Tu minh quyet dinh so phan cua minh.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chủ nhật, 11/7/2004, 09:45 GMT+7 Nông dân 'chơi' xe hơi

Con xe Mazda này là niềm kiêu hănh của gia đ́nh chị Đào Thị Tâm, làng Tề Lỗ. Tại làng Tề Lỗ (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), hàng chục nông dân nhẹ nhàng ôm cả bao tải tiền về thủ đô tậu những con xe "chấm" đời mới. Ngôi làng chật hẹp mà đón hơn một trăm con xe hơi đủ ḍng, đủ mác giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng...

Chiếm Camry 2.4G đen bóng trị giá gần 600 triệu đồng lướt dọc con đường đá dăm tung bụi đỏ, đâm tụt vào sát bên đường làng. Từ trong xe một nông dân áo bỏ ngoài quần, chân tay rám nắng bước ra. Đó là Đào Đ́nh Thắng, 32 tuổi. Vợ Thắng kể: "Nhà em đâu được học hành tử tế. Bỏ dở lớp 10 đi chăn vịt, rồi ngang dọc buôn lông gà lông vịt, sắt thép phế liệu (đồng nát)... nhưng rồi nhờ "ăn lộc" của làng chúng em chuyển sang "mổ" xe mới cóp được tiền mua xe như bây giờ".

"Mổ" "hoặc "thịt" xe tức là buôn ôtô cũ, máy xúc, máy ủi hư, tàu thuyền đắm... ở khắp nơi đưa về làng tháo tung ra rồi sang lọc, tỉa tót, mông má lại những bộ phận c̣n "khả thi" để bán. Làng Tề Lỗ có trên 200 hộ biết ngón ấy và từ những cỗ máy phế thải này họ đă trở thành tỷ phú.

"Trước khi tậu con xe, tôi "vứt bỏ" hơn năm năm lang thang nhảy tàu bắt xe đi khắp miền Bắc săn lùng hàng (xe hư) rất khổ cực. "Mổ" xe luôn phải mở cuộc chạy đua gấp rút, khốc liệt với hàng trăm người khác mới kiếm được hàng, nhưng không có phương tiện nhiều khi đành chịu... chết đứng", Thắng giăi bày. Lúc đó Thắng chỉ dám xài... xe thuê của những đại gia khác trong làng. Đất làm ăn của dân "mổ" xe không ngừng bành trướng, và để "xăm" được nhiều nguồn hàng Thắng phải "phi" vào tận Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, TP HCM... Mỗi lần đi lại tốn 5-7 triệu, "đau như cắt ruột, mà xe thuê toàn loại rẻ tiền, rẻ mă, không an toàn".

Tháng 10/2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội. Thắng khoe: "Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng, nhưng tôi phải chơi hẳn ḍng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung b́nh mỗi ngày 500-600 cây số mà vẫn khoẻ".

7-8 năm trước, máy di động là biểu tượng những nông dân Tề Lỗ kiểu mới, tạo nên hiệu quả giao dịch tức thời. Nhưng hiện nay người ngồi xe hơi máy lạnh, tắm nhạc "hifi" bao giờ giao dịch cũng "vào cầu" hơn người đội nắng mưa. Và Thắng không phải là người đầu tiên ở Tề Lỗ biết xài xe hởi bởi trước anh đă có cả tá xe hơi được đưa về làng, nhưng anh là người tiên phong dám chơi xe "sành điệu". Để chơi trội hơn người khác, vợ chồng anh c̣n thuê hẳn một lái xe riêng, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng bao cả ăn trưa. Ḍng xe, đời xe đă liệt vợ chồng Thắng vào danh sách những chủ nhân đẳng cấp trong làng, đó là biểu tượng của sự ăn nên làm ra, dám làm, dám chơi.

