VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Gần 6 thập kỷ qua, Hiến pháp của nước ta đă qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, phát triển (1946, 1959, 1980, 1992) nhằm xác lập và bảo đảm cho việc thực thi và phát huy quyền dân chủ và quyền con người Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xă hội, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Thế nhưng các thế lực thù địch luôn vu khống, bịa đặt cho rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền con người, quyền công dân; bóp nghẹt dân chủ; đàn áp tôn giáo, dân tộc; chúng công kích đường lối, chính sách đổi mới, phê phán chế độ một đảng, đ̣i đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Vậy sự thật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm rơ thêm những vấn đề nêu trên.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, ngày nay là nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu chung, quyền dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đă đạt được những thành tựu lớn lao về nhiều mặt.

1. Thành tựu quyền con người về chính trị và dân sự.

Quyền dân chủ về chính trị như bầu cử, ứng cử, tham gia vào các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước của người dân ngày càng được quan tâm và hoàn thiện. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử đại biểu các cơ quan dân cử, đặc biệt là đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 đạt 98,7%, nhiều đơn vị có số cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 100%, có nhiều địa điểm bỏ phiếu đă hoàn thành việc bỏ phiếu trước 10h sáng ngày 24-5-2004.

Quyền lập các tổ chức xă hội và quyền tham gia các tổ chức xă hội của người dân. Ở Việt Nam, ngoài tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, c̣n có 6 tổ chức chính trị - xă hội và hàng trăm tổ chức xă hội, tổ chức xă hội - nghề nghiệp theo lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động thu hút hàng triệu hội viên tham gia. Cả nước hiện có 18.259 cơ sở của tổ chức xă hội với hàng chục triệu hội viên tham gia, với 75.603 lao động thuộc các cơ sở này; có 1.681 cơ sở thuộc tổ chức xă hội - nghề nghiệp với 13.243 lao động. Tốc độ tăng của các loại cơ sở này trong thời kỳ 1996 - 2002 đạt khá cao, hơn hẳn việc ra đời các cơ sở thuộc cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, chứng tỏ nhu cầu thành lập hiệp hội của người dân gia tăng.

Từ thực tế trên, ở Việt Nam, những người được hỏi đánh giá rất cao hệ thống chính trị dân chủ. 58,9% người trả lời cho rằng, hệ thống chính trị dân chủ rất tốt và 36,6% cho rằng hệ thống này khá tốt. Như vậy là ở Việt Nam 95,5% người được hỏi đánh giá hệ thống chính trị dân chủ giữ vai tṛ tích cực. Chỉ số này ở Nhật Bản là 91,9%, ở Canada là 88,7%, ở Hoa Kỳ là 88,5%. Chính sự cố kết, chung lưng đấu cật bao đời nay, nhất là trong hơn nửa thế kỷ qua, để giành lại sự sống của từng con người Việt Nam, từng gia đ́nh, từng nhóm tộc người trong nước Việt Nam độc lập, thống nhất, đă giác ngộ người dân Việt Nam ư thức về quyền con người cũng như trên thực tế được thực hiện quyền con người gắn liền với hệ thống chính trị dân chủ. Đây là một thực tế không thể phủ nhận được. Tuy vậy, người dân c̣n muốn hệ thống chính trị dân chủ phải phát huy tốt hơn. Có tới 30,1% người được hỏi tỏ ư mong muốn hệ thống dân chủ cần quyết đoán hơn.

Quyền tự do báo chí, tự do hội họp theo quy định của pháp luật. Số đầu báo, tạp chí đă tăng nhanh. Nếu như năm 1990 số đầu báo là 128, số bản báo là 226 000, số bản/100 ngh́n dân là 341, số tạp chí là 130 th́ đến năm 2001 số đầu báo đă tăng lên 153, số bản báo là 645 000, số bản/100 ngh́n dân là 820, số tạp chí là 333. Hơn thế nữa, công nghệ in ấn được nâng cao đáng kể, tạo sức hấp dẫn lớn hơn cho báo chí. Chủng loại thông tin trên báo chí cũng đa dạng phong phú và cập nhật hơn do nguồn cung cấp thông tin nhiều hơn, nhất là các nguồn thông tin quốc tế. Hệ thống phát thanh và truyền h́nh ở Việt Nam đă phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng trong những năm đổi mới. Nếu những năm 70 thế kỷ XX cả nước chỉ có 1 Đài truyền h́nh Trung ương với 1 kênh, th́ đến nay riêng Đài truyền h́nh Trung ương đă có 4 kênh, trong đó có 1 kênh riêng cho người Việt Nam ở nước ngoài và cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có đài truyền h́nh tiếp sóng Đài truyền h́nh Trung ương và phát sóng truyền h́nh của địa phương. Thời lượng phát sóng của Đài Truyền h́nh Trung ương, riêng VTV1 đă tăng từ 1 700 giờ năm 1990 lên 22 812 giờ năm 2002 và số xă được phủ sóng truyền h́nh tăng từ 92,3% năm 1999 lên 95,1% năm 2001. Thời lượng phát sóng của Đài phát thanh 190 158 giờ năm 1999 tăng lên 261 274 giờ năm 2002 và số xă đă được phủ sóng phát thanh tăng từ 96,2% năm 1999 lên 98,1% năm 2001. Đáng lưu ư, ngoài các báo, tạp chí của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị đă có rất nhiều báo chí của các tổ chức xă hội, xă hội - nghề nghiệp ra đời. Kết quả trên chứng tỏ người dân đă được tiếp cận với thông tin nhiều hơn và tiếng nói của xă hội qua báo chí cũng được cởi mở, tự do hơn.

Việc tôn trọng quyền cá nhân như một chỉ số về quyền con người. Ở Việt Nam, những người trả lời cho rằng, xă hội ta rất tôn trọng quyền cá nhân. Theo thang 4 bậc: quyền cá nhân rất được tôn trọng; tôn trọng có mức độ; ít được tôn trọng và không được tôn trọng, phần lớn người trả lời ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada chọn mức "rất được tôn trọng" và "tôn trọng có mức độ".

