Cuoc Doi Doi Thay 2

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

* Món ăn cá tra làm chuẩn.

Cá tra là loại cá rất rẻ tiền mà ở Mỹ cấm không cho nhập cảng từ Việt Nam v́ không hạp vệ sinh. Nhà thầu cho ăn cá tra kho và canh chua cá tra gần như hằng ngày. Loại cá này hôi lắm, những sinh viên có tiền th́ lên câu lạc bộ, c̣n đám nghèo chúng tôi cũng phải ráng ăn để lấy sức tập.

* Nét đẹp thiên nhiên của núi rừng Đà Lạt.

Trước khi măn khóa học, 2 đai đội bộ binh và 1 đại đội vũ khí nặng được thực tập chiến thuật ở vùng rừng núi gần thị trấn Dran Đà Lạt, khóa nầy không được ra Đồ Sơn Bắc Việt như các khóa đàn anh. Đây cũng là dịp chúng tôi được biết cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Đà Lạt khí hậu mát mẻ, mấy anh chàng sinh viên sĩ quan trẻ rất phấn khởi v́ nghe nói ở Đà Lạt các cô gái rất xinh má đỏ môi hồng. Nhưng những sinh viên nghèo đâu có tiền ra phố Đà Lạt để du ngoạn cảnh thơ mộng và được nh́n những thiếu nữ duyên dáng mỹ miều, nhưng cũng được t

hưởng ngoạn cảnh thiên nhiên của núi rừng rất đẹp và thơ mộng.

Một buổi trưa nọ, tổ chúng tôi ba đứa trách nhiệm phiên gác ven lộ đất đỏ cách các lều trại thực tập một cây số, đây là vùng rừng núi hẻo lánh. Bỗng xa xa có một phụ nữ mang gùi sau lưng từ từ đi tới, chúng tôi nghĩ chắc là đồng bào Thượng. Đến khi người ấy đến gần chúng tôi nhận ra là một cô gái Thượng khoảng 16, mặc xà-rong bằng vải thô, phần ngực trông rất đầy đặn không có một miếng vải che. Tôi và anh bạn sinh viên tên Cảnh nh́n chầm chập ngớ ngẩn v́ từ nhỏ tới giờ chưa từng thấy cái nầy, chỉ thấy trên h́nh vẽ của các họa sĩ vẽ chân dung mà thôi có thấy thật bao giờ đâu, lúc đó nó và tôi chưa đầy 21 tuổi c̣n độc thân. Nhưng cô ấy vẫn thản nhiên mỉm cười và nói mấy câu ǵ chúng tôi không hiểu, có lẽ là cô chào hỏi chúng tôi. Anh Kim Châm, người Việt gốc Miên đă có vợ ba con là Trung sĩ được đơn vị cho học khóa sĩ quan, trước có đóng quân ở Lâm Đồng nên rất rành lối ăn mặc của người Thượng. Anh cười nói rằng: “bộ tụi mầy lạ lắm hả?” với họ "tốt th́ khoe, xấu th́ che", “tao đố tụi mầy thấy được một bà già thượng nào không bận áo nơi xứ nầy?”.

* Ra trường về đơn vị.

Chúng tôi măn khóa học đầu năm 1955 sau Hiệp định Geneve được kư vào giữa năm 1954, đất nước bị chia đôi từ vĩ tuyến 17, miền Bắc là Cộng sản, miền nam Tự do. Các tân sĩ quan được bổ nhiệm ra các đơn vị chiến đấu hoặc văn pḥng hay về Trung Tâm Huấn Luyện. Tôi được sự vụ lệnh về Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre nơi huấn luyện tân binh, nhưng không làm huấn luyện viên, được làm đại đội phó ĐĐ-1 của Tiểu đoàn Sắt đặc trách an ninh toàn khu vực. Tiểu Đoàn nầy gồm có các hạ sĩ quan và binh sĩ của các đơn vị Commandos của Pháp di tản vô Nam. Sau đó vài tháng đơn vị của tôi được lệnh hành quân tảo trừ lực lượng B́nh Xuyên tại cầu chữ Y Chợ Lớn, cầu Tân Thuận, Khánh Hội và ở núi Thị Vải giữa Long Thành và Bà Rịa. Mới ra sĩ quan c̣n quá trẻ, mấy ông Thượng sĩ già chê các sĩ quan mới ra trường là Thiếu úy sữa. Lần đầu tiên trong đời lính đụng trận tại cầu chữ Y rất hồi hộp và sợ hăi v́ thấy lính bị thương máu me lênh láng, người kêu trời kẻ rên siết. Lúc nầy tôi mới bắt đầu thấy cái chết rất dễ dàng làm tinh thần tôi giao động mạnh. Tôi bi thương rất nhẹ do mảnh súng cối 60 ly ở mang tai phải.

