Viết cho Thế Hệ Sau : AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Viết cho Thế Hệ Sau AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

Cựu Tù

Hồi c̣n nhỏ, khi nghe mẹ tôi nói lại về những chuyện không vui trong gia đ́nh, tôi nghe nhưng không muốn tin. V́ thuở đó, tôi vừa mới mất người cha mà tôi luôn giữ trong thâm tâm niềm thương nhớ, nhưng những điều mẹ tôi kể lại đều liên quan đến bà nội tôi, hay các cô các bác trong gia đ́nh bên nội đă làm cho bà khổ v́ đă vu oan cho bà khi sống bên nhà chồng. Làm sao tôi hiểu được những vấn đề khó khăn của người lớn, và v́ thế, tôi chỉ nghĩ rằng mẹ ḿnh có ác cảm với gia đ́nh bên nội nên mới có những lời lẽ tuy nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát là nhà chồng đă dằn dật bạc đăi bà ta. Mẹ tôi có mặc cảm nhà nghèo mà lấy chồng giàu, có thể là như vậy, nên có những suy nghĩ không đúng lắm. Đến khi chúng tôi lập gia đ́nh, vợ tôi lại mồ côi mẹ sớm, nên việc làm bếp, nữ công gia chánh coi như không biết ǵ. Về làm dâu nhà tôi, vợ tôi cố gắng giữ khuôn phép luôn cho phải đạo làm dâu, trên th́ kính dường cha mẹ chồng, đối với các em gái của tôi, vợ tôi cũng giữ được sự ḥa thuận vui vẻ. Có ngày, mẹ tôi giúp vợ tôi nấu nướng, dạy cho từng ly tưng tí những ǵ bà có thể dạy được để một người nội trợ có thể chu toàn sự phụng dưỡng chồng con. Những món ăn ngon mà các bà bạn hiểu rành hơn, mẹ tôi nhờ các bà ấy chỉ dẫn giùm cho vợ tôi. Có một ngày, mẹ con ngồi hủ hỉ với nhau, mẹ tôi nói:

“-Mẹ đă trải qua những chuỗi ngày làm dâu khó nhọc, nên bây giờ, mẹ nghĩ rằng, thương con là phải thương dâu như con ḿnh,”

và v́ thế, bà luôn luôn ôn ḥa, găng công dạy bảo vợ tôi như dạy bảo một người con gái trong nhà. Truyền thống đó, vợ tôi giữ được cho tới bây giờ, dạy con dâu như con của ḿnh, lấy t́nh thương gia tộc mà đối xử với nhau.

Những ai đă một lần gặp phải khó khăn trắc trở mới hiểu được sự thể như thế nào. Có nhiều cái khó phải chính ḿnh kinh nghiệm trải qua th́ mới hiểu thấu, v́ những t́nh tiết ẩn khúc khó mà bày tỏ nên lời cho chính xác. Hôm nay, tôi không viết truyện làm dâu, mà v́ ngủ không được khi nghe một thính giả gọi vào đài trong một “talk show” rằng ông không thể chấp nhận được những ai nêu ra mấy điều như “ḥa giải ḥa hợp với cộng sản”, “các chú các bác già rồi nên sống măi với hận thù”, ông thính giả đó đă làm cho cái buồn lâu năm của tôi lại dấy lên làm mất ngủ. Trong lúc chập chờn nửa mê nửa tỉnh, tôi lại trải qua những giấc mộng khủng khiếp của cảnh tù đày, đe dọa, dằn vặt, khi tỉnh dậy, ác mộng đă làm tôi càng đau nhói trong tim. Đó là những chấn thương tâm lư, là những vết thương mà người thường không sau thấy được. Ai biết cho chúng tôi, v́ có nói rơ ra, có ai tin. Mà có nói ra cho người tin đi nữa th́ những vết thương đó không khi nào trị lành được. Không có số tiền nào, phần thưởng nào có thể xoa dịu v́ nó chỉ xoa dịu cho lương tâm người cho đỡ bứt rứt mà thôi.

