Welcome to MIT's OpenCourseWaregreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Các bạn Sinh Viên trong nước hảy vào cái link dưới đây, để t́m hiểu về các nghành học đươc cung cấp FREE trên Internet. Có 400 ngành để các bạn tự học và mở mang kiến thức. Nước nhà thời hậu cộng sản đang rất cần bàn tay đóng góp cũa các bạn sinh viên.
Tuy rằng 400 ngành học trên đây không được cấp chứng chỉ, không được chứng nhận ǵ hết nhưng tôi đă coi xem qua rồi, rất có giá trị thực tiển. Mọi thứ đều hoàn toàn miển phí. Tất cả chỉ tùy thuộc vào sự cố gắng cũa các bạn .
Chúc các bạn Sinh Viên trong nước thành công.
Welcome to MIT's OpenCourseWare
Welcome to MIT's OpenCourseWare:
a free and open educational resource for faculty, students, and self-learners around the world. OCW supports MIT's mission to advance knowledge and education, and serve the world in the 21st century. It is true to MIT's values of excellence, innovation, and leadership.
MIT OCW:
Is a publication of MIT course materials Does not require any registration Is not a degree-granting or certificate-granting activity Does not provide access to MIT faculty Learn more about MIT OCW...
700 Courses Now Available
With the publication of 700 courses, MIT OCW offers educational materials from 33 academic disciplines and all five of MIT's schools. See the entire course list.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 14, 2004
Tôi xin được hoan hô Cậu Giáo Kẻ Sĩ Bắc Hà đă có lon`g cho giới trẻ hướng vê miền đất hứa M.I.T đây là một quảng cáo hữu ích để giới thiệu Đại Học Có Năng Xuất Cao về Chất Xám.
-- Dan_Ve Hố Lai (Dan_Ve@CNCS_dachet.com), August 14, 2004.
Nhà tớ chỉ thích tu nghiên cứu và nâng cấp cái tŕnh độ chính trị của bản thân nên đă vào thử cái 'Linh' nhà bác KSBH cho. Tớ đă kiểm tra cái bộ phận Khoa học Chính trị mà tiếng anh gọi là Bô-lích-tích- côn Sờ-dai-anh. Vào cái trang này tớ thấy ngay trang đầu có phát huy tiềm năng quân đội của nhà nước Trung Cuốc bằng tấm h́nh 4 xe bọc thép và 1 Sinh viên của trường MIT đang đứng nghiên cứu về chính sách thực thi dân chủ của nhà nước Trung Cuốc trước mũi xe.Tớ thấy được đấ, để nhà tớ về nhờ mấy anh dịch vụ chua thêm cho nhà tớ vài tiếng nữa đă. Hôm nay tớ mới có học được hai cụm từ khó quá. Ǵ mà Bô-lích-tích.... và Sờ-dái-anh sờ... nghe sao mà giống cách phát âm của lăh đạo ta hôm gặp cái nhà ông Cờ-linh-tẩn ǵ ở Mỹ qua nói chuyện ấy ! Tớ thấy nhà bác Nông Đức Mạnh cứ bậm cái môi vẩu và 'Sờ -dái-anh-sờ' Cờ-linh-tẩn, nay hoá ra là bác Mạnh có ư nói chữ science. Th́ ra nhà tớ mới khám phá ra lănh đạo Nông Đức Mạnh có cái tật là ...ngọng cho nên ngài cứ ngửa mặt lên để ngóng là như thế.
-- Long Quan (but_chang_ta@yahoo.com), August 15, 2004.
Học Cho Đồng Bào
Trần Khải
Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi động đă trao cho các du học sinh một trách nhiệm hết sức lớn: học để cứu nước. Phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh cũng trao cho tuổi trẻ một sứ mệnh cực kỳ lớn: học để cứu nước. Và bây giờ, khi du học sinh Việt Nam được gửi đi nhiều nước để học, có bao nhiêu người trong các thế hệ đầu thế kỷ 21 c̣n mang trong ḷng hoá băo học để cứu nước? Và rồi sẽ có bao nhiêu du học sinh về nước? Và khi về, những ưu thắng của các nền văn hóa dân chủ có giúp chuyển biến ǵ cho những người tương lai sẽ lănh đạo đất nước, nếu họ may mắn tiến thân được? Họ rồi sẽ giúp ǵ được cho tiến tŕnh dân chủ ở quê nhà, khi bước vào trong một guồng máy mà chỗ nào cũng đầy công an? Đó quả là một phương tŕnh mang quá nhiều ẩn số và biến số.