Mức độ tôn trọng quyền cá nhân (Đơn vị % những người trả lời câu hỏi điều tra) Rất được tôn trọng Được tôn trọng có mức Không được tôn trọng Hoàn toàn không được tôn trọng Tổng Việt Nam 61,9 33,2 4,5 0,4 100 Trung Quốc 32,2 55,5 11,3 1 100 Nhật Bản 3,8 58,5 34,3 3,4 100 Hoa Kỳ 16,5 57,5 21,8 4,2 100 Canađa 29,7 54,8 13,4 2,1 100

Theo kết quả này, ở Việt Nam có tới 95,1% người hỏi đều công nhận quyền cá nhân được tôn trọng.

Quyền tự do tư tưởng và có chính kiến khác nhau, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo cũng đă được quan tâm tạo điều kiện.

Quyền tự do tư tưởng và có chính kiến khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, trừ việc chống đối chế độ, c̣n tư tưởng và chính kiến khác nhau được tự do đề đạt trong phạm vi tổ chức của ḿnh. Có không ít quan điểm, chính kiến đă được trao đổi thẳng thắn trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn hội nghị, các kỳ họp Quốc hội, nhất là các buổi chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, cử tri với các thành viên Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng. Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ư nghĩa rất quan trọng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách "tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đă góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước. Trong cách mạng xă hội chủ nghĩa, vấn đề tôn giáo có những nội dung mới. Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị Quyết 24 về công tác tôn giáo, xác định "Tôn giáo là vấn đề c̣n tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xă hội mới". Các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự bảo đảm tốt về cả 2 mặt đạo, đời th́ được phép hoạt động. Đảng và Nhà nước đă coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân v́ lư do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ giữa các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận cho phép hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ ǵn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thừa tự tôn giáo của ḿnh theo đúng quy định của pháp luật.

Các số liệu dưới đây chứng minh cho kết luận nêu trên: Về số lượng các tín đồ có 18.358.345 người, chiếm 24% dân số cả nước. Ở một số địa phương tỷ lệ trên c̣n cao hơn. Nh́n chung, trên phạm vi cả nước,số tín đồ tôn giáo tăng theo tốc độ tăng của dân số, nhưng đă có sự gia tăng cao hơn ở một số tôn giáo, một số địa phương. Công giáo, Hồi giáo tăng theo theo tốc độ tăng dân số; Cao Đài, Phật giáo, Ḥa Hảo sau khi tổ chức giáo hội, Ban Đại diện được thành lập, nhiều tín đồ đă sinh hoạt đạo trở lại; riêng Tin Lành phát triển nhanh. Các tỉnh có số tín đồ tăng nhanh là Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và Lai Châu là những tỉnh miền núi có nhiều dân tộc ít người.

Về cơ sở thừa tự có 22.195 cơ sở, trong đó: Phật giáo: 14.043 cơ sở; Công giáo: Nhà thờ, nhà nguyện 6.003; Tin Lành: Nhà thờ, nhà nguyện 266; Cao Đài: Toà Thánh, Thánh Thất 1.284; Hoà Hảo: 522, trong đó Chùa 73, Hội quán 50, Toà độc giảng 399; Hồi giáo: 77, trong đó Thánh đường 56, Tiểu thánh đường 1, Chùa 20.

Về trường đào tạo chức sắc: Năm 1975, chỉ có 1 trường Đại học Phật giáo, nay có 3 trường. Năm 1993, chỉ có 22 trường cao cấp và trung cấp Phật học, nay có 34 trường; số lượng các Đại chủng viện đào tạo linh mục cũng tăng. Các tôn giáo tuỳ theo h́nh thức đào tạo truyền thống cũng mở các lớp đào tạo chức sắc. Cụ thể: Phật giáo có 3 học viện Phật giáo với trên 1.000 tăng ni sinh, 4 lớp Cao đẳng Phật học với trên 3.000 tăng ni sinh, 37 lớp sơ cấp với trên 2.500 Tăng ni sinh; Các lớp dành cho Chư tăng Khmer với 2.500 chư tăng học các lớp cao cấp, trung cấp và trung cấp Phật học Bali. Công giáo: 6 Đại chủng viện, với số chúng sinh 1.044 người .

Các chức sắc tôn giáo, các nhu tu hành được đào tạo trong nước và nước ngoài nhiều người đă được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Từ năm 1975-2000, có 42 Giám mục được bổ nhiệm, trong khi đó từ năm 1945-1975, Giáo hội Vaticăng chỉ bổ nhiệm được 33 người. Rất nhiều kinh sách, ấn phẩm tôn giáo được xuất bản, đáp ứng nhu cầu hành đạo của các tín đồ.

Về Hội đoàn tôn giáo: Phật giáo có 820 gia đ́nh Phật tử. Công giáo: tổng số hội đoàn 9.531, trong đó các hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo 4.278; hoạt động khác 5.253.

Về số lượng các chức sắc tôn giáo được bầu vào Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xă hội khác qua các năm được duy tŕ và gia tăng. Đại biểu các chức sắc được bầu vào Quốc hội: Quốc hội khoá II số đại biểu các chức sắc được bầu là 5 người chiếm tỉ lệ 1,2% so với tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khoá XI là 7 người chiếm tỉ lệ 1,4%. Bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam khoá IV có 4 người, chiếm 3,33% tổng số Ban Chấp hành. Bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam (khoá VIII) có 3 người , chiếm 2,33% tổng số Ban Chấp hành.

