Cuoc chien Viet nam trong con mat nguoi My!!!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Quá tŕnh đàm phán Hiệp định Paris 1972 - nh́n từ phía Mỹ 05:38 02/01/2003 (GMT+7) Tài liệu ''Chiến tranh Việt Nam'' do các cựu chiến binh Mỹ soạn và đưa lên Internet, gồm 9 chương, phản ánh khá đầy đủ những diễn biến của một cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo chúng tôi, mặc dầu có quan điểm chưa chính xác và thiếu khách quan, như đánh giá về lực lượng của Chính phủ Cách mạng lâm thời, nhưng đây là một tài liệu có thể giúp chúng ta tham khảo về cách nh́n của người Mỹ trong quá tŕnh thương lượng và thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày kư kết Hiệp định Paris (1/1972 - 1/2002), Việt Nam Net xin trích dịch giới thiệu với độc giả chương 8 - ''Các cuộc thương lượng'' trong tài liệu này.

...

Tranh căi quang h́nh dáng của chiếc bàn

Suốt trong một thời gian dài, các cuộc thương lượng chẳng đi đến đâu. Đơn giản chỉ là các cuộc căi vă xung quanh chuyện h́nh dáng chiếc bàn họp. Phía Mỹ muốn họ và chính quyền Sài G̣n ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngồi một bên. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn có 4 bên: 1. Mỹ; 2.Việt Nam Cộng ḥa (chính quyền Sài G̣n); 3. Việt Nam Dân chủ cộng ḥa và 4. Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT).

Nhiều người đă chỉ trích rằng đó chỉ là một tṛ vớ vẩn, rằng các nhà ngoại giao chỉ tốn thời gian cho những tṛ vô bổ. Họ đă lầm: Cuộc tranh luận về h́nh dáng chiếc bàn thật ra là chuyện hoàn toàn hợp lư.

Phía Mỹ muốn một giải pháp ḥa b́nh, theo đó chính quyền Sài G̣n sẽ kiểm soát được hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Nếu xảy ra khả năng này, CPCMLT và những cán bộ Cộng sản ṇng cốt của CPCMLT sẽ ''biến khỏi mặt đất''. Điều mà Mỹ muốn chính là một hiệp định mà khi thực hiện, Bắc Việt sẽ phải bỏ rơi những người đồng chí miền Nam của họ. CPCMLT chắc hẳn không chấp nhận một hiệp định như vậy. V́ vậy, chừng nào Bắc Việt vẫn yêu cầu CPCMLT phải có một đoàn riêng tại hội nghị và có thể tự phát ngôn, và không muốn bị ghép vào thành một đoàn Cộng sản hỗn hợp trong đó Bắc Việt là người phát ngôn, th́ chừng đó vẫn thấy rơ là Bắc Việt không sẵn sàng kư một hiệp định có thể thỏa măn ư định của Mỹ. C̣n phía Mỹ nếu không muốn thấy có một đoàn Cộng sản miền Nam Việt Nam riêng rẽ tại hội nghị th́ cũng chứng tỏ họ không muốn kư bất cứ một hiệp định nào kiểu như vậy. Chuyện bàn căi về h́nh dáng cái bàn v́ vậy không phải hoàn toàn vô nghĩa. Cuối cùng một phương án thỏa hiệp đă được thông qua: sẽ dùng một chiếc bàn tṛn lớn và hai bàn chữ nhật nhỏ, được bố trí sao cho Hoa Kỳ có thể giải thích rằng đó là một cuộc thương lượng của hai phía, đồng thời những người Cộng sản lại có thể giải thích rằng đó là cuộc thương lượng bốn bên.

Tuy nhiên, vấn đề chính lại nằm ở chỗ, chẳng có lấy một khả năng thực tế nào để thỏa hiệp. Cả hai bên đều nói về giải pháp chính trị đem lại ḥa b́nh, nhưng trên thực tế, những người Cộng sản và chính quyền Sài G̣n không bao giờ có thể chung sống ḥa b́nh trên lănh thổ miền Nam Việt Nam: cả hai phía sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm tiêu diệt nhau cho đến khi một trong hai bên đạt được mục đích của ḿnh.

Từ năm 1968 đến 1971, cán cân lực lượng chuyển sang có lợi cho phía Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Vùng kiểm soát của chính quyền Sài G̣n mở rộng dần. Nhiều cán bộ Cộng sản bị bắt hoặc bị giết bởi chương tŕnh ''Phượng Hoàng''.

