ddong bao THUONG tap the duc ...nho cai tivi cua dda?ng

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Mái nhà, hạt gạo giữa Trường Sơn

Gươl làng Voòng - gươl lớn nhất ở hai huyện Đông Giang, Tây Giang. Người đứng trước gươl là ông Cơlâu Bhlao - “kiến trúc sư” của gươl Voòng

TT - Khi trưởng thôn Agrí (xã Axan, huyện Tây Giang - vùng đất heo hút nơi biên giới Việt - Lào cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ ngót 300km với gần 100km xuyên Trường Sơn) cho chiếc tivi đặt ở gươl - nhà làng của người Kơtu - phát bài thể dục buổi sớm, dân làng đã có mặt quanh sân gươl để tập theo đài.

Già làng Pơloong Zơra, 68 tuổi, cười móm mém nói: “Trên cho dân mình cái văn minh, văn hóa, phải làm theo. Cái đầu người Kơtu mình lúc mô cũng học theo cái tốt nhanh lắm...”.

Trưởng thôn Agrí Tờngôn Dâu cho rằng bà con Kơtu ở bốn xã biên giới Tây Giang (Axan, Tr’hy, Gari, Ch’um) như thêm được con mắt khi được tỉnh (Quảng Nam) và đồn biên phòng 649 lắp cho mỗi thôn một tivi cùng hệ thống âm thanh, chảo tiếp sóng, máy phát điện hồi đầu năm 2004...

Chuyện kể về những ngôi nhà

Xong bài thể dục, các thanh thiếu niên số về quét dọn nhà riêng, số ở lại quét dọn sân gươl và đường vào làng. Không ai nghĩ thôn làng người Kơtu nơi Trường Sơn biên địa nay lại gồm toàn những ngôi nhà đẹp, kiên cố thế này. Tờngôn Dâu đưa tôi về nhà để “khoe” ngôi nhà rường anh mới dựng hồi tháng trước với khoản tiền công thợ mộc hết 6,7 triệu. “Không học được cách làm ăn mới, cách tính cái lợi cái hại, dân mình chừ vẫn còn chui vô chui ra nhà sàn liêu xiêu như cái chòi giữ rẫy thôi...”, Tờngôn Dâu nói.

Già làng Pơloong Zơra cũng “khoe” với tôi rằng ông đã chuẩn bị đủ tiền để đầu năm 2005 dựng ba nhà rường lợp tôn vì nhà ông hiện có đến ba hộ đang ở chung. Nếu cứ như hồi trước, cái tay đã không giỏi làm nhưng cái miệng lại thích ăn ngon uống nhiều, dân mình dễ chi chừ có được cái nhà đẹp như ri...” - già làng Zơra vừa nói vừa chìa cho tôi xem bàn tay đầy chai sần của ông.

Chủ tịch UBND xã Axan Pơloong Đinh - cũng là con dân Agrí - cho rằng “cuộc cách mạng nhà ở” nơi bốn xã vùng biên Tây Giang diễn ra cách đây chừng năm sáu năm, nhưng rầm rộ nhất chỉ từ vài ba năm lại đây nhờ có đội thợ mộc tại chỗ, còn tốc độ dựng nhà rường thì được đẩy mạnh khi con đường nối vùng biên ải này với đại lộ Hồ Chí Minh được thông tuyến bước đầu hồi đầu năm 2004.

“Mới đây nhà nào cũng chỉ với cây cột lớn bằng bắp chân chôn dưới đất, sàn vách thì bằng tre nứa, trong nhà không giường, không tủ, người ngủ trên sàn, đầu quay vô cái bếp lửa giữa nhà...” - chủ tịch Pơloong Đinh nói và cho rằng chỉ chừng hai năm nữa số nhà rường ở bốn xã vùng biên sẽ lên đến trên 95%, trong đó số nhà lợp tôn ít nhất cũng đến 90%. Cả kho thóc và nhà giul - nhà được làm ngay ở rẫy, ruộng để ở trong thời vụ sản xuất cũng như để chăn nuôi gia súc, gia cầm - cũng được dân làng “rường hóa”. Nhưng đáng nói nhất là làng đã hình thành một đội thợ mộc.