Đại biểu các tôn giáo được bầu vào Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Khóa Số đại biểu Chia ra So với tổng số (%) Phật giáo Công giáo Tin Lành Cao Đài Ḥa Hảo I 14 7 4 1 2 7,4 II 12 7 4 1 7,4 III 16 9 6 1 18,1 IV 19 9 4 1 4 1 9,5 V 21 10 5 1 3 2 10,5

Về hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho tôn giáo được nhận viện trợ, trong 3 năm 1999-2001, Nhà nước đă hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân tôn giáo 4.700 triệu đồng; hiện nay có gần 500 tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động nhân đạo và phi lợi nhuận tại Việt Nam, trong số này có đến 1/3 tổ chức liên quan trực tiếp đến tôn giáo.

Về việc Nhà nước tạo điều kiện cho các giáo sỹ, chức sắc của các tôn giáo xuất, nhập cảnh: Từ năm 1993 đến hết năm 2002 đă có 3.272 lượt giáo sỹ xuất cảnh (Công giáo 1.600 lượt, Phật giáo 1.303 lượt, Tin Lành 36 lượt, Hồi giáo 228 lượt, Cao Đài 15 lượt ) với mục đích đi học hội nghị tham quan các hoạt động tôn giáo, hành hương, thi đọc kinh (tín đồ Hồi giáo ), đi chữa bệnh, thăm thân nhân, du lịch. Từ năm 1993 đến hết năm 2001 cũng có 93 đoàn vào, với mục đích tôn giáo là 38, viện trợ là 11, mục đích khác là 14.

Các con số này phác hoạ nên một bức tranh khá sinh động và trung trực về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng ở Việt Nam như thế nào.Ai đến Việt Nam cũng phải công nhận rằng, đây là một đất nước có luật pháp và tôn trọng tự do tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng như điều 70 Hiến pháp (1992) đă quy định. Chỉ có những người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước th́ mới bị pháp luật trừng trị, và nhân dân ủng hộ sự trừng trị đó để họ được yên ổn làm ăn. Đó là lẽ phải, là công lư, quốc gia nào cũng phải làm như thế...

Ngoài ra, các quyền khác như quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được tôn trọng. Nhà nước quy định cho các cơ quan Nhà nước phải tiếp dân, nghe dân tŕnh bày và giải đáp cho dân, tổ chức các đoàn đi kiểm tra và giải quyết trực tiếp. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người dân luôn luôn được tôn trọng và được pháp luật quy định.

2. Thành tựu quyền con người về kinh tế - xă hội và văn hoá

Việt Nam đă đạt được những tiến bộ vượt bậc về xoá đói, giảm nghèo, phát triển con người và chất lượng cuộc sống. Dân chủ và quyền con người không đơn giản có thể đạt được chỉ bằng những thay đổi về thể chế hay sự điều hành của các cơ quan quyền lực. Sự phát triển kinh tế là điều quan trọng nhất cho việc thực thi dân chủ và quyền con người. Quyền cơ bản nhất của con người là quyền sống, được sống trong một xă hội ổn định chính trị. Mười năm gần đây, mức sống thực tế của người dân trung b́nh tăng lên hai, ba lần (theo tài liệu của Tổng cục Thống kê, 2002). Báo cáo phát triển con người năm 2003 của Chương tŕnh Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa công bố nhận định, Việt Nam đă đạt được những tiến bộ vượt bậc về xoá giảm đói nghèo, phát triển con người và chất lượng cuộc sống trong thập kỷ. Trước hết là chỉ số phát triển con người của Việt Nam đă đạt được những kết quả đáng khích lệ trên 3 mặt: Chỉ số HDI của Việt Nam đă gia tăng tương đối nhanh, nếu năm 1995 mới đạt 0,560 th́ năm 2000 đă đạt 0,688. Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và vùng lănh thổ nếu năm 1995 mới đứng thứ 7/10 trong khu vực Đông Nam Á đứng thứ 32/50 ở châu Á và đứng thứ 122/201 trên thế giới, th́ năm 2000 đă vươn lên đứng thứ 6 khu vực, thứ 28 châu Á và thứ 109 trên thế giới. Nếu về GDP b́nh quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, Việt Nam c̣n đứng ở tốp cuối trong nhóm các nước đang phát triển, th́ về HDI, Việt Nam lại đứng ở mức trên trung b́nh trong nhóm các nước này. Điều đó chứng tỏ sự phát triển xă hội đă được đặc biệt quan tâm. Về chỉ số nghèo đói, tỷ lệ nghèo đă giảm mạnh từ hơn 70% vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX xuống c̣n khoảng 29% năm 2002, Việt Nam xếp hạng 39/94 nước.

Về chỉ số phát triển giáo dục: dưới chế độ thực dân phong kiến chỉ có 5% biết chữ, hiện nay Việt Nam là nước đă hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ - đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ của con người luôn luôn là mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xă hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thành tựu trong sự nghiệp phát triển y tế là một trong những thành tựu nổi bật nhất trên các lĩnh vực của nước ta. Vào năm 1940, cả nước chỉ có 741 cơ sở khám chữa bệnh với 13 ngh́n giường bệnh. B́nh quân 1 vạn dân chỉ có 6,46 giường bệnh; 0,3 y, bác sỹ; 0,8 y tá; 0,25 nữ hộ sinh. Điều đáng nói là các cơ sở y tế trên chỉ phục vụ chủ yếu cho thực dân, phong kiến, hiếm hoi mới có người lao động Việt Nam. Tính đến năm 2002, cả nước có 13.092 cơ sở y tế, gấp 17,7 lần năm 1940; B́nh quân 1 vạn dân có 24,4 giường bệnh, gấp 3,8 lần năm 1940; có 11,8 y, bác sỹ, gấp 39,4 lần năm 1940. Nhờ vậy, nhân dân có thể tương đối dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.

