HÀ NỘI, NHỮNG TIẾNG RAO

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Cuộc sống chốn đô thành luôn ồn ào và náo nhiệt, trong cái buổi cơ chế thị trường con người lại càng trở nên tất bật hơn bao giờ hết. Tảng sáng, cư dân vùng phụ cận đă ư ới gọi nhau vào nội thành để bán mớ rau con cá. Cho tới tận nửa đêm mà tiếng xe máy ô tô vẫn ầm ́ chẳng nghỉ, quá đêm về sáng lại là giờ của những chiếc xe cồng kềnh chuyên chở đất đá đến các công trường xây dựng. Nhưng trong vô vàn âm thanh hỗn tạp và nhịp sống sôi động ấy, ta vẫn nhận ra những tiếng rao hàng. Nếu như “Ai mua bánh bột lọc không?” đă trở thành tiếng rao quen thuộc giữa đêm trường Huế trước cách mạng, th́ "Trứng vịt lộn đây!" lại tha thiết kéo dài trong đêm khuya yên tĩnh của phố cổ Hội An, "Bánh ú đây!" lan theo gió biển dọc sông Hàn. Tiếng rao Hà Nội cũng mang một màu sắc độc đáo rất riêng của Hà Nội. Đêm khuya thanh vắng, tiếng rao vẫn vang xa tận hang cùng ngơ hẻm, trời rét căm căm, lại thêm mưa phùn gió bấc, cái hơi lạnh làm cho người ta co cụm lại trong chăn ấm chẳng muốn ló đầu ra ngoài, th́ ngoài hè phố vẫn vẳng lên những tiếng "Bánh bao nóng đi...i...", "Bánh ḿ nóng gịn nào...!". Chỉ việc mở cửa ra và gọi: "Bánh", thế là có ngay một bữa lót dạ buổi tối vừa nhàn, vừa tiện. Hay như ở góc phố nào đó, đang có gánh phở, bốc hơi toả hương thơm của thứ nước xương ḅ đă hầm nhừ, trong veo, ngọt lịm, với đầy đủ gia vị của ngũ hương, thảo quả. Và người gánh phở đủng đỉnh quẩy dọc phố rao lớn: “Phở ơ...”. Thật thú vị biết bao khi ăn bát phở ngon, nóng mà chẳng phải ra khỏi cửa lúc trời lạnh. Trước kia Hà Nội c̣n có tiếng gọi "quất ơ" (tức đánh tẩm quất). "Món" này giờ không c̣n thịnh nữa, có chăng chỉ vài khu tụ điểm ở bến xe, ga tàu. Tiếng rao Hà Nội ngày nay cũng giống như sự vận động nhanh nhạy của cơ chế thị trường, gấp gáp và phong phú hơn nhiều. Tiếng rao lông ngan, lông vịt dần mất hẳn, thay vào đó là những tiếng rao của nhiều ngành nghề và mặt hàng mới lạ. Chẳng hạn: "Ai mành mành nào..." (tức mành che cửa), "Quạt cháy, xuưt-vôn-tơ hỏng bán đi...i...", "Máy giặt, máy bơm hỏng bán nào... ào... o!". Rồi những tiếng rao xôi, chè, khúc nóng, bánh ḿ, cháo trai, cháo hến... Dù là các mặt hàng khác nhau nhưng tiếng rao đều chung một điệu kéo dài các âm tiết cuối câu, lời rao phát ra tập trung nhấn mạnh vào mặt hàng cần mua hoặc cần bán. Dư âm lời rao lúc lên thanh, xuống trầm, lúc khoan thai chậm răi phụ thuộc vào bước đi cũng như tốc độ xe đạp hoặc xe đẩy của người rao. Cũng có tiếng rao nghe rất lạ tai, ngôn ngữ lời rao phát ra giản thể, câu ngắn rút gọn rơ ràng và không kéo dài, chẳng hạn: "Đôn, chậu cảnh đê". Có tiếng rao, cộc, cục mịch như chính nghề của người rao, chẳng hạn: "Khoa ơ" (tức ai sửa khoá không). Có tiếng rao ê a, dề dà, kéo dài âm điệu như chính hệ thống những mặt hàng người rao cần mua hay cần bán: "Sách, báo, nhôm, nhựa, chai lọ, dép hỏng bán đi...i..”. “Có ai bánh nếp, bánh chưng, bánh giầy, bánh gị, bánh rán nào... ào...". C̣n có những lời rao khiến cho nhiều người lần đầu đặt chân đến Hà Nội không khỏi băn khoăn tự hỏi, chẳng hạn “Phớ ơ” (tức nước đậu phụ làm đông nhưng không cứng và chưa ép thành đậu) có người không biết là ǵ lại tưởng là "phở" đọc lái thành "phớ". Tiếng rao cất lên giữa chốn đô thành nhộn nhịp sầm uất phần nào phản ánh đời sống của những người dân lao động lam lũ vất vả nơi đây. Thủ đô của chúng ta đang trên đà chuyển ḿnh vào thế giới văn minh hiện đại. Con người Tràng An thanh lịch dường như mải mê hối hả với cuộc sống biến chuyển thường ngày. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ấy, có lẽ một lúc nào đó họ sẽ cảm nhận thấy buồn và đơn điệu nếu như thiếu vắng những lời rao quen thuộc./.




-- Nong bi dai' (vietnamcongsan@yahoo.com), July 07, 2004

Moderation questions? read the FAQ