* Du học tại Fort Benning Hoa Kỳ.

align="left"
align="justify">Tháng 4 năm 1956 có khoảng 100 sĩ quan được Quân đội cho đi du học khóa thứ nh́ tại Fort Benning Hoa Kỳ. Lúc nầy ít có ai biết tiếng Anh, có cựu Trung úy Mă Sanh Nhơn và vài sĩ quan phụ trách thông dịch.

Toán chúng tôi khoảng vài chục người đi bằng hàng không dân sự Pan Of America Airlines đến Phillipines rồi bay tiếp nghỉ 2 đêm tại Hawaii. Lần đầu tiên trong đời được đi du lịch, máy bay hạ cánh xuống phi trường nằm cạnh bờ biển của thành phố Honululu, Hawaii. Cảnh thật là đẹp, khí hậu mát mẻ, biển rất xanh với hàng dừa tươi mát trên bờ cát trắng ngà. Vừa xuống khỏi phi cơ một sĩ quan Mỹ đă đứng sẵn ở cầu thang đón chào chúng tôi với cung cách rất lịch sự với sĩ quan đồng minh Việt Nam, mỗi câu nói là Yes Sir.

Ông đưa chúng tôi về khách sạn Waikiki sang trọng làm ḿnh hơi khớp, v́ trong đời chưa bao giờ bước chân vào chỗ sang trọng như thế nầỵ Chúng tôi tha hồ du ngoạn cảnh thần tiên thơ mộng, xem các thiếu nữ Hạ Uy Di với nụ cười duyên dáng mặc củn lá dừa múa hát dịu dàng theo nhạc điệu dương cầm Hạ Uy Dị Lúc ấy Hawaii c̣n rất vắng vẻ thanh b́nh không ồn ào náo nhiệt như bây giờ.

align="left"

Đến San Francisco toán chúng tôi di chuyển bằng xe lửa đến tiểu bang Georgia là nơi của căn cứ Fort Benning. Những ngày trên tàu hỏa vấn đề ăn uống thật là phiền phức v́ trong toán chẳng có ai biết tiếng Anh để gọi thức ăn. Mỗi lần đến toa nhà hàng 4 thằng bạn ngồi chung bàn cứ nh́n quanh quẩn thấy bàn nào có mấy món ăn có vẻ hấp dẫn th́ chỉ ông bồi bàn “same same here”, ông bồi mỉm cười và mang ra y chang các món ăn giống bàn đó, nếu may gặp món ăn được c̣n không hạp khẩu cũng ráng nuốt cho qua cơn đói.

Tôi xin kể ra vài sự việc khôi hài khó quên trong thời gian huấn luyện ở Fort Benning. Dân Việt Nam ḿnh quen ăn cơm độn, thường mỗi buổi cơm phải xơi ít nhứt bốn hay năm chén mới no bụng, buổi ăn tại câu lạc bộ đa số các sĩ quan trẻ Việt Nam lấy một sắp sandwiches ít nhứt 10 miếng mới đủ dằn bụng. Cho nên mấy anh sĩ quan đồng minh lúc đầu hay nh́n chúng ḿnh với sự lạ lùng v́ họ chỉ cần một hai miếng là đủ, c̣n dân Việt Nam nhỏ con sao lại ăn nhiều thế? Bên xứ ḿnh lúc xưa dùng toàn loại cầu ngồi xỏm, ở đây là căn trại nhà binh nên nơi tiểu tiện công cộng không được ngăn che riêng rẽ và kín đáo, vài người c̣n mới không quen loại cầu nầy nên đi không được, cứ ngồi đại chồm hổm trên bồn cầu đeo lủng lẳng khẩu Colt 12 làm nhiều người nh́n thấy phải bật cười.