3. Thành tựu về quyền b́nh đẳng giữa các dân tộc

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và vấn đề đoàn kết các dân tộc có vị trí quan trọng trong cách mạng nước ta. Nội dung cơ bản trong các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là b́nh đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển, văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc; các chính sách kinh tế - xă hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng, các dân tộc. Trong những năm qua, t́nh h́nh kinh tế - xă hội ở các tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến quan trọng. Quyền b́nh đẳng giữa các dân tộc cơ bản đă được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xă hội. Mức sống của dân cư đă tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1990 là 55%, năm 1993 giảm xuống c̣n 19,99%, năm 1995 là 16,5%, năm 1998 là 14,48%, năm 2001 - 2002 là 13,2%. Tính theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ nghèo đói chung đă giảm từ trên 70% vào năm 1990 xuống khoảng 32,0% vào năm 2000 (giảm trên tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Về điểm này, Việt Nam đă đạt được mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1990-2015. T́nh đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố và duy tŕ bền vững. Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số từng bước h́nh thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc phục dần t́nh trạng tự cung, tự cấp. Đến hết năm 2003, trên địa bàn khu vực các xă đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đă giảm nhanh từ 50-60% xuống c̣n 25,9%, về cơ bản không c̣n hộ đói nghèo kinh niên.

Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương tŕnh, dự án đầu tư đă làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xă hội và đời sống nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rơ rệt. Mặt bằng dân trí được nâng lên qua các chỉ số: Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số so với tổng số học sinh ở cấp tiểu học đă tăng từ 16,1% năm học 1998-1999 lên 17,5% trong năm học 2001-2002; tương ứng ở cấp trung học cơ sở đă tăng 8,98% lên 12%, ở cấp phổ thông trung học từ 4,42% lên 6,4%. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được h́nh thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, cụm xă. Năm 1999-2000, cả nước có 344 trường phổ thông dân tộc nội trú. Đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ ǵn và phát huy.

Đội ngũ cán bộ và trí thức người dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Nhiều cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số trở thành những cán bộ giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân và quân đội. Số đại biểu là người dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XI chiếm 17,3%, là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (nhiệm kỳ 1999-2004) 14%, huyện 17%, xă là 19%… Nh́n chung vị trí chính trị - xă hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đă không ngừng được nâng cao. Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đă được "thay da, đổi thịt" ngày một tốt đẹp hơn. Lấy Tây Nguyên làm ví dụ: Nếu trước đây người Gia Rai, Ba Na hàng năm thường thiếu gạo ăn, thậm chí có năm phải ăn củ rừng 4-5 tháng, th́ nay đă chấm dứt t́nh trạng đói kinh niên. Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Gia Lai giảm từ 28% (năm 1998) xuống 16,0% (năm 2003). Ở Tây Nguyên hiện nay, đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm nhiều xă, nhiều nơi đến tận buôn làng ở vùng sâu, vùng xa; nhiều gia đ́nh có máy xay xát, xe máy, phương tiện nghe nh́n hiện đại. Tây Nguyên, một địa bàn hơn 3 triệu dân nhưng đă có tới gần hai chục trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề, cùng hệ thống trường phổ thông rộng khắp, cơ bản xóa buôn làng "trắng" về giáo dục. Tại nhiều trường phổ thông, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú, ngoài học chữ và tiếng phổ thông, các em c̣n được học tiếng và chữ viết của dân tộc ḿnh.

Những thành tựu nêu trên khẳng định một sự thật về sự chăm lo, phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người ở Việt Nam.

--------------------------------------------------------------------------------

-- Phuong Nam (boyscout086@yahoo.com), August 17, 2004

Answers

Response to VẤN ĐỀ DĂ‚N CHỦ VĂ€ NHĂ‚N QUYỀN Ở VIỆT NAM

Hà Nội sẽ xây 2 băi đỗ xe công cộng Theo tin từ UBND thành phố Hà Nội, 2 băi đỗ xe công cộng tại quận Hoàng Mai và huyện Từ Liêm sẽ được khởi công vào cuối năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu gửi, đỗ xe ngày càng tăng trên địa bàn Hà Nội.

Địa điểm 2 băi đỗ xe được chọn tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai (băi 1), 2 xă Minh Khai và Xuân Phương, huyện Từ Liêm (băi 2) rộng khoảng 77.920 m2, trong đó băi 1 là 18.266m2 và băi 2 là 59.654m2. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 2 băi đỗ xe là 25,5 tỷ đồng.

Hai băi đỗ xe sẽ được xây dựng khang trang, hiện đại phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, đặc biệt băi đỗ xe tại xă Minh Khai và Xuân Phương, huyện Từ Liêm phải đáp ứng những yêu cầu về quy hoạch mở đường 32 và đường 70.

Trong quá tŕnh xây dựng băi đỗ xe, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù nhà cửa, đất đai, hoa màu cho dân sẽ được giải quyết nhanh chóng để có thể khởi công đúng tiến độ đề ra.

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, ngoài chức năng là băi đỗ xe công cộng, 2 băi đỗ xe trên trở thành điểm đầu, cuối trung chuyển xe buưt. Theo kế hoạch công tŕnh sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2005.

-- Ve Nguon (tudo@venguon.com), August 17, 2004.


Response to VẤN ĐỀ DĂ‚N CHỦ VĂ€ NHĂ‚N QUYỀN Ở VIỆT NAM

Xét xử bọn gây mất trật tự an ninh, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc

Trong hai ngày 11 và 12-8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã mở bốn phiên tòa sơ thẩm xét xử bọn gây mất trật tự an ninh, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.

Phiên thứ nhất gồm ba bị cáo: Y Kuăng Ê Căm (sinh 1972), Y Sơm Hmôk tức Ama Sơ Ry (1958) và Y Bem Niê (1974); phiên thứ hai có một bị cáo là Y Nguyên Kđoh (1974); phiên thứ ba có ba bị cáo: Y Yăn Byă tức Ama Nong (1966), Y Hoang BKrông tức Y Phía BKrông (1973) và Y Krếc Byă (1978); phiên thứ tư có hai bị cáo: Y Tlúp AĐrơng tức Ama Joel (1953) và Y Tân Niê tức Ama Tuyết (1947).

