vi.nh Ha. long không co`n xanh nu*a~

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Vịnh Hạ Long: biển không còn xanh

Những nhà hàng nổi trên vịnh Hạ Long TT - Ngày 30-1-2004, Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN gửi công văn số 05 đến ban quản lư vịnh Hạ Long thông báo: Ủy ban Di sản thế giới yêu cầu VN báo cáo các vấn đề tác động đến tính toàn vẹn của di sản thế giới... Liệu rồi cơ quan chức năng sẽ báo cáo thế nào?

Dưới vịnh có các công ty, cửa hàng bán xăng dầu; nhà hàng ăn uống; dân cư sinh sống cùng các phương tiện vận tải và nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền.

Trên bờ có hàng vạn hộ dân đô thị, chợ, bệnh viện, nhà vệ sinh công cộng cùng nhiều khu công nghiệp và các dự án mở rộng đô thị... Tất cả đang ngày đêm “hạ thủy” rác rưởi, nước thải, phế liệu xuống vịnh Hạ Long

Tháng 6-2003, Sở Thương mại Quảng Ninh kiểm tra 24 phương tiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên biển thì có 23 phương tiện vi phạm qui định. Tàu lớn của các doanh nghiệp không có phao quây chống dầu tràn; thường xuyên bơm dầu trực tiếp từ ôtô xuống tàu, không có hệ thống thu gom, xử lư nước thải có dầu, không có giấy phép kinh doanh. Với các phương tiện nhỏ: không đủ điều kiện kinh doanh, không giấy phép, không số tàu, không có bất cứ giấy tờ gì và chủ yếu bán dầu lậu. Mọi cái đều đổ xuống biển

Người Hạ Long nói “mọi ngả đường đều đến cột 5”, đó là bờ biển thuộc phường Hồng Hà, nơi có “thành phố nổi” sầm uất nhất... biển Đông.

Giăng kín mặt nước là những mái nhà lớn nhỏ, lợp tôn màu, lá cọ hay bạt với cột, cửa, đèn, hoa mọi bộ dạng, đẳng cấp với vô vàn biển hiệu: Sóng Thần, Thanh Thủy, Vạn Lư, Ánh Dương...

Thuyền tôi ghé nhà hàng V. Hoa. Đó là một mảng bè gỗ chừng 120m2 nổi trên biển bởi 20 tấm xốp lớn bọc tải xanh cùng 20 chiếc thùng phuy nhựa rỗng.

Nhà hàng có ba phòng ăn trải nilông hoa, lợp mái cọ, cột tre không liếp; một phòng bếp; còn lại là các ô nuôi cá, tôm, sam, bề bề, cua ghẹ... Khách sục tay xuống lồng chọn từng con cân lên rồi đặt món. Nhà bếp đánh vảy, mổ bụng, cạo vây, rửa thớt, nhặt rau... thoăn thoắt.

Sau 15 phút, “hậu trường” của tiệc rượu là râu tôm, vảy cá, ruột cá, cọng rau, vỏ chanh, mắm thừa, hạt ớt, cùng các túi nilông... được một chàng trai trẻ nhét đầy vào hai bao lớn và ném vút xuống biển trong ánh mắt tiếc nuối của con chó mực đứng bên.

Trong nhà, một cô gái cạo rửa thớt, dao, nồi, thìa, bát, đũa... bằng nước rửa bát hiệu Mỹ Hảo phồng lên hàng chậu tướng bọt bẩn. Mím môi, cô nghiêng chậu giội ào xuống kẽ nan tre. Mọi nhơ nhuốc cũng lại ồng ộc trở về đại dương.

Chưa có thống kê chính xác của các cơ quan chức năng về số nhà hàng nổi trên vịnh Hạ Long, nhưng trong ba điểm chính là khu cột 5, cột 8 và vùng Ba Hang cùng các điểm hang Sửng Sốt, vụng Hòn Rùa, lõm Vịt... có khoảng 100 nhà hàng nổi như vậy. Mùa du lịch, hệ thống nhà hàng này mỗi ngày phục vụ gần 1 vạn thực khách, thải vài tấn rác và vô vàn nước bẩn xuống vịnh.

