Nhận diện một chính quyền Phản Động

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Có nằm trong chăn mới biết chăn có dận, cái kiểu kinh tế thị trường bất ổn, một đảng cầm quyền không nặn ra được một lối đi cho dân cho nước v́ chính thực ngay người thực sự nắm quyền hành trong đảng là một người vô học không có kiến thức, không có tài đức đà đưa việt Nam sau 30 năm hoà b́nh không mở mang được cho dân chí và đất nước, một sự lănh đạo đi suống của bọn Lê Chiêu Thống tân thời bán dân bán nước măi quốc cầu vinh, xin các bác đọc bài viết từ trong nước mà suy nghẫm cho tương lai Việt Nam, mặc dù bài viết đă cũ. ---------------------------------------------------------------------------- BÀI VIẾT QUỐC NỘI Nhận diện một chính quyền Phản Động Tuệ Minh (LÊN MẠNG THỨ BA 24 THÁNG MƯỜI HAI 2002)

Kính gửi tất cả những người yêu chuộng tự do và lẽ phải !

I. Thuở c̣n bé, đôi lúc tôi được nghe người lớn x́ xào với nhau về một kẻ nào đó được gọi là "phản động".

Dẫu không hiểu phản động là ǵ, nhưng cái thái độ vừa khinh miệt vừa căm thù, vừa sợ sệt của họ đă ám ảnh vào tâm khảm tôi một ấn tượng đậm nét, một ấn tượng rất xấu về những tên phản động. Dần dần ư niệm về một kẻ phản động gần như sáp nhập vào ư niệm về một kẻ phản bội tổ quốc, một kẻ thù của nhân dân…

Lớn lên tôi mới hiểu, th́ ra các cụ xưa dùng từ phản động với một nghĩa cực kỳ giản dị. Phản, tức là làm trái lại, ngược lại. Động, tức là không yên. Phản động là hành động, hoặc vận động ngược lại, trái lại (với những cái có trước). Tuy nhiên, để chỉ một kẻ chống lại triều đ́nh các cụ chỉ cần dùng chữ Phản là đủ, hoặc : Phản nghịch, làm Phản,… mà không cần nói "Phản Động". Sang thế kỷ 20 từ phản động mang một sắc thái rơ nét : Phản Động (tính từ) là : "Có tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ". Ở đây, từ cách mạng mang hai nghĩa cơ bản :

Cuộc biến đổi xă hội - chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xă hội lỗi thời, lập nên một chế độ xă hội mới tiến bộ.

Quá tŕnh thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó.

Từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary 1992 có định nghĩa : "sự phản động (reaction) là sự phản đối, ngăn trở những tiến bộ hoặc cải cách (nhất là chính trị)".

Thời chiến tranh những kẻ theo "giặc", tức là đứng về phía bên kia chiến tuyến, là kẻ thù của nhân dân bị gọi là phản động. Sau 1975 chính quyền cộng sản Việt Nam "sáng tạo" thêm nội dung mới, họ gọi những ai có ư định hoặc có hành động chống phá chính quyền, thậm chí cả những người có ư kiến khác với ư kiến của chính quyền, những người dám thẳng thắn dám phê phán những sai lầm của đảng (tôi không viết hoa từ này !), …. Tất thảy đều là phản động với một ư nghĩa nặng nề như thời chiến tranh. Họ xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm những bậc khả kính - những người đă đóng góp bao công sức, xương máu, cho nền độc lập dân tộc, bằng cách bắt bớ, đàn áp, dựng chuyện bậy bạ, tuyên truyền bôi nhọ, chỉ thị phổ biến về các chi bộ đảng rằng "đó là những kẻ phản động", v.v… Chỉ v́ hẹp ḥi, sợ sệt và ngu dốt, họ đă đi tuyên truyền nhằm biến những "công thần" của đất nước, những trí thức tâm huyết thành "phản động" trong ḷng nhân dân ! Tuy nhiên, ta hăy xem :

II. Ai là phản động ? Phản động là ai ?

Trước hết, ta hăy trở lại với nghĩa chuẩn của từ phản động "ngăn cản sự tiến bộ, ngăn cản cách mạng"

