong mối quan hệ Mỹ-Việt. I. Tiến tŕnh bang giao Mỹ-Việt Bang giao Mỹ-Việt từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt có thể được chia làm bảy giai đoạn chính.

1. Tính lầm và hờ hững, 1975-76 Tính lầm và hờ hững là đặc tính của mối quan hệ giữa hai nước trong hai năm đầu sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Việt Nam hiểu lầm, đống hóa phong trào chống chiến tranh ở Mỹ với sức mạnh của những thành phần ủng hộ chính quyến cộng sản Việt Nam, cho rằng Mỹ cần bang giao với ḿnh. V́ thế, họ đặt điều kiện Mỹ phải bồi thường chiến tranh mới chịu thiết lập quan hệ b́nh thường với Mỹ. Đ̣i hỏi này căn cứ vào văn thư của Nixon ngày 1 tháng 2 năm 1973 gửi cho Phạm Văn Đồng nói đến "nguyên tắc" Mỹ sẽ đóng góp vào việc tái thiết Bắc Việt sau khi ḥa b́nh được văn hồi, và ước tính số tiến cần để tái thiết Việt Nam là 3.25 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó, chính quyền Ford, cay cú v́ thua trận, đă lên án Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris cho nên không có quyền đ̣i Mỹ thi hành lời hứa viện trợ một khi ḥa b́nh được tái lập. Mỹ đ̣i ngược lại, là Việt Nam phải cung cấp trọn vẹn tin tức (full accounting) về số phận những người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh và phải chứng tỏ không có tham vọng bành trướng ở Đông Nam Á. Thêm vào đó, chính quyền Mỹ c̣n phong tỏa các tích sản của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa cũ không trả lại cho chính phủ mới, và nới rộng chính sách phong tỏa kinh tế đối với Bắc Việt để áp dụng cho toàn thế lănh thổ Việt Nam. Từ 1975 đến 1976, Mỹ đă ba lần phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.

2. Cơ hội bỏ lỡ, 1977-78 Năm 1977, nước Mỹ có chính phủ mới. Jimmy Carter chống chiến tranh Việt Nam. Khi lên cầm quyền, Tổng Thống Carter muốn "hàn gắn vết thương chiến tranh." Ông chỉ định lănh tụ nghiệp đoàn Leonard Woodcock hướng dẫn một phái đoàn sang thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Viêt Nam trao trả 11 hài cốt lính Mỹ tử trận cho phái đoàn Woodcock. Đổi lại, Woodcock tuyên bố không c̣n người Mỹ sống sót nào ở Việt Nam và cho rằng đ̣i Việt Nam phải "cung cấp trọn vẹn" tin tức về người Mỹ mất tích trong chiến tranh là điều không hợp lư. Mỹ c̣n tuyên bố sẽ không phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam, nhờ đó đến tháng 7/1997, Việt Nam được thu nhận vào tổ chức quốc tế này. Tuy chính quyền Carter không chịu bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, nhưng không loại bỏ khả năng viện trợ cho Việt Nam. Những hành động ḥa hoăn này dọn đường cho cuộc thảo luận giữa đại diện hai nước ở Paris vào tháng 5/1977 nhằm đi đến b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao. Sợ chính quyền Carter nhân nhượng quá đáng, một số chính khách Mỹ lên án chính sách "đổi hài cốt lấy đô-la" (bones for dollars) của Việt Nam; cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện Mỹ đều biểu quyết cấm chính quyền viện trợ cho Việt Nam. Mùa Thu năm 1978, trong phiên họp cuối cùng với đại diện Mỹ, Richard Holbrooke, Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch vẫn bắt đầu bằng cách đ̣i Mỹ phải viện trợ như một điều kiện để b́nh thường hóa quan hế ngoại giao, đến khi ông chịu bỏ điều kiện này th́ quá muộn. Lúc ấy mâu thuẫn Hoa-Việt đă trở nên căng thẳng và Mỹ đă chọn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, v́ thế cắt đứt cuộc thương thuyết Mỹ-Việt.