Sau con xe Camry 2.4G của Thắng, từ cuối tháng 2, khi thị trường xe hơi bắt đầu chựng giá th́ hàng chục con xe khác cùng liên tiếp được rước về làng Tề Lỗ. Tất cả những chủ xe hơi hảo hạng đều "bào chữa" họ mua xe v́ cấp thiết chuyện làm ăn giao dịch, có xe ngon mới bắt được nhiều mối hàng, lời nói mới có trọng lượng, nhưng thực chất một cuộc đua chơi xe ngầm nổ ra giữa các nông dân tỷ phủ nơi đây.

Anh Đào Đ́nh Tú, Đào Mạnh Lân, Nguyễn Ngọc Mạnh, Đào Văn Toàn... đều là chủ nhân những con xe đang được xếp hạng quư tộc trên thị trường. Anh Lân cho biết hầu như tuần nào danh sách xe hơi sành điệu của Tề Lỗ cũng được điền thêm một con mới. Bây giờ khắp làng đâu cũng râm ran chuyện xe hơi. Người ta ganh nhau từng cái "chấm". Những "phe", "hội" chủ nhân cũng bắt đầu được thành lập theo đời xe, ḍng xe. Chủ nào cũng thích ḿnh vô địch cho nên đă mua sau phải chơi vượt người trước cả mác xe và mức tiền.

Anh Đào Đ́nh Tú rất "kiêu" với con Camry 3.0V6 (57.000 USD) mới mua hồi tháng 4. Anh bảo: "Con này hơn hẳn con 2.4 về khoản vành đúc hợp kim". Tú mê xe hơn mọi cám dỗ trên đời bởi đó là món hiện vật đă được phù phép từ giấc mơ dài của anh, và khi quyết định tậu xe anh nghĩ "phải vượt qua mấy thằng em". Lúc nào xe của Tú cũng sạch trơn, ngoài anh ra không ai được sờ vô lăng. Thế mà con xe của anh cùng một con Camry 3.0V của anh Nguyễn Đ́nh Tuấn, một chủ nhân ở đầu cầu Giă Bàng, chỉ đứng top được một tháng đă bị con Mercedes E200K Classic (83.900 USD) của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đẩy xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng.

Chỉ bốn tháng nay Tề Lỗ đă tậu thêm gần 20 xe hơi ngoại hạng. Ông Đào Đ́nh Chiêm, Phó chủ tịch UBND xă khẳng định như đinh đóng cột: "Tề Lỗ bây giờ có trên 120 xe hơi các loại, từ tầm 150-200 triệu đồng đến trên 1 tỷ, trong đó riêng ḍng xe "sành điệu" (500 triệu đồng trở lên) khoảng 40 con".

Buổi trưa, dạo ngang qua làng Tề Lỗ nh́n cả dăy xe hơi đậu lù lù trong các garage cữ ngỡ đây là trung tâm trưng bày, giới thiệu xe hơi các loại. Chỉ một đoạn đường làng 200 m của khu 2 thuộc thôn Giă Bàng đă có tới 15 hộ có xe hơi toàn ḍng Coroll Altis 1.8, Camry 2.4, Mazda 6... Những cái tên chủ xe gắn với đời xe, mác xe cứ vang lên đầy kiêu hănh Chính Thuỷ Mazda 6, Lan - Khích Camry 2.4G... Anh Tú bảo: "Tề Lỗ có 5 thôn, bây giờ thôn nào cũng có xe hơi. Thôn Trung Hậu trông bề ngoài toàn nhà cấp 4 chứ không được "mă" phố phường như dọc trục làng nhưng cả chục Camry 2.4 đến 3.0 cất lù lù trong sân".

(Theo Tuổi Trẻ)

-- Viet Cuong ( Viet nam cuong thinh ) (wilson_beng@yahoo.com), July 11, 2004

Answers

hey chu' VC....tui thay^' cai' topic cua chu' cung phu` hop. voi noi dung cua bai` nay`....cho tui ke' 1 cai'

=========================================================== Gia cầm ở TP HCM: Cấm vẫn cấm, bán cứ bán

Sáng nay, một đoạn chợ Trần Chánh Chiếu, quận 8, dài khoảng 15 m song có gần 20 sạp bán gia cầm, bất chấp quy định cấm của thành phố. Cách đó 30 km, gần chợ đầu mối G̣ Đen, công tác kiểm dịch tại chốt An Lạc vẫn mang tính h́nh thức.