Sau khi thoát khỏi ách thực dân, xây dựng nhà nước Việt Nam DCCH, dân tộc Việt Nam tưng bừng đón nhận một giai đoạn mới, một sinh khí mới của lịch sử. Cứ tưởng từ đó trở đi được chuyên tâm xây dựng một xă hội mới theo đường lối đa nguyên, dân chủ, nhân dân được tự do, ấm no thực sự theo ước nguyện của Lănh tụ Hồ Chí Minh. Nếu ḍng chảy của lịch sử cứ tiếp biến như thế th́ việc sánh vai cùng các nước văn minh chẳng phải là chuyện xa vời. Vậy mà, bất hạnh thay, nhiều khi tôi cứ phải bần thần tự hỏi : Tại sao dân tộc ḿnh lại sản sinh ra những đứa con làm lănh đạo tăm tối, bạo tàn, tham lam đến thế ! Chúng đă đánh bạt một số ít ỏi những người con tuấn tú, cương trực, chúng c̣n ḱm hăm hàng triệu những người dân hiền lành vô tội khiến bao lần tấc ḷng của "bà mẹ dân tộc" phải quặn thắt đớn đau !

Thật vậy, phát súng phản động đầu tiên mà cộng sản dùng là đàn áp tôn giáo để thể hiện "ư thức hệ Marxism" với lời dạy của Marx : "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng". Cuộc đàn áp mang tính toàn diện từ Bắc chí Nam, ngay từ 1945 ( 1949 xảy ra hàng loạt các vụ giết tín đồ các giáo phái, đặc biệt là đạo Cao Đài (ở Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Ḥa, Bà Rịa, Long An) và đạo Ḥa Hảo (ở Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Bạc Liêu, Cần Thơ). Có vụ giết tập thể hàng trăm tín đồ Cao Đài tại xă Phú Mỹ Hưng - Củ Chi.V.v…

Ở miền Bắc, chùa chiền - nơi di dưỡng tinh thần, đạo lư dân tộc từ ngàn đời để lại cũng bị tàn phá hoặc bỏ hoang đổ nát. Thiên Chúa Giáo, Tin lành th́ bị đàn áp quyết liệt. Nhiều nhà thờ bị biến thành kho chứa thóc, nơi sinh hoạt đoàn,… Từ sau 1975 đến nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng bị chung số phận ấy. Bao tín đồ của các giáo phái đă phải tự thiêu (thậm chí tự thiêu tập thể) nhằm phản tỉnh một chế độ bạo tàn.

Tôn giáo chính là cái nôi nuôi dưỡng đạo đức, lương tâm, tinh thần nhân bản, là một trong những điều kiện quyết định cấu thành nên nền văn hóa dân tộc, là miền tâm linh sâu thẳm của con người, là cái vĩnh viễn không thể nào thiếu đi được. Nhà văn Nguyễn Khải có viết một đoạn rất giản dị mà sâu sắc : "Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông măi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng (truyện ngắn "Người ở làng pháo" ). Bykov, một nhà văn lớn của Liên Xô (cũ) cũng viết "không thể có luân lư nếu không có đức tin ".

Vậy đấy, cái tác dụng lớn lao của tôn giáo mà bất cứ một xă hội nào cũng cần đến là giá trị nền tảng. Chống lại tôn giáo chân chính là chống lại tâm linh nhân dân và chống lại nền tảng xă hội, khiến các vấn đề nhức nhối bùng phát khó cứu chữa tạo nên cuộc khủng hoảng trên nhiều mặt của đời sống xă hội. Do vậy, có phải Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ 1945 đă bộc lộ những yếu tố phản động hay không ?

Phát súng phản động thứ hai mà Cộng sản dùng là phát súng cải cách ruộng đất (1953-1954), nó đă giết hàng ngàn hàng vạn người vô tội. Bản thân lư luận đấu tranh giai cấp của Marx đă mang nhiều yếu tố lỗi thời, nếu không muốn nói là phản động. Cộng sản Việt Nam đă bê nguyên văn ư nghĩa mâu thuẫn đối kháng (giữa giai cấp công nhân và tư bản) áp vào Việt Nam thành mâu thuẫn đối kháng giữa vô sản và địa chủ phong kiến một cách triệt để. Than ôi ! Cái "triệt để kiểu cộng sản" ấy mới phản động làm sao. Nó đă khiến nền luân lư VN đang hụt hẫng lại bị giày xéo, chà đạp thêm. Có thời điểm lịch sử nào, ở đất nước nào, dân tộc nào trên thế giới lại xảy ra những chuyện đau ḷng như : Con tố cáo cha bóc lột, vợ tố cáo chồng bóc lột, con dâu tố cáo bố chồng hăm hiếp, giữa bàn dân thiên hạ... với một thái độ phấn khích của những kẻ lập công, dù biết rằng cha ḿnh, chồng ḿnh sẽ bị trói vào cọc để cho những tên cộng sản cuồng bạo nhằm bắn ! ?