Già làng Bhling Chrlâng ở thôn Arằng 3 - người đầu tiên ở Axan học được nghề thợ mộc - kể lại: “Thấy dân mình phải rước thợ miền xuôi lên làm nhà có nhiều cái khó quá, tiền công lại đắt. Mà làm một cái nhà rường từ xẻ gỗ đến khi dựng lên tốn rất nhiều công thợ. Bởi rứa mình bàn với đám trai trẻ: hay là dân mình phải học cho được cái nghề ni? Ai cũng ngại khó mà học được vì trước nay mình chỉ quen cầm cái rựa, cái rìu thôi. Nhưng mình khuyên anh em đừng nản, với cái rựa cái dao mà dân mình chạm khắc được trên cái gươl, cái nhà mồ. Làm cái nhà như người xuôi mình cố học miết thì được thôi”.

Và già làng Bhling Chrlâng đã bỏ hơn một năm miệt mài theo học cái nghề của những người thợ miền xuôi. Đúng như lời chủ tịch Đinh và già làng Bhling Chrlâng, qua những thôn làng ở các xã vùng biên này, giờ đây tôi đã gặp khá nhiều những thợ mộc địa phương, trong đó có rất nhiều thợ trẻ như thợ cả Jơrum Xia, 22 tuổi, là bí thư chi đoàn thôn Voòng (xã Tr’hy), như Cơlâu Nhới, mới 17 tuổi - con của trưởng thôn Cơlâu Bhưới...

Chính nhờ những người thợ địa phương này mà nhà của dân làng có khá nhiều kiểu: ngoài nhà sàn còn có nhà sàn có gác, nhà trệt (với nền đất hoặc lát ván hay lát gạch men) hay nhà trệt có gác...

Đi lên với “lúa nhà nước”

Gia đình già làng Pơloong Zơra đang gặt lúa

“Dân mình thoát đói nghèo, khá lên, có cái nhà đẹp nhanh là nhờ làm cây lúa nước đó” - già làng Pơloong Zơra nói. Lúa có nhiều loại, nhiều tên. Nhưng dân làng cứ gọi nó là “lúa nhà nước”, “lúa biên phòng”.

Đưa tôi ra thăm cánh đồng rộng gần 1ha của nhà mình với trà lúa chín mẩy hạt đang được gặt dần đứng kề trà lúa tơ xanh mởn, già làng Pơloong Zơra nhắc lại: “Trước chỉ biết chăm chăm vô cái rẫy, năm mô cũng thiếu thóc ăn 3-4 tháng, năm mất mùa thiếu đến 5-6 tháng, sắn bắp cũng không có đủ, đói đến run chân mờ mắt”.

Trung úy Nguyễn Giầu - chuyên viên kỹ thuật cho chương trình 135 của đồn biên phòng 649 - kể: “Chúng tôi phải thuyết phục mượn mỗi thôn 2ha - số ruộng ít ỏi mà mỗi thôn có được vốn là ruộng được khai vỡ thời chiến tranh - để làm biểu diễn...”.

Bhling Cưng - một trong những hộ ở Agrí hằng năm có lượng thóc bán nhiều cho đồn biên phòng 649 - kể tiếp về những ngày đầu bộ đội làm lúa nước: “Hồi ấy, mới nghe nói làm lúa nước dân lắc đầu. Làm lúa rẫy mỗi nhà đến hai ba chục ang giống rứa mà năm mô cũng thiếu ăn, huống là làm lúa nước mỗi nhà chỉ mươi, mười lăm ang giống, sẽ đói to thôi. Với lại, biến cái đồi cái gò cao thành đồng ruộng có dễ chi mô, cây lúa nước lại khác giống với cây lúa rẫy, làm cái chi?”.

Nhưng những cây lúa biểu diễn của bộ đội cứ lên xanh, rồi kết hạt vàng ươm, tính ra mỗi hecta giống mới làm thí điểm đạt đến 3,5tấn/vụ, năm lại làm được hai vụ, dân bắt đầu tin tưởng. Thế là năm sau dân cùng với các chiến sĩ biên phòng ra sức khai vỡ những vùng gò đồi quanh làng, rồi đắp đập đào mương đưa nước vào cấy vụ lúa đầu hồi năm 2000. Rồi bộ đội phát động phong trào, người mạnh giúp người yếu, nhà đông người giúp nhà ít người, dần dần ai cũng có ruộng nước để làm.

