Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Thanh Trừng Lớn Lao, Loạn Cung Đ́nh Tại Hà Nội

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Hà Nội - VNN) Trong những ngày qua, có nhiều biến động cho thấy có những cuộc thanh trừng lớn lao trong hàng ngũ lănh đạo thượng tầng của đảng cộng sản Việt Nam. Bản tin Đài Á Châu Tự Do trong cuối tuần đă loan tin như sau: "Hà Nội hiện đang xôn xao v́ tin hai sĩ quan lănh đạo tổng cục 2 đă bỏ trốn, và nhà riêng của cựu đại tướng Lê Đức Anh đang được công an canh gác bên ngoài cẩn mật suốt ngày đêm. Nguồn tin riêng của đài RFA từ bộ quốc pḥng Việt Nam, không muốn tiết lộ danh tính, cho biết hai nhân vật lănh đạo tổng cục 2, ông Vũ Chính và con rể là ông Nguyễn Chí Vịnh, đă rời khỏi nhà riêng đi đâu không ai biết. Nguồn tin tiết lộ thêm, giới lănh đạo Hà Nội hiện rất bối rối v́ đă không thể ngăn được sự việc bị tiết lộ rộng răi. Nhiều cán bộ đảng viên lăo thành trong và ngoài quân đội muốn Bộ chính trị nhân bưc thư tố cáo của thượng tuớng Nguyễn Nam Khánh hăy lọai trừ ngay những tay chân của ông Lê Đức Anh và những nhân vật bảo thủ ủng hộ ông ta."

Lá mật thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cán bộ cao cấp Trung ương đảng CSVN, mới được phổ biến rộng răi vào tuần trước tại hải ngoại đă tố cáo sự phi pháp của Pháp lệnh và Nghị định 96/CP về t́nh báo quốc pḥng và sự lộng quyền tàn sát chính trị của Tổng cục 2 (tức Tổng cục t́nh báo quân sự).

Lá thư này đă gây chấn động toàn đảng CSVN, khi kể ra các cuộc tranh chấp nội bộ, thanh trừng đồng chí, tra tấn và thảm sát các đảng viên cao cấp, nguy cơ đảo chánh cung đ́nh, v.v... Thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh thực ra là gửi lên Trung ương đảng, được xếp vào hồ sơ tối mật, nhưng cũng được tiết lộ qua các cán bộ cấp tiến.

Thượng tướng hồi hưu Nguyễn Nam Khánh nguyên là Ủy viên Quân ủy trong Ban Chấp hành Trung ương các khóa 5, 6 và 7, từng giữ các chức vụ trọng yếu như Cục phó Cục Tuyên huấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5, Phó chủ nhiệm kiêm Bí thư đảng ủy Tổng cục Chính trị Quân đội cộng sản, do đó, những tiết lộ qua bức thư của ông mang tầm quan trọng cho sự lượng định t́nh h́nh đảng CSVN, một t́nh h́nh tranh chấp rối ren, nhưng lại bỏ mặc dân t́nh trong đói, nghèo và áp bức. Lo sợ thư phản kháng của Tướng Nguyễn Nam Khánh thất thoát ra ngoài dân chúng, công an đă lùng soát dữ dội trong nước mấy tuần lễ qua. Điển h́nh là đại tá Đào Trọng Sỹ cầm đầu toán công an đến khám xét nhà ông Lê Hồng Hà ở 62 phố Ngô Quyền, Hà Nội, suốt 4 tiếng đồng hồ hôm 10.7 theo lời tố cáo của ông Trần đại Sơn qua lá thư đề ngày 20.7. Cuộc lục soát không mang lại kết quả, nhưng sau đó mấy hôm, lá thư mật nói trên đă được tung ra trên internet. Nội dung lá thư nêu lên nhiều chi tiết cụ thể cho thấy có cuộc thanh trừng dữ dội giữa các phe phái thượng tầng đảng CSVN, và t́nh h́nh càng lúc càng trầm trọng hơn lên khiến đă có cán bộ cao cấp phải t́m đường thoát thân.

----------------------------------------

Hoa Kỳ Và Các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế Đả Kích CSVN Tuyên Án Tù Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Hà Nội - VNN) Theo tin của hăng thông tấn Reuters và AFP đánh đi từ Hà nội hôm Thứ Sáu 30/7, các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa kỳ đă lên tiếng đả kích CSVN về việc kết án tù một nhân vật bất đồng chính kiến v́ ông đă cho phổ biến trên Internet một bài viết chỉ trích những hạn chế của chính phủ đối với ngành truyền thông. Các hăng tin trích thuật thông cáo của Hội Ân xá Quốc tế nói rằng, Hội vô cùng bất măn trước án tù 30 tháng mà Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị tuyên phạt hôm Thứ Năm 29/7 trong một phiên xử kín và không có luật sư biện hộ. Hội Ân xá Quốc tế đ̣i chính phủ CSVN trả tự do ngay tức khắc cho bác sĩ Quế, người mà hội gọi là một tù nhân lương tâm. Đồng thời, trong một thông cáo phổ biến cùng ngày, Tổ chức Bảo vệ Kư giả cũng lên án vụ này và đ̣i giới hữu trách Hà nội phải hủy bỏ bản án bất công đó và trả tự do ngay lập tức cho bác sĩ Quế. Tổ chức Human Rights Watch cũng đưa ra nhận định tương tự và yêu cầu chính quyền Hà nội ngưng bách hại những người cầm bút và các nhà trí thức chỉ v́ họ công khai kêu gọi chính phủ tôn trọng nhân quyền và thực thi cải cách dân chủ.

Ngoài ra, các viên chức của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà nội cho báo chí biết rằng, Bộ ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn đă hối thúc CSVN trả tự do ngay tức khắc cho bác sĩ Quế và tất cả những người khác đang bị giam cầm chỉ v́ đă bày tỏ ư kiến của ḿnh một cách ôn ḥa. Tưởng cũng nên nhắc lại là bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă bị bắt hôm 17 tháng 3 năm ngoái ở Sài G̣n v́ trước đó vài ngày ông đă phổ biến một bài viết trên Internet chỉ trích t́nh trạng thiếu tự do thông tin ở Việt Nam. Năm 1991, nhân vật tranh đấu cho dân chủ năm nay 62 tuổi này cũng đă bị giới hữu trách Hà nội tuyên án tù 20 năm v́ công khai kêu gọi tổ chức bầu cử tự do và thiết lập hệ thống chính trị đa đảng.

Trước đây, cũng trong tháng 7 này, hai nhân vật bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam, là ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê, cũng đă bị CSVN tuyên án 19 tháng tù với tội danh gọi là "Lạm dụng quyền tự do dân chủ để gây thương tổn cho quyền lợi quốc gia" v́ họ có những hoạt động tương tự như bác sĩ Quế là dùng Internet để kêu gọi chính quyền thực thi dân chủ.

------------------------------

Hàng Loạt Các Công Ty Dệt May Đang Có Nguy Cơ Phải Đóng Cửa

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Sài G̣n - VNN) Trong buổi họp bàn "Làm thế nào để doanh nghiệp may mặc Việt Nam và công nhân có thể tồn tại trong năm 2005" sáng qua tại Sài G̣n, bà Brenda Jocobs, đại diện các nhà nhập cảng hàng dệt may của Mỹ đă đưa ra những cảnh báo khi quota của các quốc gia thành viên WTO được băi bỏ mà CSVN vẫn bị áp dụng.