Thiệt hại không chỉ là số người bị giết hại. Nó c̣n xé nát truyền thống nhân văn cao cả của người Việt, nó c̣n phá hoại những giá trị đạo đức của Cha Ông. Tạo nên trạng thái xáo trộn lớn toàn xă hội miền Bắc.

Phát súng Phản động thứ 3 cộng sản nhắm vào cuộc chỉnh đốn tổ chức, nhân văn giai phẩm, hay nói cách khác đây là phát súng nhắm vào trí thức, văn nghệ sĩ. Tôn thờ ư tưởng "kiệt xuất" của Trần Phú : "Trí, Phú, Địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", và tôn thờ các trào lưu phản động của Mao Trạch Đông, chính quyền cộng sản Lê Duẩn đă cực đoan tới mức "vô sản hoá tri thức", "diệt tri thức" nhằm làm "trong sạch hoá" đội ngũ lănh đạo ! Sao lại phản động đến mức ấy ? ? Gạt trí thức ra khỏi cương vị quản lư để những người chèo lái con thuyền đất nước hầu hết, là những kẻ vô học (theo đúng nghĩa đen) th́ đến trẻ con cũng biết sẽ ḱm hăm lớn đến tiến tŕnh phát triển của dân tộc như thế nào ? Khi những người tri thức, những văn nghệ sĩ bộc lộ những quan điểm của ḿnh (thậm chí là quan điểm sáng tác) phê phán những sai trái của lănh đạo đă bị cộng sản đàn áp và bỏ tù vô tội vạ làm triệt hại biết bao tiềm năng chất xám của nhân dân. Cái gọi là "Tính giai cấp" là một trong những lư luận phản động nhất, nó đă làm cho cộng sản đi từ hết chính sách phản động này đến chính sách phản động khác. Xin nêu thêm ví dụ, từ 1960 cộng sản đă thực hiện một chính sách phản động là đưa học sinh đi du học dựa vào thành phần lư lịch, không dựa vào thực lực của học sinh (v́ thế mà tổng bí thư họ Nông mới được sang Liên Xô học). Hậu quả là, giờ đây số một người làm khoa học (được đào tạo ở các nước XHCN cũ) thực tài th́ ít mà hư danh hư vị th́ nhiều. Chính điều ấy đă ḱm hăm nền giáo dục Việt Nam vô cùng lớn, đă thế một thời gian khá dài cộng sản đă bỏ rơi giáo dục. Tôi c̣n nhớ như in những năm 80, lương thầy giáo tằn tiện lắm chỉ nuôi đủ chính ḿnh. Dân gian có câu cửa miệng "Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm" nghĩa là những người dốt lắm tự thấy ḿnh không đủ sức vào các trường khó khăn mới vào Sư phạm số những người giỏi có sự yêu mến và dũng cảm theo nghề thầy giáo quá ít ỏi, công chức hành chính nh́n vào giáo viên với một thái độ khinh miệt. Cho nên thật dễ hiểu v́ sao giáo dục Việt Nam ngày nay lại khủng hoảng trầm trọng, là một vấn đề nhức nhối của toàn xă hội. Khủng hoảng từ nội dung đến phương pháp, từ số lượng đến chất lượng …từ đó giáo dục không thể cung cấp đủ số nhân lực có tŕnh độ đáp ứng được thị trường lao động chất lượng cao trong một xă hội công nghiệp văn minh. Trong khi đó thất nghiệp ồ ạt lại là gánh nặng cho nền kinh tế và toàn xă hội. Giáo dục cũng bất lực trước nền đạo đức xuống cấp của nước nhà. Có thể nói để giải quyết hậu quả của những chính sách phản động về giáo dục của cộng sản không phải tính bằng năm tháng mà phải tính bằng thế kỷ.

Phát súng phản động thứ tư là phát súng chiến tranh, cái được là sự thống nhất hai miền. Nhưng cái mất th́ quá lớn lao. Liệu sự thống nhất có là cần thiết đến mức phải trả giá đắt đến thế không ? Hàng triệu người Việt hi sinh, hàng triệu người c̣n sống th́ mang trên ḿnh thương tích và di chứng chiến tranh, hàng triệu người dân Nam Việt hoảng sợ xuống thuyền bỏ trốn, biết bao sinh mạng đă đắm ch́m vĩnh viễn xuống đại dương ? Bao phụ nữ, người mẹ Việt Nam đă bị hải tặc làm nhục trên đường lánh nạn, bao người sống sót đă phải khổ sở nơi đất khách quê người ? ? Cho nên, chiến tranh đă đi qua gần 30 năm mà nỗi ám ảnh kinh hoàng vẫn c̣n đó. Để lại một vết thương lớn trong tâm hồn người Việt.

