Chính trị trong ṿng lễ giáo?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chính trị trong ṿng lễ giáo?

B́nh Luận

Nhiều người chê chính trị là nhơ bẩn, họ rửa tay không thèm dính tới (Có người c̣n rửa cả lỗ tai không thèm nghe chuyện chính trị nữa.) Nhưng nếu ai cũng chê chính trị như vậy th́ chúng ta sẽ làm cho chính trị thành nhơ bẩn thật, không thể tránh được.

Mà xă hội loài người nào cũng cần có một nhóm người lo làm công việc chính trị, chuyện này cũng không thể tránh được. Cho nên Khổng Tử đề nghị một quy tắc, “Chính giả, chính dă.” Nghĩa là: Việc chính trị phải ngay thẳng.

Những nước dân chủ, tự do đặt ra luật pháp để cố giữ cho việc chính trị được ngay thẳng. Nhưng dùng luật pháp không thôi không đủ để thay đổi tác phong con người - ngay cả luật đi đường, như chúng ta có kinh nghiệm ở Sài G̣n lớn cũng như Sài G̣n nhỏ. Người làm chính trị, và bàn dân thiên hạ, sống và hành động ngay thẳng hoặc lươn lẹo c̣n tùy vào phong tục, tập quán, gọi chung là tŕnh độ văn hiến của cả xă hội, gọi là lễ giáo. Khi hành động chúng ta không phải chỉ nghĩ đến luật pháp (liệu đúng luật hay sai luật?) mà c̣n nghĩ đến các quy tắc lễ giáo phải theo, v́ được cả xă hội công nhận.

Muốn xây dựng một xă hội văn hiến cần có thời gian, phải tập sống theo các quy tắc lễ giáo trong vài thế hệ. Mà phá hủy nền văn hiến của xă hội th́ dễ hơn là xây dựng lên, muốn dựng lại cũng phải hàng thế hệ nữa.

Có những xă hội văn hiến, lễ giáo đă cao trong một lănh vực này (thí dụ, người Việt Nam đối đăi với khách lạ luôn luôn có cử chỉ cung kính, lễ độ, và hào phóng;) nhưng có thể vẫn chưa tập được văn hiến ở một lănh vực khác (cũng người Việt, lái xe ẩu hiếm ai bằng.)

Trong sinh hoạt chính trị, các ứng cử viên ai cũng phải theo luật lệ, đă đành; nhưng giữ được lễ giáo hay không là do áp lực xă hội có đủ mạnh hay không. Nền chính trị sạch hay nhơ một phần nhờ có luật pháp; nhưng cần nhất vẫn là phải giữ được lễ giáo.

Cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ năm nay, cho tới giờ tương đối vẫn ở trong ṿng lễ giáo. Hai ông George W. Bush và John F. Kerry đối xử với nhau một cách lịch sự. Cả hai ban vận động tranh cử đều t́m cách giữ thái độ tích cực, tránh đả kích nhau một cách tiêu cực.

Nhưng dân chúng Mỹ hiện gị đang chia phe, chẳng mấy khi nước Mỹ lại chia đôi một cách rơ rệt như năm nay.

Hồi xưa đến tháng Tám này thường có tới 20 phần trăm dân chúng chưa quyết định muốn bầu cho ai. Năm nay số người chưa quyết định đó chỉ c̣n khoảng dưới 5 phần trăm. Ngoài ra, có những người bênh vực Tổng thống Bush đến cùng và cũng có những người chống ông Bush không để đâu cho hết.

Và trong t́nh trạng hai khối người hầm hè với nhau như vậy, thật khó tránh được cảnh “lời ra tiếng vào,” nặng nhẹ, qua lại. Và những màn căi cọ không hoàn toàn sạch sẽ đó được đưa lên truyền h́nh, do những nhóm không dính dáng ǵ tới hai ứng cử viên cũng như hai đảng trả tiền! Đây là một biến chứng hoàn toàn mới trong chính trị Mỹ, do sự thay đổi luật pháp gây nên. trong chính trị Mỹ, do sự thay đổi luật pháp gây nên.

Luật gây quỹ tranh cử ở Mỹ năm ngoái đă được thay đổi để giới hạn số tiền tặng cho quỹ vận động của các đảng, sau khi quỹ của các ứng cử viên đă bị luật giới hạn từ ba chục năm trước đây. Trong ba chục năm vừa qua, các ứng cử viên bị hạn chế nhưng các đảng vẫn tha hồ gây quỹ, các món tiền đó gọi là “tiền mềm,” mềm như lưỡi dao cạo. Để cho việc tranh cử được sạch sẽ hơn, quốc hội Mỹ đă hạn chế cả những món tiền mềm, ngơ hầu không để cho tiền bạc ảnh hưởng tới chính trị lộ liễu quá.