Theo bà Jocobs, ngay khi hệ thống hạn ngạch cho các nước thành viên WTO được băi bỏ, xuất cảng dệt may sang thị trường Mỹ sẽ đối diện với nhiều rào cản mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen. V́ khi đó, sẽ có nhiều nước đưa hàng vào và phía Mỹ sẽ đưa ra các h́nh thức bảo hộ mới cho doanh nghiệp trong nước. Một h́nh thức bảo hộ có thể dễ thấy nhất, đó là các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng may mặc. Bà Jocobs đă khuyến cáo: "Các doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị tốt các thủ tục để chống đỡ khi các vụ kiện bán phá giá đó xảy ra".

Một điểm khác mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ư, đó là khi hạn ngạch không c̣n, các công ty Mỹ sẽ thay đổi cách làm ăn của ḿnh. Trước đây, sau khi giao hạn ngạch, các khách hàng Mỹ chỉ việc chờ đến thời hạn để nhận hàng đủ chỉ tiêu và chất lượng. Nhưng sau 2005, họ phải chọn lựa kỹ càng trước khi kư hợp đồng nhập cảng. Mỹ sẽ t́m đến những nước nào có nguyên phụ liệu và sản phẩm tốt, có nhiều lợi thế. Họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi vẫn c̣n hạn ngạch. Và theo bà Jocobs, khi xem xét mua hàng, chắc chắn họ sẽ đến những nơi không c̣n hạn ngạch như Hong Kong, Trung Quốc, Ấn Độ... chứ không phải Việt Nam (v́ Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên WTO). Trung Quốc hiện vẫn được xem là đứng đầu bảng trong những nước có thành tích xuất cảng, trong khi đó Việt Nam chỉ mới đứng thứ 8. Và Trung Quốc có thể sẽ phát triển hơn nữa ngoài các loại hàng miễn quota. Kế đó, bà Jocobs cảnh báo rằng: "Phân tích 3 điểm trên, có thể nh́n thấy nguy cơ nhiều nhà máy dệt may Việt Nam sẽ đóng cửa. V́ khách Mỹ sẽ quay sang hợp tác với các nước không c̣n hạn ngạch. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không c̣n thị trường xuất cảng. Nếu chỉ bán trong thị trường nội địa sẽ không có nhiều lợi nhuận".

Việc phân bổ quota dệt may đến nay vẫn chưa được rơ ràng cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp CSVN, giữa lúc mà thị trường thế giới đang cạnh tranh gay gắt.

Cùng chung quan điểm với bà Jocobs, ông Kemp Chalmers Chủ tịch hiệp hội may mặc Hàn Quốc cho rằng, trong 2005 người mua hàng sẽ xem xét kỹ những sản phẩm hàng hóa và những doanh nghiệp nào được ưa chuộng. Họ cũng xem xét cân đối giữa chất lượng sản phẩm và giá cả. "Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và Việt Nam đang là một nước có nhiều điều bất lợi. V́ cho tới nay phương án phân bổ quota vẫn chưa được chính thức công bố cho các doanh nghiệp", ông Chalmers nói.

Đại diện cho cơ quan chủ quản của ngành dệt may, Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Công nghiệp CSVN cũng thú nhận những khó khăn đang đón đợi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Khu cho rằng, các doanh nghiệp CSVN có thể vượt qua được thách thức bởi ngành dệt may có nhiều lợi thế về ... "nhân lực và vẫn có thể phát triển tốt thị trường nội địa".

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

Hơn 130 Công Nhân Nhà Máy Giày Triều Phú Bị Ngộ Độc

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Sài G̣n - VNN) Sau bữa cơm trưa ngày 30/7/04 khoảng 1 giờ tại công ty giày Triều Phú thuộc quận B́nh Chánh, Sài G̣n, 131 công nhân cảm thấy chóng mặt, đau bụng, muốn ói mửa. Tất cả đă được đưa đi cấp cứu ngay.

Nạn nhân Trần Thị Kim Cương (sinh năm 1980), là một trong số hơn 100 công nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, vào khoảng 12g trưa, chị xuống bếp ăn tập thể của công ty để ăn trưa. Bữa ăn gồm có hai loại cơm chay và cơm thịt. Do thấy thịt h́nh như chưa chín nên chị Cương quyết định chọn cơm chay gồm đậu hũ, giá xào, canh rau dền. Và chỉ sau một tiếng đồng hồ ăn trưa, chị thấy bụng đau quằn quại, và buồn nôn. Hiện chị Cương vẫn c̣n tiếp tục chóng mặt và đau bụng.

Hơn 30 công nhân khác cũng đang được cấp cứu tại Trung tâm y tế B́nh Chánh, bệnh viện Trưng Vương và Triệu An. Theo Phạm Thu Hà, Giám đốc công ty giày Triều Phú th́ cách đây một tuần, có 10 công nhân đă bị ngộ độc tương tự. Ban lănh đạo công ty đă quyết định thay đơn vị lo bữa ăn cho công nhân, trước là hộ tư nhân Nguyễn Thị Thuỷ, bằng công ty Thuận Phát. Bữa trưa hôm đó là ngày đầu tiên đầu bếp mới nấu nướng.

Triều Phú đă ứng ra hơn 10 triệu đồng để hỗ trợ viện phí cho nhân viên. Vụ trúng độc này đang được nhà chức trách điều tra để làm rơ nội vụ. Các vụ trúng độc do thực phẩm nấu nướng tại Việt Nam ngày một nhiều, nguyên nhân thường do nấu nướng mất vệ sinh, nhiễm hóa chất độc hại, hoặc do thực phẩm ôi cũ, nhiễm trùng...

------------- --------------------

Công Nhân Đi Lao Động Nước Ngoài Liên Tiếp Bị Các Công Ty Nhà Nước Lừa Bịp.

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Hà Nội - VNN) Liên tiếp trong hai ngày 27, 28/7, 10 thanh niên quê ở các tỉnh Thái Nguyên, Thái B́nh và Lạng Sơn, khẩn thiết kêu cứu nhiều cơ quan chức năng của nhà nước CSVN can thiệp v́ họ đă mất hàng chục triệu đồng mà không được xuất cảng sang Mă Lai như đă được hứa hẹn. Trong năm 2003, những người này đă đóng mỗi người hơn 18 triệu đồng cho Công ty xây dựng và phục vụ việc làm Youthexco Đà Nẵng, chi nhánh tại Hà Nội, để được đi lao động ở Mă Lai.

Theo anh Đỗ Văn Khương ở xă Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cho hay: sau khi hoàn tất các loại giấy tờ liên quan, các giới chức cán bộ của Chi nhánh Youthexco tại Hà Nội hứa hẹn rằng, trong ṿng 3 tháng, tất cả các anh em trong đoàn sẽ lên máy bay sang Mă Lai. Thế nhưng, đến nay đă có người 1 năm, 2 năm, 8 tháng... vẫn không được đi. Sau đó, do bị Bộ Lao động -Thương binh và Xă hội tạm đ́nh chỉ đưa công nhân sang Mă Lai nên Chi nhánh Youthexco Hà Nội đă "sang tay" những người này cho Trung tâm Xuất nhập khẩu xây dựng COSEVCO, thuộc Tổng công ty Xây dựng miền Trung, đóng tại Đà Nẵng và tiếp tục đưa ra những lời hứa hẹn mới để trấn an họ.

Anh Dương Thanh Hải, trú quán tại xóm 3, xă Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên, đă tâm sự rằng: "Chúng tôi là những người nông dân khổ cực. Nếu thời gian cứ kéo dài, th́ chúng tôi phải bán nhà để trả tiền vay ngân hàng. Chúng tôi rất nóng ḷng, bởi đă nợ tiền cơm hơn 500.000 đồng rồi". Anh Vũ Văn Hiếu, nhà ở Tiền Hải, tỉnh Thái B́nh, kể: "Vào đến Đà Nẵng được 1 tuần th́ COSEVCO đ̣i chúng tôi nộp giấy chứng nhận "không có tiền án, tiền sự" mới xem xét, giải quyết cho đi. Sau đó, lại bảo Trung tâm đang liên lạc với các đối tác nước ngoài để đưa chúng tôi đi qua Mă Lai. Nhưng khi chúng tôi hỏi họ chờ đến bao giờ th́ họ không nói".