Cộng thêm lượng rác, nước thải của gần 400 nhà bè của 2.500 người dân (số liệu của ban quản lư vịnh) nuôi cá, chài lưới và kinh doanh nhu yếu phẩm, giải trí trên vịnh thì không ai dám tưởng tượng vài năm tới di sản nên thơ này sẽ ra sao!

Thuê một thuyền gỗ gắn máy nổ, tôi được Lanh, chủ thuyền, đưa vòng quanh vịnh. Nổi bên tàu thuyền, nhà bè, lồng cá là túi nilông, lá rau, vỏ lon bia, mảnh xốp vỡ... Thậm chí có cả nửa bộ bàn ghế mút cũng lập lờ cả ngày trên biển.

Đợt “thanh sát”nhà bè qui mô nhất tiến hành từ 5 đến 9-4 của ban quản lư vịnh Hạ Long diễn ra trên vùng ven bờ thuộc phường Hồng Hà (cột 5) với 72 nhà bè thì tất cả đều “không có tín hiệu neo đậu đêm, không phao cứu sinh, đăng kư bè sai công dụng và đăng kư đã hết hạn.

Không có biện pháp xử lư thu gom nước thải, neo đậu lộn xộn. Không có đăng kư kinh doanh hoặc giấy đăng kư không hợp lệ”. Nhưng đáng sợ nhất là váng dầu. Tại khu lõm Vịt, dầu đặc sánh loang ra từng vùng rộng mấy chục mét. Giữa vũng dầu là con tàu chừng vài trăm mã lực có biển đề công ty kèm biểu tượng Petrolimex. Tàu có những vòi hút, cỗ máy đen sì nhớp nháp.

Lanh nói đây là các tàu dầu bán cho phương tiện lớn. Còn những thuyền nhỏ như Lanh thì có mạng lưới thuyền dầu đông đúc phục vụ suốt ngày đêm. Nói đoạn Lanh ghé thuyền vào một con tàu gỗ lổng chổng những can, phễu, ống vòi.

Dầu sặc sụa buồng máy và dây đầy ra boong. Người đàn bà bỏ đứa con đang bú dở chạy ra sàn nghiêng một can 20 lít đổ vào cái can 3 lít đưa Lanh. Ôm can dầu, Lanh chui xuống buồng máy. Bất ngờ nghe ào một cái, mặt nước lênh láng một vũng dầu.

Lanh cười hề hề: “Thay dầu máy. Dầu cặn đổ đi”. Thuyền như Lanh nửa tháng thay dầu máy một lần. Lanh khẳng định 100% phương tiện dưới 45CV (chiếm 80% số phương tiện hoạt động ở vịnh) đều mua dầu và thay dầu như Lanh.

Một phần chợ trung tâm thành phố Hạ Long chính là chợ cá họp sát mép nước. Có hàng trăm tấn vỏ sò, ngao... đã làm nên cái nền cảng lạo xạo này. Mùi phế liệu của chợ cá lẫn mùi phế liệu của đại lư thu mua sắt, thép vụn, trộn với mùi xăng dầu, khói máy nổ khiến lần nào đến đây tôi cũng lợm giọng buồn nôn. Tất cả những thứ buồn nôn ấy nhiều năm nay đều đổ vào “họng” biển.

Chạy theo bờ vịnh lùi xuống hướng bắc là khu nhà vệ sinh công cộng đồ sộ kiên cố chia hai cửa nam nữ, có một bà già ngồi thu 500đ/suất đi vào. Đường cống thoát nước của nhà vệ sinh này dẫn thẳng ra lòng di sản thế giới.

Cách đó chừng 1km là bốn ống cống lớn của bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và của dân cư thành phố cũng đổ ra biển. Điều đáng nói hơn cả, lượng phế thải đổ nhiều nhất xuống vịnh là hàng triệu tấn đất đá của các dự án lấn biển mở rộng khu đô thị đang diễn ra ngày đêm tại xã Hùng Thắng (Bãi Cháy), các phường Hồng Hà, Yết Kiêu, Cao Xanh... được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép.