Bằng những hành động nham hiểm và có tổ chức, những tên tội phạm này tìm mọi thủ đoạn phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Tây nguyên; cản trở cuộc sống bình yên của cộng đồng dân cư trên địa bàn, gây bất bình và phẫn nộ trong đồng bào các dân tộc Tây nguyên.

Căn cứ những hành vi tội phạm nguy hiểm và nghiêm trọng nêu trên của các bị cáo,Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã tuyên phạt chín bị cáo trên 5-12 năm tù giam.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 17, 2004.


Response to VẤN ĐỀ DĂ‚N CHỦ VĂ€ NHĂ‚N QUYỀN Ở VIỆT NAM

Những kẻ phá hoại chính sách Để thiết thực nêu gương cho cuộc vận động chống lãng phí, mới đây trong một lần về thăm Hà Tĩnh, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã yêu cầu các cán bộ cấp cao tháp tùng phải đi xe chung (loại xe 12 chỗ), thay vì mỗi người một chiếc xe con, kéo dài thành đoàn như trước.

Nói thế để thấy rằng, Đảng và Nhà nước luôn luôn có ư thức cẩn trọng trong việc sử dụng “công xa”, luôn cân nhắc đến sự vơi đầy của ngân khố quốc gia và cái nhìn của người dân đối với cán bộ. Bởi vậy mà Chính phủ lâu nay vẫn có văn bản quy định rõ tiêu chuẩn sử dụng xe của cán bộ từng cấp.

Tuy nhiên sự thực thì lại còn quá nhiều chuyện phản cảm. Mới đây nhiều tờ báo đưa tin giám đốc sở một địa phương nọ ở phía Bắc đã chi tiền ngân sách của ngành để sắm riêng cho mình một chiếc xe gần một tỉ đồng. Ngay sau đó, Bộ Tài chính vào cuộc và thu hồi số tiền vượt định mức. Sự việc được xem như một bài học, một lời cảnh tỉnh cho các cấp chính quyền địa phương. Tưởng là tình trạng lãng phí này sẽ được các địa phương khác lấy làm bài học, thế nhưng sau đó ít lâu lại xảy ra chuyện ở tỉnh Nam Định - một tỉnh mà nguồn thu của ngân sách rất hạn chế nhưng các quan chức lại có tiếng về “sành điệu”. Chiếc xe Camry mới tinh, mua 36.000 USD, đi được chưa đầy 3 năm đã bị giám đốc Sở T. thải hồi. Chẳng biết quan hệ của ông này với ngành tài chính như thế nào mà ông được cấp tiền sắm hẳn một chiếc Ford Mondeo, trị giá 47.500 USD (khoảng 750 triệu đồng). Trường hợp này giống vị giám đốc Sở X. cũng ở Nam Định: việc làm đầu tiên sau khi được bổ nhiệm là chuyển ngay chiếc Mazda 626 mà người tiền nhiệm vừa đi được 3 năm cho cấp phó, còn tân thủ trưởng tự sắm cho mình một chiếc Mondeo (lại xe Ford !?) đen bóng.

Vào lúc mà ngân sách nhà nước đang gồng mình để đối phó với những cơn sốt nhiên liệu, nguyên liệu trên thị trường quốc tế, và người dân được kêu gọi chia sẻ gánh nặng đó, vào lúc mà lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Giang cho biết chưa kiếm đâu ra 1 tỉ đồng để xây lại ngôi trường THCS vừa bị lũ cuốn trôi, thì những chuyện như ở Nam Định có thể làm xói mòn, thậm chí tiêu tan niềm tin của người dân vào những khẩu hiệu vang lên trang trọng mỗi ngày trên các diễn đàn chính thức.

Và có thể nào không gọi đó là những hành vi “phá hoại chính sách” ?



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 17, 2004.


Response to VẤN ĐỀ DĂ‚N CHỦ VĂ€ NHĂ‚N QUYỀN Ở VIỆT NAM

Hà Nội Khủng Bố Báo Chí Trich tu Viet Bao On Line - Trần Khải

Chức năng của truyền thông tại Việt Nam là gì? Các nhà báo và văn nghệ sĩ có phải là những người vâng lệnh nhà nước để "quán triệt chính sách, tiếp tục nâng cao vai trò... trong thời kỳ mới... hoạt động trên mặt trận tư tưởng văn hóa kiên định..."? Nghĩa là các chiến binh cầm bút, chỉ viết theo các đợt súng lệnh? Nếu đúng như thế, thì mảng truyền thông này của VN không hề khác gì với truyền thông của Bắc Hàn cả. Và nền kinh tế thị trường đang tiến tới có thể giúp cởi trói phần nào cho truyền thông VN hay không? Đó là những câu hỏi cực kỳ phức tạp, bởi vì tận sâu trong thâm tâm mỗi nhà báo, mỗi văn nghệ sĩ chắc chắn là một ước mơ sử dụng quyền viết trung thực, quyền tự do sáng tạo, nhưng lại bị nhà nước lúc naò cũng ưa thích kềm xiết.

Chúng ta thử hình dung một hôm, nhật báo Washington Post loan bản tin rằng:

"Thủ đô Washington DC: Gần 300 nhà báo, văn nghệ sĩ quán triệt tư tưởng George Bush về báo chí cách mạng... Từ ngày 11 đến 14/8/2004, gần 300 nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên, văn nghệ sĩ đang sinh sống và tác nghiệp trên địa bàn thủ đô Washington DC đã quán triệt Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội nhà báo Hoa Kỳ trong thời kỳ mới" và 6 chuyên đề Tư tưởng George Bush về báo chí cách mạng Hoa Kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy kết hợp Hội Nhà báo thủ đô Washington DC tổ chức.