Tại cơ sở 2 đóng tại 66 Văn Cao (Đà Nẵng), Lê Văn Quế, Phó giám đốc và Lê Văn Cảm, Trưởng pḥng xuất khẩu lao động cho rằng, v́ "t́nh nghĩa" doanh nghiệp đóng chung trên địa bàn nên COSEVCO đă giúp đỡ Youthexco đưa những người lao động này sang Mă Lai. Tuy nhiên, đến lúc này chưa đưa đi được v́ những người này chưa đáp ứng yêu cầu của COSEVCO. Hơn nữa, do đối tác bên Mă lai chưa có thông báo đồng ư tiếp nhận nên phải chờ. Song cả Quế và Cảm đều không biết sẽ phải chờ đến bao giờ. Trong khi đó, dù đang phải nằm trong bệnh viện, nhưng Lê Tấn Minh, Giám đốc Youthexco cũng xác định: "COSEVCO không thể trốn tránh trách nhiệm trong việc đưa những người này sang lao động tại Mă Lai".

----------------------------------------

10 Công Nhân Làm Kiệt Sức Mà C̣n Bị Chủ Sa Thải

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 3/08/2004

(Sài G̣n - VNN) Sau nhiều tháng bị Công ty Nhật Đạt Hân, một công ty có 100% vốn của Đài Loan ở sài G̣n cưỡng ép tăng ca, khoảng 10 công nhân quá mệt mỏi, bỏ về giữa giờ làm chiều 30/7 và đă bị công ty này đuổi việc ngay sáng hôm sau.

Theo lời trần t́nh của công nhân công ty Nhật Đạt Hân cho hay, từ chiều 30/7, do quá mệt mỏi v́ bị tăng ca liên tục, số công nhân nói trên đă tự ư nghỉ việc giữa chừng và bỏ về nhà để phản đối ban giám đốc công ty. Sáng 31/7, những công nhân này đi làm trở lại, th́ nghe tuyên bố "cho nghỉ việc" mà không có được một lời giải thích lư do của ban giám đốc công ty.

Cũng theo lời của các công nhân, Công ty Nhật Đạt Hân là doanh nghiệp "lạ’’ nhất trên địa bàn Q.12, Sài G̣n. Dù thành lập đă gần 3 năm, từ tháng 9/2002, nhưng Công ty này chưa thành lập tổ chức Công đoàn, không kư hợp đồng với công nhân, không đóng bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế và giải quyết các chế độ chính sách khác cho họ.

Đặc biệt là t́nh trạng tăng ca, tăng giờ làm đến ’’chóng mặt’’. Trung b́nh công nhân may phải làm thêm 80-100 giờ/tháng, đi làm cả vào Thứ Bảy và Chủ Nhật. Trường hợp đặc biệt, anh Nguyễn Văn Mai (Bộ phận làm nút áo) phải làm thêm tới 236 giờ/tháng (trong khi Luật Lao động của CSVN chỉ cho phép tăng ca 200 giờ/năm), anh Vơ Xuân Long tăng 108 giờ/tháng... Đă có nhiều trường hợp công nhân nữ kiệt sức, ngất xỉu ngay bên bàn máy may.

Có công nhân c̣n tố cáo, Công ty Nhật Đạt Hân thường ra ’’chiêu’’ đối phó với các đoàn kiểm tra bằng cách thưởng 50.000 đồng cho người nói "đúng bài" khi được hỏi về điều kiện lao động, chế độ chính sách... ở đây.

Đến 14g cùng ngày, số công nhân bị đuổi việc vẫn tiếp tục ngồi chờ giải quyết bên ngoài Công ty Nhật Đạt Hân; tuy nhiên họ không được tiếp xúc với bất cứ cơ quan có trách nhiệm nào của nhà nước CSVN, kể cả Liên đoàn Lao động, một cơ cấu chuyên phục vụ quyền lợi cho các chủ công ty ngoại quốc hơn là cho công nhân.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

CƠ HỘI LỊCH SỬ THÁNG 8 NĂM 1945

Trich Lich Su VN - http://lichsuviet.cjb.net/ - Hà Nhân - 1945 Published: Saturday, 31-Jul-2004

Nhiều người, kể cả nhiều sử gia cho rằng biến cố Tháng Tám năm 1945 khi Nhật đầu hàng là một cơ hội tốt đẹp có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Nhận xét này khá xác đáng, chỉ cần lướt qua những biến cố và t́nh h́nh trong và ngoài nước lúc ấy cũng đủ để công nhận điều đó.Theo tài liệu của các phe phái, kư ức của những người có tham dự vào hoặc có lưu tâm đến các hoạt động chính trị, cách mạng thời ấy th́ thời gian từ lúc Mỹ đánh quả bom nguyên tử thứ nhất ngày 6/8/1945, những người Việt Nam yêu nước đều nôn nóng với hy vọng tha thiết nước nhà sẽ được độc lập. Tin Nhật đầu hàng Đồng Minh càng làm họ phấn khởi hơn nữa.Trong hy vọng náo nức ấy, nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đều sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước tuy rằng phần lớn không quan tâm đến việc chế độ sẽ cầm quyền ở nước ḿnh sẽ như thế nào. Về phía các đảng cách mạng, đảng nào cũng ráo riết củng cố lực lượng đợi lệnh đứng lên giành chính quyền lúc ấy trong tay chính phủ Trần Trọng Kim của Hoàng Đế Bảo Đại.Chính quyền Bảo Đại ra Tuyên Ngôn Độc Lập hôm 11/3/1945 sau khi Nhật đạp đổ chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương 9/3/1945, giành lại chủ quyền cả ba phần đất nước, đơn phương xé bỏ các hiệp ước bất b́nh đẳng với Pháp đă kư từ triều Tự Đức trở về sau. Nhưng chính phủ này c̣n quá yếu, chưa thể hành động thích ứng với t́nh h́nh mới.

Theo các nhận định của mọi phe phái th́ lúc ấy trong tất cả các đảng phái Việt Nam, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh mà chủ yếu trong đó có Mặt Trận Quốc Dân Đảng gồm hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt kết hợp lại, là lực lượng mạnh nhất. Lúc ấy mặt trận này có đủ sức mạnh quân sự để đảo chính và bảo vệ chính quyền. Nhưng các lănh tụ Mặt Trận không tán thành giải pháp cướp chính quyền mặc dù có tin Mặt Trận Việt Minh (VN Độc Lập Đồng Minh Hội) sẽ đảo chính.Các lănh tụ có tài và nhiều uy tín như cố lănh tụTrương Tử Anh lại tỏ ra không nhất quyết, phản đối đề nghị dùng binh lực mạnh để nắm chính quyền không để Việt Minh ra tay trước. Lănh tụ Việt Quốc Chu Bá Phượng tán đồng quan điểm của lănh tụ Đại Việt Trương Tử Anh, cho rằng không thể hợp tác với Nhật để đoạt chính quyền, và nếu Việt Minh đoạt chính quyền trước cũng không sợ v́ lục lượng của phe không- Cộng-Sản mạnh hơn nhiều và nhân dân sẽ ủng hộ phe quốc gia nếu Việt Minh trở mặt.Theo các lănh tụ chủ ḥa th́ đảng phái nào cũng v́ độc lập của Tổ Quốc, đều có thể hợp tác. Nếu manh động để có thể gây ra "nồi da xáo thịt" th́ có tội với lịch sử. Riêng lănh tụ trẻ tuổi Lê Khang (tức Lê Ninh) kịch liệt phản đối cho rằng các đồng chí lănh đạo chưa hiểu rơ bản chất của các phần tử lănh đạo Cộng Sản là những người sẵn sàng đi với bất cứ thế lực nào (Thực Dân Pháp hay Quân Phiệt Trung Hoa) miễn là nhằm củng cố quyền lực của họ và tiêu diệt được phe quốc gia.