Qui chế bảo tồn di sản còn chờ... soạn thảo

Một nhà nghiên cứu hải dương học khẳng định để bảo tồn đồng thời khai thác di sản, các quốc gia thường ban hành một hệ thống văn bản có qui chế đặc biệt quản lư các hoạt động trong và xung quanh nó.

Thế nhưng di sản vịnh Hạ Long đã được công nhận 10 năm nay và được khai thác triệt để từ lâu thì nay mới đang trong giai đoạn soạn thảo qui chế. Điều này khiến quá nhiều đối tượng cùng khai thác nó nhưng không ai bị khống chế bởi những nguyên tắc của công tác bảo tồn.

Qui chế bảo tồn chưa có nhưng những chính sách quản lư cụ thể cũng luôn bị động và phải “bám đuổi” thực tiễn. Điển hình là công tác quản lư nhà bè. Ông Ngô Văn Hùng (trưởng ban quản lư vịnh Hạ Long) cho biết ban đầu việc xây dựng nhà bè được thả nổi.

Năm 1993 khi Thủ tướng Chính phủ có ư kiến thì dự án gần 30 tỉ đồng đưa cư dân nhà bè lên bờ được triển khai. Dự án này không khả thi nên dân chài không lên bờ. Năm 2000, người trên bờ lại ào ạt hạ thủy xuống biển kiếm tiền khiến thành quả nhà bè trở thành bệnh dịch.

Ông Ngô Văn Hùng nói: “Cho dù chưa có qui chế nhưng một số ngành ở địa phương cũng buông lỏng quản lư chuyên môn của mình trên vịnh...”. Thực tế chứng minh: Lanh, một chủ thuyền máy phục vụ du lịch chuyên nghiệp, đã hoạt động tám năm liền trên vịnh nhưng nay vẫn không có số phương tiện, không đăng kư, không phải nộp bất cứ khoản tiền gì vì... không ai hỏi đến.

Một chủ thuyền buôn dầu thuộc phường Hồng Hà nói: “Tôi đem dầu xuống phục vụ thuyền bè gia đình, sau chuyển thành kinh doanh. Nhiều năm không thấy ai hỏi gì tưởng là hợp pháp... Với nhà bè thì ông Ngô Văn Hùng thừa nhận: “Chúng ta đã không lường được sức phát triển của nó...”.

Cho đến nay cũng chưa có cơ quan nào dám chắc vịnh Hạ Long có chính xác bao nhiêu nhà bè...”. Sự hợp tác của các ngành với ban quản lư vịnh trong công tác bảo tồn cũng rất đáng buồn.

Đơn cử ngành thương mại có hàng trăm đơn vị cá nhân kinh doanh xăng dầu trên biển gây ô nhiễm môi trường. Ban quản lư vịnh Hạ Long đề nghị bổ sung điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu (trên biển) để phù hợp với công tác bảo tồn, nhưng Sở Thương mại Quảng Ninh đã có văn bản từ chối vì giấy phép của ngành áp dụng chung cho tất cả các đơn vị kinh doanh xăng dầu dù trên bộ, trên núi hay trong khu di sản...



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 22, 2004

Answers

Response to vi.nh Ha. long khĂ´ng co`n xanh nu*a~

Da nho nhuoc xau xa bo me lai con suot ngay di boi moc chui lai que huong (neu chung may van con coi VN la que huong!) thi dung la giong cau tap chung chu khong phai giong nguoi nua. That tom lom cho nhung cai giong cho lac loai nhu chung may.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ hi chi? vi co`n yêu quê hu*o*ng ,cho nên mo*i´ thây´ niê`m ddau cua~ biê?n .......cho nên mo*i´ post cai´ bai` nay` lên ddây ...va~ lai cai´ bai` nây` la` cua~ bao´ TUOI TRE ONLINE ....thi´ch chu*i? ha? cu*´ chu*i? tui thanh` ddoa`n thanh niên ho chi minh ;bao´ tuoi tre la cua~ tui no´ ddo´..... toî sanh ra o*? nu*o+´c ngoai` ..hoc tieng Viêt cu~ng chi? vai` na(m ...ma(´m vâ?n thi´ch a(n ,cho nên co´ thê? noi´ la chu*a mâ´t gô´c ....nhu*ng tôi thây´ anh ba.n ...chu*i? thi gioi? .....viêt thi sai chi´nh ta? ...thi´ch không tôi chi? chô? sai cho .......co´ gioi? viê´t lên 1 bai` rui` chu´ng ta tranh luân voi nhau ....hay thich chu*i? ba(`ng mô`m thi vao` paltalk room tuoi tre VN chô´ng công .hay vao` . www ttvncc.net se~ ga(.p tui ..... ...va` tha hô` câ`m mic ddê? chu*i?.....bye bye