Qua 4 ngày học tập với tinh thần nghiêm túc, hội nghị đã đem lại nhiều kiến thức hết sức bổ ích, giúp cho đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ thủ đô - những người hoạt động trên mặt trận tư tưởng văn hóa kiên định hơn lập trường, quan điểm... tiên phong trên mặt trận chống tiêu cực, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước."

Hai đoạn văn nêu trên là bản tin đăng ở trang web Đảng Cộng Sản VN, và được thay nhóm chữ "thành phố Cần Thơ" bằng "thủ đô Washington DC," nhóm chữ "Hồ Chí Minh" bằng "George Bush," và nhóm chữ "Việt Nam" bằng "Hoa Kỳ."

Và nếu bạn muốn, thì cũng nên thay nhóm chữ "qua 4 ngày học tập" bằng nhóm chữ "qua 4 ngày bị khủng bố..." thì phù hợp hơn, vì đảng CSVN lúc nào cũng biết cách gây kinh hoảng và đàn áp.

Chuyện này không có, và chưa từng có ở Hoa Kỳ.

Cựu Tổng Thống George Bush và đương nhiệm Tổng Thống George W. Bush, cũng như tất cả các tổng thống quá khứ của Hoa Kỳ, không bao giờ chỉ thị hay đòi hỏi các nhà báo phải "quán triệt tư tưởng... nâng cao vai trò... kiên định hơn lập trường..." Thậm chí tới ngay khi đạo diễn phản chiến Michael Moore làm cuốn phim "Farentheit 911" để lên án TT Bush đủ thứ chuyện, vậy mà phim vẫn được chiếu khắp nước Mỹ mà không hề có công an hay chấp pháp nào tới gây sự.

Thậm chí tới khi báo New York Times và Washington Post trong tuần rồi cùng nhìn nhận với độc giả rằng các báo này chưa làm tròn chức năng truyền thông, đã không chịu chất vấn chính phủ Bush khi khởi đầu cuộc chiến khi có dấu hiệu rằng các chứng cớ nêu ra để đưa quân xâm chiếm Iraq không tỏ lộ cơ sở gì khả tín cả, thì chính phủ Bush cũng không dám đòi hỏi báo chí có "tinh thần nghiêm túc" hơn... Chuyện này cũng không hề xảy ra ở Pháp, Anh, Đức, Nhật, Nam Hàn, Thái Lan, và tất cả các quốc gia mà dân chúng đang vui hưởng một nền dân chủ đa nguyên, và tự do báo chí. Tất nhiên, ai cũng biết, báo chí VN là công cụ đàn áp của đảng, và bất cứ mọi sự nới mở nào thực sự chỉ là nhượng bộ cho phù hợp nhu cầu kinh tế đổi mới.

Câu hỏi nơi đây có thể đẩy xa thêm, rằng kinh tế thị trường có thể giúp được gì cho tự do báo chí hay không? Một phần nào, hiện tượng nới mở này có xảy ra ở Trung Quốc, một quốc gia đàn anh của Việt Nam, và đã đi trước trên con đường đổi mới... và cũng vì báo chí chọn một con đường phần nào phù hợp với hướng đi nhà nước là chống tham nhũng. Nhưng không lẽ toàn cầu hóa không ảnh hưởng gì tới việc cởi trói cho báo chí các nước xã hội chủ nghĩa?

Hu Shuli, tổng biên tập tạp chí Caijing (Tài Kinh, viết tắt nhóm chữ Tài Chánh Kinh Tế), một tạp chí về kinh doanh thành công của Trung Quốc, mới đây vừa trở về từ Qatar, nơi bà cùng với 120 nhà báo Tây Phương và Trung Đông tham dự chương trình "Thay Đổi Các Khái Niệm Truyền Thông: Tính Chuyên Nghiệp và Tính Đa Dạng Văn Hóa." Nơi đó có nhiều cuộc tranh luận về vai trò, bổn phận và trách nhiệm truyền thông.

Chúng ta cần mở ngoặc nhỏ nơi đây. Cuộc tranh luận này không phải là khóa tập huấn hay cải tạo gì hết. Bởi vì không có ai chỉ thị được cho các nhà báo Tây Phương và Trung Đông này, kể cả các nhà báo Ả Rập xuất thân từ các nước chưa thực sự tự do. Ngay như đất nước Hồi Giáo nghiêm khắc như Iran mà còn cho báo chí tự do, còn cho đối lập biểu tình ngoài phố... chứ không hề có chuyện bắt buộc nhà báo phải "quán triệt... nâng cao... kiên định lập trường..."

Theo phóng viên James Borton trên Asia Times ghi nhận, bà tổng biên tập Hu Shuli của tờ Caijing bị các công ty quốc doanh Trung Quốc dán cho nhãn hiệu là "mụ đàn bà nguy hiểm nhất ở Trung Quốc." Lư do đơn giản, với tình hình chuyển sang kinh tế thị trường mau chóng ở Trung Quốc, hầu hết các công ty quốc doanh đều nổ ra các xì căng đan tham nhũng, và bà chỉ huy một dàn phóng viên xuất sắc chuyên khui ra các màn tham nhũng cấp cao.

Bà tổng biên tập Hu Shuli đã tường trình trước đại hội báo chí quốc tế bằng ngôn ngữ đầy hình ảnh rằng, "Tại Trung Quốc, có nhiều tin tức hơn là các phóng viên." Nghĩa là, không có đủ phóng viên để theo dõi hết các vụ tham nhũng, vì cơ hội làm giàu bất chính ở thời đổi mới này nhiều vô số kể. Và tạp chí Caijing đã chọn "một cuộc thánh chiến chống lại tham nhũng..."

Tuy nhiên, hình như bà tổng biên tập cấp tiến này khi về nước lại có chuyện rắc rối, vì sau đó thì "các nỗ lực liên tục để xin phỏng vấn bà Hu đều không thành công, vì nhân viên của bà nói rằng bà quá bận rộn..." Trừ phi thật sự, trong thâm tâm bà không thích trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài.