Lời tiên đoán của Lê Khang đă trở thành sự thực không đầy ít ngày sau đó và c̣n kéo dài đến ngày nay. Phe đảng phái quốc gia bị cho là đă bỏ lỡ một cơ hội có một không hai để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và phú cường. C̣n ǵ đẹp và dễ dàng hơn cho một chính quyền thay thế chế độ thực dân và phong kiến bằng một chế độ dân chủ tự do mà không tốn máu xương.Nhưng xét cho kỹ, không riêng ǵ các lănh tụ như Trương Tử Anh và Chu Bá Phượng do dự không chọn giải pháp binh lực. Các vị này làm cách mạng vương đạo, ai ở vào trường hợp các vị chắc cũng phải hành động như thế mà thôi. Chỉ những lănh tụ thực tế như Lê Khang mới có khuynh hướng dùng bạo lực để trị bạo lực. Trên b́nh diện trách nhiệm cá nhân trước tiền đồ an nguy của tổ quốc và nhân dân, ai dám quyết định một việc trọng đại như thế với nhiều rủi ro xương máu.

Quyết định của các lănh tụ họ Trương và họ Chu không đáng trách, v́ sau đó 6 tháng cụ Nguyễn Hải Thần lănh đạo VN Cách Mạng Đồng Minh Hội cũng v́ sợ trách nhiệm với lịch sử, bằng ḷng ḥa giải với ông Hồ lập chính phủ liên hiệp thay v́ dùng binh hùng tướng mạnh giải tán chính quyền của ông Hồ.

Không đáng trách nhưng rất đáng tiếc. Đành than rằng chẳng qua chỉ là v́ vận mệnh của đất nước đến hồi mạt rệp mới xui khiến cho chó nhẩy bàn độc, thằng lên ông, ông xuống thằng, kẻ gian thắng người ngay, dân lành chịu chết chóc máu lửa trên một đất nước tan hoang cả về đạo đức lẫn văn hóa.Đó là những điều mà hầu hết những ai đă đứng tuổi trở lên đều biết rơ. Nhưng có một câu hỏi đáng được nêu ra là nếu như hồi ấy các đảng phái phe quốc gia đoạt chính quyền kịp thời, không bị đảng Cộng Sản phỗng tay trên th́ Việt Nam đă đi về đâu ?Một yếu tố quan trọng trong t́nh h́nh lúc ấy là chủ trương trở lại tái chiếm thuộc địa Đông Dương của chính phủ Pháp. Dù chính phủ nào được lập ra ở Việt Nam cũng sẽ phải chọn giải pháp kháng chiến, v́ sau Thế Chiến II nước Pháp hăm hở giành lại ngôi vị cường quốc với các thuộc địa mầu mỡ, nên họ không chịu nhượng bộ các dân tộc bị trị dưới tay họ nếu họ không bị áp lực chống đối mạnh.

Tinh thần giới thanh thiếu niên và sĩ phu Việt Nam hồi ấy rất cao. Nỗi thèm khát độc lập và tự do dân chủ bốc lửa trong ḷng ho.. Họ sẵn sàng phục vụ bất cứ chế độ nào cầm quyền kháng chiến. Họ sẵn sàng hy sinh xương máu để chống ngoại xâm. Dù chế độ nào họ cũng xả thân như thế.Tưởng cũng nên xác định rằng tất cả các đảng phái quốc cộng hồi ấy đều góp phần khá lớn vào việc giáo dục, tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia và ủng hộ cuộc kháng chiến. Kỳ công này là của chung mọi phần tử yêu nước, không phải là của riêng đảng CSVN.Nếu sau ngày Nhật đầu hàng mà Việt Nam có một chính quyền không- Cộng-Sản th́ chắc chắn Hoa Kỳ và Đồng Minh sẽ phải ủng hộ Viêt Nam trong các cuộc tranh chấp và thương thuyết giành độc lập như Nam Dương đ̣i độc lập chống Ḥa Lan.

Khi ấy Chiến Tranh Lạnh bắt đầu, áp lực phải trả độc lập cho các thuộc địa dâng cao, Pháp không thể đủ sức chống lại khuynh hướng chung của các cường quốc tư bản.Cuộc kháng chiến do một chính quyền không-Cộng-Sản lănh đạo sẽ được quần chúng mọi tôn giáo, mọi giai cấp, mọi xu hướng chính trị ủng hộ mạnh hơn và không bị chia rẽ khiến nảy sinh một phe chống Cộng đứng về phía Thực Dân Pháp. Các cường quốc yên tâm không e ngại về một chế độ Cộng Sản ở Việt Nam làm tay chân cho Liên Xô và Trung Cộng. Nhờ vậy cuộc kháng chiến rất có thể đạt được thành công lớn lao hơn và mau chóng hơn khá xa trước năm 1954.Ngoài ra, cuộc chiến tranh 1960-1975 và một đất nước bị tàn phá với 3 triệu người chết, dân tộc chia rẽ, đă không xẩy rạ Nền kinh tế chắc chắn đă phát triển mạnh và Việt Nam đă thành một con rồng 9 móng trong vùng Á Châu, hơn hẳn Ấn Độ và Đài Loan, vượt xa Thái, Mă, Tân Gia Ba và Nam Dương.

Một nước Việt Nam thống nhất thân Tây Phương c̣n có thể ảnh huởng đến sự tồn vong của chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng và có thể đến cả t́nh h́nh Triều Tiên.Tuy thế, tính đi th́ c̣n phải tính lại. Phải xét đến những rủi ro khó tránh. Dù cho có một chế độ dân chủ với nền kinh tế và quân sự mạnh lên cầm quyền sau khi Nhật đầu hàng, Việt Nam vẫn bị phe Cộng Sản gây nhiều khó khăn lớn. Trung Cộng và Hồ Chi Minh chắc chắn không để cho một chính phủ thân Tây Phương ở Việt Nam yên ổn xây dựng đất nước dưới thể chế tư bản.Đảng CSVN sẽ không ngại ngùng tung ra những chiến dịch phiến động, đánh du kích gây xáo trộn, ung thối nông thôn nhất là ở các tỉnh giáp với Hoa Lục và Bắc Lào. Trung Cộng chắc chắn sẽ yểm trợ đảng CSVN h́nh thành một mặt trận phiến động như ở Mă Lai và Phi Luật Tân. Mặt trận này sẽ chiến đấu và phá phách trong một giới hạn và phạm vi vừa đủ cho nhu cầu an ninh của Cộng Sản Hoa Lục.Nhưng đáng ngại nhất đối với một nước Việt Nam dân chủ giành được độc lập tháng 8 năm 1945 là ngay trong ḷng nền độc lập ấỵ T́nh h́nh vào thời ấy không thấy có ǵ bảo đảm là Việt Nam không rơi vào tay một chế độ độc tài, hay quân phiệt dù không phải là một chế độ Cộng Sản.