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 23, 2004.


Response to vi.nh Ha. long khĂ´ng co`n xanh nu*a~

Căn nhà tình nghĩa... giả

Căn nhà của chị Túy ở xóm 6 được xã mượn quay phim. Một người phụ nữ gầy nhỏ, dáng tiều tụy bế đứa con trai 14 tuổi bị tê liệt toàn thân do nhiễm chất độc da cam cùng người chồng thương binh đã đến kêu cứu tại phiên họp khai mạc HĐND tỉnh Nghệ An sáng 13/7.

Đó là vợ chồng anh Vũ Ngọc Lư và chị Nguyễn Thị Mùi, đang sống trong một căn nhà tồi tàn, ngói cong queo nhạt màu, bốn bức tường nứt nẻ, xiêu vẹo cao chưa đầy 1,6 m, ở xóm 6, xã Trung Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).

Bế đứa con trai 14 tuổi nhưng trông như đứa trẻ mới lên năm trên hai bàn tay gầy yếu vã mồ hôi, chị Mùi nói: “Cháu là Phúc, được sinh ra sau ba người chị đều bị dị dạng. Ai cũng nói do chất độc da cam mà cha cháu bị nhiễm từ hồi ở chiến trường Quảng Trị. Cả ba chị em học đi học lại mãi mà không lên nổi lớp 4. Sau bốn lần bị sẩy thai, cháu Phúc là đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi...”.

Năm 1969 anh Lư là lính thuộc trung đoàn 246 bổ sung khẩn cấp vào chiến trường Quảng Trị. Trong một trận chiến đấu khốc liệt trên cao điểm 554 anh bị thương nặng. Năm 1973 về lại xã Trung Thành, anh Lư làm xã đội phó mãi đến năm 1983 thì nghỉ. Chị Mùi vợ anh là em ruột của ba thương binh chống Mỹ và là con gái duy nhất của một liệt sĩ chống Pháp.

Sau những năm tháng chịu đựng, âm thầm nuôi con và dạy học, cuối cùng chị cũng đành phải viết một lá đơn xin từ bỏ nghề giáo viên mẫu giáo vì “mỗi hôm đi dạy thấy con người ta khỏe mạnh, nô đùa hớn hở rồi lại nghĩ đến những đứa con của mình, không tài chi dạy nổi”. Về nhà chị cày cấy 5 sào ruộng khoán. Anh Lư mang vết thương 4/4 trong người và cái chứng “đôi khi đang bưng bát cơm ăn mà bát cơm rơi lúc nào không biết” vào các nông trường phía Nam đi làm thuê.

Chị Mùi kể: “Chồng tôi đi làm tích cóp được đồng nào là mua cho thằng Phúc vài “xê xê” mật gấu để xoa vào chân, tay mới duỗi thẳng người cháu ra được sau khi cháu lên cơn co giật hoặc tự nhiên đang nằm rồi ngã sấp xuống đất”.

Gia đình anh Lư trong căn nhà của mình. Sau cơn bão lũ số 2 năm 2004, căn nhà của vợ chồng anh Lư bị ngập hơn nửa mét, càng thêm xiêu vẹo, sắp sụp đổ. Vì thế chính quyền xã Trung Thành đưa căn nhà này vào danh sách dỡ bỏ để làm nhà “đại đoàn kết”. Đến đầu tháng 7 căn nhà của anh chị vẫn còn y nguyên như vậy, nhưng bất ngờ Đài truyền hình huyện Yên Thành lại phát tin về kết quả chiến dịch làm nhà “đại đoàn kết” của xã Trung Thành, trong đó có hình ảnh căn nhà mới của vợ chồng anh Lư.