Nhưng chính phủ Hà Nội có thật tâm cần những du học sinh naỳ về không? Đây cũng là câu hỏi không được trả lời minh bạch, có lẽ, bởi v́ dường như không phải môn học nào cũng được nhà nước hoan nghênh. Thí dụ, trên tờ Tuổi Trẻ hôm thứ bảy 7-8-2004, bản tin với nhan đề "Đă đến lúc kêu gọi các nhà khoa học VN trở về nước" ghi nhận về một buổi hội thảo khoa học có tên là "Gặp gỡ VN 2004" khai mạc tại Hà Nội ngày 6-8, cho cảm giác rằng h́nh như chính phủ chỉ muốn các nhà khoa học về nước thôi, c̣n th́ các ngành khác như văn chương, xă hội học, nhân văn, luật học, công quyền... không được đón nhận vui vẻ. Hoặc nếu có đón nhận, th́ cũng không được ưu tiên như các nhà khoa học.
Nh́n lại hơn một thập niên qua, thử đặt câu hỏi v́ sao Việt Nam bây giờ đỡ thê thảm hơn Bắc Hàn và Cuba? Chắc chắn là có nhiều yếu tố đă ảnh hưởng, nhưng có lẽ xuyên suốt chỉ là qua một chữ "học." Học là mở cửa, là đón luồng gió mới, là nhận thông tin mới, là lắng nghe, là bắt chước, là chịu bỏ cái cũ để theo cái mới. Chính "học" là ch́a khóa đă làm cho VN hôm nay khác hơn Bắc Hàn.
Đúng ra là c̣n có nhiều yếu tố khác đă thúc đẩy CSVN phải mở cửa. Chịu đi theo bước chân mở cửa của đàn anh Trung Quốc, sợ hăi trước làn sóng dân chủ đă làm sụp đổ Nga và Đông Aâu, mang ơn TT Bill Clinton ḥa dịu để bang giao với Mỹ... và nhiều yếu tố khác.
Hăy h́nh dung, nếu không có Clinton, nếu Mỹ vẫn cấm vận VN, nếu Đỗ Mười vẫn muôn năm trường trị như Kim Il-Jung, nếu chưa có đàn anh Đặng Tiểu B́nh thử nghiệm tṛ chơi mèo trắng mèo đen... th́ dân Việt Nam ḿnh cầm chắc là vẫn đói thê thảm như dân Bắc Hàn bây giờ (nếu chưa kịp sụp đổ như Liên Xô). Nh́n lại thời kỳ này, bây giờ mới thấy toàn đảng CSVN phải mang ơn sâu của Clinton và Đặng Tiểu B́nh v́ hai ông khổng lồ này đă giúp cơ hội mở bức màn tre cho VN. Chính sách đổi mới là một. Cánh cửa bang giao với Mỹ là hai. Đóng bít cửa như Kim Il-Jung th́ chỉ làm lợi cho vài cán bộ gộc thôi, thế mới sinh đủ tṛ như Tổng Cục 2, môät vài trùm công an đủ để hù dọa cả nước, làm kinh hăi toàn đảng, chụp mũ khắp Bộ Chính Trị...
Như vậy, ch́a khóa để cứu đói cho dân, và ở phương diện khác cũng là để cứu nguy chế độ CSVN, chính là chấp nhận sự biến đổi - nghĩa là chấp nhận cái mới, tức là chịu học. Đó là mới nói riêng phương diện kinh tế. C̣n nói về phương diện xă hội, nếu không có ông Clinton ḥa dịu th́ bây giờ vẫn chưa chắc có hiện tượng hàng chục ngàn Việt kiều về lấy vợ... Mà có thể vẫn c̣n màn xiết lệnh cấm du lịch như ông Bush mới áp dụng với Cuba mấy tuần trước. Hiển nhiên, Clinton cũng có tài của một bà mai nối một nhịp cầu; không biết đă có chú rể Việït Kiều nào dựng tượng thờ ông Clinton chưa....
C̣n về phương diện dân chủ, thực sự không hoàn toàn chắc là sự cởi mở kinh tế tất nhiên dẫn tới nhân quyền và dân chủ tự do. Những bước đi này trông rất là chậm. Hiện tượng này đang xảy ra ở Hoa Lục và Việt Nam. Người dân chỉ được một số cởi mở về mặt đời sống. Nhưng bất cứ những ǵ liên hệ tới chính trị đều bị đàn áp tàn bạo. Như vậy, câu hỏi bây giờ là những ǵ đảng CSVN chấp nhận mở cửa được, th́ xă hội VN đă phần lớn mở rồi, duy chỉ c̣n bế tắc là chỗ nhân quyền và dân chủ đa nguyên thôi - vài nhóm chữ c̣n tối kỵ ở quê nhà.
Vậy th́, tác nhân mới để thúc đẩy VN biến đổi sẽ nằm ở đâu? Chắc chắn là có nhiều tác nhân mới, nhưng về mặt lâu dài, có lẽ du học sinh sẽ đóng được vai tṛ quan trọng, bất kể các du học sinh này có là con cháu cán bộ. Bởi v́, khi họ trở về VN từ các đại học Aâu-Mỹ, điều đầu tiên họ thấy sẽ là những bất công, những sai trái của một xă hội đang cần các biến đổi mới.