Và từ “chuyện lạ” đó, hơn ba năm nay những con người sống giữa rừng cao núi thẳm vốn đối mặt triền miên với sự thiếu đói hạt cơm này, giờ không chỉ có thóc ăn no đủ mà còn dư bán cho đồn biên phòng một lượng thóc lớn hằng năm. Dân Agrí mừng mà bộ đội cũng mừng. “Thấy họ từ chỗ thiếu thóc ăn hằng năm nay lại có thừa thóc để bán, chúng tôi mừng lắm...” - trung tá Nguyễn Tấn Lạc đã nói như vậy.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 04, 2004

Answers

troi oi la troi ...... ddong bao THUONG la nguoi song o thien nhien ,,hang ngay leo cay ,leo nui , nguoi khoe manh ,bay gio co cai tivi cua nha nuoc ddong bao lai tap the du.c ..... cam on bac va ddang ...4 nam nua chung ta se co 1 so luc si bao ddam co nhieu huy chuong vang o the van hoi tai BAC KINH ( 2004)

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 04, 2004.

Nhà bác BạcLiêu c̣n lạ ǵ cái thằng đảng cướp cơm pḥ, chúng nó luôn tương kế tựu kế cái màn 1 cảnh là "mềm nắn rắn buông". Chả là gần đây cái vụ đàn áp tây nguyên nó gay gắt và căng thẳng nên các thủ lợn nhà chúng nó xuôi c̣ để vờ vĩnh lấy ḷng dân Tây nguyên và qua mắt các quan sát viên quốc tế đấy thôi. Chúng lại c̣n cử nhà chị PCT Trương Mỹ Hoa đến để ve văn và làm giảm sức nóng của cuộc nổi dậy Tây nguyên tháng 4/2004 gần đây.

C̣n cái việc xem tv để mà tập th́ nhà tớ biết rơ rành là nhà lăo Lương Cuốc Dũng đă tập bao nhiêu năm cái bộ phim 'tríp-bồ' X ǵ đấy. Cái tàn dư của các bộ phim nhảy cỡn động t́nh của các chiêu thức tập thể dục đă dẫn đưa cái nhà anh Cuốc cán Dũng này đến chỗ nhảy đực loạn dâm, đồi bại hết thuốc chữa. Trưóc ngày vào nhà 'nghỉ mát', nhà lăo Cuốc cán Dũng c̣n ưu ái thâu sang cả hệ thống nhảy cỡn 'tríp-bô' X cho các thủ lợn của đảng ta trong Phủ bộ. Nhân dân ta phải cảnh giác không khéo chúng nó tập tành ba cái kiểu nhảy cẫng như mấy con lợn ṇi động cỡn th́ khốn kiếp cho cái bọn mạt đời ăn trứng gà ung !

-- Long Quan (but_chang_ta@yahoo.com), September 06, 2004.


Đúng thế ..Những kẻ tôn thờ giáo điều băi rác Liên-Xô..là những con lợn mang cái mồm người

-- (tosu_cs@yahoo.com), September 06, 2004.

V́ nghe tin dựt gân như vậy nên có một số kư giả ngọai quốc t́m đến Già làng Pơloong Zơra phỏng vấn :

Hỏi :Như vậy là nhà nước tận t́nh lo cho dân Tây Nguyên không bị chứng béo ph́ như người tây phương dư ăn mà không năng động ?

Đáp : Đ.M. ăn không đủ no ,làm việc trên 10 tiếng một ngày làm ǵ có mỡ dư thừa ,đă vậy tối nào cũng bị tập họp trước TiVi để nghe tối ngày "Bác Hồ dĩ đại ,bác Hồ sống măi trong quân . ." làm cho đám thanh niên Tây Nguyên lên hết nổi ,do đó số lượng sinh sản giảm rất nhiều .

Hỏi : Ồ th́ ra thế ,đời không có ǵ cho không biếu không ngoài cái tuyên truyền láo toét .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), September 06, 2004.


Moderation questions? read the FAQ