Theo chỉ thị số 1957 của UBND TP HCM áp dụng từ ngày 12/4, hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán gia cầm sống và đă qua giết mổ ở tất cả chợ nội thành đă bị cấm. Trong thành phố, người dân chỉ mua được gia cầm đă qua giết mổ tại các cơ sở đă được kiểm dịch hoặc các siêu thị. Đối với gia cầm sống, người dân chỉ có thể mua được ở các chợ ngoại thành.

Tuy nhiên, theo quan sát của VnExpress, tại chợ nội thành Trần Chánh Chiếu, hoạt động mua bán gia cầm sống vẫn diễn ra công khai. Chủ một sạp hàng tên Tuyết nói: "Vẫn biết là bị cấm, nhưng chúng tôi đành vi phạm. Tôi bán gà ở chợ này 4-5 năm, chẳng biết làm nghề ǵ khác. Nghe báo đài nói dịch sắp tái diễn, nhưng có người mua chúng tôi vẫn bán. Không bán th́ lấy ǵ mà ăn". Một chủ hàng khác nói: "Nhiều lúc bị đuổi cũng cực khổ lắm, nhưng riết cũng thành quen. Gà ở chợ chưa có trường hợp nào chết do cúm, nhưng gần đây người mua giảm nhiều, mỗi ngày chỉ bán được 3-5 con, trong khi tháng trước bán vài ba chục con".

Phần lớn người kinh doanh gia cầm ở Trần Chánh Chiếu sáng sáng đi chợ đầu mối G̣ Đen, B́nh Chánh, mua 5-10 con gà mang về bán, lăi 5.000-10.000 đồng/con. Nguồn hàng chủ yếu lấy từ các tỉnh lân cận. Gà được buộc thành từng đôi để khi bị đuổi dễ tẩu tán.

Bức xúc trước t́nh h́nh này, ông Cao Xuân Dị, Trưởng Ban quản lư chợ Trần Chánh Chiếu, nói: "Chúng tôi khó dẹp lắm. Nhiều dân ngoại tỉnh từ Long An, B́nh Chánh đem theo gà sống giấu rất kỹ. Bị đuổi th́ chạy trốn vào nhà dân, ngơ hẻm. Thấy yên lại ra bán b́nh thường". Ông Dị cho hay, lực lượng quản lư liên ngành ở chợ gồm 15 người không thể túc trực 24/24 để theo dơi và chỉnh đốn hoạt động mua bán gia cầm lén lút. Trong trường hợp bị bắt, gia cầm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy, nhưng mọi việc lại đâu vào đấy chỉ sau thời gian ngắn. Mặt khác, do số lượng gia cầm bán lén không nhiều, song rải rác trên toàn địa bàn chợ (trải dài 7 tuyến đường, tương đương một nửa địa phận phường 14, quận 5) nên rất khó kiểm soát.

Theo ông Dị, t́nh trạng kẻ mua người bán vẫn tái diễn cũng v́ sự thiếu chỉ đạo sát sao của thành phố. "Ngay khi dịch cúm gà xuất hiện ở TP HCM hồi tháng 1, thành phố đă cấm các chợ nội thành buôn bán gia cầm, dẫn đến hơn 60 hộ kinh doanh của chúng tôi phải đóng cửa. Sau khi dập dịch, do nhu cầu người dân tăng cao, chúng tôi đă đề nghị xây dựng chợ tạm mua bán gia cầm, nhưng không được. Người dân ngoại tỉnh không có chỗ tiêu thụ mới vào tận đây kinh doanh trái phép".

