Hàng vạn lao động ngành giao thông đang 'đói' lương

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hàng vạn lao động ngành giao thông đang 'đói' lương

Phần lớn doanh nghiệp nợ lương công nhân 3- 4 tháng. Ảnh: Anh Tuấn "Gần nửa số công nhân của Tổng công ty xây dựng Thăng Long mới được thanh toán lương đến tháng 3. Từ đầu năm đã có hơn 400 người ra đi, trong đó có rất nhiều công nhân, cán bộ kỹ thuật", ông Ngô Văn Thuyết, Chủ tịch công đoàn Tổng công ty, bức xúc.

Tình trạng chảy máu chất xám trong ngành cầu đang báo động. Bởi doanh nghiệp không thể đảm bảo quyền lợi như chậm lương, thiếu bảo hiểm xã hội nên khó giữ chân người lao động, nhất là những kỹ sư trẻ. "Một số đơn vị không cho phép lao động nghỉ việc, nhưng công nhân tự động bỏ việc, tự chuyển công tác. Với những người phải nghỉ không lương, quỹ công đoàn chỉ có thể trợ cấp hơn 200.000 đồng/tháng", ông Thuyết nói.

Đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty xây dựng Thăng Long phải kể tới Công ty cầu 7. Dù là đơn vị anh hùng song vẫn có nguy cơ phá sản bởi mất khả năng cân đối tài chính, không có tiền trả lương công nhân. Năm 2002, đơn vị này có gần 2.000 công nhân, nhưng nay chỉ còn lại 800 người, đang nợ bảo hiểm xã hội 3,06 tỷ đồng.

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 có trên 16.000 lao động song phần lớn công nhân bị trả lương chậm tới 3 - 4 tháng. Các doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động như thai sản, ốm đau, hưu trí... cũng bị mất theo. Ông Phó tổng giám đốc Hà Cao Đàm cho hay, tổng công ty đang rất khó khăn vì vốn bị nợ đọng nhiều (550 tỷ đồng), mà rất khó thu hồi. Những công trình lớn như cầu Tạ Khoa mới thanh toán được 47 tỷ đồng trong số 82 tỷ đồng, cầu Tân An thanh toán được 36 tỷ đồng trong số 51 tỷ đồng.

Hiện số tồn đọng tại các công trình toàn ngành giao thông đã nghiệm thu song chưa được thanh toán là trên 4.100 tỷ đồng. Trong đó, nợ từ các dự án ngân sách địa phương là 1.500 tỷ. Mà theo đánh giá, địa phương là con nợ khó đòi nhất vì không có khả năng thanh toán. Tình trạng vốn bị nợ đọng phổ biến, dẫn đến 8 trong 9 tổng công ty xây dựng lớn của Bộ Giao thông Vận tải rất khó khăn. Cho đến hết quư I, toàn ngành nợ bảo hiểm xã hội trên 28 tỷ đồng.

Theo một số chuyên gia trong ngành, do vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp rất thấp, chỉ đạt khoảng 7%, có nơi là 3 - 4% nhu cầu. Để kịp xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ xã hội, các đơn vị phải vay vốn ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp nào càng nâng sản lượng càng phải vay nhiều.

Tính đến 31/12/2003, khối lượng công trình đã nghiệm thu song chưa được thanh toán tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) 1 là 670 tỷ đồng; Tổng công ty XDCTGT 4 là 423 tỷ đồng; Tổng công ty XDCTGT 5 là 938 tỷ đồng; Tổng công ty XDCTGT 8 là 496 tỷ đồng; Tổng công ty XD Thăng Long là 494 tỷ đồng... "Toàn ngành mỗi năm vay ngân hàng 6.000 tỷ đồng, 1 tháng phải trả 48 tỷ, tiền vay chiếm tỷ trọng không nhỏ trong quỹ tiền lương doanh nghiệp. Nợ đọng nhiều nên hiện nay vay thêm ngân hàng rất khó. Tiền về thì bị ngân hàng xiết ngay, nên khó khăn càng chồng chất", ông Đỗ Văn Quốc, Vụ phó Vụ Tài chính, nhận xét. Ông Quốc cho rằng, tài chính nhiều doanh nghiệp ngành giao thông cực kỳ khó khăn, nếu không giải quyết được thì chuyện phá sản trong thời gian tới là khó tránh khỏi.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tính pháp lư trong lĩnh vực xây dựng không cao, nên tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau phổ biển. Không có nhà thầu nào kiện chủ đầu tư không đáp ứng đủ vốn, chủ đầu tư không kiện nhà thầu về tiến độ thi công…

Ngoài ra, vấn đề cần chấn chỉnh phía doanh nghiệp là tình trạng bỏ thầu với giá thấp, đầu tư chưa hợp lư, hiệu quả không cao. Nhiều đơn vị bỏ thầu giá thấp cốt để có công trình, cứ nhận thầu rồi xin điều chỉnh bổ sung. Do vậy, có dự án thay đổi tới 80%. Bên cạnh đó, năng lực của một số chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn… còn hạn chế nên nhiều dự án đã hoàn thành song không đủ thủ tục đầu tư, không được thanh toán dù đã có tiền.

Theo bà Cù Thị Hậu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc nợ đọng của ngành giao thông là vấn đề lớn mà riêng Bộ Giao thông Vận tải không thể giải quyết được. Vấn đề này không phải mới phát sinh mà đã từ lâu song không được giải quyết triệt để nên ngày một trầm trọng. Trong tình hình này, người lao động thiệt thòi nhất, tiền lương không được giải quyết, quỹ phúc lợi không có.

Chủ tịch cho biết, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng để Chính phủ biết tính cấp bách về vốn, lao động, bảo hiểm của ngành giao thông vận tải, từ đó có hướng giải quyết.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 21, 2004


Moderation questions? read the FAQ