* Mặc cảm khi được về binh chủng thiện chiến/Thủy Quân Lục Chiến.

align="right"

Từ Đại đội Bộ binh tác chiến, sau về quân trường rồi đến Tiểu Đoàn 3/ TQLC tôi hơi khớp v́ mặc cảm sợ anh em đơn vị thiện chiến chê ḿnh là lính quân trường không biết đánh giặc, nhưng may mắn gặp ông xếp Tiểu đoàn là cựu Đại tá Nguyễn Thế Lương dáng người ốm nhưng rất nhanh nhẹn và rất kỷ lưỡng trong các cuộc hành quân, là bạn cùng khóa V Thủ Đức, nên cũng đỡ bỡ ngỡ. Tôi thành thật cám ơn Ông và cựu Trung tá Nguyễn Hữu Nhơn Tiểu Đoàn Phó cho tôi học lại cách điều quân của một đơn vị thiện chiến. Hai ông nầy lúc ấy c̣n là Đại úy và đă có nhiều kinh nghiệm ở các cuộc hành quân b́nh định và hành quân tiêu diệt địch khắp miền Nam từ Cà Mau đến Bến Hải. Từ sĩ quan và hạ sĩ quan cán bộ đến binh sĩ Tiểu Đoàn 3 đều có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường chiến đấu rất gan dạ. Vị Đại Đội trưởng luôn luôn sát cánh bên tôi trong các trận mạc lúc tôi làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 là cựu Trung tá Lê Bá B́nh, lúc đó là Trung úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 2. Sau khi tôi rời Binh chủng ông ấy lên chức vụ Tiểu Đoàn Phó rồi đến Tiểu Đoàn Trưởng và được biết trong các trận đánh ở cầu Đông Hà đơn vị của ông đă tiêu diệt rất nhiều chiến xa T54 của địch.

Tôi vẫn c̣n nhớ và thương tiếc hai vị sĩ quan rất gần gũi tôi đă hy sinh lúc c̣n quá trẻ là cựu Trung úy Long, Trung đội trưởng Đại Đội 4 đă tử trận ở Ba Dừa Bến Tre năm 1964, ông bị trúng một viên đạn AK 47 ngay má trái xuyên qua ót và ngă quỵ trên người tôi, khi tôi bế ông. Trung úy Long c̣n trân trối nh́n tôi một cách tức tưởi; và cựu Đại úy Vũ Mạnh Hùng

Đại đội trưởng đă anh dũng hy sinh ở cầu B́nh Lợi trong trận tấn công một Tiểu Đoàn Việt Cộng kỳ Mậu Thân đợt hai. Ông bị một viên đạn oan nghiệt kết liễu đời ông một cách đột ngột không một lời trăng trối.

Tôi cũng thương nhớ một số các hạ sĩ quan và binh sĩ của Tiểu Đoàn 3 chiến đấu rất gan dạ đă anh dũng hy sinh nơi trận mạc khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi rất bùi ngùi thương tiếc Hạ sĩ nhứt Liễng sau lên Trung sĩ đă tử trận ở miền Trung. Ông là người đă theo chăm nuôi săn sóc lúc tôi nằm mê man trên giường bịnh ở quân y viện Đồn Mang Cá Huế, không có một người than bên cạnh v́ lúc ấy vợ tôi sắp gần ngày sanh cháu gái út không thể bay ra thăm tôi được.