Chốt kiểm dịch An Lạc, huyện B́nh Chánh, rất gần với khu vực chợ G̣ Đen, nơi đổ mối gia cầm trong chợ Trần Chánh Chiếu. Hằng sáng, nhiều xe gia cầm vẫn từ chốt này chạy vào trung tâm thành phố. Xe hai bánh chở được gần 20 con, xe 4 bánh chở dao động từ 300 đến 1.000 con. Một kiểm dịch viên cho biết, quy tŕnh kiểm dịch ở đây gồm: xác định nguồn gốc xuất xứ gia cầm, kiểm tra giấy phép của cơ sở được phép nhập, kiểm tra số lượng đầu gà vịt có tương ứng với khai báo, khám lâm sàng gia cầm xem có dấu hiệu bệnh hay không...

Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnExpress, có kiểm dịch viên chỉ đếm số lượng đầu gà, vịt rồi thu phí (1.000 đồng/con), không tiến hành đầy đủ các bước của quy tŕnh kiểm dịch. Nhiều người dân cho rằng, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm quay trở lại, đặc biệt người dân ở đồng bằng sông Cửu Long - nơi tái phát dịch - thường t́m cách đưa gà về thành phố, th́ việc kiểm tra qua loa của trạm rất có thể để lọt gà bệnh.

Lê Thanh



-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 11, 2004.


(Hà Nội - VNN) Theo Bộ Lao động Thương binh và Xă hội CSVN khoe rằng, 6 tháng đầu năm, cả nước giảm được 164.000 hộ nghèo, 736 xă phường, 48 quận huyện và 4 tỉnh đă thoát nghèo. Tuy Bộ vẫn đánh giá tỷ lệ đói nghèo của cả nước có giảm, nhưng ở nhiều tỉnh, thành phố, t́nh trạng đói nghèo, hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở c̣n rất gay gắt.

Nhiều huyện có trên 40% hộ nghèo, nhiều xă có trên 50% hộ nghèo như: Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Kon Tum, Sóc Trăng... Đặc biệt, do những bất lợi của giá cả, dịch bệnh và thiên tai trong thời gian qua đă ảnh hưởng lớn đến các hộ nghèo khiến mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 8,3% vào cuối năm 2004 của CSVN là con số viễn mơ, không thể đạt được.

Theo tiêu chuẩn nghèo của CSVN hiện nay, với 3 mức 80.000 đồng, 100.000 đồng và 150.000 đồng, một người, mỗi tháng, th́ "tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chưa tới 11%"(?). Tuy nhiên, một số tổ chức thế giới cho rằng, tiêu chuẩn nghèo này c̣n thấp và đề nghị nâng lên bằng với tiêu chuẩn nghèo quốc tế (khoảng 190.000 đồng, một người, mỗi tháng). Tại cuộc họp chiều qua, một quan chức Bộ Lao động Thương binh và Xă hội CSVN cho hay, nếu áp dụng theo tiêu chuẩn nghèo của quốc tế th́ tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam sẽ "vọt" lên 26%. Để dung ḥa giữa hai mức nghèo này, Bộ sẽ đưa ra một tiêu chuẩn mới để không quá thấp như hiện nay và cũng không quá cách xa so với thế giới. Tuy nhiên, mức cụ thể là bao nhiêu th́ chưa được CSVN tiết lộ.

-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 11, 2004.


U r welcome! Sir. Dien dan dan chu ma!

Khong ngo ong anh MC lai chiu kho nghien kiu sach bao cua CS the :)

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), July 11, 2004.


hey chu' VC....may cai tin tren duoc dang lai trong nhung sites chong Cong......chu thiet ra tui cung khong quon~ de vao cac sites cua nha` nuoc chu'......

a` ma` VN sao bay gio` co' nhieu tu` nghe la tai qua' dzay chu' VC.....vi' du. nhu " vo lang gat gu` "....." cha` ba' "....neu tui hoi~ ngai kien truc su...ngai` lai. bao do' la` cach' " choi chu~" thi` tui cung chi. thua ngai` luon

-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 11, 2004.


Co gi la dau ba con xin tien VK roi sam xe ..de kinh danh ..

Co nao khac hon la mong doi VK ve san don kiem dollars la diem chinh ..

ke tiep la toi la nguoi trong Vung ,,thu 3 la show ba con minh co tien vay thoi co gi la...theo toi biet thi 1 so toan la tien VK goi ve nha dau tu mua xe kiem loi thoi ...