Thực ra, câu chuyện hết sức đơn giản : bà mẹ Việt có hai người con là miền Nam và miền Bắc và ngăn đôi mảnh đất cho mỗi người một mảnh. Anh miền Nam chơi với Mỹ, với tư bản c̣n anh miền Bắc chơi với Liên Xô, Trung Quốc, với các nước XHCN. Anh miền Bắc dùng vũ lực đuổi bạn của anh miền Nam và anh em của ḿnh ra khỏi mảnh đất ấy. Thử hỏi nếu anh miền Nam cũng đem quân ra Hà Nội bắt anh miền Bắc không được chơi với Xtalin, với Mao Trạch Đông th́ sao nhỉ ?

Những người đă từng kinh qua chiến tranh có thể sẽ trách lớp trẻ là "vong ơn bội nghĩa" khi phê phán chiến tranh. Xin thưa, lớp trẻ mong các cụ hăy b́nh tâm nh́n nhận căn nguyên vấn đề một cách khách quan. Nếu cộng sản nỗ lực ngoại giao khôn khéo th́ tôi tin rằng chiến tranh có thể được thay thế bằng một giải pháp hoà b́nh. Nhưng tiếc thay, chiến tranh lại là ư muốn của một số những cộng sản hăng máu đứng đầu là Lê Duẩn. (Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không tán thành giải pháp chiến tranh chính cụ đă hạ bút kư, quyết định theo đường lối Khrusov trong Đại hội 81 Đảng cộng sản) lẽ ra sau những sai lầm của những chính sách phản động về tôn giáo, ruộng đất,… cộng sản phải hồi tỉnh những ngu muội của ḿnh. Nhưng, dường như, những sai lầm là bất tận đối với cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến tranh 20 năm (1955 (1975) đă bóc lột của người dân (chủ yếu là nông dân) những ǵ có được cuối cùng, với khẩu hiệu "tất cả v́ miền Nam thân yêu", biến toàn bộ miền Bắc thành một "hậu phương lớn" phục vụ cho chiến tranh. Nền kinh tế vốn đă yếu càng trở nên kiệt quệ, đạo lư, nhân tâm, vốn đă bị giày xéo nay lại rơi vào nỗi sợ hăi trước gang tấc của số phận, điều này càng bộc lộ rơ khi cộng sản tiến hành chiến tranh ở Campuchia. Đánh xong PolPot, hà cớ chi mà các ông cộng sản ở lại Campuchia (từ 12/1978 đến 1989) để cho mồ hôi nước mắt của nhân dân phải thêm giàn giụa khổ sở. Các ông định xâm chiếm Campuchia hay các ông định biến họ thành chư hầu ? Nhân dân chúng tôi không cần những thứ ăn cắp ăn cướp của người khác, nó phản đạo lư tổ tiên. Đánh xong PolPot cộng sản Việt Nam không về đă khiến thế giới cấm vận, quỹ tiền tệ thế giới và ngân hàng thế giới cũng cắt đứt những khoản vay để tái thiết. Kết hợp với chính sách ngu xuẩn là trưng thu tài sản của giai cấp tư sản người Hoa ở Sài G̣n và phân biệt đối xử thậm tệ với cộng đồng người Hoa ở Hà Nội (bắt đầu từ 1977) đă biến Trung Quốc trở thành đối kháng, đây là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh biên giới 1979.

Nhân dân lại thêm một chặng dài đắm ch́m trong cảnh lầm than. Những năm 80, chính sách phản động "cấm chợ ngăn sông" gần như đă đưa nhân dân về thời kỳ đồ đá, nhân dân nuôi được con lợn cũng không được ăn, đóng gạch làm nhà cũng bị phá,… Trong khi thế giới đă đạt đến những thành tựu của hạt nhân, tên lửa vũ trụ, internet th́ người Việt vẫn chui ra chui vào ngôi nhà mái lá tường đất lụp xụp. Cái ngu dốt của chính quyền đă làm nên sự mất ổn định liên tục của nền kinh tế và dẫn đến kết quả là nạn lạm phát phi mă (1985) có lúc giá cả tăng hơn 700% (bẩy trăm phần trăm) tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thông tin bưng bít tối đa người dân gần như không biết ǵ trên thế giới, quan chức th́ quan liêu, nhũng nhiễu dân lành. Luật pháp bị xem nhẹ quá mức đă tạo nên một t́nh trạng hỗn loạn xă hội mà hậu quả th́ thật khôn lường. Thử hỏi có chính quyền nào phản động hơn chính quyền cộng sản Việt Nam ?