Mỹ bối rối

Mặc dù Việt cộng bị suy yếu nghiêm trọng nhưng thiệt hại của các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lại không lớn, trong khi đó, làn sóng phản đối chiến tranh ngày càng tăng lên trong ḷng nước Mỹ buộc chính quyền phải cho rút ngày càng nhiều quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tệ hơn nữa, trạng thái tinh thần và sức chiến đấu của các đơn vị quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng. Những câu chuyện về lính Mỹ nghiện hút, thỉnh thoảng c̣n giết cả sĩ quan chỉ huy càng làm cho sự nhiệt t́nh của người Mỹ suy giảm. Cuộc chiến tranh mất sự ủng hộ của dân chúng đến lượt nó lại trở thành nguyên nhân dẫn đến sự nhụt chí của các đơn vị chiến đấu. Cho đến trước mùa xuân 1972, quân Mỹ đă hầu như không tham chiến trên bộ. Nhưng rồi vào thời điểm Lễ Phục sinh 1972, những người Cộng sản đă tiến hành một chiến dịch tiến công lớn. Với sự yểm trợ của không quân Mỹ, chính quyền Sài G̣n đă ngăn chặn được cuộc tấn công đó nhưng bản thân cũng bị suy yếu đáng kể. Công bằng mà nói, vào năm 1972, thậm chí ngay từ năm 1971, khi số trận đánh do quân Mỹ thực hiện giảm xuống gần bằng không, lực lượng của CPCMLT đă không c̣n suy yếu nữa và đă bắt đầu lớn mạnh trở lại. Cán cân lực lượng không c̣n nghiêng về phía nào trong vấn đề giải quyết mục tiêu cơ bản của chiến tranh: Ai sẽ kiểm soát miền Nam Việt Nam? Và như trên đă nhận xét, trong vấn đề này không hề có sự thỏa hiệp thực sự nào.

Mặc dù vậy, những thiệt hại ghê gớm mà các bên chủ chốt tham chiến phải gánh chịu, cộng với sức ép chính trị ngày càng tăng lên đ̣i hỏi phải có một giải pháp nào đó. Cuối cùng vào tháng 1/1973, cuộc thương lượng ở Paris đă đi đến một hiệp định kiểu như vậy. Dưới đây là một số điều khoản chính của Hiệp định Ḥa b́nh Paris: 1. Ngừng bắn tại chỗ, cả hai phía chấm dứt nổ súng. Cho đến khi đạt được giải pháp chính trị cuối cùng, hai bên kiểm soát phần lănh thổ mà họ đă kiểm soát cho đến trước thời điểm Hiệp định có hiệu lực. 2. Thả tất cả tù binh chiến tranh. 3. Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Việt Nam cùng phương tiện trang bị. 4. Bắc Việt Nam chấm dứt chuyển người và phương tiện vào miền Nam Việt Nam qua Lào và Campuchia. 5. Tương lai miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết một cách ḥa b́nh bằng các phương tiện chính trị.

Về một phương diện nào đó, Hiệp định này quả là chuyện đùa v́ chẳng có bên nào có ư định thực hiện. Nó không giải quyết vấn đề cuối cùng ai sẽ là người kiểm soát miền Nam Việt Nam. Nó để ngỏ điều đó cho quá tŕnh thực hiện giải pháp chính trị trong tương lai.

Đối với Hà Nội và CPCMLT, Hiệp định Paris là một cơ hội. Về quân sự, nó có lợi nhiều cho họ: nó yêu cầu Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng không yêu cầu quân đội Bắc Việt Nam cũng phải làm như vậy. Về chính trị nó cũng có vẻ tốt hơn đối với họ. Mức độ ủng hộ của dân chúng đối với họ khá lớn, họ lại có sự đoàn kết nội bộ tốt hơn và có đội ngũ cán bộ tổ chức tốt hơn các lực lượng chống cộng. Thậm chí nếu họ không phát huy được lợi thế đó mà đánh mất khả năng cạnh tranh chính trị một cách hoà b́nh th́ họ vẫn luôn có thể trở lại cầm súng tiếp tục chiến đấu. Nói tóm lại, các điều khoản của Hiệp định Paris kêu gọi lập lại quá tŕnh chính trị b́nh thường đă không làm tổn hại tới Cộng sản, thậm chí có thể c̣n rất có lợi cho họ. Họ tỏ ra rất phấn chấn v́ các điều khoản của Hiệp định Paris.

Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, tướng Thiệu tỏ ra rất lo sợ về điều khoản này đă miễn cưỡng kư Hiệp định. Ông ta không có đủ tự tin về khả năng sống sót trong cuộc cạnh tranh chính trị ḥa b́nh ở miền Nam Việt Nam. Kỹ năng chính trị của ông ta không phải là siêu việt ǵ và ông ta lại không được đông đảo công chúng ủng hộ, thậm chí ngay trong hàng ngũ những người chống Cộng. Một cuộc bầu cử thực sự tự do sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho Cộng sản lôi kéo các phe nhóm ở Sài G̣n chống lại nhau. Nếu cuộc bầu cử thật sự tự do diễn ra, Cộng sản có thể không giành được đa số ủng hộ, nhưng Thiệu cũng không có cơ hội. Và nếu thua trong đấu tranh chính trị ḥa b́nh, rồi tiếp tục cuộc chiến, vị trí của Thiệu sẽ c̣n suy yếu nghiêm trọng hơn do các cuộc căi vă giữa các phe phái chống Cộng sẽ gay gắt hơn.

Mặt khác, Thiệu không thể chiến đấu với Cộng sản trên chiến trường nếu không được Mỹ trợ giúp. Quan điểm của Thiệu là: tốt nhất hăy nhanh chóng hủy bỏ Hiệp định và Mỹ quay trở lại Việt Nam.

Không c̣n chỗ cho người Mỹ

Điều mà nước Mỹ đạt được từ Hiệp định này là có thể bỏ được chiến tranh Việt Nam. Các đơn vị quân Mỹ rút về nước, sự thiệt hại về người sẽ chấm dứt, tất cả tù binh được trả về. Mỹ chỉ duy tŕ ảnh hưởng hạn chế đến tiến tŕnh các sự kiện diễn ra ở Việt Nam. Khi Mỹ rút, thực trạng mà họ để lại là lực lượng kết hợp của Cộng sản Việt Nam (cả miền Bắc, cả miền Nam) trở nên mạnh hơn đáng kể so với chính quyền Sài G̣n. Vào thời điểm kư Hiệp định, Tổng thống Mỹ R. Nixon vẫn hy vọng có thể dùng con bài ''Mỹ có thể quay lại tham chiến'' để đe dọa Cộng sản không được sử dụng ưu thế đó của ḿnh, nhưng sự sụp đổ và mất chức mấy tháng sau đó của ông ta đă làm cho lời răn đe ấy chẳng c̣n độ tin cậy nào.

Kết cục, khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, t́nh h́nh diễn biến như sau: Hầu như tất cả nhân viên quân sự Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, một số mặc áo dân sự c̣n ở lại nhưng không c̣n tham chiến. Mặc dầu vậy, thay v́ phải rút hết trang bị, vũ khí, quân đội Mỹ đă để lại phần lớn cho chính quyền Sài G̣n, sau đó giải thích rằng số vũ khí này đă không c̣n thuộc về Mỹ nữa và Hiệp định Paris không yêu cầu Mỹ phải đem theo khi rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Về phía Cộng sản, Hà Nội đă làm ngơ yêu cầu không được chuyển người và trang bị vào miền Nam Việt Nam qua ngả Lào và Campuchia. Trái lại, đến năm 1974, họ c̣n gia tăng đáng kể việc vận chuyển lên mức chưa từng có trước đó.

Không có ngày nào không xảy ra nổ súng. Trong vài tháng đầu, phần lớn các trận đánh là do quân lực Việt Nam Cộng ḥa gây ra v́ họ muốn chiếm thêm càng nhiều lănh thổ càng tốt trước khi Cộng sản có thể tái tổ chức được lực lượng. Quá tŕnh thực hiện giải pháp chính trị về tương lai của miền Nam Việt Nam mà Hiệp định Paris nhấn mạnh đă bị chính quyền Thiệu phong tỏa từ Sài G̣n. ...

Dương Thành (lược dịch

-- Nguoi Viet Nam (Danvietnam2004@yahoo.com), October 01, 2004

Answers

Tất cả tài liệu của Mỹ về chiến tranh VN điều không ít th́ nhiều che giấu cái ư đồ dùng MNVN làm con cờ thí cho kế hoạch toàn cầu của Mỹ .

Vụ Watergate làm Nixon mất chức tổng thống .Nhưng thật sự ông ta có mất chức tổng thống không ? .Trong tất cả thổng thống Hoa Kỳ cận đại ,Nixon xứng đáng là con cáo già chánh trị .Ông ta là vị cựu TT duy nhất của Mỹ được cấp máy bay riêng để có thể gặp TT Carter bất kỳ lúc nào .

Trước khi kư hiệp định Balê Mỹ có biết là sẽ bị CSBV xé bỏ không ? chắc là có .

Năm 72-73 CSBV sắp chết th́ Mỹ ngưng phong tỏa vịnh BV và đánh phá những đoàn xe tiếp tế cho CSBV .