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 11, 2004.



Chac la ho vay tien cua VK mua xe that anh Bi Dai a. Doc bai duoi day xem ba con trong nuoc vay tien cua VK the nao nhe :(

Thứ ba, 29/6/2004, 09:30 GMT+7 Việt kiều ở Biển Hồ sống vất vả trong nỗi nhớ quê

Ông Sỏi với những tấm thẻ cử tri bên cô con gái út. Rít hơi dài điếu thuốc Angkor, phả làn khói che mờ mái tóc muối tiêu và rẻ quạt ở đuôi mắt, ông Lê Văn Sỏi bày lên chiếu những tấm thẻ cử tri, được ép plastic và cất kỹ trong rương. Trên những tấm giấy c̣n rơ dấu son cùng hàng chữ: tỉnh Minh Hải 1979; Cà Mau 1976.

Đưa bàn tay nâu bóng, gân guốc đỡ lấy chén trà, ông Sỏi 54 tuổi đă ở Campuchia 21 năm, chưa về quê được lần nào dù cha mẹ vẫn c̣n ở đó. Vợ chồng ông chưa từng gửi hay nhận tin nhà, “bởi lấy đâu ra ḥm thư ở chốn này”, ông nói. Chiếc tivi đen trắng loại second hand đặt trang trọng giữa nhà mới được tậu cách đây hai năm, c̣n báo giấy là thứ mà vợ ông “không biết”.

Căn nhà trên thuyền của ông Sỏi là một trong gần 50 nóc nhà thuộc xóm nổi Hẻm Cùng, ấp Prek Toal, xă Koh Chiveng, huyện Ek Phnom của tỉnh Battambang, Campuchia. Từ đây đến thành phố Siem Riep mất khoảng hai giờ rưỡi ngồi thuyền máy vượt hồ, cộng thêm 40 phút ôtô trên con đường lổn nhổn đất đá. Xóm nổi này gồm toàn người Việt, phiêu dạt tới đây đă hàng chục năm, sống chủ yếu nhờ đánh bắt cá.

Năm 1981, ông Sỏi, quê gốc ở An Giang, dắt díu vợ con tới Prek Toal, sau một tháng lênh đênh ngược ḍng Mekong. Ông bỏ xứ với hy vọng làm giàu, bởi thời đó người ta nói cá ở Biển Hồ nhiều lắm, đánh bắt dễ như không. “Họ bảo mần cá đổi vàng. Tui đi liền. Nhưng sang đây không đậu cá cũng chẳng được vàng. Kẹt luôn”, lăo ngư trầm ngâm. Hai mươi mốt năm trụ lại bên bờ hồ, hằng ngày ông Sỏi cùng vợ, bà Tống Thị Thiều, đi giăng lưới buộc câu, nuôi 6 đứa con.

Vài ba năm lại đây, do sản lượng đánh bắt cá quá kém, phân nửa số hộ trong ấp đă chuyển sang nuôi cá lồng. Gia đ́nh ông Sỏi nuôi 1.000 con cá, mỗi năm bán một lần cho thương lái. “Từ hồi nuôi cá, sống cũng đỡ hơn”, bà Thiều khoe, “chứ xưa chỉ câu lưới th́ không có dư”. Tuy thế, chồng bà cho biết nuôi cá cũng chả dành dụm được bao, bởi cũng như hầu hết cả xóm, ông Sỏi không có vốn. Đầu mùa nuôi cá, chủ cho vay người bản địa tới cấp vốn. Đến cuối vụ, nhà ông phải cân cá cho họ, đồng thời trả lăi tới 50%. “Cứ 1 triệu riel tiền vay, tui trả họ thêm 500 ngh́n tiền lăi”, ông Sỏi nói. Theo ông, ở xóm này, hầu như làm ǵ cũng phải vay. Căn nhà hơn 20 m2 cho 8 người ở của gia đ́nh ông mới cất hai năm trước, tiền vay vừa trả hết.

