Lạm phát ở Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

B́nh Luận

Lạm phát ở Việt Nam

Vũ Quang Việt

Trong vài năm qua nền kinh tế Việt Nam có những nét có vẻ ngày càng khởi sắc, chẳng hạn như tốc độ phát triển kinh tế đă từ 4.8% năm 1999 lên đến trên 7% năm 2003, nhưng phân tích kỹ hơn ta thấy những đám mây mù dường như đang kéo lại gần từ phía chân trời xa. (Coi số liệu trên bảng thống kê đính kèm (*)).

Sau cuộc khủng hoảng tài chính xảy ở châu Á năm 1997, Việt Nam chủ trương chính sách kích cầu nhằm giảm bớt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và bù lại mức giảm đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Ta thấy mức tăng đầu tư nhanh chóng đưa lên từ tỷ lệ 27,6% GDP năm 1999 lên tới 35% GDP vào năm 2003. Đây cũng là tỷ lệ đầu tư kỷ lục trên thế giới, thế nhưng do hiệu quả sản xuất thấp v́ chính sách đầu tư vẫn tập trung vào khu vực nhà nước, tốc độ phát triển cũng chỉ đạt được 7,3% . Đầu tư cao nhưng khoảng 60%, tức là khoảng 7,5 tỷ USD vẫn là đầu tư của nhà nước, trong đó nguồn vốn đầu tư của nhà nước là từ ngân sách (gần 40%), vay nước ngoài (30%), phần c̣n lại là vốn doanh nghiệp (không biết bao nhiêu là từ vay ngân hàng và bao nhiêu là vốn tự có). Tỷ lệ đầu tư của nước ngoài giảm, nhưng có một điểm sáng là tỷ lệ đầu tư của tư nhân tăng từ 24% năm 1999 lên 26,7% năm 2003. Tỷ lệ đầu tư của nhà nước tiếp tục cao, tổng số tiền đầu tư lớn, do đó tham nhũng bành trướng ở mức độ gần như không c̣n kiểm soát được là điều dễ hiểu. Nếu như tỷ lệ tham nhũng tiền đầu tư của nhà nước lên 20-30% như đă thảo luận trong kỳ họp quốc hội vừa qua, th́ số tiền tham nhũng có thể lên tới 1,5 – 2,25 tỷ USD một năm.

Trong đầu tư, chính sách của nhà nước vẫn là tập trung phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu (sắt thép, xi măng, đường), kể cả đưa tới việc bảo vệ thị trường nội địa cho đầu tư nước ngoài (xe hơi, xe gắn máy), thay v́ tập trung phát triển sản xuất nhằm xuất khẩu. Do chính sách trên, thiếu hụt cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cao, tăng từ 0% GDP năm 1999 lên 13,5% GDP năm 2003.

Mức thiếu hụt cán cân xuất nhập khẩu năm 2003 là 5.1 tỷ USD. Mức thiếu hụt này chưa tạo nên khủng hoảng cán cân thanh toán v́ hiện nay thiếu hụt được bù đắp bằng 2,5 tỷ do lao động người Việt ở nước ngoài và Việt kiều gửi về, khoảng 1 tỷ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và phần c̣n lại là vay mượn nước ngoài. Nhưng t́nh h́nh phát triển kích cầu hệ thống quốc doanh thiếu hiệu quả này không thể tiếp tục trong tương lai, và đó là tương lai rất gần.

Chính sách kích cầu, đi liền và đ̣i hỏi ngân hàng tăng tín dụng đă đưa lạm phát đến mức báo động. Cả năm 2002, lạm phát là 3%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm lạm phát đă lên tới 7,2%. Và cho cả năm 2004, lạm phát khó ḷng dưới 10%. Việc tăng lương nhằm tăng hiệu quả lao động sẽ không bắt kịp lạm phát.