Anh Lư phẫn nộ nói: “Cán bộ chính quyền và mặt trận xã mời truyền hình huyện về mượn nhà chị Túy (không phải hộ chính sách cũng không phải hộ nghèo đói) mới làm ở xóm 7 để phóng viên quay phim rồi nói là nhà “đại đoàn kết” xã làm cho vợ chồng tôi ở xóm 6. Chị Túy được xã vận động... đóng vai làm vợ tôi để trả lời phỏng vấn phóng viên truyền hình với nội dung: “Ngôi nhà này được xây dựng nhờ sự giúp đỡ 2,5 triệu đồng của xã đối với gia đình thương binh, liệt sĩ...”.

Sau truyền hình là một tờ báo địa phương ở Nghệ An ra ngày 6/7 cũng đưa tin: “Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, từ năm 2002 đến nay xã Trung Thành, huyện Yên Thành đã sửa chữa 12 ngôi nhà, làm mới bốn nhà khác, trong đó có nhà của thương binh Vũ Ngọc Lư ở xóm 6”.

Chị Túy - người có ngôi nhà cho mượn để quay phim -cho biết: “Hôm đó ông Hoàn (Trần Thượng Hoàn - bí thư đảng ủy), ông Tư (Nguyễn Đình Tư - chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã), ông Luyện (Mai Đình Luyện - phó chủ tịch mặt trận) đến đây nói với tôi cho mượn ngôi nhà để quay phim làm mẫu xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh liệt sĩ trong xã. Ai ngờ họ lại đang tâm làm chuyện này. Sau đó chồng tôi từ trong Huế về nghe chuyện tôi trả lời phỏng vấn cũng bực tức lắm và bắt tôi phải đến xin lỗi vợ chồng anh Lư”.

Về việc này, ông Cao Đình Lợi - chủ tịch xã - thì một mực cam đoan: “Tui có biết chuyện ni mô. Răng lại mần bậy rứa?”.

Tại Mặt trận Tổ quốc huyện Yên Thành, ông Nguyễn Đình Bảng xác nhận: “Đúng là gia đình ông Lư có tiêu chuẩn hỗ trợ 2,5 triệu đồng để làm nhà “đại đoàn kết” nhưng không hiểu tại sao mặt trận và ủy ban xã lại làm trái khoáy như vậy. Sau khi có dư luận, chúng tôi đã có thông báo buộc xã phải hoàn trả gia đình ông Lư số tiền nói trên”.

Một cụ già chống gậy, người dân xã Trung Thành, nói như muốn trút một cơn giận: “Giữa thanh thiên bạch nhật, rõ mồn một mà lại đổi trắng thay đen đến vậy, ai chịu thấu. Nhưng ở xã nghèo này không chỉ có một chuyện tày trời như thế đâu”.

Chị Bát, 34 tuổi, là hộ nghèo ở xóm 7 thuộc diện được hỗ trợ 1,5 triệu đồng để xây nhà “đại đoàn kết”. Chị kể: “Xã bảo tôi đọc cho thuộc cái này để truyền hình có hỏi thì... đọc (đó là một mẩu giấy có ghi vài dòng chữ): “Được sự quan tâm của xóm, xã, mặt trận xã và huyện, nay gia đình tôi đã làm được ba gian nhà nhờ số tiền hỗ trợ của cấp trên với số tiền là 1,5 triệu đồng và tiền của gia đình đầu tư. Đến nay nhà đã hoàn thành. Gia đình tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương và các cấp, các ngành”. Chị Bát nói thêm: “Không hiểu sao họ lại bắt tôi làm như vậy vì tôi có được một xu hỗ trợ hộ nghèo nào đâu”.

(Theo Tuổi Trẻ) tin nay thi sao ?????????? ddo.c co´ phê không ha? VE.M

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 23, 2004.