* Có phải đức tin thắng số?

align="left"

Sợi dây thẻ bài và cái túi vải lúc nào cũng được đeo vào người tôi, trong túi có tượng Đức Mẹ Maria của chị tôi thỉnh nơi nhà thờ Fatima, tượng Phật do vợ tôi thỉnh ở chùa và một nanh heo rừng rất quí của Thượng sĩ Dương Khuol tặng tôi. Thượng sĩ Khuol sau lên Trung úy, chiến đấu rất gan dạ, ông đă đụng nhiều trận sanh tử mà chưa bao giờ bị thương. Điều nầy làm cho tôi có sự tự tin nên tôi xem túi vải nầy như vật bất ly thân.

Tôi thường nghe nói khi một người gần chết sẽ cảm thấy lạnh từ đôi chân lên tới trên rồi sẽ đi.

V́ bị thương quá nặng máu ra lênh láng đôi chân tôi bắt đầu lạnh, trong khi Bác Sĩ Chẩn đang băng bó tôi chợt nhớ sợi dây thẻ bài để đầu nằm, liền nhờ ông lấy mang vào người tôi và cùng lúc ấy tôi cầu nguyện mẹ tôi cứu độ tôi qua cơn nguy biến.

Sau khi dây thẻ bài được mang vào người và với vài câu khấn vái tự nhiên tôi thấy toàn thân ấm trở lại. Có phải những điều nầy giúp tôi có đức tin vượt qua cơn khó khăn chăng?

Tôi xin cám ơn Bác Sĩ Chẩn đă cứu sống tôi, tôi nghe nói anh đă qua Mỹ rồi mà tôi t́m măi đến nay vẫn chưa được tin tức ǵ về anh. Nếu anh có đọc được bài viết nầy xin cho biết tin tức về anh và gia đ́nh. Tôi rất mong tin anh.

* Những bước chân Thủy Quân Lục Chiến trên khắp các nẻo đường quê hương.

align="left"

Quê hương Việt Nam nghèo nhưng cảnh rất đẹp. Là đơn vị tổng trừ bị nên TQLC hành quân khắp bốn vùng chiến thuật, ở đâu có chủ lực quân địch xuất hiện là TQLC sẽ tới đó để tiêu diệt. Mặc dù đời lính chiến rất nhọc nhằn vất vả đầy hiểm nguy nhưng chúng tôi được dịp đi qua nhiều vùng và được nh́n thấy nhiều cảnh rất đẹp của quê hương, phải viết cả một quyển sách mới có thể tả hết được, đây tôi chỉ nói qua những địa danh đặc biệt đă in dấu chân của TQLC/VN.

Miền Nam có nhiều ruộng đồng và vườn cây ăn trái xanh bát ngát, có nhiều sông ng̣i, đặc biệt ḍng Cửu Long giang nước chảy mênh mông. Di chuyển trên tàu đổ bộ hành quân trở về từ vùng hẻo lánh của tỉnh lỵ Mỹ Tho và Bến Tre, ngấm nh́n từ những mái nhà tranh nằm san sát dưới những hàng dừa cao dọc theo những con sông nhỏ tỏa những cụm khói xám bay nhẹ nhàng trong ánh nắng chiều vàng rất đẹp; hay những buổi sáng có ghe thuyền tấp nập buôn bán nhộn nhịp trong cảnh thanh b́nh giả tạo, v́ người dân ở đây có thấy đâu những trận đánh đẫm máu giữa đơn vị ta và địch quần thảo nhau trong vùng bưng biền hẻo lánh.

align="right"
Miền Trung như Bồng Sơn có con sông Lại chảy dài bên cạnh thị trấn nho nhỏ rất dễ thương có chiếc cầu xinh xinh. Tam Quan có ngôi làng xinh xắn của dân chài lưới nằm ẩn dưới những rừng dừa cao chạy dài theo băi cát trắng. Quảng Ngăi có sông Trà Khúc khá rộng lớn nước rất trong, với những xa nước trông rất thơ mộng, có núi Thiên Ấn v́ đỉnh núi bằng phẳng ở xa nh́n giống như ấn trời. Quảng Nam có Ḥn Non Nước, trong hang động có thạch nhũ, ngoài có loại đá nhiều màu sắc các nhà điêu khắc làm các thứ h́nh tượng bán cho du khách. Các vùng vừa kể trên có rất nhiều đồi núi nhưng ít sông ng̣i và có tục danh là “non bất cao thủy bất thâm”.... Mùa hè chúng ta có thể lội bộ ngang qua những con sông rộng lớn. Nơi những địa danh nầy các Tiểu Đoàn TQLC đă làm cho Sư Đoàn 3 Sao vàng Bắc Việt phải kinh sợ và biết đến danh Thủy Quân Lục Chiến VN.