3. Giai đoạn thù nghịch, 1978-81 Mùa Xuân năm 1978, Việt Nam mở chiến dịch đánh tư sản mại bản nhắm vào giới thương mại Hoa Kiều ở Chợ Lớn đồng thời tạo ra cuộc khủng hoảng thuyền nhân và căng thẳng trong quan hệ Việt-Hoa. Trước nhu cầu t́m đồng minh, Việt Nam gia nhập khối tương trợ kinh tế do Nga Xô lănh đạo (COMECON), rồi kư hiệp ước thân hữu dài hạn với Nga Xô (tháng 11/1978). Cuối tháng 12, Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt, loại Khmer Đỏ, dựng lên chính quyền Heng Samrin-Hun Sen. Tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc tràn sang đánh phá miền giới Việt Nam nhằm mục đích mà Đặng Tiểu B́nh rêu rao là "dạy cho Việt Nam một bài học." Cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Cam Bốt đe dọa nền an ninh của các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Trung Quốc lên án Việt Nam là một "Cuba ở Đông Nam Á" (ư nói Việt Nam là một dụng cụ của Nga Xô để bành trướng ảnh hưởng tại Đông Nam Á cũng như vai tṛ của Cuba ở Phi Châu). Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) nương vào Trung Quốc, giúp phe kháng chiến Cam Bốt chống Việt Nam. Mỹ cũng toa dập với Trung Quốc để ngăn chặn Nga Xô ở Á châu, chống lại Việt Nam. Lúc ấy, Mỹ tuyên bố chính sách "ba không"đối với Việt Nam: không buôn bán, không viện trợ, và không bang giao với Việt Nam. Đây là giai đoạn đoạn tuyệt bang giao, Mỹ và Việt Nam đứng vào thế đối đầu trong cuộc chiến tranh ở Cam Bốt.

4. Thương thuyết bắt đầu, 1982-86 Năm 1981, Reagan lên nắm quyền tại Hoa Kỳ. Reagan có thái độ cứng dắn với Cộng Sản. Khi khánh thành Đài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, ông tuyên bố cuộc chiến tranh mà người Mỹ tham dự ở Việt Nam là chiến tranh có chính nghĩa (a noble cause), và cam kết sẽ đ̣i Việt Nam phải cung cấp tin tức về người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Trong khi đó, Việt Nam lâm vào t́nh trạng khó khăn kinh tế. Cuộc xâm lăng Cam Bốt và sự chống đối của Hoa Kỳ, Trung Quốc, và ASEAN dồn Việt Nam vào thê cô lập về cả kinh tế lẫn ngoại giao. Để phá thế cô lập ngoại giao, Việt Nam mở chiến dịch ngoại giao thật sớm để vận động thế giới tham dự vào lệ kỷ niệm 10 năm ngày "giải phóng" Sài G̣n. Tháng 2 năm 1982, Mỹ gửi một phái đoàn chính thức sang thăm Việt Nam. Khác với thời Carter, đây là lúc Mỹ ở thế thựợng phong, đặt điều kiện cho việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước. Lập trường của Mỹ là: Thứ nhất, phải tách rời các vấn đề nhân đạo (tù binh chiến tranh/người Mỹ mất tích, con lai, tù cải tạo, ra đi trật tự) với các vấn đề chính trị (b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao, trao đổi mậu dịch, và viện trợ). Vấn đề nhân đạo phải được giải quyết riêng và thương thuyết trước. Thứ hai, việc thương thuyết để b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao chỉ bắt đầu sau khi Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt và thành thật cộng tác để đạt được giải pháp cho cuộc chiến tranh ở Cam Bốt. Nhịp độ nhanh chậm và phạm vi b́nh thường hóa ngoại giao sẽ tùy thuộc vào các tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo. Thứ ba, trong khi chờ đợi, Mỹ vẫn duy tŕ chính sách "ba không" đối với Việt Nam: không buôn bán, không viện trợ, không b́nh thường hóa bang giao.