Response to vi.nh Ha. long khĂ´ng co`n xanh nu*a~

Thực phẩm đường phố, 1.001 kiểu... mất vệ sinh (Kỳ III): Cơm vỉa hè Hà Nội: “Lau làm gì, bẩn ngay thôi!” Hà Nội: Thịt trâu bò mổ ngay trên đường phố, cạnh quán ăn. Ảnh: Lưu Quang Phổ Nhai miếng thịt băm mà cứ thấy lạo xạo xương lợn, ghê ghê. Ăn xong, nghỉ ngơi ở quán nước gần đấy, hỏi ra mới được biết, chủ quán cơm “bụi” thường đi mua lợn con đã chết với giá chỉ... 2.000 đ/con về nhà chế biến ra món... “thịt băm cả con”. “Lúc đó chỉ muốn nôn ra mà không được, lần sau cứ đi qua quán ấy em lại thấy rùng cả mình”.

Đến dãy "phố ẩm thực" trên đường Nguyễn Vũ Hữu bụi mù mịt, nằm sát cầu Cống Mọc (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), tôi đi vào một quán ăn nhìn có vẻ đông khách. Ấn tượng đầu tiên đập ngay vào... mũi tôi là mùi thức ăn "trộn" lẫn mùi thum thủm, tanh tưởi của... nước sông Tô Lịch đen ngòm vì rác thải. Nhìn ra phía sau quán là cơ man rau, xương cá, bao tải đựng đất... trải dọc theo bờ sông.

Các quán ăn trên phố này đều rộng khoảng 50m2, 1/3 diện tích phía sau quán dành cho lao động ngoại tỉnh thuê trọ, không có nhà vệ sinh. Bờ sông phải hứng hết "hậu quả" từ mọi sinh hoạt cá nhân của họ. Bởi là tạm bợ, "nhảy dù" nên các quán ăn chẳng dại gì lắp đặt đường nước sinh hoạt. Nước dùng hằng ngày đều phải đi mua. Vì thế, các chủ quán hết sức tiết kiệm nước... Tôi tận mắt chứng kiến người giúp việc của quán thả tất cả bát, đĩa, đũa vào một cái chậu váng mỡ rồi lau khô bằng miếng vải cáu bẩn, đen ngòm. Mỹ Hảo hay Sunlight để rửa bát đũa là sự quá "xa xỉ" ở đây, chẳng bao giờ được dùng đến. Còn các loại thực phẩm từ rau đến thịt, cá... đều được rửa... chung một chậu, và cũng chỉ rửa duy nhất một lần. Chẳng thế mà bát canh trên bàn tôi cứ lạo xạo toàn... đất, cát.

Sang hàng bún chả nổi tiếng ở phố Mai Hắc Đế, khách ra vào tấp nập. Chủ quán và người phục vụ làm không kịp trở tay. Người trong bếp cũng phải nhanh tay không kém. Vừa rửa cốc, đũa, bát xong, họ tiện thể lau tay vào vạt áo, quần rồi cũng tiện thể... bốc bún vào đĩa cho khách. Vì "thời gian là vàng" nên mọi thao tác vệ sinh thực phẩm đều bị làm tắt. Hàng rổ rau sống chỉ được rửa qua loa bằng 2 chậu nước đã đục ngầu vì đất. Tình trạng này cũng diễn ra ở các quán phở bò trên phố Nhà Chung. Thậm chí đến bậc thềm, sàn nhà đều phủ một lớp mỡ đen sì, cáu bẩn mà nếu đi không cẩn thận sẽ rất dễ bị trượt ngã. "Lau làm gì, chỉ mai lại bẩn ngay thôi!"- chủ quán tươi cười giải thích khi được hỏi.

Còn những quán cơm rang, bún, phở, bánh cuốn ngay trên vỉa hè các phố Kim Liên, Văn Miếu... khách hàng cứ vô tư "thưởng thức" món ăn lẫn với bụi và khói dày đặc bởi mật độ xe qua lại quá đông.