Điều này đang xảy ra ở Trung Quốc, nhưng thấy rơ là cần rất nhiều thời gian, bởi v́ không phải du học sinh nào ra đi cũng mang tâm thức "học cho đồng bào." Đa số, thật ra là muốn t́m cách ở lại Hoa Kỳ. Theo một bài viết trên tờ Los Angeles Times hôm chủ nhật tuần trước, trong hai thập niên qua, có 600,000 học tṛ Hoa Lục đă rời nước để du học hải ngoại, nhưng chỉ có 160,000 du học sinh về lại sau khi học xong. Các thống kê đó dựa theo thông tin của chính phủ Bắc Kinh. Nhưng về với tỉ lệ như thế cũng là đỡ rồi. C̣n hơn là không một ai về.
Du học sinh mà chịu trở về nước ai cũng biết là hy sinh nhiều lắm. Nhất là khi phải trở về một đất nước c̣n độc tài độc đảng, không chỉ chịu đựng một số bất công áp bức, dù là có nhẹ thở hơn đa số đồng bào, nhưng c̣n chịu một mức lương bổng cầm chắc là thua xa đồng lương họ có thể kiếm được ở các nước Aâu-Mỹ.
Những người đi du học trở về nước được dân Hoa Lục gọi là "hải quy," nghĩa là "trở về nước sau khi du học hải ngoại," với nghĩa quy là về và hải là ngoài Hoa Lục. Nhưng dần dà, chữ "hải quy" được viết trong kiểu đùa nghịch, để biến thành nghĩa hải quy là "rùa biển."
Ngay cả khi có rùa biển nào kiếm được việc làm tại các công ty đa quốc, th́ mức lương cũng thua xa các bạn của họ ở hải ngoại. Eddie Ng, người trách nhiệm thuê mướn nhân viên cho một ngân hàng đa quốc ở Hồng Kông, nói về một số rùa biển c̣n ảo tưởng, "Nhiều sinh viên nghĩ là mọi chuyện cũng y hệt như ở Mỹ hay Aâu Châu." Oâng nói, sinh viên ngoại quốc có các văn bằng về tài chánh thường mong đợi mức lương 50,000 Mỹ Kim một năm, nhưng thực tế nhiều ngân hàng sẽ chỉ trả 5,000 Mỹ Kim một năm. "Họ muốn 10 lần nhiều hơn mức lương mà thị trường chấp nhận. Mỗi ngày, tôi ngồi đối diện với một trong các sinh viên du học trở về này, và nói với họ tin không vui: chuyện đó sẽ không xảy ra."
Ma Xinjun, quản trị của công ty nhân dụng Beijing Talent Service Center, kể về một nhân viên có lương 6,000$/năm trong một công ty kỹ thuật cao. Người này đi du học ở ngoài nước, và rồi trở về xin vào lại hăng cũ. Chỉ có một việc làm đón nhận anh: việc làm cũ, cùng mức lương.
Thử suy nghĩ, nếu tất cả du học sinh ra đi và không về lại, th́ đất nước Việt Nam rồi sẽ ra sao? Nhưng cũng không thể bắt buộc các cô cậu rùa biển phải chịu quá nhiều thiệt tḥi khi về nước. Tất nhiên là có nhiều du học sinh mang tâm huyết "học cho đồng bào ḿnh," nhưng nếu trở về mà hy sinh quá nhiều, th́ cũng không làm ai hoan hỉ. Chỗ này có phần lớn là trách nhiệm của nhà nước: nếu chính phủ bày tỏ quyết tâm chịu học, chịu lắng nghe, chịu đổi mới, và trong tương lai chịu chấp nhận các tiếng nói đối lập, th́ không chỉ các du học sinh sẽ trở về, mà cả Việt Kiều cũng sẵn ḷng hy sinh về giúp.
C̣n như nhà nước quyết tâm theo gương kềm kẹp của Bắc Hàn, th́ số người về sẽ không bao nhiêu, cho dù có là du học sinh, chứ đừng nói tới Việt kiều. Bởi v́ những hy sinh vật chất th́ vẫn có thể chịu đựng được, nhưng nh́n thấy viễn ảnh đất nước u tối mờ mịt dưới chế độ công an trị th́ sẽ không ai muốn giúp vun bồi chế độ, kể cả các du học sinh có là con cháu cán bộ. Bởi v́, khi một du học sinh đă từng hít thở được niềm hạnh phúc của tự do dân chủ ở Aâu Mỹ, th́ có ai nỡ ḷng nào về nước để góp sức xiết cổ đồng bào ḿnh? Thà là làm một nhà thơ lang thang vô gia cư ở hè phố New York, c̣n hơn là làm một ông tướng công an Tổng Cục 2 chuyên đi ŕnh rập, bóp xiết đồng bào.
Do vậy, trước khi du học sinh học những tiến bộ của nước người, th́ nhà nước cần phải biết học trước đă -- và đây là cái học của lắng nghe, của rời bỏ cái cũ để theo cái mới, của thật tâm ḥa giải, của thật tâm dân chủ. Đó là chỗ để suy nghĩ vậy.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 15, 2004.