Các nhà làm chính sách ở trong nước th́ thay v́ nhận chân vấn đề lại mở ra những cuộc tranh luận một cách vô nghĩa gần 6 tháng khi vào cuối năm 2003, mức tăng tín dụng, tiền và gần-như-tiền (quasi-money) lên tới mức báo động từ 30 đến 40% (coi số liệu mới cung cấp cho IMF trong bảng đính kèm - số liệu này rất khác số liệu đă cung cấp trước đây, cho phép ta tự hỏi về tính chân thật của số liệu tiền tệ được coi là bí mật quốc gia này). Cuộc tranh luận bắt đầu bằng việc đặt vấn đề là quyền số chi tiêu lương thực của hộ gia đ́nh do Tổng cục Thống kê dùng là không đúng do đó đưa tới chỉ số giá tăng cao (tôi đă so sánh với nhiều nước và thấy quyền số này không có vấn đề). Cuộc tranh luận chuyển sang việc tại sao lại gọi tăng giá là lạm phát? Tăng giá không phải là lạm phát, có người đă cố lư luận như vậy. Rồi có người lại đặt vấn đề là tăng giá hiện nay khác tăng giá năm 1980-1990 về bản chất v́ tăng giá ở Việt Nam là do tăng giá xăng dầu từ nước ngoài. Lư luận này có vẻ có lư, nhưng người lư luận không thấy rằng mức dùng dầu xăng cho một đơn vị sản lượng và mức tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam rất thấp so với Mỹ, thế tại sao Mỹ không có lạm phát ở mức 10% ?

Từ “lạm phát” là dịch của chữ inflation. Về chữ nghĩa th́ “lạm phát” là lạm phát in tiền. Do đó có thể lư luận một cách vô nghĩa rằng tăng giá không nhất thiết là do lạm phát tiền. Nhưng lư thuyết tiền tệ đă chỉ ra rằng, tăng giá nói cho cùng là vấn đề tăng tiền tệ. Nếu giá thành (như xăng dầu, sắt thép nhập từ nước ngoài chẳng hạn) có tăng th́ các giá khác phải giảm nếu như lượng tiền tệ và tín dụng không tăng. Việc giá đẩy giá (cost push) chỉ xảy ra nếu ngân hàng trung ương cho phép nó xảy ra. Nh́n vào tốc độ tăng tín dụng ở Việt Nam, ta thấy rơ là tốc độ tăng đă ở mức rất cao và đang có chiều hướng đi lên. Không thể in tiền, tung tín dụng kích cầu măi để đạt chỉ tiêu phát triển cao. Cần nhanh chóng nhận định chính xác vấn đề để có chính sách tiền tệ và tín dụng phù hợp. H́nh như chính phủ đă thấy vấn đề khi quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm giảm mức tăng tín dụng. Nhưng đồng thời vẫn có ư kiến là từ lănh đạo ngân hàng là tiếp tục giữ chỉ tiêu mức tăng tín dụng là 25% năm 2004. C̣n cơ quan kế hoạch th́ vẫn nhắm đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng là 7,5-8%. Nhắm đạt chỉ tiêu phát triển cao, và để đạt được mục đích lại tập trung vào quốc doanh, th́ làm sao tránh được việc bơm tín dụng. “chỉ tiêu kế hoạch”? Cần xét lại hướng phát triển trên các hướng sau:

Đổi hướng phát triển thay thế nhập khẩu để hướng vào phát triển xuất khẩu, nếu không thiếu hụt cán cân ngoại thương sẽ ngày càng trầm trọng thêm. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đă làm việc này thay chính phủ trong thời gian 1997-1999, chính v́ thế mà thiếu hụt cán cân ngoại thương thanh toán trầm trọng vào thời gian đó đă ngừng vào năm 1999. Chỉ có thể phát triển bền vững ở tốc độ cao nếu như phát triển không tạo ra mức thiếu hụt cán cân thanh toán trầm trọng như hiện nay.

Chấm dứt chính sách đổ tín dụng vào khu vực quốc doanh nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch phát triển cao nếu không lạm phát sẽ tới mức không kiểm soát được. Hiện nay gần 80% tín dụng ngân hàng quốc doanh vẫn đổ vào doanh nghiệp quốc doanh. Phát triển cao là điều ai cũng mong muốn nhưng phải trên cơ sở hiệu quả sản xuất, chứ không phải trên cơ sở duy ư chí, đưa đến việc phát triển không bền vững.