5. Những tiến bộ chậm chạp, 1987-92 Để chứng tỏ quyết tâm trong việc t́m kiếm người Mỹ mất tích, Tổng Thống Reagan bổ nhiệm tướng Vessey làm đại diện Tổng Thống Mỹ trong vấn đề t́m kiếm người Mỹ mất tích và tù binh chiến tranh. Đây là giai đoạn có trao đổi, tương nhượng thật sự giữa hai bên. Về phía Việt Nam, sau khi Gorbachev thi hành chương tŕnh tái cấu trúc kinh tế (perestroika), cởi mở chính trị (glasnost), ḥa hoăn với Mỹ, Việt Nam cũng phát động chính sách đổi mới-- cải cách kinh tế và đổi mới tư duy. Khủng hoảng kinh tế và nhu cầu phải phá vỡ thế cô lập ngoại giao và kinh tế khiến Hà Nội có thái độ mềm mỏng hơn trong cuộc mặc cả với Mỹ. Năm 1986, Việt Nam đồng ư phối hợp với Mỹ để t́m kiếm hài cốt người Mỹ mất tích ở Việt Nam (joint searches). Năm 1987, Việt Nam mở cửa đón đầu tư ngoại quốc. Năm 1998, Việt Nam bắt đầu rút quân khỏi Cam Bốt. Năm 1989, Việt Nam tuyên bố hoàn tất việc triệt thoái quân đội khỏi xứ này. Mỹ đáp ứng bằng cách bỏ bớt các hạn chế du lịch đối với Việt Nam, cho phép các thương gia Mỹ thăm viếng Việt Nam nhưng chưa được phép đầu tư. Năm 1990, cuộc gặp gỡ cao cấp lần đầu tiên giữa các ngoại trưởng James Baker của Mỹ và Nguyễn Cơ Thạch của Việt Nam diễn ra ở New York, và lệnh hạn chế đi lại được tạm ngưng để Nguyễn Cơ Thạch có thể từ New York xuống Washington, DC gặp gỡ các nhà lănh đạo Mỹ. Chính phủ Mỹ c̣n gửi một phái đoàn sang Việt Nam để nghiên cứu những vấn đề nhân đạo của Việt Nam và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ trợ giúp nhân đạo cho Việt Nam. Tháng 4/1991, lần đầu tiên một phái đoàn thương mại của chính quyền Mỹ viếng thăm Việt Nam. Cũng trong tháng ấy, chính phủ Mỹ trao cho Việt Nam một "lộ đồ" (road map) bốn giai đoạn, ấn định rơ những điều mà Việt Nam phải thực hiện để đổi lấy các tương nhượng đáp ứng của chính phủ Mỹ, từng bước tiến đến b́nh thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao, đồng thời cấp cho Việt Nam 3 triệu Mỹ kim viện trợ nhân đạo. Tháng 10 năm ấy, Việt Nam tuyên bố ủng hộ kế hoạch ḥa b́nh của Mỹ ở Cam Bốt, Ngoại trưởng James Baker tuyên bố sẵn sàng đi đến b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 12, Mỹ cho phép các hăng du lịch Mỹ tổ chức các chuyến đi thăm viếng Việt Nam. Tháng 4/1992 Mỹ cho phép hăng buôn Mỹ bán hàng hóa cho Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu căn bản của con người, băi bỏ mọi hạn chế đối với các dự án giúp Việt Nam của những tổ chức phi chính phủ và bất vụ lợi, và tái lập liên lạc viễn thông với Việt Nam.

6. B́nh thường hóa quan hệ ngoại giao, 1993-98 Năm 1993, Mỹ có Tổng Thống mới. Bill Clinton hồi trẻ là một sinh viên phản chiến. Cũng như Carter, ông muốn nhanh chóng b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam nhưng, để tránh gặp phản ứng bất lợi như thời Tổng Thống Carter, ông phải hành động thận trọng. Chính quyền Clinton tuyên bố ủng hộ "lộ đồ" b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao của chính quyền Bush. Những bước tiến ḍ dẫm bắt đầu. Tháng 4/1993 công ty tư vấn Vatico là công ty Mỹ đầu tiên mở văn pḥng ở Việt Nam. Cuối tháng 5, đúng ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong (Memorial Day), Thượng nghị sĩ John Kerry hướng dẫn một phái đoàn nghị sĩ lưỡng đảng sang thăm Việt Nam. Khi trở về, một số nghị sĩ lên tiếng khuyến cáo chính phủ nên xúc tiến việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 2/7/1993 Tổng Thống Clinton tuyên bố Mỹ sẽ không phủ quyết việc các định chế tài chính thế giới viện trợ cho Việt Nam, nhấn mạnh rằng "những bước tiến kế tiếp trong việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào sự cộng tác của Việt Nam trong vấn đề t́m kiếm người Mỹ mất tích, những tiến bộ hiện nay chưa đủ để chúng ta cần thay đổi chính sách cấm vận Việt Nam và đi thêm bước nữa trong việc b́nh thường hóa bang giao" với Việt Nam. Tháng 9 năm đó, chính quyền Clinton tái tục chính sách cấm vận, những cũng nới lỏng chi tiết để cho phép các công ty Mỹ tham dự đấu thầu các dư án đầu tư ở Việt Nam, nhưng chưa được thực hiện những dự án ấy. Sau nhiều lần tŕ hoăn, cuối cùng Ủy ban Kerry cũng hoàn tất được một phúc tŕnh. Một nhóm nghị sĩ thuộc cả hai đảng (trong đó có Thượng nghị sĩ Cộng Ḥa John McCain) viết thư yêu cầu Tổng Thống Mỹ băi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Ngày 24/1/1994, Thựong Viện Mỹ chấp thuận một tu chính án trong đạo luật chuẩn chi ngân sách của bộ Ngoại giao đ̣i hỏi chính phủ phải chấm dứt lệnh cấm vận. Nương vào đó, ngày 3/2/1994 Tổng Thống Clinton băi bỏ cấm vận Việt Nam, lập luận rằng đó là cách tốt nhất để giải quyết việc t́m kiếm tin tức về số phận những người Mỹ mất tích.