Năm 75 Tên Nguyễn văn Thiệu đă giúp Mỹ bức tử MNVN bằng những cuộc di tản quái đản ,những thiết bị nguyên vẹn để lại cho VC và những việc bốc rước các thành phần chỉ huy khiến cho nhiều đơn vị như rắn không đầu .

Cuộc chiến tranh Đông Dương cuối cùng (không do người Việt hay bọn VC) sẽ đến nay mai và bọn sán lải cộng sản chết th́ chúng ta sẽ rơ sự thật

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 01, 2004.


Hỏa Mù Chính Trị

Phạm Văn Thanh

Mục tiêu lâu dài của chính quyền CSVN đối với khúc ruột ngàn dặm là kiểm soát nguồn liệu chính trị và kinh tế đáng kể của người Việt hải ngoại. Tuy đây chưa phải là mục tiêu mang tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội, nhưng điều này đă nung nấu trong ḷng tập đoàn lănh đạo từ bao năm nay. Lư do dễ hiểu: kiểm soát được cộng đồng người Việt hải ngoại, chính quyền CSVN sẽ triệt tiêu được lực lượng đối kháng, vận dụng được khối dân ba triệu người làm hậu thuẫn cho những mục tiêu thế-giới-vận và ngân sách quốc gia lại tăng thêm hàng 4, 5 tỉ đô-la mỗi năm qua nhiều kế hoạch đầu tư vào những dịch vụ kinh tế hải ngoại. Muốn đạt được mục tiêu đó, chế độ CSVN đă thi hành một kế hoạch quy mô về nhiều lănh vực như văn hóa, chính trị, kinh tài nhằm kiểm soát người Việt bằng mọi thủ đoạn từ ve văn đến khủng bố. Lợi dụng ḷng khoan dung, nhân ḥa và giàu t́nh cảm của người Việt quốc gia, CSVN đă lôi kéo người nước ngoài về thăm quê hương, thâu lợi, hi vọng họ chấp nhận chế độ CS đương thời là thể chế chính trị của người Việt năm châu trong kế hoạch kiều vận. CSVN cố gắng xoa dịu, nối kết, khơi động ước muốn về nguồn nhằm xóa nḥa những đối kháng chế độ qua những màn văn-hóa-vận, nhất là muốn đầu tư vào nhiều dịch vụ thương măi, tạo ảnh hưởng kinh tế tại vài vùng đông người Việt cư ngụ để nắm hầu bao, chi phối đồng bào theo kế hoạch kinh tài. Dù rằng mục tiêu chính của CSVN nhằm kiểm soát cộng đồng VNHN cho đến nay vẫn là một thất bại lớn; tuy thế, có thể nói CSVN đă thành công trong việc phân hóa tiềm năng và t́nh đoàn kết cộng đồng hải ngoại khi tung hỏa mù chính trị phá nát niềm tin vào cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt quốc gia yêu quê hương chân chính. Trước mưu sâu của CSVN, cộng đồng VN hải ngoại có đủ sáng suốt để “lăng ba vi bộ” thoát khỏi và “defog” hỏa mù chiến tranh chính trị của họ hay không? Người Việt quốc gia hải ngoại c̣n khả năng phản công giải thể chế độ CSVN áp dụng chính ưu điểm đă giúp Bắc Việt chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Tập đoàn lănh đạo CSVN khó thể chấp nhận cải cách nền kinh tế tŕ trệ bằng phương cách thay đổi thể chế chính trị tại quê nhà v́ họ không dại ǵ tự giác hi sinh cương vị và quyền lực đang nắm tại quốc nội một khi chưa có áp lực nào đủ mạnh bắt buộc họ phải từ bỏ bao nhiêu quyền lợi đang có. Tham quyền cố vị và mong tồn tại lâu hơn, tập đoàn lănh đạo CSVN buộc ḷng phải cải tổ nửa vời nền kinh tế quốc nội để bảo vệ Đảng nhưng vẫn “bế quan” cửa chính trị hay chỉ “hé mở” tí ti đủ cho áp lực của nồi ‘súp de’ để chống đối giảm bớt áp suất mà thôi. Do đó, đầu cầu kinh tế lâu dài của CSVN chính là thị trường tiêu thụ hàng hóa tại hải ngoại v́ chỉ có môi trường tự do dân chủ tại hải ngoại mới phát triển được kinh tế thị trường và mang lời về giúp “cầm hơi” nền kinh tế định hướng đang suy thoái nơi quê nhà. Mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đă băi bỏ cấm vận và giao thương với Việt Nam, nhưng kế hoạch xuất cảng thực phẩm, sản phẩm tiểu-công-nghệ phân phối tại những nơi đông người Việt cư ngụ cũng bị tẩy chay phần nào nên mức tiêu thụ không mạnh như Hà Nội mong muốn. Hơn nữa, đa số các trung tâm thương măi của người Việt hải ngoại đều do thương gia Hoa Kiều đến từ Hồng Kông, Chợ Lớn làm chủ và các nhà tiểu thương, bán lẻ thường vay mượn tiền bạc làm ăn qua các ngân hàng địa phương nên CS chưa thể chi phối hoạt động thương măi nhằm kinh tài qui mô cho chế độ CSVN. Về văn hóa, “giao lưu văn hóa” một chiều chỉ chiêu dụ được một số nghệ sĩ hải ngoại thiếu lập trường chống Cộng trở về nước tŕnh diễn hoặc lập nghiệp, nhưng những chương tŕnh ca nhạc, triển lăm tranh hay tác phẩm nghệ thuật thuộc kế hoạch văn-hóa-vận của họ tại hải ngoại đă bị đồng bào hải ngoại tẩy chay, dập tắt ngay từ trong trứng nước. Vài người cho rằng chúng ta chống đối bất cứ điều ǵ do CS chủ trương với thiện chí và mục đích tốt đẹp của họ th́ thật quá đáng. Nói như vậy quả không sai, bởi v́ người hiểu biết phân biệt rơ rệt giữa đúng, sai và những ǵ đúng, hợp lư, chúng ta nên chấp nhận hoặc ủng hộ nếu mang ích lợi thiết thực cho đất nước và nhân dân. Tuy nhiên, CSVN bị chống đối v́ lư do chính là hành động của họ chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của Đảng chứ không nhằm mục tiêu yêu nước, thương dân mà thật ḷng thay đổi, đối thoại chân thành với hải ngoại trong niềm tin cậy và tương kính để người Việt hải ngoại có thể tin tưởng họ được. CS hăy tự trách ḿnh trước chứ đừng vội trách người! Điều này cũng chứng tỏ rằng mặt trận chiến tranh chính trị của CS không c̣n khả năng thuyết phục hay đánh lừa thế giới một cách hiệu quả như trong thời chiến tranh VN mặc dầu họ đă nỗ lực xâm nhập chia rẽ cộng đồng, tuyên truyền và tung sách báo thiên Cộng tràn ngập thư viện các trường đại học Mỹ.