Tại sao mất vệ sinh như vậy mà các hàng cơm, phở "bụi" vẫn rất đông khách? Đơn giản là giá rẻ, thậm chí có những quán giá cực rẻ, chỉ với 1.000 đồng cũng có một bữa ăn no bụng, chủ yếu phục vụ cho người lao động có thu nhập thấp, sinh viên ít tiền. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng giá rẻ không phải bởi chủ quán ăn lãi thấp mà còn bắt nguồn từ những nguyên nhân "rợn tóc gáy". Giá rẻ khi "đầu vào" thực phẩm rẻ một cách đáng ngờ.

Sau nhiều ngày tìm hiểu, tận mắt thấy tai nghe những cuộc thương lượng của chủ quán ăn khi đi mua hàng, tôi thật sự hãi hùng. Đúng hơn, họ chọn mua loại thực phẩm "rác", tức không chỉ là thực phẩm ế để lại từ hôm trước mà thậm chí còn là thực phẩm ôi thiu với giá cực rẻ. Ở chợ Khương Thượng, tôi chứng kiến một chủ quán mua 3 kg thịt lợn ba chỉ ôi thiu để ở cái xô phía sau một quầy thịt với giá 4.000 đ/kg. Thế vẫn chưa khiếp bằng chuyện của T., sinh viên đại học Luật Hà Nội. T. đã từng ăn ở mấy quán cơm bụi ở gần Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Thể thao (huyện Chương Mỹ, Hà Tây). Nhai miếng thịt băm mà cứ thấy lạo xạo xương lợn, ghê ghê. Ăn xong, nghỉ ngơi ở quán nước gần đây, hỏi ra mới được biết, chủ quán cơm "bụi" thường đi mua lợn con đã chết với giá chỉ... 2.000 đ/con về nhà chế biến ra món... "thịt băm cả con". "Lúc đó chỉ muốn nôn ra mà không được, từ sau cứ đi qua quán đấy em lại thấy rùng cả mình", T. nói.

Tình trạng phổ biến là nhiều quán khi không bán hết hàng, thậm chí thức ăn còn thừa của khách cũng "kiên quyết giữ lại" để ngày mai tiếp tục chế biến phục vụ "thượng đế" của mình. Và cho dù có ôi thiu đến đâu, "thượng đế" cũng không thể biết được bởi đã bị át bởi mùi của gia vị, của bột ngọt...

Chắc chắn số quán đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không thể trông chờ nhiều vào ư thức của chủ quán cũng như những đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng bởi... hết đợt kiểm tra thì đâu lại vào đấy. Cách tốt nhất là khách hàng phải "khắt khe" hơn nữa với sức khỏe của chính bản thân mình trước khi bước chân vào quán cơm bụi. Từ đó tạo được sức ép để các quán cạnh tranh nhau về chất lượng, vệ sinh thực phẩm chứ không chỉ là mức giá "bèo bọt" đáng ngờ của một số quán cơm "bụi" hiện nay.

Cơm, bún, phở, nhậu bình dân ở Đà Nẵng: Có đi mới... sợ!

Theo chân đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của TP Đà Nẵng, PV Thanh Niên chứng kiến đoàn thực hiện các phương pháp khoa học để thử hàn the trong chả, urê trong cá, độ bẩn sạch của bát đĩa bằng hóa chất... Tuy nhiên, việc vệ sinh trong chế biến, buôn bán thực phẩm, đứng ở góc độ người tiêu dùng, không cần có những phương pháp thử nhanh, chỉ nhìn thôi cũng thấy... sợ !

Từ quán... bụi

Đà Nẵng: Tại chợ Cồn, hàng cá, thịt sống nhếch nhác, bẩn thỉu. Ảnh: Diệu Hiền Chen chúc cùng đội quân công nhân làm đường đông đúc, chúng tôi vào một quán cơm bình dân trên đường Hoàng Diệu. Quán rất đắt khách, nào là sinh viên, công nhân, xe thồ, xe ôm, hàng rong... đều tụ tập về đây ăn uống bởi giá cả khá... bèo. Hàng đống chén bát dọn ra, bằng mắt thường cũng có thể thấy dầu mỡ, thức ăn sót còn dính lại trên mép chén, rìa chén... Những đôi đũa mốc thếch vẫn được cắm trong ống đũa. Đĩa rau rửa vội thậm chí có cả rác và sâu chết. Dưới chân, thức ăn, giấy lau, nước... do khách hàng vứt xuống, ruồi nhặng cứ thế "tự tung tự tác"... Có điều lạ, khách hàng vẫn cứ thản nhiên... ăn.