Tiếp sau đó, hai bên tiến hành thương thuyết về vấn đề tích sản của Việt Nam bị Mỹ phong tỏa. Cuối tháng 1/1995, hai bên đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp tài sản và trao đổi văn pḥng liên lạc. Tháng 5, Việt Nam trao cho Mỹ môt mớ tài liệu liên quan đến người Mỹ mất tích, mớ tài liệu mà bộ Quốc pḥng Mỹ công nhận là chứa đựng nhiều tin tức và chi tiết nhất từ trước đến nay. Tháng 6, hai bên kư kết biên bản trao đổi văn pḥng liên lạc. Tháng 7, Tổng Thống Clinton tuyên bố b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam v́ theo ông, đây là lúc phải đi tới để "hàn gắn vết thương chiến tranh." Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher được cử sang Việt Nam để khánh thành ṭa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội. Tháng 4/1997, Mỹ trao cho Việt Nam một văn kiện liệt kê các điều kiện để b́nh thường hóa quan hệ thưong mại. Cuộc thương thuyết lần đầu tiện về trao đổi mậu dịch giữa hai nước được khai diễn ở Hà Nội hồi tháng 9/1996. Ngày 7/4/1997, Hà Nội bằng ḷng trả cho Mỹ khoản nợ cũ của Việt Nam Cộng Ḥa, khoảng $145 triệu Mỹ kim.Mười hôm sau, hai bên kư với nhau hiệp ước bảo vệ tác quyền. Tháng 5, hai bên trao đổi đại sứ, hoàn tất việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