Đặc biệt những vùng nầy có rất nhiều đồi sim trái ngọt dịu và hoa sim màu tím rất đẹp, nên khi đóng quân nơi đây binh sĩ có máu văn nghệ hay hát bài Những Đồi Hoa Sim làm anh em chiến sĩ cũng tạm quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả của chiến trường. Mỗi lần hành quân qua những đồi sim tôi thường hay ngắt những cánh hoa dim tím ép vào bản đồ hành quân để về tặng vợ tôi. Có khi tôi nh́n những cánh hoa sim ép khô mà nghĩ không biết những đóa hoa sim nầy có về đến tay vợ ḿnh không? Hay là cũng trở về “trong ḥm gỗ trên phủ lá quốc kỳ?” Chắc các bạn cũng có lúc có những ư nghĩ nầy.

align="left"

Mấy lần đơn vị được nghỉ quân ở Huế các bạn được dịp thưởng thức cảnh đẹp của ḍng sông Hương nước chảy lờ đờ qua bến đ̣ Vỹ Dạ, qua Thành Nội, qua cầu Trường Tiền có từng đoàn nữ sinh áo dài trắng với nón lá bài thơ dập d́u sau giờ tan học. Sông Hương c̣n nằm giữa 2 thắng cảnh đẹp bên kia là núi Ngự B́nh, bên nây bờ sông có chùa Thiên Mụ xinh xắn và cổ kính.

Quảng Trị có sông Thạch Hăn hai bên bờ có hàng cây xanh mát. Năm 1972, cũng đă từng chứng kiến những trận đánh kinh hoàng giữa ta và địch. Trên đường ra Đông Hà Gio Linh chúng ta được dịp viếng nhà thờ La Vang điêu tàn nơi Đức Mẹ đă hiện ra. Một lần chúng tôi lái xe Jeep đến gần cầu Hiền Lương để quan sát, tôi có cảm nghĩ chiếc cầu nầy có cái tên rất là hiền hậu, nhưng nh́n qua align="right"

bên kia vĩ tuyến có cái cảm giác hăi hùng của cuộc sống dưới chế độ độc tài khát máu của bọn CS. Thật là trái ngược với mỹ ư của người đặt tên cho chiếc cầu nầy.

* Luyến tiếc khi phải rời Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến.

align="left"

Tháng 9 năm 1966, TĐ3 thuộc chiến đoàn B/TQLC hành quân vùng Ashau, căn cứ của Sư Đoàn 10 Bắc Việt mới xâm nhập là vùng núi non hiểm trở, dưới sự chỉ huy của cựu Đại Tá Hoàng Tích Thông là cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm và trầm tĩnh nơi chiến trường. Tôi là Tiểu Đoàn Phó cho cựu Đại tá Nguyễn Năng Bảo, vị Tiểu Đoàn Trưởng đă có nhiều chiến công, rất hiền cười nhiều hơn nói. Sau hai tuần quần thảo với địch, Chiến đoàn chấm dứt hành quân và rút về đóng quân gần quận Cam Lộ, tôi bị thương v́ đạn pháo làm liệt bán thân phải. Đây là lần thứ hai tôi bị thương ở binh chủng TQLC. 

Bắt đầu từ đây, tôi không c̣n được hân hạnh tiếp tục chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ của đơn vị mà tôi yêu mến, đă cùng nhau chia sẻ những nỗi vui buồn, đă từng vào sanh ra tử ở khắp bốn vùng chiến thuật.