Gần như tất cả các tổ chức cách mạng hồi ấy đều chủ trương tranh đấu bằng bạo lực, bằng sắt máu.Lực lượng của Quốc Dân Đảng khi ấy có lúc lấy tên là Thiết Huyết Quân. Các tổ chức này cũng chủ trương một đường lối có khuynh hướng xă hội mềm dẻo (với chiêu bài ưu tiên nâng đỡ dân nghèo), chính quyền can thiệp vào nền kinh tế để bảo đảm công bằng xă hội, thậm chí san sẻ bớt của nhà giầu cho nhà nghèo tuy ở mức độ không cực đoan như chủ trương của Cộng Sản.Các chủ trương đường lối và chính sách yêu nước cực đoan, cách mạng xă hội, cải cách kinh tế và văn hóa... đều có thể dẫn đến độc tài. Nguy hiểm nhất là khi một hay nhiều lănh tụ thành công ở một số lănh vực, họ dễ mắc bệnh "say quyền hành" để trở thành chuyên chế. Họ càng dễ nhiễm bệnh độc đoán nếu có một đám bầy tôi giỏi xiểm nịnh và xúi giục, hoặc được các cường quốc bao che.

Hậu quả của t́nh trạng như vậy khó có thể đoán trước. Nhưng chắc chắn là sẽ có một đất nước Việt Nam không ổn định, nhiều bất công, phiến quân hoành hành, tất cả đều gây tác dụng xấu cho những tiến bộ kinh tế, xă hội, văn hóa, quân sư.... Tuy rằng dẫu có tồi tệ mấy chăng nữa, một chế độ như vậy vẫn c̣n dễ sống hơn là dưới chế độ CSVN hiện nay. Dầu sao, các lănh tụ có uy tín, có tài đức của phe quốc gia cũng đáng tin tưởng hơn ông Hồ Chí Minh.Những ai nghĩ rằng t́nh trạng như thế không xẩy ra nếu năm 1945 chính quyền rơi vào tay phe quốc gia, xin hăy ngó lướt qua nạn chia rẽ, hiềm khích, phân hóa trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại giữa những nhân vật thuộc hàng con cháu của thế hệ cách mạng 1930-1945. Năm 1954, mất một nửa đất nước, năm 1975 mất hết trắng tay mà dường như nhiều người vẫn không học hỏi được điều ǵ trong bài "bó đũa" Họ tiếp tục mạ lị nhau, đánh phá nhau một cách hung hăn thô bạo c̣n hơn đối với kẻ thù, không hề nhường nhịn nhau dù là một đồng xu, một lời nói, một chữ viết.Có ǵ bảo đảm rằng nếu dành được chính quyền Mùa Thu 1945, các nhà cách mạng thế hệ 1945 đă không làm phần nào những ǵ mà một số con cháu họ đang làm ở hải ngoại hiện nay ?Hà Nhân

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

Nh́n lại cuộc di cư đẫm máu 1954

Trich tu mang - lich su VN - Tú Gàn - Published: Tuesday, 20-Jul- 2004

Ngày 21.7.2004 là đúng 50 năm kể từ ngày đất nước bị Pháp và Việt Minh thỏa thuận chia đôi, từ đó nhiều chuyện đau thương đă xẩy ra trên quê hương. Những người đă phải bỏ quê hương miền Bắc ra đi năm 1954 đă quyết định tổ chức ngày họp mặt tại Orange County để ôn lại những kỷ niệm xưa và nghiền ngẩm bài học lịch sử.Cuộc tháo chạy khỏi vùng Cộng Sản năm 1954 vẫn c̣n đờ sờ trước mắt nhiều người, nó bi thảm không khác ǵ cuộc tháo chạy 1975, thế nhưng một số người mang nặng mặc cảm tội lỗi đă làm công cụ cho Cộng Sản trong suốt cuộc chiến Việt Nam, nay đang cố gắng dùng phịa sử để bóp méo biến cố lịch sử này, mô tả cuộc chiến chống Cộng của nhân loại và của người Việt như là một “cuộc thánh chiến chống cộng” để bôi bác. Những ǵ Cộng Sản đă phịa ra năm 1954 và sau đó để giải thích cuộc di cư vĩ đại ra khỏi vùng Cộng Sản chiếm đóng vào 1954, lại được nhóm này đưa ra nhai lại!

NHỮNG GIỜ QUYẾT ĐỊNH

Năm 1954, Pháp bắt đầu gặp nhiều khó khăn về cuộc chiến Đông Dương nên đă cùng Việt Minh mở hội nghị tại Genève để giải quyết vấn đề này. Hội nghị khai mạc ngày 26.4.1954 và thật sự bàn về Đông Dương kể từ ngày 8.5.1954.Việt Minh vốn chủ trương “vừa đánh vừa đàm”, nên khi cuộc thương thuyết đang diễn ra, họ đă dùng toàn lực dứt điểm Điện Biên Phủ để tạo ưu thế trên bàn hội nghị. Ngày 7.5.1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Thua trận này, Pháp mất khoảng 5% lực lượng ở Đông Dương.Lúc đó lực lượng của Pháp tại Đông Dương c̣n khoảng 440.000 quân, trong đó có 124.600 quân là người Âu Châu và người Phi Châu. Riêng lực lượng quân đội quốc gia Việt Nam tuy đă có quân số lên đến 249.517 người, nhưng khả năng chiến đấu c̣n rất yếu. Điều này cũng dể hiểu, v́ quân đội quốc gia Việt Nam c̣n quá non trẻ. Ngày 11.5.1950, theo đề nghị của Thủ Tướng Pháp, Quốc Hội Pháp chấp thuận cho chính phủ Việt Nam được thành lập quân đội. Ngay sau đó, Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. Đến tháng 2 năm 1952, quân đội quốc gia Việt Nam đă có khoảng 120.000 quân cbính quy và 50.000 phụ lực quân. Kể từ ngày 1.7.1952, Việt Nam được chia thành 4 Quân Khu: Đệ Nhất Quân Khu là Nam Việt, Đệ Nhị Quân Khu là Trung Việt, Đệ Tam Quân Khu là Bắc Việt và Cao Nguyên Bắc Việt, và Đệ Tứ Quân Khu là Cao Nguyên Trung Việt. Đến đầu tháng 6 năm 1954, trước khi kư Hiệp Định Genève, quân đội quốc gia có 205.613 chính quy và 43.904 phụ lực quân, tổng cộng là 249.517 quân, chia ra như sau:

Đ1QK: 63.550 chính quy và 29.282 phụ lực quân;
Đ2QK: 30.023 chính quy và 1.854 phụ lực quân;
Đ3QK: 73.367 chính quy và 6.709 phụ lực quân;
Đ4QK: 38.673 chính quy và 6.059 phụ lực quân;

Với quân số như trên, người Pháp c̣n có thể tiếp tục cuộc chiến không có ǵ khó khăn, nhưng dư luận Pháp không c̣n muốn quân đội Pháp ở lại Đông Dương nữa v́ quá tốn kém. Tại hội nghị Genève, Pháp đề nghi lấy vĩ tuyến 18 (ngang sông Gianh) chia đôi lănh thổ Việt Nam, trong khi đó Việt Minh đ̣i lấy vĩ tuyến 16 (ngang Đà Nẵng). Mọi người tiên đoán hai bên rồi sẽ thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) để phân chia. Mọi sự phản đối của chính phủ quốc gia Việt Nam đều không được Pháp quan tâm.