7. Tiến tới việc xây dựng một mối quan hệ bền vững, 1998 - Tháng 3/ 1998, Tổng Thống Clinton quyết định miễn áp dụng tu chính án Jackson-Vanik để cho phép Cơ Quan Đầu Tư Tư Nhân ở Ngoại Quốc (OPIC) và Ngân Hàng Xuất-Nhập Cảng của Mỹ được phép liên hệ với Việt Nam. Tháng 10, Phó Thủ Tướng Việt Nam, Nguyễn Mạnh Cầm đến thăm Ngũ Giác Đài. Ông là viên chức chính phủ đầu tiên cao cấp nhất của Việt Nam đến Hoa Kỳ trong một cuộc viếng thăm chính thức. Tiến bộ trong bang giao Việt-Mỹ sau đó xẩy ra dồn dập. Tính đến đầu năm 1999, Việt Nam đă trao trả cho Mỹ 506 bộ hài cốt. Tháng 7/1999 Việt Nam kư với Hoa Kỳ một nghị định thư cam kết mở rộng thị trường Việt Nam cho hàng ngoại quốc để đổi lấy việc Mỹ mở rộng cửa nhận hàng xuất cảng từ Việt Nam. Sau nhiều lần tŕ hoăn, tháng 3/2000, Việt Nam đón nhận chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ William Cohen. Ba tháng sau, Mỹ cam kết viện trợ nhân đạo cho Việt Nam một ngân khoản 1 tỷ 7 Mỹ kim để giúp Việt Nam t́m và hủy những ḿn băy c̣n lại trên đất Việt từ thời kỳ chiến tranh. Tháng 7, một hiệp định thương mại quan trọng được kư kết giữa hai nước. Tháng 11/2000 Clinton tới Việt Nam trong một cuộc thăm viếng chính thức. Đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh chấm dứt, một vị Tổng Thống Hoa Kỳ đưong nhiệm đến Việt Nam. Chuyến viếng thăm của Clinton được tiếp nối bởi chuyến viếng thăm Việt Nam của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Colin Powell, một người đă trực tiếp tham chiến ở Việt Nam (tháng 7/2001) và chuyến đi công tác Mỹ của Phó Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (tháng 1/2002) sau khi quốc hội hai nước phê chuẩn hiệp ước thương mại song phương (tháng 10 và 11/2001). Việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao đă được nối tiếp bằng việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. Bước kế tiếp là phát triển mối quan hệ quân sự và chiến lược qua những cuộc viếng thăm qua lại. Tháng 2/2002 Đô Đốc Dennis Blair, Tư Lệnh Lực Lượng Thái B́nh Dương của Mỹ sang Việt Nam để thảo luận với các nhà lănh đạo quân đội Việt Nam. Tháng 11/2003, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, Trung Tướng Phạm Văn Trà, sang thăm Mỹ. Ông là nhà lănh đạo quân sự cao cấp nhất của Việt Nam tới Mỹ kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Cùng trong tháng ấy, chiến hạm Hoa Kỳ Vandegrift cập bến Sài G̣n, đánh dấu lần đầu tiên quân nhân Mỹ trở lại Việt Nam trong một sứ mệnh ḥa b́nh và thân hữu.Chuyến viếng thăm của tướng Trà được đáp lễ bằng chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 2/2004 của Đô Đốc Thomas Fargo, tân Tư lệnh Lực Lương Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ, rồi cuộc viếng thăm Đà Nẵng ngày 28/7/2004 của chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur, 39 năm sau khi Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên hải cảng này để tham chiến tại Việt Nam. Chỉ một tháng sau chuyến thăm Mỹ của Tướng Trà, Phó Thủ Tướng Việt Nam Vũ Khoan dẫn một phái đoàn thương mại đi ṿng quanh nước Mỹ để cổ vơ đầu tư và trao đổi thương mại (tháng 12/2003). Tuyên bố với báo giới Mỹ, cả Tướng Trà lẫn Phó Thủ Tướng Khoan đều nói mục đích của họ là đến Mỹ để thảo luận với các nhà lănh đạo Mỹ nhằm "đặt nền móng cho một mối quan hệ bền vững" giữa Việt Nam và Mỹ trên căn bản tương kính và lưỡng lợi. Bang giao Mỹ-Việt bắt đầu đi vào một giai đoạn mới.