“Đa số Việt kiều ở đây nghèo lắm, chỉ có vay thôi chứ không có vốn”, ông Sỏi ngậm ngùi. Mỗi năm nuôi cá, gia đ́nh 8 nhân khẩu của ông thu được 1 triệu riel (tương đương 4 triệu đồng), sau khi đă trả hết lăi và nộp thuế. Bà Sỏi mỗi ngày nấu hai bữa cơm, thức ăn chủ yếu là cá khô, cá tươi và cá mắm.

Bà Sỏi đang cho lợn ăn. “Chỉ cơm cá thôi, thi thoảng lắm mới mua rau. C̣n thịt th́ cả tuần, chục bữa mới có một”, bà Sỏi gượng cười nói về thực đơn gia đ́nh. Bà nuôi được hai con lợn trên cái chuồng nổi đặt ngay sau bếp, mỗi con chừng 30 kg, nhưng nói đến chuyện có ngày mổ lợn ăn th́ quả là xa xỉ. Những người cùng xóm hầu hết cùng cảnh với nhà ông Sỏi. Anh Trần Hoàng Minh 42 tuổi, quê Tân Hiệp, Kiên Giang, vốn là quân nhân trung đoàn 4, sư 330 bộ binh, chiến đấu chống Khmer Đỏ ở Campuchia đầu năm 1979. Ra quân năm 1982, Minh gặp người mà anh lấy làm vợ, rồi ở lại từ đó đến giờ, mới về thăm lại quê hương được một lần.

“Hồi đó tôi ở lại v́ thích Biển Hồ, thích cá, nhiều cá lắm”, anh Minh cười phô hàm răng c̣n dính mấy mảnh rau xanh sót từ bữa trưa, nhớ lại thời trai trẻ. Nhà anh cũng đi vay tiền 100% để nuôi 1.000 cá lồng. Hằng ngày anh Minh giăng câu kiếm cá con về làm mồi cho cá lồng, chứ “đánh cá điện th́ ḿnh không dám”, anh nói. Nuôi cá sấu th́ mau khá hơn, nhưng vốn cần nhiều, mà chủ nợ chưa dám giao cho các hộ nghèo như nhà anh.

Trưởng ấp Nguyễn Văn Mỹ cho biết, khác với những năm mới giải phóng, ban đêm, người dân vừa ngủ vừa phấp phỏng sợ tàn quân Pol Pot tập kích, hiện dân cư của ấp sống rất yên tâm và thoái mái về tư tưởng. Giới chức địa phương tạo điều kiện cho người Việt, Khmer và Chăm chung sống hoà thuận. “Về mặt chính quyền th́ không có khó khăn ǵ”, ông Mỹ nói.

Tuy nhiên, điều lo lắng với họ là tương lai của đám trẻ. Mỗi gia đ́nh trong số gần 50 hộ ở Prek Toal có khoảng 4 trẻ trong tuổi đi học. Các hộ chỉ có thể nuôi con tạm đủ ăn chứ không đủ học. Cả nhà ông Sỏi chỉ có cậu trai út 13 tuổi tên T́nh đang học lớp 3 trường dành cho người Khmer. Hai em gái 9 và 11 tuổi của T́nh “không đến trường v́ c̣n nhỏ quá, chưa học được chữ”, bà Thiều cho biết.

“Cả xóm này đều thế cả, mỗi nhà may lắm chỉ có một đứa đi học thôi”, ông Mỹ cho biết. “Mỗi đứa đi học ở trường một buổi đóng 100 riel (400 đồng)”, bà Thiều cho biết. Trong khi đó, thu nhập hàng tháng của cả gia đ́nh khoảng 370 ngh́n đồng, gần đủ mua 100 kg gạo cho 8 miệng ăn.

“Học chữ Việt th́ tốn hơn, một giờ học tư tới hai, ba trăm riel”. Cha mẹ cũng muốn dạy con học chữ, nhưng ngặt nỗi hầu hết họ xuất thân làm mướn, nên lực bất ṭng tâm.