Bà là một con cưng chế độ, lớn từ lòng chế độ và có một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa từ thơ ấu và giáo dục hậu cử nhân tại Hoa Kỳ. Bà Hu, 51 tuổi, nguyên tốt nghiệp Đại Học Nhân Dân Trung Quốc, học về khoa baó chí và có tu nghiệp về báo chí Tây Phương, có bằng Cao Học Truyền Thông từ Đại Học Stanford (Hoa Kỳ), trước đó đã làm phóng viên hơn một thập niên cho nhật báo Công Nhân.

Tạp chí Caijing, có hơn 40 nhân viên, thiết lập năm 1998 bởi Wang Boming, con trai của một cựu Thứ Trưởng, người trước kia đã thành lập thị trường chứng khoán và trách nhiệm trong việc khai sinh Tuần Báo Thị Trường Chứng Khoán với gần 1 triệu độc giả.

Mặc dù bà Hu trong bài diễn văn trước Thượng Đỉnh Kinh Doanh Trung Quốc ở Thượng Hải năm ngoái, "Trong quá khứ, truyền thông Trung Quốc hoặc là chính thức hay bán chính thức; tuy nhiên, bây giờ truyền thông theo nhu cầu thị trường đã trở thành nguồn thông tin tăng tốc mau chóng của Trung Quốc, cũng như là một vài trong các công ty có lợi nhuận hơn," nhưng thực tế, "truyền thông Hoa Ngữ là tiếngnói chính thức của Đảng CSTQ, áp đặt ư chí chính trị lên nhân dân," theo ghi nhận của Borton.

Hiện nay có tới 98% gia đình Trung Quốc, tức gần 1.167 tỉ dân Trung Hoa trên tổng số dân 1.3 tỉ người, xem tin tức từ hơn 1,600 đài truyền hình. Và nhiều triệu người xem 2,137 nhật báo và tuần báo. Nếu bạn ở nước Mỹ, có lẽ trước giờ bạn chưa nghe chuyện chính phủ Clinton hay chính phủ Bush ra lệnh đóng cửa tờ báo nào, mà chỉ nghe chuyện một số báo nhỏ chịu đựng không nổi, và rồi tự đóng cửa. Nhưng ở đất nước vĩ đại Trung Quốc thì khác: một bản bạch thư mới phổ biến của một tổ chức Hoa Kỳ có tên là The International Committee of American Business Media tường trình rằng "chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa gần 700 tờ báo vì tình hình thay đổi chính sách, kết thúc việc 'đặt mua báo theo đòi hỏi' và chuyển quyền kiểm soát của đảng sang các công ty xuất bản."

Cũng cần mở ngoặc nhỏ chỗ này, 'đặt mua báo theo đòi hỏi' là chuyện từ nhiều thập niên, khi chính phủ buộc các công sở, các thư viện, các cán bộ... phải đặt mua một vài loại báo nào đó. Còn chuyển quyền kiểm soát có nghĩa là cởi mở xuất bản hơn, cho "tự giác kiểm soát," chứ không phải giao cho đảng ủy kiểm duyệt trước khi đăng tải như ngày xưa, nhưng hễ vi phạm là bị kỷ luật. Nhờ vậy, "vai trò báo chí Trung Hoa đã biến đổi từ vai trò loa kèn tuyên truyền cho đảng CSTQ sang vai trò cung cấp tin cho những người tiêu thụ giai cấp trung lưu đang hình thành. Ngay cả các trang web Hoa ngữ cũng đã khuyến khích cạnh tranh giữa các cơ quan thông tin. Tin thường xuất hiện trên Internet độc quyền hay là trước khi được đăng trên báo giấy hay báo nói..."

Tình hình VN như dường cũng có dấu hiệu đang chuyển mình tương tự như truyền thông Trung Quốc. Nhưng thấy rõ rằng, chính phủ CSVN lúc nào cũng muốn bày trò khủng bố các nhà báo và văn nghệ sĩ, khi lâu lâu lại baỳ trò "Qua 4 ngày học tập với tinh thần nghiêm túc, hội nghị đã đem lại nhiều kiến thức hết sức bổ ích, giúp cho đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ thành phố - những người hoạt động trên mặt trận tư tưởng văn hóa kiên định hơn lập trường, quan điểm..." Đó là chuyện mới xảy ra tuần rồi.

Bao giờ thì nhà nước CSVN cho phép những Michael Moore tự do lên tiếng tại quê nhà? Nhà nước mình không lẽ cứ bịt miệng khóa mồm báo chí hoài sao? Bên cạnh tình hình làm đất nước trì trệ, nghiệp này còn gây quả nặng kinh khủng lắm: ai mà đàn áp báo chí thì suóát 500 kiếp sau sẽ bị câm liên tục đó à nha.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 17, 2004.


Response to VẤN ĐỀ DĂ‚N CHỦ VĂ€ NHĂ‚N QUYỀN Ở VIỆT NAM

XÉT RẰNG, Phật Giáo có truyền thống 2,000 năm tại Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kế thừa truyền thống này; và XÉT RẰNG, năm 1981 chính phủ Việt Nam tuyên bố bất hợp pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là tôn giáo lớn nhất, tịch thu các chùa viện, khủng bố hàng giáo phẩm không chịu tham gia tổ chức Phật Giáo do nhà nước đỡ đầu; và

XÉT RẰNG, chính phủ Việt Nam thường xuyên bắt cầm tù hàng giáo phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoặc ngược đãi họ dưới nhiều hình thức; Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, 85 tuổi, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt NamThống Nhất, bị giam giữ 21 năm trong một ngôi chùa nơi đồng hiu quạnh ở miền Trung Việt Nam; và

XÉT RẰNG, chính phủ Việt Nam bắt giữ Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, và người phụ tá ngài, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, qua nhiều cách giam cầm từ năm 1977; và