II. Các Vấn Đề Trong Bang Giao Viêt-Mỹ Có sáu loại vấn đề chính trong quan hệ Việt-Mỹ hiện nay.

1. Vấn đề kinh tế/thương mại Hiện nay, quan hệ kinh tế là nền tảng của bang giao Việt-Mỹ, ít nhất là trên quan điểm của Việt Nam. Mối quan hệ này đặt trên căn bản lưỡng lợi và có thể dùng làm viên đá lót đường cho việc xiết chắt mối bang giao tống quát giữa hai nước. Dưới mắt giới thương gia Hoa Kỳ, Việt Nam là một thị trường quan trọng với 81 triệu nhà tiêu thụ, và một nguồn cung cấp nhân công rẻ và chịu khó. Đối với Việt Nam, Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp kỹ thuật và vốn đầu tư lớn lao. Vấn đề nóng hiện nay là tranh chấp giữa hai bên về vấn đề nhập cảng cá tra và tôm từ Việt Nam v́ các nhà sản xuất Mỹ lên án Việt Nam bán phá giá ngư phẩm của họ vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại cho ngư dân Mỹ. Tuy nhiên, đây chỉ là một vấn đề khó chịu, nó không phải là một trở ngại lớn cho việc tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bất đồng ư kiến và tranh chấp thương mại là sự kiện b́nh thường trong thương mại quốc tế. Tranh chấp thương mại đă từng xảy ra giữa Mỹ với Nhật, với Trung Quốc, và với các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu. Tranh chấp thương mại gây ra căng thẳng nhưng rồi ra sẽ được giải quyết ôn ḥa v́ việc trao đối thưong mại làm cho hai bên đều có lợi. V́ thế, hai quốc gia Việt Mỹ sẽ phải t́m cách tương nhượng lẫn nhau để duy tŕ và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại. Phần lớn các vấn đề trong quan hệ thưong mại giữa Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ việc Mỹ xếp nền kinh tế Việt Nam vào loại "không phải là kinh tế thị trường" (non-market economy) do đó đă, một cách máy móc, áp dụng những thủ tục khác biệt trong việc trao dổi thương mại với Việt Nam. Vấn đề đặt hạn ngạch (quota) giới hạn số hàng nhập cảng từ Việt Nam sang Mỹ sẽ chấm dứt một khi Việt Nam đựoc chấp nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Mỹ đă hứa sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và đă xúc tiến dự án START cố vấn kỹ thuật cho Việt Nam để Việt Nam nhanh chóng thỏa măn những điều kiện của WTO. Bất kế những khó khăn và mâu thuẫn kể trên, từ khi hiệp ước thương mại song phương được phê chuẩn, quan hệ kinh tế giữa hai nước đă đạt được những tiến bộ đáng kể. Hai năm sau khi hiệp định thương mại Mỹ-Việt được phê chuẩn, trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước đă tăng từ 1.5 tỷ Mỹ kim năm 2001 lên đến 2.3 tỷ Mỹ kim năm 2002, rồi 5 tỷ Mỹ kim năm 2003 khi Mỹ đă vượt Nhật để trở thành thị trường lớn nhất cho hàng xuất cảng từ Việt Nam. Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ cuối năm 2003 của Phó Thủ Tướng Việt Nam Vũ Khoan cũng đem lại một số kết quả cụ thể: hai bên đă kư kết với nhau một hiệp ước hàng không quan trọng, cho phép các hăng hàng không của hai nước thực hiện các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước. Ngay sau đó, American Airlines đă mở văn pḥng bán vé đầu tiên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và đang xin chính phủ Mỹ cứu xét đơn xin chia xẻ các chuyến bay với Air Vietnam. Mỹ cũng đồng ư là, trong tương lai, Việt Nam sẽ được phép xuất cảng sản phẩm cao-su sang thẳng Mỹ mà không cần phải qua trung gian như trước. Ngay trong hai tháng đầu năm 2004, hai phái đoàn thương mại Mỹ đă đến Việt Nam. Cuộc viếng thăm tháng 1/2004 của 14 nhà đầu tư lớn của Mỹ trong chương tŕnh "Khuyến khích đầu tư Mỹ tại Việt Nam" được nối tiếp bằng chuyến viếng thăm tháng 2/2004 của một phái đoàn 12 hăng lớn của Mỹ dưới sự hướng dẫn của chủ tịch Hội đồng Thương Mại Mỹ-Đông Nam Á. Phái đoàn này hứa sẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện phá giá tôm, giúp Việt Nam xuất cảng vải vóc và quần áo sang Mỹ, và ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tranh chấp thương mại Mỹ-Việt bắt nguồn từ việc hai nước, nước này bất măn với chính sách thương mại của nước kia. Việt Nam không hài ḷng về các biện pháp bảo vệ thị trường của Mỹ trong khi đó th́ Mỹ lại bất măn với những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và sự thiếu trong sáng trong tiến tŕnh quyết định về các dự án đầu tư ngoại quốc của Việt Nam. Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ Tướng Việt Nam Vũ Khoan, Mỹ đă đưa cho ông một danh sách các khiếu nại của giới đầu tư Mỹ, kể cả những hạn chế trong việc sử dụng đất thuê, chính sách phân biệt đối xử, và sự mù mờ trong tiến tŕnh quyết định của Việt Nam. Để vượt thắng những chống đối này, Việt Nam cần định chế hóa những nỗ lực vân động hành lang tại Mỹ. Những nỗ lực này ngoài việc vận đông chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ c̣n phải nhắm vào chính quyền địa phương và các tổ chức tư nhân, như các kỹ nghệ nhập cảng của Hoa Kỳ, các nhà đầu tư cũng như các nhóm nghiệp đoàn Mỹ. Trong vụ kiện tôm, Việt Nam đă khởi sự làm công tác này.

-- Post dùm lại cho (Việt_Nhân@Filsons.com), October 09, 2004

Moderation questions? read the FAQ