Vũ Quang Việt

20.07.2004

--------------------------------------------------------------------------------

Những thống kê về kinh tế Việt Nam

1999 2000 2001 2002 2003 6tháng 2004 GDP (tỷ US) 28.68 31.35 32.94 35.10 38.20 Tốc độ phát triển kinh tế 4.8% 6.8% 6.8% 7.0% 7.3% Xuất khẩu (tỷ US) 11.33 14.19 15.01 16.67 19.84 Nhập khẩu(tỷ US) 11.34 15.25 16.17 19.73 25.00 Cán cân xuất nhập khẩu (tỷ US) -0.01 -1.07 -1.16 -3.05 -5.15 Cán cân xuất nhập khẩu/GDP 0.00 -3.4% -3.5% -8.7% -13.5% Tốc độ lạm phát 4.1% -1.7% 0.8% 1.5% 3.0% 7.2% Thâm hụt ngân sách/GDP -2.70% -2.90% Tổng tín dụng (tỷ VND) 155236 191204 239921 317771 Tốc độ tăng tín dụng 23.2% 25.5% 32.4% Tiền (tỷ VND) 90989 112408 125329 157025 Tốc độ tăng tiền 30.6% 14.7% 39.2% Gần-như-tiền (quasi-money)(tỷ VND) 106005 138437 158815 221035 Tốc độ tăng gần-như-tiền 30.6% 14.7% 39.2% Đầu tư/GDP 27.6% 29.6% 31.2% 32.1% 35.0% Đầu tư của từng khu vực 100% 100% 100% 100% 100% Nhà nước 58.7% 57.5% 58.1% 56.2% 56.7% Tư nhân 24.0% 23.8% 23.5% 25.3% 26.7% Nước ngoài 17.3% 18.7% 18.4% 18.5% 16.6% Đầu tư nhà nước 100% 100% 100% 100% 100% Từ ngân sách 41.3% 41.3% 42.5% 39.1% 38.3% Vốn vay nước ngoài 32.0% 32.2% 29.5% 30.9% 30.5% Vốn doanh nghiệp 26.7% 26.5% 28.0% 30.0% 31.2%

Nguồn: Niên Giám Thống kê, Tổng cục Thống kê; Vietnam Statistical Appendix, 2003, IMF; Vietnam: Growth and Reduction of Poverty, Annual Report of 2002-2003, The Inter-Ministerial Working Group, Hanoi (hai tài liệu sau trên www.imf.org). Tiền tệ, tín dụng lấy ở: International Financial Statistics, IMF, May 2004.

-- (Cán_Ngố_Ăn-Dải-Dút@BBP.govt), September 22, 2004

Answers

Response to Lạm phĂ¡t ở Việt Nam

To su cai bon "Ti nan Cong San" co gui ve duoc cai xu con CAC nao ma nhan vo ! To su bo chung may chi co noi lao !

Ba con gui ve cho nguoi than chung may ghen a! Thoi o ben day co ma cui cai dau xuong roi lam di, co ma nuoi song duoc cai ban than va gia dinh di! nhu the de la yeu nuoc lam roi!

Me cua Nongbi'dai vua bi KeSyBacHa hiep dden chet ngay hom qua, day la tin moi nhat ma lai chang thay ai dang !

-- (tinan2005@yahoo.com), September 24, 2004.


Response to Lạm phĂ¡t ở Việt Nam

Ai bao la bi hiep den chep,chu nay an noi chang suy nghi gi ca,ma la lam viec qua suc.Mot ngay tiep nhieu lan,mot lan tiep nhieu khach..Hen gi chung no cu la o VN sao nhieu gai mai dam vay.

-- (@@@.@@), September 24, 2004.

Response to Lạm phĂ¡t ở Việt Nam

I personally prefer in the classical model of economics for long-run growth. By the logic of classical dichotomy, money neutrality is a key in understanding the long-term harmlessness of inflation in improving the economic health as a whole.

There are a whole lot of other stuff worth chatting about than inflation, for one, unemployment is the main cause of less-than-full utilization of capital and resources to boost productions. Failure to put the unemployed to work has a more devastating effect on national GDP than any inflation could work. On this ground, I believe that our government needs to boost working morality. Yes government-owned entities have been proven to succumb to corruption and the laisse-faire attitude the blogs non-competitive organzations. Private sector investments should be enhanced. Although I must remind you that this is LONG-RUN process, for the private sector to completely be the backbone of our economic system, it might take decades. An example is seen in privatization of Vietnamese soccer leagues: they did it too quickly and the results were devastating: corruptions, mis-calculations leading to bankcrupcy of many soccer clubs. Yet our strength is the support of the people, take SLNA the club for example, after heavy scandals that almost ruin the formation 1, the fans are still so ardent that they refuse to have the team dismissed. Anyhow we still have alot to do. Standard of livings cannot increase unless the gov. do not face heavy oppressions from increasing taxes. Much of the people are still very poor to face a higher tax rate. Thus to grow without a government surplus will requires a drag of SEVERAL years.

Finally I think it's a promising sign of the FDI being poured in in recent years. The government is making a substantial effort to totally enlist stock&bond companies (my dad owns stocks of this really cool medical company!) to attract foreign funds. With investment heavily underway, we can hope for a faster productivity and technological improvement for a near future.

-- Jubinell (danorma3@yahoo.com), September 24, 2004.


Moderation questions? read the FAQ