Giáo viên dạy tiếng Việt ở Prek Toal đă bỏ đi từ năm trước, cô giáo dạy chữ Việt duy nhất ở xă nổi Chong Chnea thuộc tỉnh Siem Riep cũng đă bỏ việc. “Cô nghỉ một tháng nay rồi, chắc đi Phnom Penh”, một em gái 15 tuổi ở Chong Khneas cho biết.

Mong một tương lai biết chữ cho con cái, nhớ cha mẹ họ hàng, hầu hết dân Hẻm Cùng ước muốn có đủ tiền về quê. Ông Sỏi hơn 20 năm nay cất giữ những tấm thẻ cử tri cũng v́ lẽ ấy. “Người Việt ở đây, tôi nói thật, có tiền là về hết”, anh Minh, có bố là người gốc Thái B́nh, nói. “Nhưng giờ tay không rồi th́ làm sao về?”

Theo ông Sỏi, chi phí cho một cuộc dời nhà như thế ước chừng 4-5 cây vàng. Ba năm trước, đă có hai gia đ́nh rời ấp nổi về Tây Ninh trồng tiêu. “Ổng về có đất có ruộng, con cái học hành rồi”, bà Thiều chia sẻ niềm vui. “Tui tính có chục triệu là về VN, về trồng lúa với ông bà già”, ông Sỏi vừa trầm ngâm nói vừa đưa mắt nh́n khắp căn nhà trị giá gần 4 triệu riel - mồ hôi công sức hai vợ chồng hơn hai chục năm qua.

Trên hiên nhà ông Sỏi, dưới nắng quái chiều gay gắt, gần chục đứa trẻ con tóc khét mùi nắng đang túm tụm ṭ ṃ chỉ trỏ, rồi bẽn lẽn cười khi thấy h́nh ḿnh trong máy ảnh digital. Bà Thiều đă cất những tấm giấy của hơn hai chục năm trước vào cái rương để trong buồng. Sáu người già ngồi yên lặng bên ấm trà đă nhạt, giữa tiếng huyên thuyên của lũ trẻ, tiếng àm ạp của đôi heo đ̣i ăn.

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), July 11, 2004.


Hi ong anh MC.

" Vo lang gat gu" de chi cai loai vo lang co the dieu chinh len xuong tuy theo chieu cao cua nguoi lai xe. Dan VN sang tao nhieu tu ma neu khong song cung 1 xa hoi thi khong khoi thay xa la.

Thay cac anh che Hanoi nhieu qua, chieu qua ranh roi thoi gian, VC thu dong vai 1 nguoi xa la di vomg veo quanh Hanoi xem cam giac the nao. Cai cam giac cua 1 nguoi xa la voi HN, nhu 1 khach vang lai, qua that thay HN xau xi, it ra la ve ben ngoai, loi song cua ba con, an uong thi mat ve sinh vv va vv. Nhung neu da song trong moi truong do, song voi HN lau nam, thi khi ra di lai nho ve HN nhu nho ve nguoi than yeu. Co le anh Bi Dai chua tung gan bo voi cai kho, cai ngheo cua HN nen khong cam nhan duoc dieu do. Phai gan bo voi nhung cai do, thi khi cuoc song tot hon len minh moi value no. Con neu tu Anh Phap My Uc ve tham sau bao nam thi qua that it co dieu gi de ma khen, chi co che.

VC ma xa Hn lau lau se thay nho be ban uong cafe moi sang o quan quen, nho ba ban nuoc che chen ben via he canh cong ty, nho anh xe om luc nao cung vui ve chao moi khach noi nga ba duong gan nha, nho hang cay xa cu xanh biec tren pho Quang Trung, nho nhung cay Sau gia lang le tren duong Tran Hung Dao, nho mui hoa Sua tren pho Nguyen Du moi khi den thang 10, nhung cay hoa Sua cao vut soi bong xuong ho Thuyen Quang. Cai dep cua HN no diu diu va lap lo dau day chu khong dep lo lo nhu Paris, Sydney...

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), July 11, 2004.


Thuong thi con nguoi song dau quen do'..

song dau con mat ho khong nhin thay duoc ..gi doi song moi ngay nhu vay roi ....