Nhưng những người làm chính trị bao giờ cũng t́m ra các khe hở trong luật pháp nhanh hơn thiên hạ. Họ khám phá ra có thể thành lập các tổ chức ngoài các đảng phái, gây quỹ để vận động cho các vấn đề chính trị chứ không nói rơ vận động cho riêng một đảng hoặc một ứng cử viên nào. Tối cao Pháp viện Mỹ đă phán rằng các tổ chức đó không bị luật bầu cử chi phối! Nghĩa là họ muốn xin tiền của ai, bao nhiêu cũng được, miễn phải theo luật lệ về các tổ chức không vụ lợi.

Các tổ chức này bắt đầu phát sinh trong số những người ủng hộ đảng Dân Chủ và ứng cử viên John F. Kerry. Thấy họ mạnh quá và có hiệu quả lớn, phía đảng Cộng Ḥa cũng có những nhóm tương tự. Năm nay ông Kerry được đảng Dân Chủ đề cử chính thức 5 tuần lễ trước khi đại hội đảng Cộng Ḥa phong nhậm ông Bush. V́ thế ông Kerry không được phép gây thêm quỹ sớm hơn ông Bush năm tuần, ông bị trói tay xin tiền, từ đầu tháng Tám đến ngày bỏ phiếu chỉ được chi tiêu trong số 75 triệu quỹ của liên bang thôi.

Nhưng dù bị trói tay ông Kerry vẫn không lo, v́ trong thời gian đó các nhóm ngoài đảng vẫn đi gây quỹ và kiếm được khá nhiều tiền để mua giờ quảng cáo trên truyền h́nh. V́ luật lệ cấm họ không được vận động cho ông Kerry, hay bất cứ ứng cử viên nào khác, cho nên nội dung các bài quảng cáo chỉ nhắm vào việc chỉ trích các chính sách của chính phủ Bush. Những lời chỉ trích này vẫn nằm trong ṿng lễ giáo, dù rất kịch liệt. Cho đến khi ḥn bấc ném đi, ḥn ch́ ném lại.

Một nhóm vận động ngoài đảng Cộng Ḥa đă tung ra các bài quảng cáo nhân danh các người lính giang thuyền đă chiến đấu ở Việt Nam, chỉ trích Nghị sĩ John F. Kerry. Họ nhắm làm giảm uy tín do những thành tích chiến đấu của ông mang lại, nói rằng ông Kerry đă được lănh một huy chương “trái tim tím” cho một thương tích rất nhẹ, chỉ đáng gọi là xây sát mà thôi. Tất nhiên họ không nhắc đến những huy chương cao hơn, về các thành thích khác của ông Kerry. Nghị sĩ John McCain, đảng Cộng Ḥa, đă đả kích những màn quảng cáo trên.

Ông McCain cũng từng chiến đấu ở Việt Nam, và ai đă ra mặt trận th́ biết đem đặt câu hỏi về một tấm huy chương của người ta là chuyện không lịch sự, mà c̣n làm mất uy tín cả hệ thống ban thưởng huân chương của quân đội nữa. Quân đội nào có thể bảo đảm các huân chương đều xứng đáng 100 phần trăm! Nghị sĩ McCain yêu cầu Tổng thống Bush phủ nhận các quảng cáo trên nhưng không được đáp ứng.

Một tuần sau, Nghị sĩ McCain lại phải lên tiếng chê một màn quảng cáo khác của phía đảng Dân Chủ, trong đó họ đặt câu hỏi về thời gian Tổng thống Bush làm lính Vệ binh ở Texas.

Bài quảng cáo ám chỉ rằng trong thời chiến tranh Việt Nam ông Bush đă nhờ thế lực gia đ́nh vào vệ binh quốc gia để khỏi đi quân dịch và khỏi ra mặt trận. Ông McCain yêu cầu Nghị sĩ Kerry lên tiếng phủ nhận lối vận động bới móc đó, và ông Kerry đă lên tiếng. Nhưng, ông Kerry không thể cấm những người trên, một vị tướng 4 sao và một cựu đô đốc, cả hai đă chiến đấu ở Việt Nam.