Duy về lănh vực chính trị, thành tâm mà nói, từ trước đến giờ CSVN đă thành công trong mục tiêu khuấy nát t́nh đoàn kết cộng đồng VN hải ngoại với những mưu kế thần sầu của họ. Kế hoạch lâu dài thâm độc mà CS nhắm đến là tạo nên vùng hỏa mù chính trị, lập lại chiến lược họ đă dùng trong thời chiến tranh VN là thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như công cụ để lừa bịp thế giới rằng cuộc chiến tại miền Nam là cuộc nội chiến do người Việt miền Nam khởi động chống Chính Phủ Ngụy Sài G̣n tay sai của Đế Quốc Mỹ. Ngày nay, CSVN cũng mưu đồ thiết lập cho bằng được một tổ chức đại diện Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại dùng người của họ hay những người hải ngoại hám lợi tham danh, mưu cầu một ghế ngồi, một chức vị trong chế độ CS tại quê nhà. Làm điều này, CS dĩ nhiên đứng trong bóng tối giật giây, kiểm soát và dành tay trên mọi đường đi nước bước của các tổ chức chống Cộng thật hay giả để lũng đoạn niềm tin và t́nh đoàn kết hải ngoại. Dù tổ chức nhân danh chống Cộng đó chỉ hữu danh vô thực, tổ chức này sẽ tạo thế chủ động (proactive) và tấn công trước (preempt) nhằm kiểm soát và hóa giải lực đối kháng thực sự của người Việt quốc gia chân chính. Tổ chức này sẽ ru ngủ cộng đồng bằng cách tạo nên một dịch vụ đấu tranh giả tạo làm bận rộn cộng đồng với những hỏa mù chính trị như dựng nên những biến cố gây chia rẽ, nghi kỵ và đấu đá nhau giữa những người quốc gia với nhau. Họ khích bác, châm chọc, đâm bị thóc, chọc bị gạo nhiều hội đoàn hay cá nhân gây bất ḥa, xào xáo thường trực trong cộng đồng nhằm đánh lạc hướng và phân tán mục tiêu đấu tranh chính là chống lại chế độ CS của người quốc gia đi.



-- (ChoNhayBànDọc@dllnet.com), October 01, 2004.


Moderation questions? read the FAQ