ĐỐI PHÓ VỚI GIỜ PHÚT ĐEN TỐI

Trong cuốn hồi kư Con Rồng An Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại cho biết khi thấy t́nh thế nguy ngập, ông nghĩ rằng chỉ có một người duy nhất dám đương đầu với Pháp, đó là ông Ngô Đ́nh Diệm. Ông đă mời ông Diệm đến và thuyết phục ông nhận chức Thủ Tướng. Không hề có áp lực nào của Hồng Y Spellman hay Vatican như bọn viết phịa sử “cuộc thánh chiến chống Cộng” thường rêu rao. Chính phủ Pháp biết chuyện đó, nhưng nghĩ rằng ông Diệm là người ngang bướng, không thể thích ứng với t́nh thế mới được. Chống chọi giỏi lắm ông cũng chỉ làm Thủ Tướng được 6 tháng là cùng. Sau đó, mọi sự sẽ diễn ra như Pháp đă dự tính. Theo Đại Tá Edward G. Lansdall, lúc đó Hoa Kỳ đă chuẩn bị một con gà khác để thay thế, đó là Bác sĩ Phan Huy Quát, c̣n Pháp muốn tái xử dụng cựu Thủ Tướng Trần Văn Hữu. Nhưng mọi sự đă không xẩy ra như người Pháp và người Mỹ đă tính.

Ngày 16.6.1954, Quốc Trưởng Bảo Đại kư Sắc Lệnh số SL 38/QT cử ông Diệm làm Thủ Tướng thay thế ông Bửu Lộc với toàn quyền quân sự và dân sự. Ngày 25.6.1954 ông Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chánh.Ngày 26.6.1954, Pháp mở cuộc hành quân Auvergne, triệt thoái khỏi Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh B́nh, Thái B́nh và Nam Định về tập trung xung quanh Hà Nội và Hải Pḥng để tránh những thiệt hại trước khi đ́nh chiến. Dân chúng miền Bắc rất hoang mang. Ngày 30.6.1954 Ông Diệm ra Hà Nội quan sát t́nh h́nh và được đón tiếp rất long trọng. Người ta hy vọng ông có thể giúp làm cho t́nh h́nh sáng sủa hơn.

Thủ Hiến Nguyễn Hữu Trí vận động xin vũ khí để đánh Việt Minh và bảo vệ vùng châu thổ Bắc Việt nhưng Pháp không chấp nhận. Thật ra, ông Nguyễn Hữu Trí, một lănh tụ Đại Việt, chỉ có trong tay Đoàn Quân Thứ gồm một số cán bộ công dân vụ, không quen chiến đấu, nên dù có được trang bị vơ khí cũng không thể đương đầu với Việt Minh.

Ngày 5.7.1954 Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm thành lập chính phủ. Ngày 8.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm triệu tập Hội Đồng Nội Các và quyết định thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt và cử Bác Sĩ Hoàng Cơ B́nh làm Thủ Hiến Bắc Việt thay ông Nguyễn Hữu Trí từ chức, kiêm luôn Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Ủy Ban này có ông Trần Trung Dung làm Ủy Viên Dân Sự và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vận làm Ủy Viên Quân Sự. Ngày 9.7.1954, quyết định này được hợp thức hóa bằng Dụ số 11. Theo Dụ này, Ủy Ban được dành quyền thay hai Tổng Trưởng Quốc Pḥng và Tổng Trưởng Nội Vụ để giải quyết các vấn đề hành chánh, chính trị và quân sự tại miền Bắc. Ngày 12.7.1954 Ủy Ban bắt đầu hoạt động.

Ngày 16.7.1954, chính phủ quốc gia Việt Nam đă ra thông cáo tuyên bố 3 điểm: (1) Hiệp Định Genève không có giá trị đối vối chính phủ và nhân dân Việt Nam. (2) Thống nhất lănh thổ trong ḥa b́nh và tự do, và (3) Cương quyết bảo vệ quyền thiêng liêng của Dân Tộc về nền Thống Nhất lănh thổ, Độc Lập quốc gia và Tự Do của con người.

Chính phủ quốc gia Việt Nam chấp nhận tổng tuyển cử với 4 điều kiện: Giải tán quân đội Việt Cộng, giải tán các tổ chức độc tài mệnh danh là “tổ chức nhân dân”, cho dân chúng có thời gian để nhận định và lựa chọn chế độ, và cuộc bầu cử phải do Liên Hiệp Quốc giám sát. Ngày 19.7.1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố tại Genève rằng chính phủ quốc gia Việt Nam không chấp nhận chia cắt Việt Nam và yêu cầu đặt Việt Nam dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Những cuộc biểu t́nh chống chia đôi đất nước đă diễn ra nhiều nơi. Tướng Ely của Pháp tuyên bố sẽ xử dụng mọi biện pháp để ngăn chận các cuộc biểu t́nh chống Pháp và nếu cần sẽ cho lệnh bắt ông Diệm.

Ngày 21.7.1954, Hiệp Định Genève được kư kết giữa Pháp và Việt Minh, gồm có 47 điều khoản và một phụ lục. Sau đây là những điểm chính:

1.- Định một giới tuyến quân sự từ cửa sông Bến Hải, theo gịng sông đến làng Bồ Hồ Su và biên giới Lào – Việt.

2.- Lập một khu phi quân sự 5 cây số bề rộng bên này và bên kia giới tuyến để làm “khu đệm”.

3.- Thời hạn để hai bên rút quân là 300 ngày, kể từ ngày Hiệp Định có hiệu lực.

4.- Việc ngưng bắn được ấn định như sau: 8 giờ ngày 27.7.1954 tại Bắc Việt, 8 giờ ngày 1.8.1954 tại Trung Việt và 8 giờ ngày 11.8.1954 tại Nam Việt.

5.- Trong thời hạn 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu này sang khu bên kia.

6.- Ủy Hội Quốc Tế sẽ giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp Định. Một Bản Tuyên Ngôn Chung đính theo Hiệp Định có nói rằng một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát quốc tế.

Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đưa ra một bản tuyên bố chống lại hiệp ước này v́ cho rằng hiệp ước đă được kư kết bất chấp các nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam. Chính Phủ Việt Nam dành toàn quyền tự do hành động để bảo vệ quyền của dân tộc Việt Nam được độc lập và tự do. Ngày 22.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố cực lực chống việc chia đôi đất nước và ra lệnh treo cờ rủ để tang.

Hai Ủy Viên của Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt là ông Trần Trung Dung và Tướng Nguyễn Văn Vận được triệu hồi vào Sài G̣n để tŕnh bày về t́nh h́nh. Sau khi họp bàn, chính phủ thấy rằng sau khi quân Pháp rút, Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt sẽ không thể đối đầu với Việt Minh được, nên ngày 6.8.1954 Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm quyết định hủy bỏ Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt và kư Sắc Lệnh số SL 61/NV cử Luật sư Lê Quang Luật, Bộ Trưởng Thông Tin, làm Đại Biểu Chính Phủ “phụ trách công việc ở Bắc Việt, nhất là việc tản cư người tỵ nạn.”

CUỘC DI CƯ VĨ ĐẠI

Điều 14, đoạn b, của Hiệp Định Genève quy định:

“Trong thời gian kể từ khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang ở vùng giao cho bên kia, th́ nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy.

”Trong Lời Tuyên Bố Cuối Cùng ngày 21.7.1954, ở đoạn 8 có nói:“Phải triệt để thi hành những điều khoản trong hiệp định đ́nh chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng ḿnh muốn sống.

”Lúc đầu, Việt Cộng cho di cư khá dễ dàng. Người Công Giáo ư thức rằng không thể có tự do tôn giáo dưới chế độ cộng sản nên đa số quyết tâm ra đi. Về sau, Việt Cộng thấy rằng số người bỏ làng mạc di cư vào Nam ngày càng đông, sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị và làm cho tiềm năng nhân lực và kinh tế miền Bắc yếu đi nên đă t́m cách ngăn chận.

a) Phong trào di cư bùng nổ: Cùng với sự triệt thoái của quân đội Pháp ra khỏi vùng Nam Trung Châu Bắc Việt, đồng bào thuộc các tỉnh Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh B́nh, Nam Định và Phủ Lư vội vàng chạy về Hà Nội. Đồng bào ở Thái B́nh theo đường bể ra Hải Pḥng. Tiếp theo, đồng bào ở các vùng quanh Hà Nội như Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Yên cũng hốt hoảng chạy về Hà Nội. Phong trào di cư đă bùng nổ 3 ngày trước khi Hiệp Định Genève được kư kết. Ngày 17.7.1954, Pháp phải mở chuyến tàu đầu tiên chở người di cư đến Sài G̣n.