Quán cơm bụi trên đường Yên Bái khá cao ráo, phục vụ khách cả ngày; khi chúng tôi vào, một vị khách phàn nàn về món thịt sườn kho hơi... bốc mùi, người bán nhăn nhó không đồng ư khi bị yêu cầu đổi lại. Chúng tôi gọi ngay món sườn kho, thử, thấy có mùi ôi thiu, có lẽ là thức ăn còn lại từ nhiều ngày trước.

Tại quán bún chả cá đường Nguyễn Chí Thanh, dưới chân bàn, hàng trăm thứ rác khách bỏ xuống quán không dọn, bốc mùi khăm khẳm đến rợn cả người, nhưng người ăn thì đông không kể hết. Nhìn sâu vào bên trong quán, thấy người phục vụ đang ngồi bên nhiều rổ cá để làm chả. Hàng loạt loại cá to nhỏ mà có lẽ ít ai mua về để kho ăn, được cạo thịt, nhồi nhét, chiên dầu mỡ và trở thành những mảng chả cá. Rau thì được đem về, cắt nhỏ, rửa sơ sài vài nước rồi đem ra phục vụ khách. Rau khách ăn không hết, lại đổ tiếp vào rổ, bưng ra cho khách khác... Giá khá rẻ, 3.500-4.000đ/tô, không biết có phải vì vậy mà người ăn rất đông và không ai bận tâm về chất lượng VSATTP.

Ra chợ và đến quán nhậu đường phố...

Hàng ăn ở chợ thì hiếm khi được che đậy, mặc dù ruồi nhặng nhiều vô kể. Tại chợ Hàn, thịt quay cũng được bày ra bên ngoài chợ, ngay đường đi, mặc bụi bặm và rác rưởi lúc nào cũng "thường trực". Chợ Mới có khá nhiều hàng ăn bán cạnh những hàng cá, hàng thịt sống, ruồi đậu ở thực phẩm sống, chốc chốc lại sà vào thức ăn. Tại chợ Cồn, hàng thịt, cá nhếch nhác, nước rửa cá, nước thải... cứ chảy dưới chân người đi chợ, mặc dù trong chợ, áp-phích về tháng VSATTP cũng như những nguyên tắc chế biến dán khắp nơi.

Ở Đà Nẵng, quán nhậu đường phố nhiều vô kể. Nội trên tuyến đường Bạch Đằng Đông, chỉ cần đảo một vòng cũng đếm được gần trăm quán. Những món nhậu bình dân như cá đuối nướng, cá hồng nướng, ốc hút, nghêu... là những món thường trực. Những quán nhậu dã chiến này mất vệ sinh cả về thực phẩm lẫn dụng cụ chế biến. Khu vực này không hề có nhà vệ sinh, vậy là khách đến nhậu mỗi khi "mắc", lại qua bên kia đường "dốc bầu tâm sự", đến nỗi đi ngang qua cũng nghe mùi nồng nặc. Cũng tại những hàng nhậu đường phố này, ngay trong tháng VSATTP, đã xảy ra vụ ngộ độc ốc hút cho 4 người...

Quán ăn đường phố, hàng chợ, cơm bụi... là những nơi mà chất lượng VSATTP bị coi nhẹ nhất. Cũng theo những cán bộ đoàn kiểm tra VSATTP thành phố, đây là "lực lượng" khó kiểm soát và quản lư nhất, bởi vốn ít, họ sẵn sàng bỏ bán thay cho... nộp phạt. Đến khi "sóng yên biển lặng", qua "tháng VSATTP" lại tiếp tục. Rõ ràng, cần phải có một giải pháp tích cực, hiệu quả hơn bên cạnh xử phạt.

Trần Mạnh Dương - Diệu Hiền bao THANH NIEN

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 23, 2004.


Moderation questions? read the FAQ