V́ theo luật lệ th́ ông Kerry không được phép phối hợp với những tổ chức “độc lập ngoài đảng” này. Ban vận động của ông Kerry chỉ cho chạy những quảng cáo “đáp lễ” ở những tiểu bang nào đă có những quảng cáo bêu xấu ông. Màn đáp lễ này do một cựu biệt kích Mỹ đă được ông Kerry cứu sống giữa mặt trận trên sông rạch ở Việt Nam, ông ta giải thích các thành tích can đảm và quyết định nhanh chóng cứu sống các chiến binh của ông Kerry.

Dù ông McCain nói ǵ th́ nói, từ nay cho tới tháng 11, chắc sẽ c̣n nhiều màn “hạ độc thủ” kiểu trên. Tại sao cuộc tranh cử đến hồi này lại nảy sinh những màn “không sạch sẽ” như vậy? Một lư do là dân Mỹ, những người quan tâm đến chính trị, đang chia ra hai cực, rất kịch liệt, yêu hay ghét đến mức độ có thể vượt ra ngoài ṿng lễ giáo được.

Nhưng tại sao từ đầu năm tới giờ hai bên cố không vượt ra ngoài ṿng lễ giáo? Lư do là họ sợ đả kích đối phương nhiều quá chỉ làm cho khối cử tri trung dung chưa quyết định đâm ra ghét ḿnh. Các cuộc thăm ḍ ư kiến cử tri cho thấy điều đó có xảy ra. Đầu tháng Năm, Tổng thống Bush đă chi 80 triệu chỉ trích tính hay thay đổi của Nghị sĩ Kery ở một số tiểu bang ngang ngửa.

Kết quả là số người ủng hộ ông Bush càng kiên định lập trường hơn, nhưng cũng có những người trung dung chê ông Bush là dùng thủ đoạn tiêu cực. Chính v́ không muốn mất phiếu của các cử tri trung dung đó cho nên cả hai phe tự kiềm chế, không dùng các màn quảng cáo tranh cử tiêu cực trong một thời gian mấy tháng.

Vậy tại sao bây giờ họ thay đổi? Lư do chính là số cử tri gọi là “chưa quyết định” bây giờ nhỏ lắm, càng ngày càng ít người đi. Hai ban vận động thấy rằng mục tiêu của họ bây giờ không c̣n là lấy ḷng các người chưa quyết định nữa, v́ nếu có kiếm được thêm phiếu cũng chẳng được là bao nhiêu.

Họ đổi mục tiêu. Bây giờ họ t́m cách làm sao lôi được những cử tri phe ḿnh chịu khó cất công đi bỏ phiếu, thay v́ đi câu cá hay ngồi nhà coi ti vi! Mà những cử tri “phe ta” đó th́ kích thích họ bằng những màn vận động tiêu cực sẽ hiệu quả hơn! Như đă tŕnh bày, ít khi nước Mỹ phân cực mạnh như năm nay. Những người “ghét” ông Bush thậm tệ cũng đông như những người “yêu” ông Bush hết ḿnh.

Ông Bush biết rằng nhiều người “phe ḿnh” có thể cũng chưa hài ḷng 100 phần trăm, họ có thể quên không đi bầu. Cho nên phải vận động họ. Ông Kerry cũng vậy. Mà việc tác động những người “phe ta” có thể dùng những màn quảng cáo tiêu cực, v́ thái độ cử tri năm nay bị chi phối bởi t́nh cảm yêu, ghét rất mạnh! Để mất các cử tri cơ sở đó rất uổng, trong khi lôi kéo các cử tri

lừng khừng th́ rất khó!

Cho nên từ nay cho đến ngày bỏ phiếu chúng ta có thể sẽ thấy nhiều màn tranh cử kém phần sạch sẽ hơn. Trừ khi hai phe đo lường dân ư bằng các cuộc nghiên cứu, thấy rằng dùng thủ đoạn tiêu cực sẽ mất nhiều phiếu quá, v́ dân Mỹ ghét những hành động “ngoài ṿng lễ giáo!” Những người trung dung có thể bỏ đi hàng loạt khi họ thấy một ứng cử viên nào đó vượt ra ngoài phép lịch sự thông thường của nước Mỹ. Số người đó mà đông quá th́ các ứng cu

" DONG TAM HIEP LUC GIAI TRU CONG SAN QUANG PHUC QUE HUONG " **************************************************************************

-- Ho chi Minh Dam TAC (webmaster@vnexpress.net), October 02, 2004


Moderation questions? read the FAQ