Chúng tôi là những người được sang nước Mỹ này, luôn luôn biết ơn nhân dân Mỹ đă đùm bộc chúng tôi để sống được cuộc đời c̣n lại trong sự tự do phóng khoáng. Những người bên nhà, mỗi khi viết thơ cám ơn chúng tôi về những phần quà mà chúng ta gửi về theo các chương tŕnh “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”, hay “không bỏ anh em, không quên bạn bè”...vv...Trong những bức thơ đó, có ai nói lên hết tâm t́nh của ḿnh, mà thường khi họ chỉ nói lên cái buồn khó nói. Có người c̣n bảo rằng, tiền các anh gửi về cho tôi, tôi chỉ biết lấy rượu giải sầu. Thật là “khó nghe”, thiếu tiền sinh sống mà gửi về cho th́ không lo chữa bệnh mà c̣n đi nhậu cho bệnh càng khổ hơn!!! Ai cũng nghĩ như vậy. Có ai biết được rằng, những người đó đang bị kiểm soát. Nếu họ mà ăn nhậu với bạn bè, nhất là những người trong binh nghiệp năm xưa, th́ những buổi hội hè đó cũng bị nghi kỵ và công an có thể chụp mũ là hội hè “có mưu đồ ǵ đây?” Nhưng nếu nói rơ ra là lấy rượu giải sầu v́ chuyện gia đ́nh th́ công an càng không cần phải lo nghĩ. Tôi có một người anh, mỗi khi viết cho tôi, anh chỉ lấy sách báo ra mà viết lại nguyên bài, ca ngợi thành tích xây dựng xă hội “xă hội chủ nghĩa” bên nhà, rồi anh kết thúc bằng hai chữ TB.(Tái Bút) như sau:Các em có mạnh khỏe không? Những bức thơ kia chỉ là những điều không nói được, người th́ lấy rượu giải sầu, người th́ ngại đủ điều nên thà không nói c̣n hơn, dù đó chỉ là chuyện gia đ́nh.

Bao nhiêu đó đủ biết rằng, sau 27 năm, nhà nước cộng sản vẫn lo rằng luôn luôn có kẻ phá hoại “cách mạng” nên họ luôn đề cao cảnh giác. Ở trong tù, tôi cũng có dịp đọc qua vài cuốn sách viết bằng Pháp ngữ, nói về t́nh trạng Đông Âu, sau gần 20 năm, nhà nước cộng sản vẫn ngại những thành phần trong hoàng tộc cũ trở về lật đổ chính quyền. Hoàng tộc các nước ấy có lực lượng chính trị hay quân sự ǵ mà họ phải sợ, nếu không, chỉ là tài sản của họ. Nhưng chúng ta trước kia có cả triệu quân, và nhất là hạ sĩ quan binh sĩ của chúng ta lại càng nhớ thương chúng ta khi chúng ta rời bỏ quê hương, trong khi họ ở lại phải chịu sự phân biệt đối xử, chịu nhiều uất ức và thường bóc cháy như các đám cháy cỏ mùa hè tại Cali. Tại sao chính quyền cộng sản phải cảnh giác như vậy? V́ họ luôn dùng biện pháp trừng trị thẳng tay. “Vô sản chuyên chính” th́ nay chữ “vô sản” đă không c̣n giá trị nữa, v́ chính đảng viên cộng sản mới là những người giàu có nhất, bất cứ ở đâu. Cấp trung ương th́ tỉ phú đô la, cấp tép riu th́ tỉ phú đồng. Nhưng “chuyên chính” th́ c̣n nguyên si, v́ họ giết người không gớm tay, nhốt người chỉ cần một câu chụp mũ, mà nhốt được th́ nhốt đến mọt gong. Trước viễn ảnh “nhốt mà không thấy ngày về”, trong những giấc mộng của tôi, tôi chỉ thấy lại “phải hốt cho đủ chỉ tiêu phân người hôi thúi, nếu không th́ chẳng khi nào về lại để thấy mặt vợ con”. Cán bộ quản giáo trồng rau của tôi thường bảo:”khi nào anh cầm cục cứt trong tay mà bóp cho nát nhuyễn ra mà không cảm thấy gớm, chừng đó, anh mới là nông dân chân chính, anh mới trở thành người lao động lương thiện, may ra được xét tha v6è sống với gia đ́nh.” Cái ǵ cũng “khẩn trương” lên, làm chưa hết việc này lại đến việc khác. Con người chai ĺ đến đâu đi nữa, cũng có ngày nghĩ ḿnh chẳng c̣n là con người. Có lần tôi biết được một chân tu, ông cứ dạy tôi, mỗi ngày cố gắng tụng câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, và tôi đă thực hiện được mỗi ngày 300 lần. Một hôm khi ngủ gặp ác mộng, thấy con tôi đi vượt biên bị hải tặc đánh rơi xuống biển, và ngay trước mắt tôi, cá mập vồ lấy con tôi. Trong tiềm thức, tôi liền tụng câu “Nam Mô A Di Đà Phật” th́ cảnh ác mộng liền tan biến. Tan biến đó, nhưng ḷng th́ măi nặng trĩu với những h́nh ảnh không thể xóa đi được. Nếu các em cho chúng tôi hèn nhát th́ cũng phải chịu, v́ ở tù, điều quan trọng nhất là phải làm sao sống c̣n (how to survive) chứ không phải làm anh hùng mà đánh chửi lại cai tù, v́ họ sẽ nhốt lâu hơn. C̣n nếu cầm ḷng không đậu mà ăn bậy ăn bạ th́ bệnh mà chết c̣n nhanh hơn, và đó là trúng ư của cộng sản:chúng chỉ muốn trừ khử ḿnh, nhưng không muốn thế giới lên án chúng là thiếu t́nh người, nên chi chúng chỉ cho ăn để cầm hơi, nên có câu hát:”anh không chết đâu em, mà anh chỉ ngất ngư thôi”.