Con nguoi khac..la khi ho song voi moi truong khac' ..ho nhin vao moi thay duoc su that.

Neu VC dung 1 vi tri cong binh de kham set loi toi noi dung khong ,thi hoi het ta ca VK coi cai nhin cua ho nhu the nao ..

Cai nhin nay khong phai la che^ bai ,,Cai nhin nhan set ve cai loi song cai nhin ve su khia canh vua noi qua,,VC se thay va se hieu loi moi nguoi hien nay ho noi gi.....doi khi nguoi khac khong hieu ,tu nhien ho cu nghi tai sao cai dam VK nay an noi bo lao qua' tu nhien cam ghet lien hay ,,co loi le phach loi qua' ,,nhung doi khi khong hieu duoc nhau loi noi'''....

Nguoi cong binh le phai ,,thi phai dung .su sang suot de nhin het 2 ben roi moi doan set..thi se hieu duoc nhieu khia canh ,,,

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 11, 2004.


hey chu' VC...tui co' che Ha Noi bao gio dau chu' ??? remove my name on the list mate....

tui khoai' cai' Ho Guom...ngoi nhin` cai ho vao` 1 buoi chieu ta` co' suong mu` cung hay day chu'??? nhung biet bao gio` moi khong con` cai' canh~ dang ngoi^` ma` 1 ba` tut. quan^` dua cai' mong trang heu^' ra ngoi^` te` .....hay 1 ong vach. quan^` ra xxe` xe` ke^' ben ha~ chu' VC???

con cai chuyen mua xe gi` do' o cai' lang` nao` do' thi` noi' dung' ra do' cung la` 1 hinh` thuc troc phu'....khong kinh te^' ...co' tien.... nguoi` nong dan khong invest dong tien vao muc dich' nong nghiep.....lai. di sam may cai xe......vai nam sau xuong gia' lo^~ sat. gach.....

kieu cach song cua nguoi VN bay gio` sao kho' hieu qua' chu' ??? chac' tai. ho. bi. anh huong cua moi truong song bon chen be ngoai`...song gap^' song voi....o VN bay gio` chang ??

-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 12, 2004.


Dung roi chu VC oi,tiep tuc len nhe>>>>Phai cho be lu pd biet the nao la su that>>neu ko thi bon chung tuong bon chung la Hero mat thoi>>>CHXHCn VN muon nam>Phan dong noi lao>

-- (kidfried@yahoo.nguy), July 12, 2004.


"remove my name on the list mate.... " MC.

Yes, Sir.

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), July 12, 2004.


Tháng 10/2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội. Thắng khoe: "Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng, nhưng tôi phải chơi hẳn dòng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung bình mỗi ngày 500-600 cây số mà vẫn khoẻ".

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 18, 2004.

Tháng 10/2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội. Thắng khoe: "Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng, nhưng tôi phải chơi hẳn dòng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung bình mỗi ngày 500-600 cây số mà vẫn khoẻ". ngu*o*`i Ba(´c si? diên la(´m ...thây´nha` ha`ng xo´m co gi minh phai? co´ho*n ...... cai vu mua ba´n su*a~ chu*a~ ,mông ma´,mây chiec xe .xa lan xe ui? ......ba con co biêt tu*` ddâu vê` không tu*` bên NHAT ...tau`` viê?n du*o*ng cho*~ vê`.thuê´ma´ thi` khoi? ddo´ng ( a(n chia voi hai~ quan )...la`m gia`u mây´ hôi`,,nhu*ng du`sao ho. cu~ng chân lâ´m dâu` ,,,ddâu` u cu.c mo*´i la`m ra ddô`ng tiê`n ......sao ba` con không kê khai ra xem cac ddô`ng chi´trung u*o+ng chay xe gi vay ..... nha`´ mây´ tâ`ng ...neu ma kê khai tai` sa?n thi ddaßng công sa?n VN giau` nhâ´t thê´gio*i´

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 18, 2004.

Moderation questions? read the FAQ