XÉT RẰNG, nhiều giaó phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm các chư vị Thích Thiện Hạnh, Thích Viên Định, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lư, Thích Chí Mậu, Thích Chí Thắng, Thích Không Tánh, Thích Phước An, Thích Thái Hòa, Thích Phước Viên, Thích Hải Tạng, Thích Nguyên Vương, Thích Đồng Thọ, và Thích Thanh Quang đã bị giam cầm, sách nhiễu, và bị theo dõi chặt chẽ; và

XÉT RẰNG, một số thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải lánh nạn sang Cam Bốt để tránh những cuộc đàn áp và sách nhiễu; và

XÉT RẰNG, Thích Trí Lực bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt cóc tại Cam Bốt sau khi vị này được Cao Ủy Tị Nạnn Liên Hiệp Quốc công nhân quy chế tị nạn, bị dẫn độ về Việt Nam và giam cầm bí mật trong vòng một năm, và nay sắp đưa ra xét xử với tội phạm mơ hồ "trốn đi nước ngoài hoặc trốn lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" là điều có thể bị án tù chung thân; và

XÉT RẰNG, Việt Nam đã kư các công ước quốc tế và các hiệp ước cấm cưỡng bức hồi hương những người tị nạn được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công nhận; và

XÉT RẰNG, Việt Nam đã kư các công ước quốc tế và các hiệp ước bảo vệ các quyền được có đức tin, tín ngưỡng và thực hành các đức tin ấy; và

XÉT RẰNG, hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng; và

XÉT RẰNG, trong hình thức phô bày bao dung tôn giáo tháng 4 năm 2003, chính phủ Việt Nam đã để cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Tăng Thống Đệ Tứ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ra Hà Nội chữa bệnh; và

XÉT RẰNG, vào thời điểm đó, Thủ Tướng Việt Nam, Pham Văn Khải, đã tiếp Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và trấn an rằng trường hợp giam cầm Hòa Thượng và Hoà Thượng Thích Quảng Độ là những sai lầm ở cấp địa phương và hy vọng Hòa Thượng sẽ hỷ xả cho chính phủ về những sai lầm trong quá khứ; và

XÉT RẰNG, tháng 6 năm 2003, chính phủ chấm dứt lệnh quản chế Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; và

XÉT RẰNG, tháng 9 và tháng 10 năm 2003, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất họp tại tụ viện Nguyên Thiều ở Bình Định để thảo bàn Phật Sự, chọn lựa nhân sự bổ sung sau hàng chục năm thiếu vắng, và cũng để thử xem lời hứa của Thủ Tướng Phan Văn Khải mở ra kỷ nguyên mới cho sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau giá trị đến đâu; và

XÉT RẰNG, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện việc phá vỡ những cuộc hội họp nói trên bằng cách ngăn chận chư Tăng đến từ các tỉnh khác và hăm dọa những ai muốn phó hội; và

XÉT RẰNG, ngày 8 tháng 10 năm 2003, nhà cầm quyền Việt Nam khởi động cuộc tranh chấp đối đầu sau đại hội (nói trên), khi công an ngăn hận xe của hàng giáo phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, sau đó giam giữ 11 hành khách trong xe; và

XÉT RẰNG, những vị Hòa Thượng Thích Quang và Thích Quảng Độ bị dẫn độ về chùa riêng của họ mà thực tế để cách ly và giam giữ tại các nơi này; bốn vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lư và thị giả của Đức Tăng Thống, Đại Đức Thích ĐỒng Thọ, tức khắc nhậïn Quyết Định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh quản chế hành chính 24 tháng, còn ba vị khác, Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng Tọa Thích Thái Hòa, Đại Đức Thích Nguyên Vương, thì các nhà cầm quyền địa phương ra lệnh bằng miệng quản chế 24 tháng; và

XÉT RẰNG, để phản đối việc này Hòa Thương Thích Thiện Hạnh bắt đầu tuyệt thực ngày 19 tháng 10 năm 2003; và

XÉT RẰNG, theo các phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới, Liên Hiệp Aâu Châu, thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sử dụng quản chế tại gia và cầm tù dài hạn để trừng phạt những cá nhân thực hành tín ngưỡng của họ, bằng chứng là việc cầm tù Cha Nguyễn Văn Lư, ba người cháu của linh mục, tín hữu Tin Lành Miền Núi, và Phật Giáo Hòa Hảo; và

XÉT RẰNG, vì xúc phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, quá mức và tiếp diễn, nên Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giơi đã đề nghị Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam "quốc gia cần đặc biệt quan tâm" theo những dự phòng của Đạo Luật Bảo Vệ Tự Do Giáo Trên Thế Giới năm 1998; vì the,á nay

Quyết nghị rằng Hạ Viện của Tiểu Bang California, với sự tán thành của Thượng Viện, ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được quyền tự chọn hàng giáo phẩm lãnh đạo; khuyên cáo chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền của các tổ chức tôn giáo độc lập được hội họp, thờ phượng, hoạt động, và thực hành niềm tin tôn giáo của họ phù hợp theo bản Hiến Pháp của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kư kết, và trả lại tự do cho toàn thể công dân Việt Nam bị cầm tù hay quản chế vì đã thực hành tín ngưỡng hay vì phát biểu công khai ủng hộ tự do tôn giáo, đặc biệt trong trường hợp của Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ; và khuyên cáo Quốc Hội Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam theo dõi chặt chẽ các trường hợp bị đối xử tồi tệ vì lư do tôn giáo và thực hành các tín ngưỡng, và thường xuyên tham viếng hành giáo phẩm bị giam cầm, đặc biệt với những vị cần chăm sóc thuốc men, và phúc trình cho Quốc Hội những biện pháp đặc thù đề bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo tại Việt Nam; vàhơn nữa



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 20, 2004.



Moderation questions? read the FAQ