Những người có tuổi như chúng tôi, những người đă từng trải qua lao tù cộng sản, đă mang trong người không những một hận thù, mà c̣n một chứng bệnh tâm lư hay tâm thần vô phương cứu chữa. Làm sao giải tỏa được những ác mộng hằng đêm. Làm sao nói ra được hết nhục nhă khi bị đối xử tàn tệ trong các trại giam mệnh danh là trại cải tạo tập trung. V́ thế, khi có cơ hội phát tiết, họ xuống đường phản đối. Họ hăng say biểu t́nh chống đối cán bộ cộng sản đi tham quan, tuyên truyền trên đất Mỹ. Phải, họ rất sợ con cháu họ bị đầu độc. Họ rất ngại làm cho cộng sản có thêm phương tiện để bành trướng nanh vuốt của họ ra ngoài nước, v́ họ cảm thấy bất an, bất an cho họ, và nhất là cho con cháu họ, v́ họ tưởng mang con cháu sang đây rồi, được sống tự do hạnh phúc rồi, không lẽ lại để chúng rơi vào ṿng kiềm tỏa của cộng sản nữa sao? Họ sẽ vô cùng tức tối, tức đến chết đi được, một khi thấy trên đất nước tự do nầy, họ cũng không nói được sự thật, chỉ v́ sự thật khó tin. Nhưng nếu họ không tiếp tục đấu tranh th́ một ngày nào đó, chính những người ở quanh ta đây, nói là đại diện cho ta, nhưng họ chính là người cộng sản. Xă hội này có những cái hay, nhưng cũng có những khuyết điểm của nó. V́ chúng ta đang sống trên một nước có luật pháp, nên cộng sản chen vào cùng với chúng ta và cũng được luật pháp bảo vệ. Nếu con cháu chúng ta không được chuẩn bị để đối phó, th́ sẽ có một ngày, người đại diện dân cử trên đất Mỹ này sẽ là một người Mỹ gốc Việt do cộng sản đặt để nằm vùng. Tương lai là của thế hệ con cháu chúng ta. Những thành phần trí thức, học cao hiểu rộng, nhưng lại thiếu kinh nghiệm chính trị. Chính thế hệ thứ hai và thứ ba cần được trang bị những kinh nghiệm do ông cha để lại. Phải làm một công dân Mỹ tốt đúng với ư nghĩa của nó. Phải cố gắng vươn lên trong cộng đồng để lănh đạo sớm sủa, dẫn dắt cộng đồng phát triển về mọi mặt. Các em c̣n phải nỗ lực cải tạo các du học sinh đồng trang lứa. Chính những người đó sau này trở về nước mới thay đổi được cục diện bên quê hương của ḿnh. Tóm lại, chúng ta phải đồng tâm hiệp lực. Giới già coi như vẫn c̣n “ngoan cố” th́ cứ đi biểu t́nh, xuống đường chống đối cộng sản, nổi cũng như ch́m. Tích cực đấu tranh cho các dự án luật tái lập nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Tuổi trẻ phải nỗ lực ở các học đường, cố gắng thuyết phục bằng hiểu biết của ḿnh, để các du học sinh hiểu được thế nào là dân chủ, nhân quyền, và chế độ pháp trị là nền móng căn bản cho một nước Việt Nam phồn thịnh trong tương lai. Những cái khó c̣n rất nhiều, nhưng chúng ta là loại thép đă trui qua nhiều thứ lửa. Con cháu chúng ta cũng phải được rèn luyện để cùng chúng ta đi về một mối, giải thể chế độ độc tài đảng trị ở quê hương chúng ta. Không nên v́ bất đồng chính kiến mà bất ḥa, trong gia đ́nh v́ hai thế hệ không thông cảm được nhau, trong cộng đồng v́ lực lượng đối nghịch đánh quả mù không c̣n biết ai là địch, ai là bạn, và những người bạn Mỹ phải thay đổi thái độ đối với chúng ta qua những lá phiếu của chúng ta.

Thật ai có qua cầu mới hay. Cho nên ngày nay học bài học dân gian, mỗi ngày nhắc lại cho thế hệ sau một câu chuyện, hy vọng rằng sẽ có lúc các thế hệ trong xă hội người Mỹ gốc Việt này t́m được một niềm vui, ḥa b́nh và thịnh vượng.

Cựu Tù

-- (Ngô_Quyền@New_Việt_Nam.com), September 25, 2004


Moderation questions? read the FAQ