* Những chiến sĩ âm thầm ngày đêm bảo vệ xă ấp: Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.
align="right"

Sau một năm dưỡng bịnh tôi được bổ nhiệm làm Quận Trưởng Dĩ An. Về đây tôi vẫn tiếp tục chiến đấu nhưng với cuộc chiến nhỏ bé bên cạnh các chiến sĩ ĐPQ và NQ. Họ là những chiến sĩ âm thầm, ngày đêm có nhiệm vụ bảo vệ xă ấp. Họ không được trang bị đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng tối tân như những chiến sĩ đàn anh thiện chiến, và cũng ít được báo chí hay truyền thanh truyền h́nh nhắc tới, nhưng họ cũng là những chiến sĩ rất can cường trong những trận chạm trán với lực lượng Việt Cộng địa phương và trong những cuộc hành quân triệt hạ hạ từng cơ sở của chúng. 

Cuộc sống của họ rất nghèo, vất vả với đồng lương ít oi, con cái của họ ăn không no mặc không ấm nhưng họ vẫn vui vẻ hăng say làm tṛn nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống ấm no cho dân làng. Nhà của họ là những gầm cầu hay những connex trong đồn bót nơi mà họ phải canh gác ngày đêm. Mạng sống vợ con họ cũng rất nguy hiểm v́ địch luôn ŕnh rập tấn công họ bất cứ lúc nào. Tại đây tôi cũng bị thương một lần rất nặng.

align="left"

Đến năm 1970, tất cả hạ từng cơ sở và lực lượng địa phương Việt Cộng đều bị tiêu diệt, dân chúng sống vui vẻ thanh b́nh và làm ăn phát đạt. Các sĩ quan, hạ sĩ quan , binh sĩ Địa Phương Quân và các Nghĩa Quân viên được tưởng thưởng rất nhiều Anh dũng bội tinh. Các sĩ quan và hạ sĩ quan Bộ Chỉ Huy Chi Khu đều phục vụ tích cực, Đại úy Hậu Trưởng ban 2 rất giỏi về t́nh báo đă từ trần trong trại cải tạo miền Bắc. Đại úy Vơ và Đại úy Liểng Trưởng Ban 3 trước và sau, cũng đă giúp tôi rất nhiều trong vấn đề thảo kế hoạch hành align="right"
quân, hiện nay 2 ông đă qua Mỹ theo diện HO sau khi bị đày ở miền Bắc.

Đầu năm 1974, tôi được chuyển về quận Đức Ḥa cũng chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, làm việc với vị chỉ huy cũ ở Thủy Quân Lục Chiến là cựu Đại tá Tôn Thất Soạn đă về làm Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Tiểu Đoàn Địa Phương Quân lập nhiều công trạng ở Quận Đức Ḥa là  Tiểu Đoàn 337/ĐPQ được chỉ huy bởi cựu Thiếu tá Phúc, sau nầy là Thiếu Tá Tôn Thất Trân về từ Binh chủng TQLC. Chiến đấu rất dũng cảm và lập rất nhiều chiến công, gây nhiều tổn thất nặng nề cho các Tiểu Đoàn Việt Cộng xâm nhập từ phía bên kia sông Vàm Cỏ Đông.

align="left"
Giữa năm 1974, 1 Trung Đội Việt Cộng và 1 Trung đội đặc công của chúng định đánh úp 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 337/ ĐPQ có nhiệm vụ giữ cầu An Hạ giữa quận Đức Ḥa và Bến Lức, Long An, nhưng bị thảm bại rất là năng nề, nhiều xác địch và vũ khí đă bị bọn chúng bỏ lại rải rác quanh đồn. Tôi được biết Thiếu Tá Trân và
Thiếu Tá Phúc Tiểu Đoàn Trưởng tiền nhiệm sau đă về Tiểu Đoàn khác, đă tử trận vào những ngày cuối cùng. Thiếu Tá Trân đă anh hùng kháng cự bọn bộ đội Cộng Sản BV nên bị chúng giết và thủ tiêu mất xác. Tôi kính cẩn nghiêng ḿnh chào 2 vị sĩ quan nầy, đă anh dũng bỏ ḿnh vào giờ phút cuối cùng trước ngày Miền Nam bị thất thủ. Tôi cũng rất thương tiếc các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và viên chức từng cộng tác với tôi đă bỏ ḿnh v́ nghĩa vụ.