Khi hệ thống CNXH sụp đổ, khi quỹ tiền tệ thế giới và ngân hàng thế giới tiếp tục gây sức ép, hệ thống chính trị khủng hoảng, nhân dân quá nghèo khổ, đă buộc cộng sản phải mở cửa để sửa chữa những sai lầm. Nhưng tiếc thay, đă hơn 10 năm mở cửa, hơn 15 năm "đổi mới" cộng sản Việt Nam vẫn bộc lộ những mặt phản động của ḿnh. Về mặt quản lư, cộng sản đă giấu giếm Nhân Dân, tự ư cắt hàng trăm km2 đất biên giới và một phần lớn vùng biển Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc (năm 1999 và năm 2000), gây nên một sự sửng sốt lớn trong ḷng những người Yêu Nước. Về mặt đường lối, chính sách quốc nội, có quá nhiều những bất cập. Thành phần kinh tế tư nhân vẫn chưa thoát ra được hành lang pháp lư chật hẹp và sự phân biệt đối xử. Người dân chưa có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do chính trị,…Đó là những quyền thiêng liêng của con người. Đó là động lực quan trọng đưa dân tộc đến với tiến bộ văn minh. Những người đấu tranh dân chủ đă không mệt mỏi, dũng cảm đ̣i giới cầm quyền phải trả lại những quyền lợi cơ bản ấy cho nhân dân. Vậy mà chính quyền cộng sản đă đàn áp, cô lập và tuyên truyền những người đấu tranh v́ sự tiến bộ, v́ tự do là phản động ! ! !

Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, tôi không thể nêu hết tính chất phản động của chính quyền cộng sản và những tính chất ấy đă ngăn cản tiến tŕnh văn minh của dân tộc như thế nào. Tôi cho rằng, đó là cả một vấn đề tầm cỡ luận án tiến sĩ khoa học về lịch sử. Chúng ta cần phải t́m ṭi thêm để trả về cho lịch sử tính chính xác vốn có, để rút kinh nghiệm cho những chính quyền sau này. Tuy nhiên tính chất phản động của chính quyền cộng sản Việt Nam đă rơ ràng, nhiệm vụ của lực lượng tiến bộ, của nhân dân là phải đập tan nó thay thế bằng một thể chế đa nguyên, biết tôn trọng con người, tôn trọng luật pháp và tôn trọng qui luật của lịch sử xă hội. Dân tộc Việt Nam rồi một ngày nào đó sẽ khẳng định được vị thế của ḿnh trên trường quốc tế. Tôi luôn tin điều ấy !

Hà Nội, Noel 24/12/2002 Tuệ Minh

-- Que-Huong (Que-Huong@PMGovt.Org), August 22, 2004

Answers

Response to Nhận diện một chĂ­nh quyền Phản Động

MẸ VIỆT-NAM ƠI " Nguyễn Ánh 9.. Lời: Hoàng Phong Linh"

"""Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây"""Tiếng nhát Thái-Thanh

(Lento-1:)
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...
Mang gịng họ của Lê Lư Nguyễn Trần
Mẹ dưỡng nuôi con gịng sữa Bắc Trung Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một ḷng diệt hết lũ tham tàn

(March-1:)
Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
Gái Triệu Trưng bồ liễu chống xâm lăng
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Con Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ, Bắc B́nh Vương
Quyết một ḷng đi giữ vững quê hương
Và c̣n nữa con của Mẹ toàn danh tướng
Ḷng Mẹ vui hănh diện với đàn con....

(Lento-2:)
Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc ?
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Mẹ ḷng đau thương xót cảnh lầm than
Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ ḷng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam

(March-2:)
Nhưng Mẹ ơi Mẹ đừng than khóc nữa !
V́ chúng con tuổi trẻ vẫn c̣n đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Quê hương ḿnh trong TỰ DO ấm no
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
V́ chúng con mười bảy triệu vẫn c̣n đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương

(Repeat Lento-2)

Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...
Không phản bội gịng sữa thơm nuôi đưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Viet Nam ơi.. Mẹ Viet Nam ơi... Mẹ Viet Nam ơi...

"""Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây"""Tiếng nhát Thái-Thanh

-- (tosu_cs@yahoo.com), August 26, 2004.


Response to Nhận diện một chĂ­nh quyền Phản Động

tai sao chu Tue minh khong lo tu hanh ?

-- Chi bua (broeker@sbcglobal.net), August 27, 2004.

Moderation questions? read the FAQ