Phong trào di cư ngày càng lan rộng. Những đồng bào ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Ḥa B́nh cũng t́m cách chạy về Hà Nội. Sau đó, đến lượt đồng bào ở ba tỉnh miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ở Liên Khu IV là vùng bị Việt Cộng chiếm đóng và cai trị từ 1945, cũng t́m cách di cư.

b) Các cuộc đàn áp đẩm máu: Trước phong trào di cư ồ ạt này, nhà quyền Cộng Sản đă t́m cách ngăn chận. Các cuộc đàn áp đẩm máu đă xẩy ra. Sau đây là một vài thí dụ điển h́nh:

1.- Vụ Ninh B́nh: Công an đă bắt 30 linh mục đứng ra hướng dẫn phong trào di cư. Giáo dân đă phản đối rất mạnh, công an phải thả ra. Quảng đường từ Bích Câu đến Bùi Chu đầy nghẹt người. Từ Bùi Chu đến Cựa Gà c̣n gay cấn hơn. Bọn công an và bộ đội giả dạng dân chúng chạy ra níu kéo lại. Người di cư phải vật lộn với họ từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa mới đến được Cựa Gà. Tại đây, công an lại phong tỏa các đ̣ ngang không cho qua sông. Họ tập trung đồng bào lại và khuyên không nên đi. Đến 5 giờ chiều, họ đem xe đến mời đồng bào trở về Hậu Hải. Đồng bào không chịu lên xe.

2.- Vụ La Châu: Cuộc ra đi của khoảng 3000 đồng bào ở giáo xứ La Châu, Giao Thủy, c̣n khó khăn hơn. Việt Cộng cho phá sập cầu Nam Điền nên đồng bào không qua sông được. Đồng bào t́m mọi phương tiện để qua sông, một số nhảy xuống sông bơi qua, nhưng bơi không tới, bị chết đuối. Đa số gia đ́nh có đàn bà và trẻ con, không thể bơi qua sông được nên đành phải quay trở về.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

3.- Vụ Trà Lư: Đêm mồng 5 rạng ngày 6.11.1954, một tiểu hạm của Hải Quân Pháp đang tuần tiểu ngoài khơi Trà Lư th́ được một thuyền đánh cá đến gần và báo tin cho biết có khoảng 2.000 người đang lâm nguy trên một băi cát ngoài biển Trà Lư, nếu không cứu kịp, họ sẽ bị ch́m xuống biển. Tiểu hạm này liền báo cho các tàu La Capricieuse, LMN- 9052, LCT-9065 xin đến tiếp cứu. Đến 8 giờ sáng ngày 6.11.1954, Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến cũng đă được thông báo về vụ này. Đô Đốc Jozzan liền ra lệnh cho các tàu ở Hải Pḥng và Đà Nẵng phải đến Trà Lư cứu những người đang bị nạn.

Theo một sĩ quan của Tàu La Capricieuse kể lại, sáng ngày 6.11.1954, Tàu 151-L9035 vào cứu đầu tiên, với được 900 người đưa về Hải Pḥng. Tàu LSM-9052 và LCT-9065 cho xuồng máy vào cứu tiếp. Đến 1 giờ sáng ngày 7.11.1954, đă có 1.445 người nữa được vớt đưa lên tàu LCT- 9065.Một số người, nhất là đàn bà và trẻ con, khi vội vàng chen chúc nhau leo lên xuồng mày đă bị rơi xuống biển. Các thủy thủ đă ném phao theo cho họ, nhưng họ không biết bơi nên không bám vào được, đă bị ch́m luôn.

4.- Vụ Lưu Mỹ: Ngày 18.12.1954, 189 gia đ́nh thuộc thôn Lưu Mỹ, xă Trù Sơn, huyện An Sơn, tỉnh Ngệ An, đă đến trụ sở xă nộp đơn xin di cư. Việt Cộng coi đây là một tổ chức phản động nên t́m bắt những người mà họ nghi đă xách động hay lănh đạo dân chúng, đó là các ông Phạm Văn Như, Lê Hữu Bằng, Nguyễn Văn Hương, Đinh Thế Xuyên và Nguyễn Văn Cung. Ông Phan Văn Như trốn về được đă báo cho mọi người biết. Dân chúng liền kéo nhau đến trụ sở xă yêu cầu thả những người bị bắt, nhưng họ không thả.

Biết trước thế nào cũng bị khủng bố, dân Lưu Mỹ đă tổ chức những toán tự vệ để canh pḥng. Đêm 7.1.1955, công an đến bắt một số người đem về thẩm vấn rồi đến sáng 8.1.1955 thả ra. Sau đó, Việt Cộng đưa bộ đội tới bao vây thôn Lưu Mỹ. Một cuộc xô xát đă xẩy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 13.1.1955. Có 11 người bị chết và nhiều người bị thương. Nhiều người đă bị bắt dẫn đi.

5.- Vụ Ba Làng: Ngày 8.1.1955, tại Ba Làng, huyện Gia Tỉnh, tỉnh Thanh Ḥa, có khoảng 20.000 người đă tập trung tại trụ sở xă yêu cầu được cho đi di cư đúng như điều 14b của Hiệp Định Genève đă quy định. Việt Cộng đă huy động cả một Trung Đoàn đến dẹp. Một cuộc xô xát đă xẩy ra. Bộ đội nổ súng bắn, có 4 người bị chết và 6 người bị thương. Sau đó, Việt Cộng lập ṭa án nhân dân ở làng bên, đem những người tổ chức và kháng cự ra xét xử. Kết quả 2 người bị tuyên án khổ sai chung thân, 4 người bị án 20 năm và 22 người bị án 12 năm. Khoảng 60 người đă bị bắt đưa đi mất tích.

6.- Vụ Mậu Lâm: Theo những người trốn đi di cư kể lại, vào tháng 2 năm 1955 đă xẩy ra một cuộc xô xát đẩm máu giữa những người đ̣i đi di cư với bộ đội Việt Cộng tại xă Mậu Lâm, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Khoảng 2000 dân đă rầm rộ kéo nhau lên đường đi di cư. Việt Cộng liền cho 2 đại đội thuộc Sư Đoàn 304 ra chận lại. Một cuộc xô xát đă xẩy ra. Có 5 bộ đội bị thương. Bộ đội liền xă súng bắn, có 11 người dân bị chết, nhiều người bị thương và hơn 200 người bị bắt.

7.- Vụ Cửa Ḷ: Biết rằng theo Hiệp Định Genèvè, người dân có quyền tự do di cư trong hạn 300 ngày, nhiều người dân Cửa Ḷ, Nghệ An, đă t́m cách ra đi bằng đường bộ hay đường biển, nhưng không ai thoát được. Tất cả hoặc bị bắt lại, hoặc bị chết v́ kiệt sức ở trong rừng hay ngoài biển. Cuối cùng, họ đă lập được kế để chạy thoát. Đêm 1.1.1956, bổng nhiên lửa cháy dữ dội đầu làng. Trong khi công an và bộ đội đang lo chửa cháy, dân làng vội vàng xuống thuyền ra khơi, bọn công an không hay biết ǵ. Đoàn thuyền đi đến trưa hôm sau th́ thấy có tàu chiến Pháp xuất hiện ở ngoài khơi. Họ cột một cái áo trắng lên cây sào và vẩy. Tàu chiến Pháp biết có người đang kêu cứu, đă cho tàu chạy sát vào các thuyền của họ và vớt tất cả lên tàu. Đến 2 giờ đêm 2.1.1954, tàu cập bến Hải Pḥng. Mọi người đều sung sướng reo ḥ, nhưng không ai quên được một em bé 12 tuổi t́nh nguyện ở lại đốt làng để cầm chân bọn công an và bộ đội, không biết số phận em sau đó ra sao.