* Một sự trả thù dă man - bị đày từ Long Giao đến Suối Máu rồi ra Yên Bái.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cả là một sự đổi đời bi thảm, thành phần ṇng cốt của chánh quyền miền Nam đều bị tập trung gọi là đi cải tạo. 


-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 21, 2004

Answers

Căm Thù Anh th́ cỏi Bắc phường lao lư
Em chốn quê nhà quá khổ đau
Con thơ than thở thương ba lắm
Biết đến bao giờ mới gặp nhau
Căm lũ Cộng gian ngoa xảo trá
Gạt mọi người nhưng chẳng có ta
Mưu gian trá bây đừng có gạt
Thả mọi người đúng tháng đi qua
Hôm nay đă mấy trăng tṛn lẻ
Thả đâu ra mà đă lưu đày
Cộng sản ơi! bây quân lừa đảo
Để anh hùng vào rọ thế kia
Nhưng tưởng bây cũng người quân tử
Chứ đâu ngờ một lũ súc sanh
Trách anh sao chẳng nghe phân giải
Để hôm nay Cộng sản phỉnh lừa
Làm sao cứu anh ra chốn ấy
Để khỏi đau ḷng xót dạ đây.



-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 21, 2004.

Viet Nam som mot ngay Dan Chu, dieu do thi bat cu ai la nguoi Viet Nam chan chinh deu mong moi ! Moi nguoi Viet Nam co the thoai mai lam an sinh song duoi mot che do Tu Do, Dan Chu. Tuy nhien, co mot VAN DE khong nho khien nhieu nguoi lo ngai do la the he con em Viet Nam duoc sinh ra va lon len tai VN ngay cang MAT GOC ,họ không nhận Hùng Vưng là tổ mà nhận "Kát Mắc ,Lê Nin " làm tổ ,họ lo học tiếng Tàu ,tiếng Thái Tiếng Miên dể đi làm đĩ xứ người mang ngoại tệ nuôi đảng CHXHCN ..

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), September 24, 2004.

ANH HUNG` CUU CHIEN^' BINH QLVNCH DEP TRAI QUA'!

TOI^ THICH' ANH MAC BO^ DO^` LINH' VNCH TRONG ANH OAI HUNG` LAM'!

TOI^ UOC*' CHI HOI^` DO' ME TOI^ SANH TOI^ VAO` HOI^` THOI*` ANH

THI` TOI^ SE~ LAY^' NGUOI` ANH HUNG` NAY` ....!

TOI^ THANH` THAT^ XIN-LOI^~ BA` XA~ ANH NGUYEN^~ MINH CHAU^ NAY` NHE'

BOI*~ VI` TOI^ RAT^' YEU^ NHUNG*~ ANH LINH' VNCH LAM'....!

DOI*` TOI^ LON*' LEN^ THI` BI VIET CONG XAM^ CHIEM^' MIEN` NAM SAIGON

ROI^`.... MAC DU` HOI^` CON` BE' 5-6 TUOI^~ CUNG~ UOC' MO* MAI SAU

TOI^ LON*' LEN^... TOI^ SE~ LAY^' CHONG^` LINH' VNCH LAM'...

NHUNG* VIET CONG VO^.... TOI^ SO* LAY^' CHONG^` BO^ DOI^ CAN' COI^'

LAM'.... NEN^ TOI^ MOI*' DI VUOT BIEN^ LA` NHU* VAY^...!

XIN THANH` THAT^ CHUC' MUNG*` ANH CHAU^ DA~ DEN^' DUOC BEN^' BO*` TU-

DO VA` HANH PHUC' BEN^ VO* CON CUA~ ANH...!

( TOI^ MOT NGUOI` AI' MO^ VA` YEU^ LINH' VNCH )!

-- Moon Flower (moonflower@cong-santoibai.vn), January 03, 2005.


Moderation questions? read the FAQ