Tóm lại, tại các xứ Công Giáo, v́ việc ra đi có lănh đạo, có kế hoạch và có tổ chức, nên số thoát được nhiều hơn. Nhưng nh́n chung, đa số đều phải ở lại. Một thí dụ cụ thể: Mặc dầu bị kiểm soát rất chặt chẽ, ở xă Xuân Liên có ba thôn, tại thôn Hạ có 95 gia đ́nh đă thoát đi toàn vẹn, 28 gia đ́nh bị dang dở. Tại thôn Lạc Thủy, có 124 gia đ́nh trốn thoát được. Tại thôn Liên Thượng, hơn 30 gia đ́nh đă đi được.

Theo một tài liệu mà nhân viên an ninh lúc đó bắt được, Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam (sau này đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam) ước lượng rằng nếu không có biện pháp ngăn chận, sẽ có khoảng 5 triệu người bỏ miền Bắc ra đi. Sự kiện này sẽ đưa đến những kết quả tai hại về cả phương diện chính trị lẫn kinh tế. V́ thế, Trung Ương Đảng đă ra chỉ thị phải t́m cách ngăn chận phong trào di cư lại. Để giải thích hiện tượng người người bỏ miền Bắc ra đi này, Việt Cộng đă nhiều lần tuyên bố rằng đồng bào miền Bắc đă bị “cưởng ép” di cư và chính phủ Ngô Đ́nh Diệm cũng như người Mỹ đă tuyên truyền rằng “Đức Mẹ đă vào Nam” để đánh lừa đồng bào công giáo chạy theo. Tṛ bịp bợm này đă được lặp đi lặp lại trong nhiều bộ phim tuyên truyền, và cũng được dùng để giải thích t́nh trạng đồng bào bỏ nước ra đi sau 30.4.1975.

Điều đáng buồn cười là hiện nay luận điệu đó lại được bọn bồi bút như Bùi Kha của nhóm Giao Điểm đă lặp lại trong bài “Ngô Đ́nh Diệm, tại sao ông thất bại?” đăng trên GiaoDiem.net, tháng 9 năm 2003 hay “Tiến Sĩ” Lê Cung chép lại một cách tŕnh trọng trong tác phẩm ấu trỉ mang tên “Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963!

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (03-08-2004)

KẾT QUẢ CỦA CUỘC THÁO CHẠY

Ngày 6.8.1954, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă gởi văn thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp viện trợ để di chuyển khoảng 100.000 người di cư từ Bắc vào Nam. Trong thư phúc đáp ngày 8.8.1954, chính phủ Hoa Kỳ đồng ư cung cấp cho chính phủ Việt Nam những vật dụng cần thiết để di tản đồng bào muốn di cư ra khỏi vùng sẽ trao lại cho Việt Minh và sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để bảo đảm rằng viện trợ của Hoa Kỳ đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu của chính phủ và dân chúng Việt Nam.

Mỗi ngày, các phi cơ của Pháp có thể di tản khoảng 3.400 người từ Hà Nội và Hải Pḥng đến Sài G̣n. Hải Quân Pháp cũng được xử dụng để thực hiện việc di tản. Tuy nhiên, với những phương tiện sẵn có, Pháp không thể vận chuyển hết số người di tản trong thời gian ấn định được. Theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đă đưa tàu tới phụ giúp. Theo sự ước t́nh, phải di tản ít nhất 200.000 người ra khỏi Hà Nội và Hải Pḥng trước ngày 10.9.1954. Đô Đốc Felix Stump đă ra lệnh cho các tàu đổ bộ thuộc Hạm Đội Tây Thái B́nh Dương vào Hải Pḥng và các cảng ở miền Trung (Đồng Hới) để di tản từ 80.000 đến 100.000 người.

Để hoàn thành cuộc di tản vĩ đại này:

- Về hàng không, Pháp đă thực hiện 4.280 chuyến bay, vận chuyển được 213.635 người.

- Về tàu thủy, Pháp thực hiện 338 chuyến và Mỹ 109 chuyến, vận chuyển được 555.037 người.

Những người di tản bằng phương tiện riêng hay vượt qua sông Bến Hản th́ không kể.

Xin chân thành cám ơn chính phủ Pháp và chính phủ Hoa Kỳ lúc đó.Đầu tháng 8 năm 1954, chính phủ đă thành lập Sở Di Cư để lo việc tản cư, tiếp cư và định cư. Nhưng về sau, v́ phong trào di cư bùng nổ quá lớn, chính phủ đă phải thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn để phụ trách công việc này. Lúc đầu, ông Ngô Ngọc Đối được cử làm Tổng Ủy Trưởng. Sau đó, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Ngọc Đối đă thuyết phục Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi đứng ra thành lập “Ủy Ban Hổ Trợ Di Cư” để yểm trợ Phủ Tổng Ủy Du Cư và Tỵ Nạn về tinh thần lẫn vật chất. Trong vài tṛ này, Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi đă đi vận động các tổ chức quốc tế yểm trợ phong trào di cư của Việt Nam. Kết quả: Đă có 860.206 người di cư được đưa vào Nam, chia ra như sau:

- Thiên Chúa Giáo: 677.389 người (Công Giáo: 676.348 người,

- Tin Lành: 1.041 người)

- Phật Giáo: 182.817 ngườI

Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân c̣n lại ở miền Bắc khoảng 750.000 người với 254 linh mục và 7 Giám Mục, chia làm 10 Giáo Phận. Ngoài ra, Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh Dooley cũng đă ở lại với Giáo Hội miền Bắc.

Các trại định cư đă được lập từ Quảng Trị đến Cà Mau. Có tất cả 315 trại định cư dành cho 508.999 người, chia ra như sau:

- Nam phần: 206 trại với 393.354 người.

- Trung phần: 59 trại với 61.094 người.

- Cao nguyên: 50 trại với 54.551 người.

NHỮNG TÊN ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG

Sau khi Hiệp Định Genève được kư kết, tỉnh Quảng B́nh được trao cho Việt Cộng. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh t́m mọi phương tiện để rời khỏi Quảng B́nh. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.

Lúc đó tôi mới 15 tuổi, nhưng đă cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi. Gia đ́nh chúng tôi đă vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn c̣n ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin t́nh nguyện ở lại. Thấy chúng tôi c̣n quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không c̣n ai khác, mọi người đă lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.

Công việc của chúng tôi cũng không có ǵ khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào, lấy lư lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn hai ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung Úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một pḥng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ bên kia sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến, sẽ có hàng chục ngàn người ở Hà Tĩnh xin ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm ǵ để giúp đỡ họ. Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến th́ trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Cộng tổ chức biểu t́nh “hoan hô Cách Mạng” liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ ǵ cả!

Sáng 8.8.1954, Trung Úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, v́ không c̣n phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đă dám vượt qua các băi ḿn, đi bộ từ Bến Hải đến Đống Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!

Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nh́n lại th́ thành phố đang cháy! Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi để lên đường vào Đằ Nẵng, anh ấy đă cúi đầu xuống và thở dài: “Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi!”Lời tiên đoán đó đă đúng 20 năm sau!

Tú Gàn

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 03, 2004.



Moderation questions? read the FAQ